Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh thanh hóa đến năm 2020 thực t...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh thanh hóa đến năm 2020 thực trạng và giải pháp

.PDF
92
196
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------BÙI BÍCH PHƢƠNG LUẬN VĂN Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội, tháng 7 năm 2017  ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------BÙI BÍCH PHƢƠNG LUẬN VĂN Đề tài: NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUAN HỆ QUỐC TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Thành Nam Hà Nội, tháng 7 năm 2017  CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng tôi đã viết luận văn này một cách độc lập và không sử dụng các nguồn thông tin hay tài liệu tham khảo nào khác ngoài những tài liệu và thông tin đã đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo trích dẫn của luận văn. Những trích đoạn hay nội dung tham khảo từ các nguồn khác nhau đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo theo hình thức những đoạn trích dẫn nguyên văn hoặc lời diễn giải trong luận văn kèm theo thông tin về nguồn tham khảo rõ ràng. Bản luận văn này chƣa từng đƣợc xuất bản và cũng chƣa đƣợc nộp cho một hội đồng nào khác cũng nhƣ chƣa chuyển cho bất kỳ một bên nào khác có quan tâm đến nội dung luận văn này. DECLARATION ON HONOUR I confirm that I have written the present thesis independently and without making use of any sources or references other than those explicitly stated in the bibliography. Passages extracted literally or as regards content from the sources and references listed in the bibliography are identified in the thesis as a citation or a paraphrase. This master thesis has not been previously published and has thus neither been made accessible to other interested parties nor submitted to another examination authority Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2017 Học viên Bùi Bích Phƣơng MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1 DANHMỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... v CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 1 1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại và các hình thức của kinh tế đối ngoại .............................. 1 1.1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại ......................................................................................... 1 1.1.2. Những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại .......................................................... 2 1.1.2.1. Ngoại thƣơng ............................................................................................................ 3 1.1.2.2. Đầu tƣ quốc tế ........................................................................................................... 6 1.1.2.3. Hợp tác khoa học - kỹ thuật ...................................................................................... 7 1.1.2.4. Tín dụng quốc tế ....................................................................................................... 8 1.1.2.5. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ ........................................................................... 8 1.2. Chính sách của Đảng, nhà nƣớc Việt Nam về nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại .... 10 1.2.1. Xu thế phát triển kinh tế đối ngoại của thế giới ......................................................... 10 1.2.1.1. Xu hƣớng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ........................................................... 10 1.2.1.2. Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế ...................................................................... 12 1.2.1.3. Tác động của khoa học - kỹ thuật ........................................................................... 14 1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế đối ngoại ............................................... 19 1.2.3. Đƣờng lối, chính sách của Đảng, nhà nƣớc Việt Nam về nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại .............................................................................................................................. 19 1.2.3.1. Đƣờng lối kinh tế đối ngoại trong vai trò lãnh đạo của Đảng giai đoạn hiện nay .. 21 1.2.3.2. Quan điểm chính sách kinh tế đối ngoại của nƣớc ta trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. ............................................................................................ 23 CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ................................... 30 TỈNH THANH HÓA ........................................................................................................... 30 2.1. Những điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh Thanh Hóa ............................... 30 2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 30 2.1.2. Nguồn lao động .......................................................................................................... 31 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................................. 34 2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011- 2015 ............. 35 2.2.1. Khái quát và đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................................................................. 35 2.2.2. Tổng quan tình hình kinh tế đối ngoại của Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 ........... 39 2.2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc .......................................................................................... 39 2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................................... 50 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 ................................................... 56 3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 ..................... 56 3.1.1. Định hƣớng phát triển xuất khẩu hƣớng đến năm 2020 ............................................ 56 3.1.2. Định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ hƣớng đến năm 2020 ............................................... 61 3.1.3. Định hƣớng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khác ................................................ 64 3.2. Giải pháp phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa ................................................ 65 3.2.1. Giải pháp lâu dài ........................................................................................................ 65 3.2.1.1.Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ...................................................................... 66 3.2.1.2. Giải pháp về cơ chế và chính sách đối với hoạt động kinh tế đối ngoại................. 67 3.2.1.3. Tăng cƣờng hoạt động chuyển giao công nghệ ...................................................... 68 3.2.1.4. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại ................................ 69 3.2.2. Giải pháp trƣớc mắt ................................................................................................... 70 3.2.2.1.Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu .................................................................. 70 3.2.2.2. Giải pháp để tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn đầu tƣ ......................................... 71 3.2.2.3. Giải pháp về hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác .............................................. 75 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 81 DANHMỤC VIẾT TẮT AANZFTA ADB APEC ASEAN CN - TTCN EU FTA FDI IMF GDP KHCN ODA NGO NN PCPNN TH TPP WB WTO Asean - Australia - New Zealand free trade area (Khu vực thƣơng mại tự do Asean - Úc - Niu Di lân) The Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á) Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng) Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp European Union (Liên minh Châu Âu) Free trade area ( Khu vực thƣơng mại tự do) Foreign Direct Investment (Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài) International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) Khoa học và Công nghệ Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) Non-governmental organization (Tổ chức Phi Chính phủ) Nông nghiệp Phi Chính phủ nƣớc ngoài Thanh Hóa Trans-Pacific Partnership Agreement (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng) World bank (Ngân hàng thế giới) World trade organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới) DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Giá trị vốn đăng ký FDI tỉnh Thanh Hóa và cả nƣớc ..............................40 Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn đầu tƣ của khu vực FDI trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội tỉnh Thanh Hóa ..........................................................................................................40 Biểu đồ 3: Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực FDI so với tổng số lao động .....41 Biểu đồ 4: Giá trị sản phẩm của khu vực FDI và tỷ trọng trong GDP tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................................................................41 Biểu đồ 5: Cơ cấu số lƣợng dự án FDI p hân theo hình thức đầu tƣ ........................42 Biểu đồ 6: Tốc độ giải ngân ODA tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005 đến năm 2015 .....43 Biểu đồ 7: Giá trị viện trợ PCPNN tại Thanh Hóa trong các năm 2005-2015 .........44 Biểu đồ 8: Cơ cấu viện trợ PCPNN vào Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 phân theo lĩnh vực ......................................................................................................................45 Biểu đồ 9: Giá trị xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa trong các năm 2006 - 2015 ................46 Biểu đồ 10: Số khách quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa trong các năm 2005-2015.........46 Biểu đồ 11: Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa và cả nƣớc năm 2015 ...47 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lƣợng học viên theo đề án Liên kết Đào tạo ĐH và Sau ĐH với các trƣờng ĐH tại nƣớc ngoài (tính đến hết tháng 12/2015) ..............................48 Bảng 2.2: Thực trạng đầu tƣ vào KHCN của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa .....49 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, kinh tế đối ngoại ngày càng trở nên quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Lịch sử đã chứng minh nhiều nƣớc phát triển kinh tế thành công thông qua con đƣờng kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế. Điển hình là các nƣớc Đông Bắc Á nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; các nƣớc ASEAN nhƣ Singapore, Thái Lan… Những quốc gia này đang phát triển trở thành những “con rồng kinh tế”. Nền kinh tế nƣớc ta không nằm ngoài quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới. Từ kinh nghiệm của các nƣớc, Việt Nam đang tập trung vào việc tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ rõ: Phát triển kinh tế đối ngoại là mục tiêu chiến lƣợc - động lực phát triển đất nƣớc. Thanh Hóa là địa phƣơng nằm ở cửa ngõ của khu vực Bắc Trung Bộ. Trong những năm qua tỉnh Thanh Hóa luôn chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp nƣớc ngoài. Kinh tế đối ngoại đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tuy nhiên kinh tế đối ngoại Thanh Hóa vẫn chƣa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, tạo nên bƣớc đột phá và có hiệu quả cao. Giá trị các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh nhìn chung còn thấp so với trung bình cả nƣớc và so với một số tỉnh có điều kiện tƣơng tự nhƣ Thanh Hóa. Quy mô các hoạt động còn nhỏ, chƣa có chiến lƣợc tổng thể về hoạt động kinh tế đối ngoại cho toàn tỉnh. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay, góp phần đạt đƣợc mục tiêu đƣa Thanh Hóa thuộc tỉnh có thu nhập trung bình của các nƣớc vào năm 2015 và đến năm 2020 cơ bản trở thành một tỉnh tiến tiến. Do đó, luận văn nhằm nghiên cứu những lợi thế tuyệt đối, tƣơng đối của tỉnh Thanh Hóa và gợi mở nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 2. Tổng quan nghiên cứu của đề tài Liên quan đến vấn đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020: Thực trạng và giải pháp”, hiện chƣa có tác giả nào có đề tài nghiên cứu về tổng quan tình hình kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 cho đến nay. Song, có một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại các tỉnh, thành trong cả nƣớc nhƣ: Nghiên cứu về những điều kiện để phát triển kinh tế đối ngoại thành phố Hải Phòng có luận án tiến sỹ của tác giả Tạ Duy Trinh với đề tài:"Những cơ sở khoa học và thực tiễn của việc phát triển kinh tế đối ngoại thành phố Hải Phòng" (1994). Nghiên cứu về giải pháp phát triển kinh tế đối ngoại thủ đô Hà Nội có luận văn thạc sỹ của tác giả Ngô Thị Chí Thanh với đề tài:" Kinh tế đối ngoại của thủ đô Hà Nội Những giải pháp"(1994). 3. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, tổng hợp những lợi thế của tỉnh Thanh Hóa để làm cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của tỉnh Thanh Hóa, từ đó định hƣớng phát triển ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm; đồng thời có chiến lƣợc để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ ngoại giao tốt đối với những đối tác tiềm năng, chiến lƣợc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong Luận văn bao gồm:Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp dự báo, phƣơng pháp thống kê, so sánh và tổng hợp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2015, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích để đánh giá nguyên nhân, hạn chế; từ đó đƣa ra các giải pháp trƣớc mắt và lâu dài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. 5. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng: Kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa Phạm vi: Giai đoạn năm 2010 - 2015, hƣớng đến năm 2020 Tiến hành nghiên cứu những cơ sở phát triển kinh tế đối ngoại tại tỉnh Thanh Hóa hƣớng tới năm 2020. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chƣơng: Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chƣơng II: Thực tiễn phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa Chƣơng III: Định hƣớng chung và những giải pháp phát triển kinh tế đối ngoại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại và các hình thức của kinh tế đối ngoại 1.1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại Ngày nay, khi lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển, phân công lao động xã hội ngày càng mở rộng thì các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực của một quốc gia không chỉ dừng lại ở trong phạm vi quốc gia đó mà vƣơn ra phạm vi thế giới. Các mối quan hệ này về mặt kinh tế gọi là các mối quan hệ kinh tế quốc tế.Quan hệ kinh tế quốc tế nhìn nhận từ giác độ một nền kinh tế của một nƣớc đƣợc gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại. Vậy kinh tế đối ngoại là gì?Theokhái niệm về kinh tế đối ngoại của Giáo trình Kinh tế chính trị Mac - Lênin do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia đƣa ra nhƣ sau:"Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là 1 bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lƣợng sản xuất và phân công lao động quốc tế"[10, tr. 263]. Mặc dù kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là 2 khái niệm có mối quan hệ với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau.Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài với nƣớc khác hoặc với các tổ chức quốc tế khác.Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nƣớc là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế. Quan hệ kinh tế quốc tế đã xuất hiện rất sớm.Lịch sử đã ghi nhận "con đƣờng tơ lụa", đó chính là thƣơng mại quốc tế, một hình thức chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế tồn tại cho đến ngày nay.Thƣơng mại quốc tế mang lại lợi ích cho các nƣớc tham gia.Cơ sở của những lợi ích đó bắt nguồn từ chỗ mỗi nƣớc có lợi thế riêng. Những lợi thế này do điều kiện tự nhiên khác nhau, do trình độ phát triển kinh tế, xã hội, trình độ chuyên môn hóa lao động... khác nhau. Sau này, các nhà kinh tế học đã 1 khái quát lại thành lý thuyết lợi thế (lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh).Đó là cơ sở lý thuyết cho sự lựa chọn thƣơng mại quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trƣớc đây quan hệ kinh tế quốc tế không thể phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng nhƣ ngày nay, bởi vì những điều kiện cần thiết cho mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhƣ các phƣơng tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc... chƣa phát triển cao. Trái lại, thời đại ngày nay, quan hệ kinh tế quốc tế (khi xem xét dƣới góc độ khác gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại) phát triển rất mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, trở thành một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể phát triển nếu đứng ngoài xu thế đó. Trong thời đại ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế lôi cuốn mọi quốc gia vào dòng xoáy của nó, dù là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển.Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những thời cơ và những thách thức mới; quốc gia nào nắm bắt đƣợc thời cơ, vƣợt qua đƣợc thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngƣợc lại sẽ bị tụt hậu xa hơn.Trong bối cảnh đó, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với mọi quốc gia và không một quốc gia nào có thể đứng ngoài dòng xoáy của nó.Toàn cầu hóa kinh tế vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho mỗi quốc gia. Vì vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trở thành tất yếu khách quan và là một trong các nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nƣớc ta và đƣợc nhấn mạnh nhiều lần trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc.Việt Nam đã từng bƣớc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các nƣớc, tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, tiếp thu tinh hoa của văn minh nhân loại, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân và cộng đồng quốc tế vào sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nƣớc, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế. 1.1.2. Những hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại 2 Kinh tế đối ngoại gồm nhiều hình thức nhƣ: Hợp tác sản xuất nhận gia công, xây dựng xí nghiệp chung, khu công nghiệp khu kỹ thuật cao, hợp tác khoa học - công nghệ trong đó có hình thức đƣa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nƣớc ngoài; ngoại thƣơng, hợp tác tín dụng quốc tế, các hoạt động dịch vụ nhƣ du lịch quốc tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ thu đổi chuyển ngoại tệ, đầu tƣ quốc tế… [10, tr. 266] Trong các hình thức kinh tế đối ngoại, ngoại thƣơng, đầu tƣ quốc tế và dịch vụ thu ngoại tệ là hình thức chủ yếu và có hiệu quả nhất cần đƣợc coi trọng. 1.1.2.1.Ngoại thương Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thƣơng, song xét về đặc trƣng thì ngoại thƣơng đƣợc định nghĩa là việc mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia.Các định nghĩa này đƣợc sử dụng nhiều nhất khi nhìn vào các chức năng của ngoại thƣơng, tức vai trò của nó nhƣ chiếc cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa dịch vụ thị trƣờng trong và ngoài nƣớc về số lƣợng, chất lƣợng và thời gian sản xuất. Trong nhiều trƣờng hợp, trao đổi hàng hóa và dịch vụ đƣợc đi kèm việc trao đổi các yếu tố sản xuất (ví dụ lao động và vốn), nhất là ngoại thƣơng trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế[1, tr.3]. Các nhà kinh tế học còn dùng định nghĩa ngoại thƣơng nhƣ là một công nghệ khác để sản xuất hàng hóa và dịch vụ (thậm chí cả yếu tố sản xuất).Nhƣ vậy, ngoại thƣơng đƣợc hiểu là một quá trình sản xuất gián tiếp. Trong hoạt động ngoại thƣơng: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nƣớc ngoài và nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ của nƣớc ngoài. Điều kiện để ngoại thƣơng sinh ra, tồn tại và phát triển là: Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện của tƣ bản thƣơng nghiệp; 2, sự ra đời của Nhà nƣớc và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nƣớc. Ngoại thƣơng là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời: Dƣới chế độ chiếm hữu nô lệ và tiếp đó là chế độ phong kiến. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, do kinh 3 tế tự nhiên còn chiếm địa vị thống trị, nên ngoại thƣơng chỉ phát triển với quy mô nhỏ bé. Lƣu thông hàng hóa giữa các quốc gia chỉ dừng lại ở một phần nhỏ sản phẩm sản xuất ra và chủ yếu là để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của giai cấp thống trị đƣơng thời.Ngoại thƣơng chỉ thực sự phát triển trong thời đại tƣ bản chủ nghĩa.Ngoại thƣơng trở thành động lực phát triển quan trọng của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Ngày nay sản xuất đã đƣợc quốc tế hóa, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay ngoại thƣơng không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán với bên ngoài, mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Do vậy cần coi ngoại thƣơng không chỉ là một nhân tố bổ sung cho kinh tế trong nƣớc mà cần coi sự phát triển kinh tế trong nƣớc phải thích nghi với lựa chọn phân công lao động quốc tế. Bí quyết thành công trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhiều nƣớc là nhận thức đƣợc mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế trong nƣớc và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài.Vấn đề quan trọng ở đây là, một mặt phải khai thác đƣợc mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nƣớc phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.Mặt khác phải tính toán lợi thế tƣơng đối có thể dành đƣợc và so sánh với cái giá phải trả. Thuận lợi có thể tạo ra đƣợc nhờ tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế bao giờ cũng tăng thêm khả năng phụ thuộc bên ngoài. Vì vậy, nói đến phát triển ngoại thƣơng và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác là nói đến khả năng liên kết kinh tế, hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế; đòi hỏi có khả năng xử lý thành công mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Có thể nói ngoại thƣơng là một trong những hình thức chủ yếu và có hiệu quả nhất trong các hình thức của kinh tế đối ngoại. Đối với các nƣớc, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta, ngoại thƣơng có tác dụng to lớn: góp phần làm tăng của cải và sức mạnh tổng hợp, tăng tích luỹ của mỗi nƣớc nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh giữa các quốc gia trong trao đổi quốc tế; là một động lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế; "điều tiết thừa, thiếu" của mỗi nƣớc; nâng cao trình độ 4 công nghệ và cơ cấu ngành nghề trong nƣớc; tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của ngƣời lao động, nhất là trong các ngành xuất khẩu. Nội dung của ngoại thƣơng bao gồm: xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, gia công tái xuất khẩu, xuất khẩu tại chỗ (bán hàng thu ngoại tệ trong nƣớc). Trong đó, xuất khẩu là hƣớng ƣu tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thƣơng ở các nƣớc nói chung và ở nƣớc ta nói riêng.Quá trình phát triển thƣơng mại quốc tế đòi hỏi tự do hoá thƣơng mại; đồng thời thực hiện bảo hộ mậu dịch một cách hợp lý. Đối với nƣớc ta hiện nay, để đẩy mạnh hoạt động ngoại thƣơng cần hƣớng vào giải quyết các vấn đề sau: + Tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.Nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống trong nền kinh tế "mở" đòi hỏi phải tăng nhập khẩu. Do vậy, tăng kim ngạch xuất khẩu là yêu cầu bức xúc đối với nƣớc ta. + Về nhập khẩu: Chính sách nhập khẩu phải tập trung vào việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ chiến lƣợc hƣớng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng có thể sản xuất có hiệu quả ở trong nƣớc; + Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách thƣơng mại tự do và chính sách bảo hộ thƣơng mại.Chính sách thƣơng mại tự do có nghĩa là Chính phủ không can thiệp bằng biện pháp hành chính đối với ngoại thƣơng, cho phép hàng hóa cạnh tranh tự do trên thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài, không thực hiện đặc quyền và ƣu đãi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của nƣớc mình, không có sự kỳ thị đối với hàng hóa xuất khẩu của nƣớc ngoài. Chính sách bảo hộ thƣơng mại có nghĩa là Chính phủ thông qua biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhƣ: hạn chế về số lƣợng nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại tệ để hạn chế hàng hóa nƣớc ngoài xâm nhập. Cần kết hợp hai xu hƣớng đó trong chính sách ngoại thƣơng sao cho vừa bảo vệ và phát triển kinh tế, bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc, vừa thúc đẩy tự do thƣơng mại, khai thác có hiệu quả thị trƣờng thế giới. 5 + Hình thành tỷ giá hối đoái một cách chủ động, hợp lý. Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa đồng tiền của nƣớc sở tại với đồng tiền của nƣớc ngoài.Tỷ giá hối đoái là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng trong trao đổi kinh tế đặc biệt ảnh hƣởng trực tiếp đối với xuất, nhập khẩu. Do vậy, việc xây dựng một tỷ giá hối đoái thống nhất, sát giá thị trƣờng tiền tệ là rất cần thiết cho mỗi nƣớc. 1.1.2.2.Đầu tư quốc tế Đầu tƣ quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó là quá trình trong đó một hay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tƣ nhằm đƣa lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Yếu tố quốc tế của đầu tƣ quốc tế thể hiện sự khác nhau về quốc tịch của các bên tham gia đầu tƣ, nhƣng mọi hoạt động đầu tƣ quốc tế đều nhằm mục đích sinh lợi. Đầu tƣ quốc tế có tác động hai mặt đối với các nƣớc nhận đầu tƣ. Một mặt làm tăng thêm nguồn vốn, tăng công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý tiên tiến, tạo thêm việc làm, đào tạo tay nghề, khai thác tài nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, tiếp cận kinh tế thị trƣờng hiện đại trên thế giới. Mặt khác đối với các nƣớc kém phát triển, đầu tƣ quốc tế cũng có khả năng làm tăng sự phân hóa giữa các giai tầng trong xã hội, giữa các vùng lãnh thổ, làm cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, tăng tính lệ thuộc vào bên ngoài. Những điều bất lợi này cần đƣợc tính đến và cân nhắc kỹ trong quá trình xây dựng, thẩm định, ký kết và thực thi dự án nhận đầu tƣ. Có hai loại hình đầu tƣ quốc tế: đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp. * Đầu tƣ trực tiếp (FDI) là hình thức đầu tƣ mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của ngƣời đầu tƣ thống nhất với nhau, tức là ngƣời có vốn đầu tƣ trực tiếp tham gia vào việc tổ chức quản lý và điều hành dự án đầu tƣ, chịu trách 6 nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.Đầu tƣ quốc tế trực tiếp đƣợc thực hiện dƣới các hình thức chủ yếu sau: - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành lập một pháp nhân mới. - Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để hình thành xí nghiệp mới có Hội đồng quản trị và ban điều hành chung. - Xí nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài. - Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao. Hình thức này đòi hỏi cần có nguồn vốn lớn của bên ngoài và thƣờng đầu tƣ cho các công trình kết cấu hạ tầng. Thông qua các hình thức trên mà các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao... sớm hình thành và phát triển. * Đầu tƣ gián tiếp là loại hình đầu tƣ mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tƣ, tức là ngƣời có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, điều hành dự án mà thu lợi dƣới hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là cổ phần). Trong các nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp, một bộ phận quan trọng là viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho chính phủ một số nƣớc có nền kinh tế đang phát triển.Bộ phận này có tỷ trọng lớn và thƣờng đi kèm với điều kiện ƣu đãi. ODA bao gồm các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ƣu đãi khác do các tổ chức trong hệ thống Liên Hợp Quốc, các chính phủ, các tổ chức kinh tế dành cho các nƣớc chậm phát triển. Các hình thức viện trợ chủ yếu của ODA là tiền mặt, hàng hóa, tín dụng thƣơng mại ƣu đãi, hỗ trợ công trình, hỗ trợ dự án. 1.1.2.3.Hợp tác khoa học - kỹ thuật Hợp tác khoa học - kỹ thuật đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức, nhƣ: trao đổi những tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, 7 chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và công nhân. Đối với những nƣớc lạc hậu về kỹ thuật, vốn chi cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn ít, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chƣa nhiều, phƣơng tiện vật chất còn thiếu thốn nhƣ nƣớc ta thì việc tham gia hợp tác khoa học kỹ thuật với nƣớc ngoài là vô cùng quan trọng. Đó là điều kiện thiết yếu để rút ngắn khoảng cách với các nƣớc tiên tiến. 1.1.2.4.Tín dụng quốc tế Đây là quan hệ tín dụng giữa nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân ở trong nƣớc với các chính phủ, các tổ chức (gồm cả tổ chức phi chính phủ) và cá nhân ở nƣớc ngoài, trong đó với các tổ chức ngân hàng thế giới và ngân hàng khu vực là chủ yếu.Tín dụng quốc tế đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức: hoặc vay nợ bằng tiền tệ, vàng, công nghệ, hàng hóa, hoặc có thể qua hình thức đầu tƣ trực tiếp (bên nhận đầu tƣ không có vốn, phải vay của bên đầu tƣ).Ƣu điểm của hình thức này là vay nợ để có vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng những khu vực cần vốn đầu tƣ lớn, thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, nếu không có phƣơng án đầu tƣ đúng, đƣợc tính toán một cách khoa học thì việc chi tiêu vốn vay sẽ không có hiệu quả, vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng cho nền kinh tế. 1.1.2.5.Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu là: Du lịch quốc tế Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con ngƣời, kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng. Ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động tổ chức, hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng các 8 nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lƣu trú, thăm quan, giải trí, tìm hiểu, lƣu niệm... của du khách. Phát triển ngành du lịch quốc tế sẽ phát huy lợi thế của Việt Nam về cảnh quan thiên nhiên, về nhiều loại lao động đặc thù mang tính dân tộc, truyền thống của Việt Nam. Vận tải quốc tế Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động xã hội và quan hệ buôn bán giữa các nƣớc với nhau.Sự phát triển của vận tải quốc tế có tác dụng tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua vận tải và tiết kiệm chi ngoại tệ do phải thuê vận chuyển khi nhập khẩu hàng hóa. Vận tải quốc tế sử dụng các phƣơng thức nhƣ: đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ (ôtô), đƣờng hàng không... trong các phƣơng thức đó, vận tải đƣờng biển có vai trò quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng lại có nhiều hải cảng thuận tiện cho vận tải đƣờng biển nên có thể phát huy thế mạnh của mình thông qua việc đẩy mạnh vận tải quốc tế. Xuất khẩu lao động ra nƣớc ngoài và tại chỗ Hiện nay nhu cầu lao động ở các nƣớc phát triển vẫn còn lớn do kinh tế phát triển, tỷ lệ tăng dân số ở các nƣớc này có xu hƣớng giảm và nhất là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi cách mạng khoa học và công nghệ. Những ngành khó cơ giới hoá tự động hoá, độc hại, nguy hiểm hoặc cần nhiều lao động không lành nghề nhƣ xây dựng, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp ráp ôtô, điện tử hiện vẫn cần lao động. Việt Nam với dân số trên 90 triệu ngƣời (theo Tổng Cục Thống kê năm 2015), kinh tế chƣa phát triển là một nƣớc có thƣơng mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích trƣớc mắt và lâu dài. 9 Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác Ngoài những hoạt động nêu trên, lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn có nhiều hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác nhƣ dịch vụ thu bảo hiểm, dịch vụ thông tin bƣu điện, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tƣ vấn. 1.2. Chính sách của Đảng, nhà nƣớc Việt Nam về nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 1.2.1. Xu thế phát triển kinh tế đối ngoại của thế giới 1.2.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau.Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh không thể cƣỡng lại. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thống kinh tế xã hội đã đƣa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chƣa thể lƣờng hết đƣợc, trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ.Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nƣớc vừa phát triển vừa tăng cƣờng liên kết. Mỗi nƣớc không chỉ tăng cƣờng tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán các nƣớc khác. Xu hƣớng toàn cầu hóa phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề đó. Những vấn đề cấp bách đặt ra là: + Vấn đề chiến tranh và hoà bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cƣờng chi phí quốc phòng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn do chính việc sản xuất và buôn bán vũ khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiến tranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia và các phong trào tiến bộ. Đó cũng là vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu. + Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng sinh thái: Đây là vấn đề đang đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan