Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại vietinbank – chi nhánh nghệ an...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại vietinbank – chi nhánh nghệ an

.DOC
131
338
134

Mô tả:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐT CBTD CN Chủ đầu tư Cán bộ tín dụng Chi nhánh GCN Giấy chứng nhận GHTD Giới hạn tín dụng HĐGV Hợp đồng góp vốn HĐLD Hợp đồng liên kiết HĐTD Hợp đồng tín dụng HĐMB Hợp đồng mua bán HSC KHCN NHCT/Vietinbank Hội sở chính Khách hàng cá nhân NHTMCP Công thương Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước NQH Nợ quá hạn TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo QSDĐ Quyền sử dụng đất QSHNO Quyền sở hữu nhà ở 1 Tóm tăt nội dung luận văn Để trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì khách hàng cá nhân (KHCN) là cốt lõi của ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực cho vay KHCN. Thế nhưng, việc chuyển đổi chiến lược này bước đầu gặp phải rất nhiều khó khăn về công nghệ, mạng lưới, con người,…Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An cũng như các chi nhánh trong toàn hệ thống đều gặp phải những khó khăn trên, vì thế kết quả đạt được trong việc cho vay KHCN chưa cao, chưa xứng với tiềm năng, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi Nhánh Nghệ An”. Theo truyền thống luận văn được kết cấu 3 chương: CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN. Nội dung chi tiết: Chương 1 trình bày những vấn đề lý luận chung về hiệu quả cho vay KHCH của ngân hàng thương mại, gồm các nội dụng sau: 1. Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại 1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 2 NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với rất nhiều hoạt động đa dạng trong đó có ba hoạt động chính đó là: nhận tiền gửi, cho vay và hoạt động đầu tư. Khác với các trung gian tài chính khác ở chỗ NHTM là tổ chức kinh tế duy nhất được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán và làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Trong hoạt động cho vay của NHTM có nhiều cách phân loại như: Phân loại theo thời gian cho vay, theo mục đích cho vay, …nhưng theo đối tượng cho vay gồm hai nhóm khách hàng các nhân và khách hàng tổ chức. Từ lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của NHTM, sau đó sẽ phân tích thực trạng hiệu quả cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An và đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. 1.2. Hoạt động cho vay KHCN của NHTM: 1.2.1. Đặc điểm cho vay KHCN: Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loại hình cho vay khác như sau: Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình. Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình. 3 Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng. Xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khoẻ, công việc…. Do khoản cho vay KHCN có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua. Lãi suất cho vay: do quy mô của các khoản vay thường nhỏ (trừ những khoản cho vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay cao (về thời gian, nhân lực đi thẩm định, quản lý các khoản cho vay này) đồng thời rủi ro của các khoản vay này cũng rất cao. Do vậy, lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay khác của NHTM. 1.2.2. Sản phẩm cho vay KHCN: Có 2 nhóm sản phẩm cho vay đó là cho vay hỗ trợ tiêu dùng và cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Quy trình cho vay KHCN gồm các bước: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của KHCN. Bước 2: Thẩm định tín dụng. Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo. 4 Bước 4: Xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng. Bước 5: Gíải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Bước 6: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. 2. Hiệu quả cho vay KHCN của ngân hàng thương mại 2.1. Khái niệm: Hoạt động cho vay được cho là hiệu quả khi ngân hàng không những tăng được dư nợ cho vay mà tăng thu nhập từ khoản vay, hoặc ngân hàng mở rộng cho vay để tăng doanh thu nhưng đảm bảo tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay. Việc tăng thu nhập của khoản vay không chỉ được xem xét tại thời điểm hiện tại mà phục vụ cho hoạt động cho vay trong tương lai. 2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, gồm nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng - Nhóm chỉ tiêu định tính: Đây là nhòm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay trên cơ sở pháp lý việc tuân thủ các quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện theo đúng các cam kết trong hợp đồng. - Nhóm các chỉ tiêu định lượng: Gồm nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay, cụ thể: * Các chỉ tiêu phán ánh quy mô cho vay: Gồm chỉ tiêu về số lượng các khoản cho vay KHCN, dư nợ cho vay KHCN (về số tăng trưởng tuyệt đối và số tăng tương đối) và cơ cấu dư nợ của KHCN trên tổng dư nợ. Dựa trên những chỉ tiêu này sẽ đánh giá quy mô về cho vay KHCN của NHTM để phản ánh được hiệu quả bước đầu trong cho vay KHCN. 5 * Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay: Gồm chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay KHCN, Nợ quá hạn cho vay KHCN. Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh chính xác hiệu quả cho vay KHCN. Từ đánh giá hiệu quả trên thấy được những kết quả và những hạn chế trong cho vay KHCN của NHTM, từ đó sẽ phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay KHCN của NHTM. + Nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng gồm: Chính sách cho vay; năng lực tài chính và khả năng quản lý của ngân hàng; trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ngân hàng; hoạt động quảng bá của ngân hàng; mạng lưới của ngân hàng. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay của NHTM nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Nhóm nhân tố khách quan: + Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng: Nhu cầu vốn của khách hàng; Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng; Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng. + Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng: Đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng. Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với KHCN nói riêng. Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá – xã hội, sự phát triển của Khoa học – công nghệ và đối thủ cạnh tranh. 6 Chương 2 Giới thiệu khái quát về Vietinbank - Chi nhánh Nghệ Anvà nghiên cứu thực trạng công tác cho vay KHCN tại Vietinbank – CN Nghệ An giai đoạn 2008-2010. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong cho vay KHCN tại Vietinbank – CN Nghệ An Sau khi giới thiệu một vài nét khái quát về Vietinbank Nghê An về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động trong những năm qua, luận văn đi vào xem xét, đánh giá thực trạng. 1. Thực trạng hiệu quả cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An: Để đánh giá đúng thực trạng cho vay của Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An, trước hết cần tìm hiểu quy trình và các sản phẩm cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. 1.1. Quy trình cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An qua 4 bước: Bước 1: Xác định giới hạn tín dụng của khách hàng Bước 2: Cấp tín dụng cho khách hàng Bước 3: Giải ngân và theo dõi khoản vay Bước 4: Thu nợ 1.2. Các sản phẩm cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. + Các sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng: Gồm Cho vay mua nhà ở; Cho vay xây dựng, sữa chữa nhà ở; Cho vay mua ôtô; Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) Vietinbank và CBCNV thông thường; Cho vay tiêu dùng có đảm bảo bằng số dư tiền gửi, sổ thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá ;Cho vay du 7 học, hiện Vietinbank đang có các sản phẩm cho vay du học là: Cho vay du học thông thường, cho vay du học nước ngoài trọn gói, cho vay du học trong nước trọn gói, cho vay chứng minh tài chính; Cho vay đối với người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Cho vay tiêu dùng thông thường; Ngoài ra, hiện Vietinbank triển khai cho vay chứng minh tài chính để đi du lịch/chữa bệnh nước ngoài. Là sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho cá nhân vay để mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, hoặc mở sổ/thẻ tiết kiệm hoặc mua giấy tờ có giá tại Vietinbank nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ xin cấp/gia hạn VISA du lịch hoặc VISA chữa bệnh nước ngoài. + Các sản phẩm hỗ trợ kinh doanh, gồm: Cho vay SXKD thông thường; Cho vay kinh doanh tại chợ; Cho vay cửa hàng, cửa hiệu; Cho vay ứng tiền bán chứng khoán; Ngoài ra, đối với hộ gia đình Vietinbank có sản phẩm cho vay: Cho vay đối với nông dân và Cho vay làm kinh tế trang trại; Với số lượng các sản phẩm cho vay KHCN rất đa dạng, phục vụ tất cả các nhu cầu chính đáng của KHCN nếu triển khai một cách đồng bộ và chuyên nghiệp Vietinbank sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. 2. Hiệu quả cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An - Xét về mặt định tính:. Trong các khoản vay không có khoản vay nào vi phạm các quy định của pháp luật. Khách hàng được phục vụ đều là nhứng người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, tự chịu trách nhiệm về khoản vay. Các hồ sơ cho vay đều thực hiện theo 8 đúng quy trình của Vietinbank. - Xét về mặt định lượng + Xét về quy mô cho vay KHCN: Chỉ tiêu về dư nợ và số lượng KHCN phục vụ đều tăng dần qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối: Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN năm sau so với năm trước hơn 100% và số lượng KHCN năm 2009 tăng 141 khách so với năm 2008 tương đương tăng 21%. Năm 2010 tăng đột biến so với năm 2009 với 459 khách tương đương tăng 56%. + Xét về chất lượng cho vay: Năm 2008 chỉ thu từ lãi cho vay KHCN hơn 21 tỷ đồng sang năm 2009 thu hơn 35 tỷ đồng tăng hơn 13 tỷ tương đương 166% so với năm trước và đến năm 2010 con số trên là hơn 55 tỷ đồng , con số tăng và tỷ lệ tăng so với năm trước lần lượt là 20 tỷ đồng và 157%. Trong khi đó, năm 2008 nợ xấu KHCN là 545 tỷ trong tổng số 23 tỷ toàn Chi nhánh (Chiếm tỷ lệ 0,61%/tổng dư nợ nhóm KHCN). Năm 2009 con số này tương ứng là 52 triệu đồng và 302 triệu đồng, đến 2010 con số nợ xấu toàn Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An là 0 (không) đồng. Với quy mô cho vay tăng mạnh cùng chất lượng cho vay đảm bảo ổn định bước đầu có thể khẳng định rằng: Hiệu quả cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An thời gian qua đạt kết quả tốt. 3. Hạn chế: Ngoài những kết quả đạt được trên, việc cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An trong thời gian qua vẫn chưa tương 9 xứng với tiềm năng và còn một số hạn chế sau: Tỷ lệ cho vay KHCN trong tổng dư nợ còn thấp; Cho vay theo các sản phẩm đạt thấp;Số dư nợ bình quân/món vay tương đối cao; Tỷ lệ dư nợ trong cho vay tiêu dùng ngày càng tăng; Cho vay qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng đạt thấp. 4. Nguyên nhân: Những hạn chế trong việc cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An trong thời gian qua xuất phát từ những những nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan: Trong cách đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên; Hồ sơ thủ tục phức tạp; Mạng lưới các Phòng giao dịch ít và chủ yếu tập trung tại thành phố Vinh; Lực lượng CBTD mỏng; Việc tuân thủ trong thay đổi mô hình chưa được thực hiện nghiêm túc và do lịch sử của chính ngân hàng để lại. Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, tâm lý và hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế; thứ hai thu nhập chưa minh bạch và mức sống của người dân còn thấp. Thứ ba, Sự cạnh tranh của các NH TMCP trên địa bànvới nhiều hình thức cho vay đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, qui trình và thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, dịch vụ đến tận tay khách hàng, đồng thời kết hợp các hình thức marketing của họ hết sức chuyên nghiệp nên gây ra nhiều khó khăn cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. Thứ tư, một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là sự phát triển nền kinh tế từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, người dân sẽ tăng chi tiêu, mua sắm cá nhân nhiều hơn, khả 10 năng quyết định nhanh hơn, họ sẵn sàng vay vốn ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự suy thoái hay trong tình trạng lạm phát như Việt Nam hiện nay, người dân có xu hướng tiết kiệm tiền, mua vàng hay USD dự trữ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm, vay vốn của người dân. Chương 3, Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của NHTMCP Công thương Việt Nam là xây dựng Vietinbank trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh có sức cạnh tranh cao với ngân hàng bán lẻ là trụ cột chính. Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An đang hướng đến mục tiêu trở thành một trong những chi nhánh phát triển mạnh nhất của hệ thống NHCT và là trung tâm thanh toán của khu vực Bắc Miền Trung. Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An xác định tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động thông qua năng lực tài chính, công nghệ và quản trị rủi ro; tập trung phát huy lợi thế tiềm năng sẵn có, khắc phục khó khăn, hạn chế, vượt qua thách thức, tận dụng mọi cơ hội để phát triển và mở rộng phạm vị hoạt động kinh doanh. Trong đó, phát triển hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và KHCN gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng được coi là định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển của Chi nhánh. 1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NHTM cổ phần đều xác định cho vay KHCN là một hướng đi mới, vì thị trường cho vay KHCN là mảng thị trường lớn nhưng hiện vẫn chưa được khai 11 thác đầy đủ. Vì thế, để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN thì Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An cần tập trung một số giải pháp sau: 1.1. Mở rộng đối tượng KHCN, Việc cho vay tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An chỉ mới tập trung các cá nhân tại Thành phố Vinh do hiện tại mạng lưới chưa phát triển mạnh. Nhưng trong tương lai không xa việc mạng lưới các Phòng giao dịch sẽ phủ kín tại các huyện đồng bằng trung du thì việc mở rộng đối tượng cho vay là tất yếu. 1.2. Thiết kế quy trình cho vay cụ thể, So với các NH TMCP khác thì Vietinbank đang thiếu những mô hình dịch vụ ngân hàng cá nhân cụ thể để chi nhánh triển khai. Thiết nghĩ nếu có một quy trình cho vay cụ thể, chắc chắn sẽ mở đường cho Chi nhánh triển khai đồng loạt tất cả các dịch vụ ngân hàng cá nhân và chính thực tiễn nghiệp vụ tất yếu sẽ hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. 1.3. Nâng cấp cơ sở vật chất, Ngoài việc nâng cấp cơ sở vật chất về mặt ngoại thất thì cần phải có sự cải tiến nâng cấp về mặt nội thất như: Bố trí lại phòng làm việc tại các phòng khách hàng, có thêm một phòng chờ dành cho khách hàng với trang thiết bị hiện đại. Dù đề án nâng cấp đã được HSC Vietinbank phê duyệt nhưng triển khai còn chậm nên trong phạm vi khả năng của mình Chi nhánh cần nỗ lực tốt nhất để cải thiện cơ sở vật chất hiện có. 1.4. Sắp xếp bố trí và đào tạo lại cán bộ, Với lịch sử của mình, Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An đã thừa hưởng những mặt tốt đẹp nhất 12 của lịch sử để lại nhưng cũng mang trong mình những hạn chế do lịch sử, đặc biệt về con người, nếu so về độ tuổi trung bình thì Vietinbank chỉ đứng sau Ngân hàng NN và Phát triển Nông thôn. Vì thế khi bước sang giai đoạn phát triển mới một bộ phận rất lớn CBCNV đã không thể theo kịp trình độ nhưng có nhiều đóng góp trong sự phát triển của ngân hàng. Trong khi đó, một lực lượng lớn những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản nhưng thiếu kinh nghiệm vì thế Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An cần phải sắp xếp bố trí và đào tạo lại lao động để không có sự chênh lệch quá lớn giữa các thế hệ. 1.5. Cải tiến cách đánh giá CBTD, Theo hướng đảm bảo công bằng giữa CBTD cho vay KHCN với CBTD cho vay khách hàng tổ chức trên cơ sở xét tới số lượng khách hàng và các sản phẩm tín dụng triển khai. 1.7. Xây dựng mô hình hoạt động chuẩn, Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An có hai phòng khách hàng chuyên biệt nhưng Phòng KHCN vẫn cho vay khách hàng doanh nghiệp tức vẫn hoạt động theo truyền thống phòng kinh doanh. Để việc cho vay KHCN ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả thì việc tách bạch hai khối khách hàng là việc cần làm ngay đối với Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. Ngoài ra, Chi nhánh nên thành lập Tổ thẻ riêng để phụ trách mảng kinh doanh thẻ - đây là mảng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiện tại Chi nhánh vẫn hoạt động chưa thực sự hiệu quả do việc kiêm nhiệm của CBTD vừa cho vay vừa làm cán bộ thẻ. 13 1.8. Xây dựng mối quan hệ tốt với chủ đầu tư dự án, chủ những doanh nghiệp bán buôn và những nhà bán lẻ, để qua đó phát triển lượng khách hàng đảm bảo chất lượng tốt: Các cá nhân, hộ gia đình là khách hàng của các chủ dự án, doanh nghiệp bán buôn. 1.9. Đẩy mạnh hoạt động Marketing, Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An hoạt động trên địa bàn thuận lợi nhưng đây cũng là địa bàn có sự cạnh trang gay gắt của nhiều tổ chức tín dụng. Do vậy, khâu marketing là khâu không thể thiếu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An trên địa bàn, như việc thành lập Phòng marketing chuyên biệt. 2. Kiến nghị Kiến nghị với Chính phủ và các Cơ quan Công quyền Nhà nước nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng việc ban hành các văn bản pháp luật tránh sự chồng chéo mâu thuẫn nhau. Mặt khác, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các cơ quan Nhà nước để rút ngắn thời gian cho người dân trong thủ tục hành chính và yêu cầu các cơ quan triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện tốt việc cung cấp thông tin tín dụng của cá nhân vay vốn cho Trung tâm CIC, để các ngân hàng có thể có thông tin đầy đủ về khách hàng, tránh rủi ro tín dụng. Việc thông tin trên mạng cần được cập nhật thường xuyên, định kỳ. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chính 14 sách tiền tệ ổn định để ngân hàng huy động lãi suất thấp nhằm cung cấp cho khách hàng nguồn vốn rẻ. NHNN với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu quả phục vụ của mình, có các việc làm thiết thực giúp các ngân hàng vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện nay và phát triển hơn nữa hoạt động của mình. Các quy định của NHNN ban hành phải có tầm nhìn xa, phục vụ cho sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế. Tránh trường hợp liên tục sửa đổi làm khó khăn cho cả ngân hàng và người dân. Kiến nghị Vietinbank, Với những chính sách và đường lối phát triển của mình, Vietinbank đã gặt hái được nhiều thành công trong thời gian qua. Điều đó thể hiện sự chỉ đạo vĩ mô của Vietinbank là đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì Vietinbank cần quan tâm hơn nữa đến cho vay KHCN. Mảng KHCN ngân hàng đã khai tốt và tăng liên tục trong thời gian qua, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của nhóm khách hàng còn rất nhiều này. Cho vay là hoạt động then chốt và truyền thống của ngân hàng vì vậy nâng cao hoạt động cho vay KHCN sẽ tác động tích cực giúp ngân hàng phát triển nhanh và bền vững hơn. Luận văn chỉ phân tích và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả cho vay KHCN của Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An như: Xây dựng chính sách cho vay KHCN, mở rộng đối tượng cho vay, nâng cấp cơ sở vật chất, sắp 15 xếp bố trí lại lao động, cải tiến cách đánh giá CBTD,…Các kiến nghị đưa ra với Chính phủ và các Cơ quan Công quyền; NHNN, Với Vietinbank để giúp cho ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay KHCN nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Việc chỉ nghiên cứu trong phạm vi hoạt động của Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An nên những giải pháp đưa ra chỉ trên cơ sở phạm vi nghiên cứu. 16 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển Vietinbank không những đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng quốc doanh thành ngân hàng cổ phẩn còn chuyển đổi chiến lược phát triển từ ngân hàng chuyên doanh thành một ngân hàng bán lẻ. Để trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì khách hàng cá nhân (KHCN) là cốt lõi của ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực cho vay KHCN. Thế nhưng, việc chuyển đổi chiến lược này bước đầu gặp phải rất nhiều khó khăn về công nghệ, mạng lưới, con người,… Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An cũng như các chi nhánh trong toàn hệ thống đều gặp phải những khó khăn trên, vì thế kết quả đạt được trong việc cho vay KHCN chưa cao, chưa xứng với tiềm năng, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi Nhánh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả cho vay KHCN của các NHTM 17 - Phân tích, đánh giá thực trạng về cho vay KHCN tại Vietinbank – Chi nhánh Nghệ An. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Hoạt động cho vay KHCN. - Phạm vi: Hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh Nghệ An - Thời gian nghiên cứu: Hoạt động cho vay KHCN tại Vietinbank Chi nhánh Nghệ An trong thời gian 03 năm từ năm 2008 đến năm 2010 - Nghiên cứu trên giác độ NHTM 4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng – chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: Phương pháp thống kê, phương phám phân tích, phương pháp so sánh, quy nạp, logic, phán đoán, tổng hợp để thực hiện nghiên cứu.. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN 18 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN TẠI VIETINBANK – CHI NHÁNH NGHỆ AN. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY KHCN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2.1. Hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng thương mại 2.1.1.Khái quát hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 2.1.1.1. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. 19 Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng hay các dịch vụ mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính khác nhau cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, uỷ thác đầu tư, nhận tiền gửi, ngược lại các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đang mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ của mình. Do đó, rất dễ có sự nhầm lẫn giữa loại hình NHTM và các trung gian tài chính khác. Peter Rose đã định nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Như vậy, có thể phân biệt NHTM với các trung gian tài chính khác ở chỗ NHTM là tổ chức kinh tế duy nhất được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán và làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế. NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với rất nhiều hoạt động đa dạng trong đó có ba hoạt động chính đó là: nhận tiền gửi, cho vay và hoạt động đầu tư. Nhận tiền gửi là hoạt động huy động vốn của ngân hàng từ những nguồn tiền chưa được sử dụng trong nền kinh tế với cam kết hoàn trả và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan