Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hiv aids ở tỉnh bến tre hiện nay...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hiv aids ở tỉnh bến tre hiện nay

.PDF
81
158
99

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH BẾN TRE HIỆN NAY Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: ThS.GVC:Trần Thị Tuyết Hà Sinh viên thực hiện: Võ Thị Thanh Lan MSSV : 6064656 Cần Thơ, Tháng 10/2009 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 Chương I TÌNH HÌNH HIV/AIDS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH BẾN TRE 1.1. HIV/AIDS và đặc điểm tình hình HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre 4 4 1.2. Thực trạng công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Bến Tre trong thời gian vừa qua. 23 Chương II NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở BẾN TRE HIỆN NAY 41 2.1. Những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS ở Bến Tre hiện nay 41 2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Bến Tre hiện nay 51 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 74 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở đánh giá những thành tựu của 20 năm đổi mới, hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX đã đề ra mục tiêu phát triển trong 15 năm tới của xã hội Việt Nam: “Đẩy mạnh đổi mới toàn diện và đồng bộ, phấn đấu đạt bằng được mục tiêu đến năm 2010, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại ”. Định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đồng nghĩa với phát triển kinh tế và xã hội.Song song với sự phát triển kinh tế - xã hội thì tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng và một trong những hậu quả của tệ nạn xã hội là HIV/AIDS. Đây là một trong những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của từng cá nhân và toàn xã hội. Vì vậy, phòng, chống HIV/AIDS là một bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói riêng. Đây chính là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài. Cùng với chiến lược phòng, chống HIV/AIDS của cả nước. Bến Tre đã và đang nâng cao hơn nữa hiệu quả phòng, chống HIV/AIDS, lấy dự phòng là chính, trong đó, thông tin giáo dục truyền thông là then chốt. Bên cạnh đó, từng bước tăng cường công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức xã hội trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống HIV/AIDS, qua đó các cấp, các ngành, và nhân dân trong tỉnh đã quan tâm hơn trong việc thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Từ đó đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức về HIV/AIDS của nhân dân, ngày càng được nâng cao, ý thức chấp hành các qui định pháp luật về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các lĩnh vực đời sống xã hội được thể hiện rõ nét. Nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội bức xúc xảy ra tại các khu vực dân cư, nơi công cộng được kịp thời giải quyết, một số mô hình về công tác phòng, chống, giảm tác hại của HIV/AIDS được thực hiện như: câu lạc bộ phòng, chống AIDS, Câu lạc bộ Bạn và Tôi, trung tâm tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS…..được hình thành và duy trì phát triển. Tuy nhiên, công tác phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều bất cập, việc chữa trị cho người bệnh còn gặp nhiều khó khăn, công tác tuyên truyền vận động ở một số địa phương có làm nhưng chưa linh hoạt, hiệu quả chưa cao, thái độ kì thị, xa lánh đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn xảy ra… Do vậy, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Bến Tre, góp phần đưa những người bị nhiễm hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, hạn chế những tâm lý tiêu cực như: mặc cảm, tự ti của người nhiễm HIV/AIDS; xây dựng niềm tin vào cuộc sống của người dân là vấn đề bức xúc hiện nay. Với mong muốn có thể góp được chút ít hiểu biết còn hạn chế của mình vào công tác phòng, chống HIV/AIDS của địa phương, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre hiện nay – Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đánh giá đúng thực trạng công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre. Từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Một là: Làm rõ đặc điểm tình hình người bị nhiễm HIV/AIDS ở Bến Tre. Phân tích thực trạng công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre . Hai là: Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre. Phạm vi nghiên cứu đề tài là công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre từ năm 2000 cho đến nay. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Cơ sở lí luận: đề tài dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp logic và lịch sử Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp thống kê và khảo sát thực tế. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 4 tiết. NỘI DUNG Chương I TÌNH HÌNH HIV/AIDS VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH BẾN TRE 1.1. HIV/AIDS và đặc điểm tình hình HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre 1.1.1.Vài nét về đặc điểm có liên quan đến tình hình HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ 105057' đông. Dân số là 1.369.358 người trong đó nữ khoãng 643698 người chiếm (48%).[27] Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Kinh tế - xã hội Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 65 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thành phố Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km. Bến Tre có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Bến Tre (Chính thức được gọi là thành phố Bến Tre kể từ ngày 02/09/2009 theo Nghị quyết số 34/NQ-CP), Huyện Ba Tri, Huyện Bình Đại, Huyện Châu Thành, Huyện Chợ Lách, Huyện Giồng Trôm, Huyện Mỏ Cày Bắc, Huyện Mỏ Cày Nam, Huyện Thạnh Phú. Với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre thời kỳ 2000 -2020 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết cấp tốc các vấn đề xã hội, đặt biệt là xóa đói, giảm nghèo; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; giữa phát triển bền vững và bảo đảm môi trường. Hơn 30 năm sau ngày giải phóng, qua tám kỳ đại hội Đảng bộ, với tinh thần “Đồng khởi mới”, trên tất cả các lĩnh vực Đảng, quân, dân Bến Tre đã giành nhiều thành tựu quan trọng, mang tính đột phá, tạo đà và mở đường cho bước tăng tốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương. Riêng năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 10,08%, năm 2005 là 11,24%. Bình quân tốc độ tăng trưởng trong 5 năm (2001-2005) đạt 9,22%, cao nhất từ trước đến nay (1996-2000 là 6,18%). Tăng thu nhập bình quân đầu người từ 4,5 triệu đồng (2001) lên 7,4 triệu đồng (2005). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 314 triệu USD. Tăng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 14.767 tỷ đồng, vuợt 47,4% so mục tiêu.[27] Trên đà phát triển nhanh và những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, Bến Tre đã chủ động hội nhập với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh thành của Việt Nam; tiếp tục có những chính sách kêu gọi đầu tư hấp dẫn về các lĩnh vực như: thủy sản, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, du lịch và đặc biệt là các dự án chế biến thủy sản, trái cây, các sản phẩm từ dừa, cầu đường, khu công nghiệp, du lịch … .đời sống của người dân tăng lên một cách rất rõ rệt. Đây là cơ sở và tiền đề để Bến Tre tạo ra những bước phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên từ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đa dạng, nhiều công trình xây dựng phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh đã được triển khai thực hiện các vũ trường, nhà nghỉ, khách sạn, nhà trọ mọc lên để đáp ứng yêu cầu. Từ đó tình hình xã hội ở tỉnh Bến Tre càng phức tạp, trong đó, đã xảy ra nhiều tệ nạn xã hội như: mại dâm, tổ chức sử dụng và tiêm chích ma túy...và hậu quả đáng lưu ý là số người bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng. Văn hóa Bến Tre - xứ sở của những đảo dừa, quê hương của những người con trung dũng kiên cường không chỉ làm nên chiến công oai hùng trong chiến tranh mà còn đạt được nhiều thành tựu trong thời kỳ đất nước đổi mới. Tuy nhiên hiện nay dưới sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm cho nhận thức của người dân phần nhiều bị ảnh hưởng. Khi tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm đã có mặt ở hầu hết các địa bàn, các khu dân cư và một số nơi tệ nạn đã tràn vào trường học. Bên cạnh đó với trình độ nhận thức về các tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là một số huyện, xã vùng sâu, vùng xa thì nhận thức của người dân ngày càng yếu kém. Các thế lực thù địch ra sức chóng phá cách mạng nước ta trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau trong đời sống xã hội, chúng tăng cường du nhập lối sống ngoại lai, tôn thờ lối sống tự do cô Chính Phủ, vô kỉ luật, kích động những dục vọng thấp hèn, những ham muốn lệch lạc của một số người…Những năm gần đây, các loại văn hóa phẩm đồi trụy kích động bạo lực, mại dâm, lối sống thực dụng, buông thả…đang bằng mọi phương thức, hình thức xâm nhập vào nước ta nói chung và điều này cũng làm ảnh hưởng tương đối lớn đối với người dân tỉnh Bến Tre nói riêng. Đây cũng là một trở ngại lớn vì chính ma túy và mại dâm chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lây nhiễm HIV/AIDS. 1.1.2. HIV/AIDS và đặc điểm tình hình HIV/AIDS ở tỉnh Bến Tre Sơ lược về HIV/AIDS ? HIV/AIDS thường được viết chung và xem như là một chữ có cùng một nghĩa, tuy nhiên HIV và AIDS có hai nghĩa khác nhau. HIV/AIDS là gì? HIV là chữ viết tắt của Human Immunodeficiency Virus, tạm dịch là Siêuvi Suy Thoái Miễn Nhiễm Ở Người, đây là loại siêu-vi khuẩn gây ra tình trạng liệt kháng trong cơ thể và có thể dẫn đến bệnh AIDS. Nếu bạn bị nhiễm siêu-vi HIV, kết quả xét nghiệm HIV của bạn sẽ là dương tính (HIV positive). Nghĩa là siêu-vi HIV đã xâm nhập vào máu của bạn. Hiện nay chưa có cách chữa trị HIV, và siêu-vi khuẩn này sẽ luôn luôn tồn tại và sinh trưởng trong máu của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là nhiều người sau khi bị nhiễm HIV vẫn cảm thấy khoẻ mạnh, diện mạo vẫn bình thường. AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Trước đây, bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno Deficience Acquise), nhưng do tên này trùng với tên của Tổ chức phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si đa" nên thống nhất gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế. AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Bản thân virus và nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.[ 28 ] Có thể hiểu HIV giống như một con bạch tuộc khổng lồ, lặng lẽ vươn hàng nghìn chân rết của nó tới mọi ngóc ngách trong xã hội, lan tới khắp các tầng lớp nhân dân. Những con số vài nghìn người nhiễm mà bạn đọc trên báo, nghe trên vô tuyến truyền hình chỉ là con số thu được từ xét nghiệm, mà những người xét nghiệm ở nước ta còn rất ít. Có thể ta chưa thấy rõ sự tàn phá của căn bệnh này, nhưng chỉ vài năm hay chục năm nữa, mấy chục nghìn người nhiễm HIV hôm nay sẽ phát bệnh AIDS và rời bỏ cuộc đời, và nếu mọi người không có ý thức bảo vệ mình thì sẽ có thêm bao người khác nữa nhiễm virus này. Đây sẽ không chỉ là nỗi khổ của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mà sẽ là nỗi đau của cả dân tộc. Mặc dù chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 25 năm, nhưng nhiễm HIV/AIDS đã trở nên một dịch bệnh có tính cách quốc tế. Ngày 5 tháng 6 năm 1981, ca đầu tiên về bệnh suy miễn dịch bất bình thường có thể gây tử vong được phát hiện ở một người nam đồng tính luyến ái và người nghiện dùng chung kim chích tại California, Hoa Kỳ. Từ năm 1982, nhiều nước lần lược tuyên bố những căn bệnh tương tự, thấy cả trên những bệnh nhân ưa chảy máu phải truyền máu nhiều lần, những người tiêm chích ma túy, những người mẹ và những đứa con họ đẻ ra… Cũng từ năm 1982, dựa trên 100 trường hợp AIDS đầu tiên được thông báo, trung tâm phòng, chống bệnh tật ở Mĩ đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về các tiêu chuẩn lâm sàng chẩn đoán một trường hợp AIDS khi chưa có phương pháp xét nghiệm tìm căn nguyên. Sưu tầm các hồ sơ bệnh án lưu trữ tại bệnh viện Portau Prince, thủ đô của Haiti năm 1978, thấy có một số bệnh nhân gốc Zaia đã chết trong một cảnh giống như bệnh cảnh của AIDS ngày nay. Như vậy, AIDS có thể đã có từ lâu hơn nữa trước những năm 1970. Ở nước ta, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 1990, song có xu hướng tăng nhanh. Tính đến 31.5.1998 số người bị nhiễm HIV ở nước ta là 8.708; 1206 bệnh nhân bị AIDS, trong đó 644 người đã chết chứng tỏ AIDS đã xâm nhập vào Việt Nam từ cuối thập kỉ 80. Tuy nhiên mỗi năm có thêm khoảng 1000 nười bị nhiễm HIV, như vậy Việt Nam vẫn ở cuối giai đoạn I, đầu giai đoạn II của đại dịch, là thời điểm phòng, chống còn hữu hiệu [3, Tr 12] Các đường lây nhiễm Điều đáng sợ của AIDS là người đã nhiễm HIV nhìn bề ngoài có thể vẫn rất lành lặn, bình thường nhưng đã có thể lây bệnh cho người khác một cách âm thầm khó nhận biết. Khi cơ thể người bị nhiễm HIV thì HIV có nhiều trong máu ( từ 1.000 – 10.000 virut/ml máu), kế đến là trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo. Sữa mẹ của phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có số lượng thấp hơn. Ngoài ra cũng tìm thấy HIV trong các dịch khác của cơ thể : nước bọt, nước mắt…nhưng với số lượng rất ít, không đủ để lây nhiễm. HIV chủ yếu lây nhiễm qua 3 đường: Lây nhiễm qua đường tình dục : Là đường lây chủ yếu của AIDS, chiếm khoảng 70 – 80% trường hợp nhiễm HIV. Quan hệ tình dục đồng giới hay khác giới đều có khả năng lây nhiễm HIV, nếu một trong hai người đã nhiễm HIV. Giao hợp qua đường hậu môn, âm đạo, mồm với người nhiễm HIV đều là những con đường lây nhiễm HIV từ người nhiễm qua người khác bởi vì trong khi giao hơp sẽ tạo ra rất nhiều vết xước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. HIV có rất nhiều trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo sẽ thông qua các vết xước này để xâm nhập vào cơ thể. Trong quan hệ tình dục ai là người nhận tinh dịch thì người đó dễ bị nhiễm HIV hơn... Lây nhiễm qua đường máu : Đó là con đường nguy hiểm nhất, xác suất lây nhiễm cao nhất, tiến triển nhanh nhất vì HIV trực tiếp nhiễm vào máu, tấn công thẳng vào bạch cầu lympho T không vấp phải hàng rào đại thực bào như trong trường hợp nhiễm trùng qua đường tình dục. Truyền máu hoặc truyền những phế phẩm của máu ( huyết tương khô…) thụ tinh nhân tạo, ghép tổ chức hay cơ quan( ví dụ: ghép thận…) của người bị nhiễm HIV cũng làm lây nhiễm AIDS. Người ta ước tính 5 10% người nhiễm HIV ở những vùng có tỉ lệ nhiễm cao là do truyền máu bị nhiễm. Dùng nhiều lần những trang thiết bị truyền máu như chai đựng máu, ống dẫn và kim lấy máu hoặc dùng chung những kim tiêm, những dụng cụ rạch chích da ở những người tiêm chích ma túy, xâm da, châm cứu…mà không được khử khuẩn kĩ lưỡng cũng dễ bị nhiễm HIV/AIDS. Một số nghề nghiệp phục vụ số đông đối tượng và phải sử dụng những dụng cụ sắc nhọn như nghề cắt tóc, nha sĩ, kĩ thuật viên thường phải tiếp xúc với máu hoặc những chất dịch của bệnh nhân…nếu bị rách xước da trong lúc hành nghề cũng dễ bị nhiễm HIV/AIDS. Lây nhiễm từ mẹ sang con (qua giai đoạn chu sinh) : Lây nhiễm từ mẹ sang con là phương thức lây truyền chủ yếu ở trẻ em. Nhiều nghiên cứu về dịch tể học cho biết phụ nữ có thai và cho con bú bị nhiễm HIV/AIDS có khoảng 30% truyền HIV sang con và khoảng 80% trẻ bị nhiễm HIV là do lây nhiễm từ mẹ sang con xảy ra chủ yếu ở thời kì chu sinh : trước, trong và thời gian ngắn sau khi sinh. Nguy cơ lây nhiễm Các thống kê cho thấy, nguy cơ lây nhiễm HIV qua một lần tiếp xúc cao nhất là qua truyền máu, rồi đến mẹ truyền sang con, dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục. Lây nhiễm qua tiếp xúc với các vật phẩm có chứa HIV qua y tế rất thấp. Tuy nhiên, nếu so sánh tỉ lệ phần trăm người nhiễm HIV qua từng phương thức trong tổng số người nhiễm HIV lại thấy số người nhiễm HIV lây qua đường tình dục, đặc biệt là tình dục khác giới chiếm tỉ lệ cao Phương thức lây Nguy cơ lây Tỷ lệ % trên tổng nhiễm nhiễm qua một số người nhiễm lần tiếp xúc HIV toàn cầu Rất cao 90% 3- 5 - Mẹ truyền cho con 14 – 40 5 - 10 - Dùng chung kim bơm 0.5 – 1 5 – 10 0.1 – 1 70 -80 - Truyền máu tiêm - Tình dục - Chăm sóc y tế 0.01 0.8  Các đường không lây nhiễm Muỗi đốt Khi đốt bạn, muỗi tiết vào cơ thể bạn một ít nước bọt. Nhưng vì HIV không sinh sống trong cơ thể muỗi nên nước bọt này không chứa HIV, vì vậy bạn không thể lây nhiễm HIV được. Vòi muỗi rất tinh tế, cho phép muỗi lấy máu rất gọn gàng, không bao giờ máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau. Muỗi hoàn toàn vô can trong sự lan nhiễm HIV. Hôn Hôn nhìn chung không làm lây nhiễm HIV, bởi HIV trong nước bọt vô cùng ít, không truyền được. Chỉ khi hai người bị loét, xước trong miệng hoặc chảy máu răng mà hôn sâu thì mới có khả năng lây do tiếp xúc máu. Tiếp xúc thông thường Tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV. Như vậy, khi tiếp xúc thông thường nếu có trực tiếp với HIV trong các dịch thể như: nước mắt, nước mũi, nước tiểu, mồ hôi…đều có HIV nhưng có số lượng HIV rất ít ( Dưới ngưỡng lây ). Dù cho da thịt người mạnh có trầy xước ( có ngỏ vào) vẫn không lây. Bởi vì không hội đủ 2 điều kiện để lây. Tác hại của HIV/AIDS Sau hai thập kỷ, loài người vẫn chưa thể ngăn chặn sự lan truyền của bệnh do virus HIV. Tác hại của HIV - AIDS không chỉ đơn thuần là vấn đề sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân cùng gia đình họ mà còn là thiệt hại về kinh tế cùng những vấn đề xã hội. HIV/AIDS ảnh hưởng đến dân số Đại dịch AIDS là một trong những khủng hoảng phá huỷ sức khoẻ ghê gớm nhất trong thời kì hiện đại, tàn phá các gia đình và cộng đồng trên khắp thế giới. Đến năm 2005, hơn 25 triệu người đã chết và khoảng 39 triệu người bị nhiễm HIV. Ước tính, 4 triệu người mới bị nhiễm HIV vào năm 2005-trong đó 95% đang sống ở khu vực châu Phi cận Sahara, Đông Âu, hay châu Á. Trong khi châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các khu vực khác cũng đối mặt với đại dịch AIDS nghiêm trọng. Những năm gần đây, điều tra đại diện của các quốc gia đã giúp các nhà nghiên cứu hạ thấp các ước tính đã công bố trước đây về tỷ lệ nhiễm HIV ở một số nước. Nhưng số người nhiễm và những ảnh hưởng tới gia đình, cộng đồng và đất nước họ vẫn còn gây sửng sốt. [ 29] Những ảnh hưởng về mặt nhân khẩu học và sức khoẻ của HIV/AIDS Những nước bị tác động mạnh của đại dịch AIDS đã chứng kiến sự tăng nhanh về số lượng người chết và tuổi thọ giảm trong cuối thập kỷ qua. Nhưng do những nước bị tác động nặng nề ở khu vực châu Phi cận Sahara đồng thời cũng là nước có mức sinh cao (số con trung bình của một phụ nữ) và có qui mô dân số tương đối nhỏ nên đại dịch không làm giảm dân số của khu vực này. Ở một số nước như Bốt-soa-na, Lê-sô-tô, và Nam Phi, tốc độ tăng trưởng dân số đã giảm mạnh hoặc thậm chí không tăng do AIDS, nhưng tốc độ tăng trưởng dân số nói chung trong khu vực vượt quá so với các khu vực khác trên thế giới. Thậm chí, cho dù có tử vong do AIDS, dự báo dân số của khu vực châu Phi cận Sahara vẫn tăng từ 767 triệu năm 2006 lên 1,7 tỷ năm 2050. [29] Tuy nhiên, AIDS đã tàn phá nặng nề đến mọi xã hội. AIDS đứng thứ tư trong những nguyên nhân của tử vong trên thế giới và là nguyên nhân số một ở châu Phi cận Sahara. Năm 2005, UNAIDS ước tính trên thế giới có khoảng 3,1 triệu người lớn và trẻ em chết do AIDS trong đó có 2,4 triệu người ở châu Phi cận Sahara. [29] Ảnh hưởng đến tử vong và tuổi thọ Những người đang sống chung với HIV và AIDS có khả năng mắc các loại bệnh và các loại truyền nhiễm khác bởi hệ thống miễn dịch bị suy giảm và kết quả là đại dịch AIDS đã làm tăng thêm bệnh viêm phổi và lao ở rất nhiều nơi trên thế giới. Ở châu Phi cận Sahara, tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi thường cao hơn nhiều so với trường hợp nếu như không mắc HIV (xem số liệu). Thiếu thuốc để kéo dài thời gian sống, 1/3 số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV (bị nhiễm từ mẹ) chết trước khi tròn một tuổi, và khoảng 60% chết trước 5 tuổi. [29] Sự gia tăng tử vong do AIDS cũng làm ngừng hoặc làm đảo lộn những kết quả đạt được về tuổi thọ trung bình ở nhiều nước ở châu Phi. Ví dụ, ở Lêsô-tô, năm 2005, ước tính có 1/4 người lớn đang sống chung với HIV/AIDS, tuổi thọ trung bình là 60 năm từ 1990-1995, nhưng con số này đã giảm mạnh xuống 34 năm vào giai đoạn 2005-2010, chủ yếu là do tử vong liên quan đến AIDS. Liên hợp quốc dự báo tuổi thọ bình quân ở Lê-sô-tô có thể tăng đến 69 năm trong giai đoạn 2015-2020 nếu không bị tử vong quá mức do AIDS. Các nước ngoài châu Phi bao gồm Ba-ha-ma, Căm-pu-chia, Cộng hoà Đô-mi-ni-ca, Ha-i-ti và Mi-an-ma, tuổi thọ bình quân triển vọng sẽ giảm. [29] Ảnh hưởng đối với cấu trúc tuổi và giới tính Tử vong liên quan đến AIDS đang làm thay đổi cấu trúc tuổi của dân số ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề. Ở những nước đang phát triển có tỷ lệ nhiễm HIV và AIDS thấp, hầu hết các trường hợp tử vong là ở những người rất trẻ hoặc rất già. Nhưng AIDS tấn công chủ yếu vào người lớn ở độ tuổi lao động những người bị nhiễm thường là vị thành niên và thanh niên làm thay đổi tỷ lệ tử vong thông thường và làm thay đổi cấu trúc tuổi ở một số nước. ở Nam Phi chẳng hạn, do tỷ lệ tử vong do AIDS ngày càng tăng cao, số người ở độ tuổi 20-49 chiếm tới 3/5 tổng số người tử vong ở khu vực này trong giai đoạn 20002005, trong khi đó tỷ lệ này chỉ chiếm 1/5 trong giai đoạn 1985-1990. [29] Vì số người chết do nhiễm AIDS tập trung ở nhóm tuổi 25-45, những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm HIV cao sẽ mất cân đối về số cha mẹ và những công nhân có kinh nghiệm và tạo ra những lổ hỗng rất khó bù đắp cho xã hội. Ở một số khu vực, phụ nữ là những người dễ bị tổn thương hơn nam giới, và cái chết của họ làm nhiều gia đình mất đi những người chăm sóc chính trong gia đình. Ở châu Phi cận Sahara và Caribê, nơi vi-rút lan rộng chủ yếu qua quan hệ tình dục khác giới, tỷ lệ nhiễm HIV của phụ nữ cao hơn ở nam giới. Ảnh hưởng tới xã hội và nền kinh tế Ở những nước bị đại dịch AIDS tác động mạnh, những mất mát lớn lao và không đúng lúc của cha mẹ và những công dân có năng suất không chỉ ảnh hưởng đến gia đình mà còn ảnh hưởng đến các trang trại, và những nơi làm việc, trường học, hệ thống y tế và chính phủ. Đại dịch này đang ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của cuộc sống. Hộ gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp của HIV/AIDS, bởi vì gia đình là những người chăm sóc chính cho những người bị nhiễm AIDS và có những khó khăn về tài chính liên quan đến AIDS. Trong suốt một thời gian dài đau ốm do AIDS, sự mất mát về thu nhập và chi phí cho một thành viên gia đình đang hấp hối có thể làm cho họ bị nghèo đi. Khi một người cha hoặc mẹ mất đi, hộ gia đình có thể bị tan vỡ và con cái sẽ được gửi đi sống cùng với họ hàng hoặc tự bảo vệ bản thân. Hệ thống chăm sóc y tế cũng có những yêu cầu lớn do HIV/AIDS lan rộng. Các hệ thống y tế ở châu Phi vốn dĩ yếu kém đã bị tê liệt trước sự tấn công của đại dịch. Chi phí dành cho điều trị và các trường hợp nhiễm bệnh liên quan đến AIDS đang tăng lên. Sự phân bổ nguồn lực hiếm hoi dành cho HIV/AIDS có thể chuyển hướng chú ý tới những quan tâm khác về y tế và khi ngân sách công dành cho chăm sóc sức khoẻ trở nên eo hẹp thì chi phí của khu vực tư nhân, của các cá nhân và các hộ gia đình ngày càng tăng. Doanh nghiệp và nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi HIV/AIDS. Chủ lao động bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu công nhân, thường xuyên vắng mặt ở nơi làm việc, chi phí ngày càng tăng do việc chi trả quyền lợi về chăm sóc y tế (bao gồm cả thuốc phòng chống AIDS rất đắt đỏ) và việc chi trả cho quyền lợi của những người chết. Khả năng tồn tại về mặt kinh tế của các trang trại nhỏ và nông nghiệp thương phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi mất mát những người lao động. Một nghiên cứu của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) cho thấy ở 10 nước châu Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV/AIDS, lực lượng lao động nông nghiệp sẽ giảm xuống khoảng 10%-26% vào năm 2020. Một nghiên cứu khác cho thấy ở các nước như Kê-ni-a, Ma-la-uy, Tan-da-ni-a và Dăm-bi-a, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng thấp có thể dẫn đến mất an ninh về lương thực vào năm 2010. Chính vì thế sự ổn định về kinh tế bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp và nông nghiệp sút kém. ở những nước bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch, các nghiên cứu cho thấy tổng sản phẩm quốc nội hàng năm giảm từ 1-2 điểm phần trăm so với tình trạng giả định là “không có AIDS”. Nhưng tác động dài hạn có thể nghiêm trọng hơn so với các phân tích trên. Thật khó có thể tính được những tổn thất về vốn con người như giáo dục trẻ em, dinh dưỡng, và các thiệt hại về mặt sức khoẻ trực tiếp và gián tiếp do AIDS. Những tác động của đầu tư thấp hơn đối với thế hệ trẻ có thể ảnh hưởng đến thành tựu kinh tế trong hàng thập kỉ. Tóm lại, từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động vô cùng to lớn đến văn hóa, chính trị…. Đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu tâm lý – xã hội của người nhiễm HIV/AIDS ở Bến Tre Qua nghiên cứu có thể khái quát người bị nhiễm HIV/AIDS ở Bến Tre có đặc điểm như sau: Thứ nhất: Người bị nhiễm HIV/AIDS khi biết mình mắc bệnh đều rơi vào tâm trạng khủng hoảng, hoang mang. Họ hầu như không muốn tiếp xúc với ai, nhất là người lạ. Thậm chí, có người còn định tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời mình. Đây là rối loạn tâm thần hành vi cấp tính. Thường có các biểu hiện rối loạn tâm thần và hành vi sau: Sốc tâm lý nặng nề dẫn đến những khủng hoảng tâm lý cấp như hoảng sợ, lo âu kinh hoàng, cảm thấy như hụt xuống vực sâu, trời đất xung quanh quay cuồng, người lạnh toát, vã mồ hôi, chân tay run rẩy, miệng khô đắng, ngực như bị đè ép, người muốn xỉu đi, mọi tương lai hy vọng bị sụp đổ hoàn toàn, cảm tưởng như bị “kết án tử hình”… Họ thường có hành vi bỏ trốn hay thu mình tránh gặp người thân, bạn bè, họ lao vào dùng rượu, ma túy để tự hủy hoại hay để quên đi, có người rơi vào trạng thái trầm cảm tuyệt vọng hối hận, tự kết tội đã gây hậu quả cho bản thân và gia đình, phụ công ơn, lòng mong mỏi của mọi người. Với những người độc thân trẻ tuổi thì đây là một thảm họa, tương lai nghề nghiệp, lập gia đình sinh con hoàn toàn sụp đổ. Còn đối với người có gia đình, ngoài lo sợ tuyệt vọng cho bản thân, họ còn cảm thấy tội lỗi hơn vì lo sợ có lây sang cho vợ con mình không, nếu cả vợ con đều bị nhiễm thì thực sự đây là cú ‘nốc ao” cuối cùng làm cho họ gục hẳn. Do đó với các đối tượng trên thường có nguy cơ và hành vi tự sát rất cao. Trái lại, một số người khi biết mình bị nhiễm HIV thì rơi vào tuyệt vọng xen lẫn tức giận, thù oán kẻ đã gây cho mình và thù oán cả xã hội nên lại càng lao vào ăn chơi bừa bãi, không chỉ gây hại cho bản thân mà còn dễ gieo rắc bệnh tật cho người khác với tâm lý trả thù đời hoặc không còn gì để mất. Một số trường hợp sau khi biết mình bị nhiễm HIV thường rơi vào tình trạng sốc tâm thần với các biểu hiện loạn thần cấp như hoang tưởng, ảo giác, mất ngủ kéo dài, kèm theo những suy nghĩ ám ảnh dày vò triền miên, hay kích động, giận dữ la hét, có khi trầm cảm sững sờ không nói không ăn... Thứ hai: Khi mới bị nhiễm HIV một vài tuần đầu khi virut mới xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân chỉ có một số các rối loạn chức năng tạm thời như: sốt nhẹ, uể oải. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hoặc giảm nhẹ cường độ lao động. Trong 2-8 tuần sau khi nhiễm HIV, bất kỳ qua con đường nào, 20% bệnh nhân có biểu hiện của một nhiễm trùng cấp với sốt (38-40 độ C), đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, viêm họng, phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân), hạch to, lách to. Một số bệnh nhân có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan