Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội tại các tỉn...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội tại các tỉnh khu vực tây nam bộ

.PDF
81
65
99

Mô tả:

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Vĩnh Long, năm 2019 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------- NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ------------------------------------------------------------------1 1.1 Lý do lựa chọn đề tài ---------------------------------------------------------------------1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi --------------------------------------------------------1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát------------------------------------------------------------------1 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể--------------------------------------------------------1 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu-----------------------------------------------------------------2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: -----------------------------------------------------2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: ------------------------------------------------------------- 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: --------------------------------------------------------------- 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận: ------------------------------------------2 1.5 Kết cấu luận: Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau --------------------3 1.6 Ý Nghĩa của đề tài. -----------------------------------------------------------------------3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ------------------------------------------------------------------------------4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ -----------------------------------------------------------------------------------5 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội khu vực Tây Nam Bộ -----------------------5 2.2 NHCSXH tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ ------------------------------------------5 2.2.1 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ ------------------------------------------------------------------------------7 2.2.2 Chính sách cho vay (đối tượng cho vay) ----------------------------------------9 2.2.3 Sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội -------------------------9 2.2.3.1 Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách -------------------------------- 9 2.2.3.2 Nhận tiền gửi tiết kiệm ----------------------------------------------------------- 10 2.2.3.3 Dịch vụ thanh toán ngân quỹ --------------------------------------------------- 10 2.2.3.4 Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước --------- 10 2.2.3.5 Phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên ---------------------------------- 10 2.2.3.6 Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (chỉ áp dụng ở Hội sở chính NHCSXH) --------------------------------------------------------------------------------- 10 2.2.4 Quy trình tín dụng ---------------------------------------------------------------- 10 2.2.5 Nguyên nhân yếu kém của chi nhánh NHCSXH tại các tỉnh Khu vực Tây Nam Bộ 10 2.2.5.1 Nợ xấu cao:------------------------------------------------------------------------ 10 2.2.5.2 Về hộ vay -------------------------------------------------------------------------- 12 2.2.5.3 Về tổ tiết kiệm và vay vốn ------------------------------------------------------- 13 2.2.5.4 Hội đoàn thể: ---------------------------------------------------------------------- 14 2.2.5.5 Đối với UBND cấp xã ------------------------------------------------------------ 14 2.2.5.6 Hoạt động của Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện ------------------- 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ---------------------------------------------------------------------------- 17 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NHCSXH - 18 3.1 Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội ------------------------ 18 3.1.1 Khái niệm về tín dụng chính sách. --------------------------------------------- 18 3.1.2 Đặc điểm của tín dụng chính sách --------------------------------------------- 18 3.2 Vai trò của tín dụng chính sách ------------------------------------------------------ 20 3.2.1 Tín dụng chính sách góp phần vào sự phát triển kinh tế: ------------------- 21 3.2.2 Tín dụng chính sách góp phần ổn định chính trị đất nước: ---------------- 21 3.2.3 Tín dụng chính sách làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị – xã hội: ------------------------------------------------ 21 3.2.4 Tín dụng chính sách góp phần tăng cường vai trò quản lý của Chính quyền địa phương 22 3.2.5 Tín dụng chính sách góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng trong cả nước: --------------------------------------------------------- 22 3.3 Hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội ------------------------------ 23 3.3.1 Quan điểm về hiệu quả tín dụng của NHCSXH ------------------------------ 23 3.3.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách ------------------------- 24 3.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính ------------------------------------------------------------ 24 3.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng ---------------------------------------------------------- 25 3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ------------------------------- 27 3.3.3.1 Nhân tố chủ quan ------------------------------------------------------------- 28 3.3.3.2 Nhân tố khách quan ---------------------------------------------------------- 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ---------------------------------------------------------------------------- 33 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÁC TỈNH --------------------------------------------------------------- 34 4.1.1 Các tiêu chí định tính ------------------------------------------------------------ 34 4.1.1.1 Đánh giá dựa trên các tiêu chí hoạt động của Ngân hàng ----------------- 34 4.1.1.2 Đánh giá dựa trên mức độ đáp ứng nhu cầu của người vay vốn ---------- 37 4.1.2 Các chỉ tiêu định lượng ---------------------------------------------------------- 39 4.1.2.1 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ------------------------------------------------ 39 4.1.2.2 Dư nợ tín dụng NHCSXH-------------------------------------------------------- 40 4.1.2.3 Doanh số thu nợ ------------------------------------------------------------------ 41 4.1.2.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ khoanh ------------------------------------------------ 43 4.1.2.5 Tỷ lệ thu lãi ------------------------------------------------------------------------ 46 4.1.2.6 Chỉ tiêu kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của Tổ TK&VV ------------- 48 4.1.2.7 Số hộ thoát nghèo và có việc làm nhờ vốn của NHCSXH ------------------ 51 4.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ------ 51 4.2.1 Những kết quả đạt được --------------------------------------------------------- 51 4.2.2 Những tồn tại, hạn chế ----------------------------------------------------------- 53 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCSXH CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ ---------------------------------------------- 56 5.1 Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội --- 56 5.1.1 Định hướng phát triển của NHCSXH trong thời gian tới ------------------- 56 5.1.2 Về cơ chế tài chính --------------------------------------------------------------- 56 5.1.3 Về công tác quản trị ngân hàng ------------------------------------------------ 57 5.1.4 Về phát triển nguồn nhân lực --------------------------------------------------- 57 5.1.5 Về hiện đại hóa hoạt động ------------------------------------------------------ 57 5.2 Mục tiêu, phương hướng của chi nhánh NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ thời gian tới ---------------------------------------------------------------------------- 58 5.2.1 Mục tiêu chung -------------------------------------------------------------------- 58 5.2.2 Mục tiêu cụ thể -------------------------------------------------------------------- 58 5.2.3 Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ ---------------------------------------------------------------------------- 58 5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại chi nhánh NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ --------------------------------------------------------------------------------- 60 5.3.1 Nhóm giải pháp từ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện -------------------------------------------------------------------------------------- 60 5.3.1.1 Xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả tín dụng cụ thể cho các phòng giao dịch -------------------------------------------------------------------------------------- 60 5.3.1.2 Tổ chức thực hiện tốt nghiêm túc quy trình cấp tín dụng ------------------- 61 5.3.1.3 Nâng mức cho vay bình quân nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các hộ -------------------------------------------------------------------------------------- 64 5.3.1.4 Tăng cường hoạt động hỗ trợ, tư vấn và kiểm tra giám sát đối tượng vay vốn -------------------------------------------------------------------------------------- 65 5.3.1.5 Nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát -------------------------------------------------------------------------------------- 67 5.3.2 Nhóm giải pháp của Tổ TK&VV ----------------------------------------------- 68 5.3.3 Nhóm giải pháp cho Hội đoàn thể nhận ủy thác các cấp ở địa phương -- 70 5.4 Đề xuất kiến nghị ----------------------------------------------------------------- 72 5.4.1 Đối với Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam ----------------------------- 72 5.4.2 Đối với Cấp ủy chính quyền địa phương -------------------------------------- 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ---------------------------------------------------------------------------- 74 KẾT LUẬN -------------------------------------------------------------------------------------------- 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do lựa chọn đề tài Hệ thống NHCSXH đã nỗ lực thực hiện tốt việc cấp tín dụng chính sách (TDCS) cho trên cả nước; Tuy nhiên, hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh, thành phố tại các khu vực trong toàn quốc còn chưa đồng đều, đặc biệt các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ, hiệu quả tín dụng hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung của toàn hệ thống NHCSXH thể hiện qua một số chỉ tiêu như: theo số liệu sơ kết 5 năm nâng cao công tác tín dụng các tỉnh khu vực Tây Nam bộ trong đó nợ quá hạn tăng cao, lãi tồn đọng lớn, kết quả giải ngân thu nợ tại Điểm giao dịch xã còn thấp,.... Từ đó, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của toàn hệ thống NHCSXH; Với mong muốn tìm ra được nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, đề xuất các giải pháp giúp các NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ, nâng cao hiệu quả tín dụng, sớm bắt kịp với hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong hệ thống; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao, truyền tải nguồn vốn cho vay NN& các ĐTCS khác đến đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng của NHCSXH tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ” làm chủ đề Luận văn Thạc sĩ của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng này trong giai đoạn tới. 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. - Rút ra những điểm hạn chế và phân tích nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. - Đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tín dụng tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ như thế nào? - Các NHCSXH tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ có đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng trong thời gian qua hay không? - Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ rasao? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đánh giá hiệu quả TDCS và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích hiệu quả tín dụng của NHCSXH tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ trong 05 năm (2014 - 2018). - Phạm vi không gian: Tại 13 NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. 1.4 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng: - Sử dụng phương pháp tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo để đưa những khái niệm cơ bản về tín dụng và hiệu quả TDCS - Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, thống kê mô tả để nêu bật tình hình thực tiễn về TDCS, hiệu quả TDCS và cách thức nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị và biểu đồ kết hợp với phân tích số liệu nhằm mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ để đánh giá hiệu quả TDCS tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, để đưa ra các giải pháp nhằm 3 nâng cao hiệu quả TDCS tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. 1.5 Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Tổng quan Ngân hàng chính sách các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ Chương 3: Tổng quan lý thuyết về hiệu quả tín dụng tại NHCSXH và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng hiệu quả tín dụng tại NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ 1.6 Ý Nghĩa của đề tài. - Kết quả nghiên cứu luận văn giúp các NHCSXH khu vực Tây Nam Bộ nâng cao hiệu quả tín dụng, truyền tải nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đến đúng đối tượng thụ hưởng và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. - Đề xuất kiến nghị với NHCSXH giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phù hợp với mục tiêu Chiến lược phát triển NHCSXH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 10%/năm) để NHCSXH có đủ nguồn lực đáp ứng cho các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chương trình tín dụng chính sách cho NHCSXH theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã chỉ ra được tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể rõ ràng phù hợp với đề tài, lựa chon được phương pháp nghiên cứu phù hợp, xây dựng kết cấu luận văn chặt chẽ giúp đi sâu phân tích đánh giá đúng phạm vi và đối tượng nghiên cứu để đưa ra để những giải pháp và kiến nghị phù hợp, nâng cao hiệu quả tín dụng NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CÁC TỈNH KHU VỰC TÂY NAM BỘ 2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội khu vực Tây Nam Bộ Khu vực Tây Nam Bộ có 13 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Toàn vùng có diện tích 40.640,7 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước. Đây là vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi sông Cửu Long, có bờ biển dài trên 700 km. Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản; có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2015 – 2018 đạt 8,55%. Năm 2016, do ảnh hưởng nặng nề của hạn xâm nhập mặn, GDP của các tỉnh tăng chậm, đạt 6,9%. Năm 2017, GDP đạt 7,39%, tăng 0,49% so với năm 2016 (6,9%), Năm 2018 vừa qua, kinh tế vùng tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng bình quân đạt 7,8%, cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu của vùng lần đầu tiên đạt mức 17,5 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ USD so với năm trước đó; trong đó, có 6 tỉnh xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre và Đồng Tháp) tăng 2 tỉnh so với năm 2017 và nhiều tỉnh khác đang tiệm cận mức tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt bởi kênh rạch và thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn. 2.2 NHCSXH tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ Khu vực Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh (Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau). Thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy hải sản; có tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, du lịch và là vùng sản xuất lương thực 6 trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có nhiều khó khăn do địa hình bị chia cắt bởi kênh rạch và thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn; địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số khá nhiều như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liệu, An Giang.., tỷ lệ hộ nghèo cao...Trong bối cảnh đó NHCSXH đã bám sát chủ trương, định hướng phát triển của Đảng và Chính phủ để tập trung nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.[6] [13] Các chi nhánh NHCSXH tại Khu vực Tây Nam Bộ đang triển khai thực hiện gần 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình dự án do địa phương, tổ chức, cá nhân ủy thác cho NHCSXH tổ chức thực hiện. Giai đoạn 2014-2018 đã có trên 1.944 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH, tổng doanh số cho vay đạt 38.130 tỷ đồng, với trên 1.544 nghìn khách hàng còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp 318 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho 103 nghìn lao động, trong đó gần 6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp 120 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 586 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh nông thôn, gần 61 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2014-2018 đã giảm xuống còn khoảng 11%vào thời điểm cuối năm 2018. Để đạt được những kết quả trên trong thời gian vừa qua NHCSXH đã quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể như: - Phối hợp đặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các ngành, các cấp tập trung củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng trên địa bàn, thực hiện tốt công tác rà soát, phân loại xã, huyện có nợ quá hạn cao trên 2% yêu cầu các đơn vị này phải lập phương án củng cố nâng cao hiệu quả tín dụng. - Triển khai thực hiện tốt công tác xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan, đảm bảo việc xử lý nợ rủi ro chính xác, kịp thời đúng thời gian theo quy định. - Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tín dụng chính sách, đặc biệt những chính sách tín dụng mới đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân biết 7 để thực hiện và giám sát trên địa bàn; tham mưu triển khai kịp thời, đúng quy định các chương trình tín dụng mới được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành để hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Bám sát và tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ, ban ngành, đồng thời chỉ đạo chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố nói chung, các tỉnh trong vùng Tây Nam Bộ nói riêng trong việc triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW và kế hoạch triển khai chỉ thị ban hành kèm theo quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các dịch vụ sản phẩm ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn và trả nợ, trả lãi tiền vay; thực hiện công khai các thông tin, các chủ trương chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo, người dân tộc thiểu số...tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng chính sách, đồng thời phát huy vai trò giám sát của các cấp, các ngành, đặc biệt là người dân trong việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước trên địa bàn. 2.2.1 Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ [7] [13] Thứ nhất, hiệu quả tín dụng chính sách của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộchịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên của khu vực. Thứ hai, hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh khu vực Tây Nam Bộchịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện kinh tế được cải thiện đáng kể trong các năm qua. Thứ ba, điều kiện chính trị, xã hội của khu vực Tây Nam Bộcòn nhiều khó khăn, dẫn tới hiệu quả tín dụng của NHCSXH các tỉnh này chịu ảnh hưởng lớn. Vùng Tây Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, vựa lúa của cả nước do đó được Chính phủ quan tâm phát triển kinh tế, xã hội. Dân số toàn vùng hiện nay hơn 17 triệu người, chiếm gần 20% của cả nước, là vùng dân số đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Quy mô lao động đứng thứ hai cả nước. Tuy nhiên, trình độ nhân lực chưa cao. Hiện tại, chỉ có khoảng 3% lao động qua trình độ đào tạo dạy nghề, 3% trình 8 độ trung cấp, 3% cao đẳng và 3,5% có trình độ đại học trở lên. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, từ đầu năm 2017 đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tây Nam bộ cơ bản ổn định, thế trận quốc phòng - an ninh được củng cố và tăng cường, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy vậy, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn còn ở mức cao; tình trạng khai thác cát, sỏi trên sông trái phép diễn biến phức tạp, gây sụt lún, sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân…. Khu vực Tây Nam Bộtập trung nhiều địa phương còn rất khó khăn, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Các điều kiện xã hội khu vực Tây Nam Bộchưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả tín dụng của NHCSXH. Thứ tư, đặc điểm văn hóa tạo nên nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời nên hoạt động cho vay của NHCSXH khu vực Tây Nam Bộcó điều kiện thuận lợi khi tài trợ cho các ngành nghề truyền thống. “Tây Nam Bộ” là một vùng văn hoá với tên gọi là Vùng văn hoá Cửu Long hay vùng Văn hoá Đồng bằng sông Cửu Long. Tây Nam Bộ có cảnh quan sông nước với một hệ thống thuỷ đạo, sông, rạch, lạch gắn với điều kiện tự nhiên và tạo nên một vùng văn hoá sông nước. Chính cấu trúc cảnh quan môi trường sinh thái của vùng đã tạo điều kiện cho kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, văn hóa làng nghề độc đáo cũng xuất hiện như làng nghề dừa, làm đay, làm cói… nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản, nghề cá ven sông, nghề làm lưới...cũng phát triển. Tây Nam Bộ là vùng văn hóa được sáp nhập cuối cùng vào văn hóa Việt Nam, xét về thời gian văn hóa, đây là vùng đất trẻ, mới và tiếp nhận nhiều tộc người khác nhau đến làm ăn sinh sống. Do vậy trên vùng đất này có một quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người, từ đó những thành tựu văn hóa ở đây phản ánh thành tựu của quá trình giao lưu và biến đổi văn hóa rõ nét. Đặc trưng văn hóa Tây Nam Bộ đó là sự dụng hợp văn hóa của nhiều tộc người (Việt- Hoa –Chăm - Khmer…). Với các đặc điểm văn hóa kể trên, người dân Tây Nam Bộ có nhiều ngành 9 nghề truyền thống gắn chặt với những điều kiện thuận lợi của vùng miền. Điều này tác động khá tích cực đến hiệu quả tín dụng của NHCSXH. 2.2.2 Chính sách cho vay (đối tượng cho vay) [16] Các đối tượng được vay vốn khi của Ngân hàng Chính sách xã hội là hộ nghèo; hộ cận nghèo; hộ thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác; các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2.2.3 Sản phẩm tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội [16] Hoạt động của các chi nhánh nhằm thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi không vì mục tiêu lợi nhuận; được sự quan tâm của Ban Tổng giám đốc và các Ban chuyên môn nghiệp vụ NHCSXH, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp, sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Đảng và Ủy ban nhân dân, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể và các hỗ trợ cần thiết khác để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tổ chức và hoạt động. Kết quả hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH góp phần tích cực thực hiện mục tiêu và giải pháp ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Bên cạnh việc nâng cao văn hoá, đạo đức chi nhánh còn làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt về phẩm chất đạo đức của CBVCNLĐ với toàn xã hội, để tạo niềm tin của xã hội đối với cán bộ NHCSXH Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai các sản phẩm dịch vụ như sau: 2.2.3.1 Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách [16] Cho vay hộ nghèo; Cho vay hộ cận nghèo; Cho vay hộ mới thoát nghèo; Cho vay học sinh, sinh viên; Cho vay đối tượng chính sách đi lao động nước ngoài; Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; Cho vay thương nhân vùng khó khăn; Cho vay mua nhà trả chậm đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; Cho vay hộ nghèo làm nhà ở; Cho vay hộ nghèo làm nhà ở tránh lũ; Cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện; Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề; Cho vay hỗ trợ trồng rừng, phát triển chăn nuôi; Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Cho vay hộ hộ dân tộc thiểu số vùng đồng 10 bằng sống Cửu Long; Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề; Cho vay xuất khẩu lao động tại huyện nghèo; Các chương trình dự án vốn nước ngoài. 2.2.3.2 Nhận tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (Trả lãi đầu kỳ/ cuối kỳ/Trả lãi định kỳ); Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; Tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ tiết kiệm và vay vốn. 2.2.3.3 Dịch vụ thanh toán ngân quỹ Tiền gửi thanh toán; Tiền gửi có kỳ hạn; Chuyển tiền đi trong nước; Chuyển tiền đến trong nước; Dịch vụ chuyển tiền kiều hối. 2.2.3.4 Nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước 2.2.3.5 Phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên 2.2.3.6 Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (chỉ áp dụng ở Hội sở chính NHCSXH) 2.2.4 Quy trình tín dụng Quy trình vay vốn của NHCSXH được đánh giá khá khoa học và chặt chẽ. Quá trình xét duyệt khoản vay hiện nay được thực hiện công khai, minh bạch, có sự tham gia của nhiều bên nên được đánh giá là khoa học và chặt chẽ. Chỉ đạo thực hiện công tác bình xét lựa chọn hộ vay vốn đảm bảo dân chủ, công khai đúng đối tượng; tham gia đầy đủ cuộc họp giao ban tại điểm giao dịch; đôn đốc tổ viên trả nợ và lãi đúng hạn; vận động các Tổ duy trì sinh hoạt, nộp lãi, nộp tiết kiệm. 2.2.5 Nguyên nhân yếu kém của chi nhánh NHCSXH tại các tỉnh Khu vực Tây Nam Bộ Chi nhánh NHCSXH tại các tỉnh Tây Nam Bộ là vùng có chất lượng tín dụng yếu, kém nhất so với các chi nhánh các vùng khác trong toàn quốc, thể hiện: 2.2.5.1 Nợ xấu cao: Theo số liệu trên Sổ sách đến ngày 31/12/2018, tổng dự cho vay tại các tỉnh Tây Nam Bộ là 32.906 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng gần 33% toàn quốc), trong đó tổng số nợ xấu là 454 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 13.8% toàn quốc) và tỷ lệ nợ xấu 4,2%, gấp 2,1 lần tỷ lệ nợ xấu bình quân Chung toàn quốc. Bình quân 1 tỉnh có số nợ xấu là 54,6 tỷ đồng. Ðiển hình một số tỉnh có có số nợ xấu cao và có chiều hướng gia tăng như: An 11 Giang 166 tỷ đồng (tý lê 10,2%), Cà Mau 73 tỷ đồng (tỷ lệ 6,7%), Bạc Liêu 68 tỷ đồng (tỷ lệ 7,2%,), Hậu Giang 79,8 tỷ đồng (tỷ lệ) Nợ đến hạn, quá han không trả được vì các nguyên nhân chủ quan không chỉ ảnh hưởng đến nguồn vố Nhà nước dành cho người nghèo mà còn tạo nên tâm lý ỉ lại, coi thường luật tín dụng của người vay, lây lan và làm giảm hiệu quả của chương trình tín dụng ưu đãi. Qua phân tích và kiểm tra thực tế vốn vay tại cơ sở cho thấy: ngoài số nợ xấu 4,2% theo sổ sách nêu trên thì thực tế tiềm ẩn nợ xấu có khả năng cao hơn, đặc biệt có huyện có tỷ lệ nợ khó thu hồi từ 15%-20%. Lãi chưa thu được còn tồn đọng lớn: Tổng số lãi còn tồn đọng tại các tỉnh Tây Nam Bộ 356,7 tỷ đồng, chiếm 36,6% lãi tồn đọng toàn quốc. Cứ 1 tỷ đồng dư nợ cho vay tại vùng Tây Nam Bộ tồn đọng lãi 21 triệu đồng, trong khi Cứ 1 tỷ đồng dư nợ cho vay trên toàn quốc tồn đọng lãi 9,4 triêu đồng và cú 1 tỷ dư nợ cho vay tại các vùng khác (trừ vùng Tây Nam Bộ ) tồn đọng lãi 7,1 triêu đồng. Tỉnh có lãi tồn đọng lớn, gồm: An Giang 74,9 tỷ đồng, Cà Mau 46,5 tỷ đồng, Ðồng Tháp 44,5 tỷ đồng, Bạc Liêu 34,9 tỷ đồng, Sóc Trăng 32 tỷ đồng, Kiên Giang 32 tỷ đồng,...(các tỉnh này tồn đọng lãi từ 5-10 lần so với bình quân Chung của 1 tỉnh trên toàn quốc). Trong đó lãi tồn chủ yếu thuộc số dư nợ NHCSXH cho vay, do việc thu lãi đến hạn thu hàng tháng đạt thấp. Nợ không đối chiếu được và không đủ điều kiện đổi sổ vay vốn quá lớn với 84.060 hộ, 324,7 tỷ đồng, chiếm 62, 7% toàn quốc. Hiện nay, số nợ này không có có cơ sở để xử lý nghiệp vụ do hộ vay bỏ đi khỏi địa phương, đi làm ăn xa lâu ngày. Tâp trung nhiều ở An Giang 67,9 tỷ đồng, Cà Mau 59 tỷ đồng, Bạc Liêu 57,1 tỷ đồng, Ðồng Tháp 41,9 tỷ đồng. Mặc dù số nợ bị rủi ro đã được quan tâm, xử lý xoá nợ lớn nhưng nợ xấu vẫn cao. Từ khi thành lập đến nay, tổng số nợ đã xóa cho các hộ vay thuộc vùng Tây Nam Bộ là 16,2 tỷ đồng, chiếm 40,2% toàn quốc và đã khoanh là 326,3 tỷ đồng, chiếm 47% toàn quốc. Nợ người vay đã trả nhưng bị Tổ trưởng Tổ TK&VV, cán bộ Hội làm ủy thác 12 chiếm dụng còn tồn đọng cao hơn các vùng khác. Kết quả giải ngân, thu nợ, thu lãi tại điểm giao dịch xã đạt thấp hơn bình quân Chung của toàn quốc. Năm 2018, bình quân các tỉnh vùng Tây Nam Bộ kết quả giao dịch tai xã có tỷ lệ giải ngân, thu nợ 75,64%, thu lãi 89,75%, trong khi bình quân toàn quốc có tỷ lệ giải ngân 85,36%, thu nq 76,22%, thu lãi 93, 75%, và có nhiều tỉnh đạt tất cả tỷ lệ này trên 94%. Huy đồng tiết kiệm cúa Tổ viên thông qua Tổ TK&VV chưa triển khai mạnh ở các Tổ đã hoàn thành viêc củng cố và được xếp loại khá, loại Tốt, số dư tiết kiệm đạt thấp (bình quân khu vực là 13,9 tỷ đồng/tính trong khi bình quân toàn quốc là 19 tỷ đồng/tỉnh), điển hình các tỉnh có số dư tiền gửi tiết kiệm thấp: Bạc Liêu 0,5 tỷ đồng, An Giang 2,2 tỷ đồng, Ðồng Tháp 5,8 tỷ đồng, Hậu Giang 7,3 tỷ đồng, Cà Mau 7,6 tỷ 2.2.5.2 Về hộ vay So với các vùng miền khác trong cả nước, một bộ phận người dân địa phương có trình độ quản lý và sử dụng vốn vay thấp, chưa nhận thức đầy đủ về việc có vay, có trả, ít tích luỹ, làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hồi nợ của NHCSXH. Theo kết quả khảo sát tại huyện Ðông Håi tỉnh Bạc Liêu, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, có khoảng 15%-20% hộ vay rất khó khăn trong việc trả nợ Ngân hàng do không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Nhiều nơi có nhiều hộ có khả năng trả nợ nhưng nhưng thiếu ý thức trả nợ (chây ỳ), so bì, ti nạnh, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, đang có nguy cơ lây lang sang bộ phận dân cư khác. Một bộ phận người dân không có đất canh tác, đi làm thuê nhưng vẫn được xét duyệt cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh dẫn đến sử dụng vốn sai muc đích, hoặc khả năng sản xuất kinh doanh kém dẫn đến thua lỗ. Những hộ này đang rất khó khăn trong trả nợ Ngân hàng và càng nghèo thêm. Nhiều hộ vay đã quen với việc đến hạn phải trả nợ Ngân hàng di vay nóng với lãi suất cao để trả NHCSXH cả gốc và lãi, sau lại vay NHCSXH để trả nợ vay nóng dẫn đến không có vốn đầu tư sản xuất, chăn nuôn và nợ chồng nợ. Cách làm này đã diễn ra nhiều năm trước đây và hiện nay cá biệt vẫn còn, tạo nếp quen xấu và sự mặc cả của dân "cho vay thì mới trả nợ". 13 Một bộ phân người dân có cuộc sống bắp bênh, thiếu ổn định nên hộ di cư tự do đến các tỉnh, thành phố khác. Hiện nay, toàn vùng còn 84 ngàn hộ với số dư nợ 324,7 tỷ đồng chưa đối chiếu được nợ do hộ vay đi khỏi địa phương và Ngân hàng rất khó khăn trong việc tìm kiếm hộ đôn đốc để trả nợ. 2.2.5.3 Về tổ tiết kiệm và vay vốn Còn quá nhiêu Tổ TK&VV yếu kém và và hoạt động không hiệu quả, sai sót nhiều (Số Tổ trung bình và yếu kém của vùng Tây Nam Bộ là 18,4% trong khi tỷ lệ Tổ trung bình và yếu kém của toàn quốc là 12,1%). Ðiển hình tỉnh có tỷ lệ tổ TK&VV trung bình, yếu kém lớn là: Bạc Liêu 55,7%, Cà Mau 38,3%, Kiên Giang 29,5%, Hậu Giang 22,5%, Sóc Trăng 19,3%. Ban quan lý Tổ và Tổ viên chưa tạo được nề nếp thu lãi hàng tháng đối với từng hộ nên khi số lãi lớn càng khó thu hồi. Trình độ, nhận thức, trách nhiệm các Tổ trưởng yếu kém, không không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH và người vay (vì Tổ trưởng là người tham gia hướng dẫn người vay về chế độ, chính sách, chủ trương của Nhà nước và quy định nghiệp vụ của Ngân hàng). Nhiều Tổ TK&VV chỉ có Tổ trưởng quản lý Tổ và trực tiếp đôn đốc trả nợ, thu lãi,..nên nên chưa tạo được sức mạnh trong lãnh đạo Tổ, hoạt động của tổ khi tổ trưởng gián đoạn hay khi có việc đột xuất và chưa đảm bảo tính dân chủ, minh bạch, công khai. Nhiêu Tổ trưởng hoat đồng kém hiệu quả, thiếu tinh thần trách nhiệm, không Tổ chức sinh hoạt Tổ, không tích cực đôn đốc hộ trả nợ và thu lãi, không có biên pháp cúng rắn làm lây lang sức ỳ. Thậm chí, một số nơi Tổ trưởng lạm quyền trong việc bình xét cho vay, thu nợ, thu lãi, gây mất uy tín và lòng tin của người vay. Địa bàn 1 ấp rất rộngnhiều nơi địa bàn ấp trãi dài theo bờ kênh và dân số đông, trong khi Tổ quản lý theo ấp, sinh hoat Tổ gặp khó khăn, hạn chế đến công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và thực hiện nội dụng khác theo quy chế dân chủ cơ sở. Nhiều nơi, Tổ chưa thực hiện việc bình xét khi cho vay, hoặc có bình xét nhưng chưa phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng vốn và khả năng sản xuất kinh doanh của hộ vay, chưa có sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp uỷ và chính quyền ấp trong việc bình xét cho vay và đôn đốc thu hồi nợ. 14 Một số nơi, chính quyền, Hội và NHCSXH chưa phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo hoạt động của Tổ từ khâu thành lâp, Tổ chức họp bình xét, tuyên truyền vận đồng đếm khiểm tra, giám sát và xử lý nợ, đặt biệt trong việc xử lý nợ chây ỳ, lãi tồn đọng. Đồng thời thiếu cương quyết đối với Tổ trưởng khi để xảy ra tồn tại, sai sót, yếu kém, thiếu gương mẫu. 2.2.5.4 Hội đoàn thể: Thực hiện dịch vụ uỷ thác không đồng đều có nơi tốt, có nhiều nơi quá yếu, thể hiện: yếu kém trong quản lý hoạt động của Tổ TK&VV dẫn đến hàng loạt yếu kém trên, yếu kém trong Tổ chức đối chiếu nợ, kiểm gia giám sát dử dụng vốn vay của người vay và trong việc phát hiện hiện tượng lợi dụng, chiếm dụng. Chưa chú trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong công đoạn uỷ thác của NHCSXH, đặc biệt là công đoạn quản lý, đôn đốc hoạt động của Tổ TK&VV và tuyên truyền, giải thích; giáo dục ý thức trả nợ, trả lãi cho người vay. Cán bộ Hội được phân công chuyên trách dịch vụ uỷ thác còn thiếu sâu sát, thiếu trách nhiệm. Mặt khác, cán bộ Hội thay đổi nhiều, nhất là sau các kỳ đại hội làm cho việc thực hiện các nôi dụng ủy thác và quản lý Tổ TK&VV bị gián đoạn. 2.2.5.5 Đối với UBND cấp xã Nhiều nơi thiếu quan tâm, thiếu sâu sát trong việc chỉ đạo, Tổ chức thực hiện tín dụng chính sách và thiếu kiên quyết trong xử lý thu hồi nợ những trường hợp người vay chây ỳ. Mới thực hiện được khâu phân vốn về ấp, còn quản lý vốn tại ấp cũng như việc giám sát từ khâu bình xét cho vay đến quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa được triển khai thực hiện. Nhiều xã vẫn phê duyệt cho vay những hộ không có phương án sử dụng vốn vay hoặc phương án không phù hợp, không khả thi. Nhiều xã chưa sử dụng tốt vai trò tham mưu Ban giảm nghèo đối với việc xác định đối tượng vat cũng như việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhầm phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn này cho công tác giảm nghèo. 2.2.5.6 Hoạt động của Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện Ban đại diện HÐQT chưa làm Tốt việc lồng ghép các chương trình tín dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng