Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả bài dạy “saccarozơ” – hóa học 9 – thông qua hoạt động tham qua...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả bài dạy “saccarozơ” – hóa học 9 – thông qua hoạt động tham quan nhà máy đường lam sơn

.DOC
27
31
95

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI DẠY" SACCAROZƠ - HOÁ HỌC 9" THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, THAM QUAN NHÀ MÁY ĐƯỜNG LAM SƠN VÀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ LAM KINH" Người thực hiện: Đinh Thị Hường Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác:Trường THCS Tây Hồ SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC TT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 2 2.1 2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.4 3 3.1 3.2 3.2.1 3.2.2 Nội Dung MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm NỘI DUNG Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Hoạt động tham quan nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh. Tiến hành dạy bài saccarozơ sau khi học sinh tham quan Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị Đối với nhà trường Đối với Phòng giáo dục Trang 1-3 1 2 2 2 2-4 3-21 4 5-6 6-21 6-15 15-21 21-23 23-24 23 24 24 24 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và nhà nước đang từng bước thực hiện các giải pháp đổi mới, phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước, giữa khu vực thành thị và nông thôn. Với mục tiêu "Không ai bị bỏ lại phía sau" Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến đời sống an sinh xã hội, mức sống, công ăn việc làm của mọi tầng lớp trong xã hội nhất là những người nghèo. Mặc dù, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây tuy nhiên khoảng cách giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn. ( https://www.baogiaothong.vn/tang-truong-kinh-te-viet-nam-2018). Mức thu nhập bình quân đầu người trên năm ở nông thôn còn cách khá xa mức thu nhập bình quân đầu người trên năm tại thành phố. Kinh tế tại các vùng miền và nông thôn phát triển chưa bền vững, lao động nông thôn tay nghề còn thấp, công việc thiếu. Phần lớn người trong độ tuổi lao động đều ra các thành phố lớn để kiếm công ăn việc làm. Đa số các ban sinh viên được hỏi khi ra trường em sẽ xin việc làm ở đâu, hầu hết các em đều muốn ở lại các thành phố lớn để kiếm công ăn việc làm. Tại sao các em lại không về quê hương làm việc? Trong tư tưởng của người lao động cho rằng ở quê làm gì. Đây là một tư tuởng sai lầm, chính vì vậy việc định hướng nghề nghiệp giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường rất quan trọng. Mỗi một vùng quê đều có thế mạnh để phát triển kinh tế. Định hướng cho học sinh sau này về quê hương phát triển kinh tế quê hưong, phát triển bản thân và làm giàu cho quê hương mình. Học sinh khi phải học về các hợp chất cao phân tử như glucozơ, saccozơ, protein... đều cảm thấy khó hiểu và không hứng thú. Vì vậy trước tiết học về saccarozo tôi muốn tổ chức cho học sinh tham quan về khu nguyên liệu trồng mía và nhà máy đường Lam sơn Thọ xuân để các em có được những hiểu biết cần thiết về bài học saccarozơ tạo hứng thú và yêu thích cho tiết học, các em hiểu về quy trình sản xuất đường saccarozo và ứng dụng của nó. Thông qua hoạt động tham quan nhà máy đuờng và khu nguyên liệu trồng mía tôi muốn giáo dục cho học sinh về tình yêu quê hương đất nuớc. Định hướng nghề nghiệp cho các em sau này thay vì chọn ở lại các thành phố lớn thì các em có thể về quê hương làm việc. Ở tại quê hương có rất nhiều công việc để phát triển bản thân. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại trường THCS các hoạt động tham quan trải nghiệm thực tế còn ít, điều này khiến tôi rất trăn trở làm sao để các em có thể vừa được học kiến thức vừa được chơi, vừa đuợc trải nghiệm các hoạt động tập thể cùng nhau. Giúp các em tiếp thu tri thức tốt hơn và năng động hơn, kỹ năng sống của các em cũng được cải thiện dần. Sau khi tiến hành và áp dụng tôi thấy hiệu quả rất tốt vì vậy 1 tôi quyết định chia sẽ kinh nghiệm cho đồng nghiệp với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học. Sau đây tôi xin chia sẽ đề tài “Nâng cao hiệu quả bài dạy Saccarozơ - Hoá học 9" thông qua hoạt động trải nghiệm, tham quan nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh" đến mọi người. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này tôi tích hợp các hoạt động tham quan trải nghiệm thực tế trước bài học sẽ giúp các em nắm vững kiến thức về saccarozơ, quá trình sản xuất saccarozo, nguyên liệu và ứng dụng. Ngoài ra tôi còn lồng ghép thêm cho học sinh kiến thức về môn lịch sử thông qua khu di tích Lam Kinh, môn âm nhạc qua bài hát"âm vang thọ xuân" và làng nghề qua đặc sản bánh gai Tứ trụ. Từ đó giáo dục tình yêu quê huơng đất nước, tình yêu thương giữa con người với nhau. Tạo niềm tin trong cuộc sống cho các em về một tương lai tươi sáng ở phía trước. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Thông qua các hoạt động trải nghiệm, tham quan nhà máy đường Lam Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy "Saccarozơ" cho học sinh lớp 9. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đầu tiên tôi tiến hành thu thập và xử lí những thông tin lí luận về phương pháp tích hợp kiến thức thông qua hoạt động tham quan trước bài dạy trong môn học nói chung và môn Hoá học nói riêng để có kiến thức lí luận vững chắc. Nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu về hình thức tổ chức và hiệu quả của việc tham quan trước bài dạy trong các giờ dạy các môn. Tìm hiểu các thông tin trên mạng internet về các hoạt động tham quan trải nghiệm của các trường học, cấp học cho học sinh qua các môn khác nhau như môn lịch sử, môn địa lý, môn công nghệ.... Khảo sát hiểu biết về saccarozơ của học sinh khi chưa áp dụng phương pháp này. Sau đó tôi thử nghiệm áp dụng các giải pháp vào dạy học. Sau khi tiến hành thực nghiệm, tôi cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm và nhận thấy rõ hiệu quả tích cực. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Ở đây tôi sử dụng hai hình thức là : Phương pháp phỏng vấn và Phương pháp điều tra an - két. Tôi chuẩn bị hệ thống câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp các em về các vấn đề khác nhau có liên quan đến bài học và chuyến tham quan. Ví dụ như : Khu di tích Lam Kinh nằm ở xã nào? Lễ hội Lam Kinh diễn ra vào ngày tháng nào trong năm... Tôi cho học sinh trả lời trực tiếp bằng vấn đáp và làm vào giấy trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Qua điều tra nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và những mặt hạn chế và yếu kém của các em để có kế hoạch phù hợp. phương pháp hợp tác nhóm: Trong chuyến tham quan tôi chia các em thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có nhóm trưởng có thư ký, các nhóm hoạt động và làm việc cùng nhau, mỗi hoạt động tôi sẽ tính điểm cụ thể cho các nhóm để tạo không khí thi đua, mỗi hoạt động nhóm nào thắng sẽ có phần thưởng cụ thể. Thông qua 2 hoạt động nhóm giúp các em có trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, các em biết tương trợ và nổ lực hơn. Trong giờ học các em cũng tham gia các hoạt động học cùng nhau trong nhóm, thảo luận để tìm ra vấn đề, cùng tiến hành thí nghiệm. 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Đối với học sinh ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, giao lưu tham quan nhà máy, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, làng nghề truyền thống…để các em vui chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường và tiếp thu kiến thức dễ dàng từ thực tiễn. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển. Từ hoạt động tham quan sẽ giúp các em phát triển toàn diện về các kỹ năng sống, đạo đức và tiếp thu tri thức dễ dàng hơn. Đồng thời khơi dậy và làm sáng lên cho các em về lòng tự hào Dân tộc, tình yêu con người , yêu đất nước, yêu quê hương và tăng sự tự tin của bản thân. Còn một thực tế là hiện nay, tại cơ sở việc giáo dục cho học sinh thông qua hoạt động tham quan chưa được coi trọng. Hình thức đưa học sinh đi tham quan chỉ đơn thuần là đưa học sinh đến các địa danh chưa đạt đến được mục đích cần hướng tới. Trong đề tài sáng kiến này tôi áp dụng cho học sinh tham quan hai địa điểm chính đó là nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh với mục đích rất cụ thể. Đối với hoạt động tham quan nhà máy đường tôi muốn giúp học sinh nắm được trạng thái tự nhiên, quy trình sản xuất đường mía, quy trình sản xuất cồn etylic từ rỉ đường, sản xuất phân bón từ bã mía phục vụ cho khu công nghệ cao, học sinh có thể phân biệt được các loại đường. Trong hoạt động tham quan các em vừa nắm kiến thức lại vừa được vui chơi, được bày tỏ quan điểm của bản thân về tương lai sau này, phát biểu cảm xúc của các em. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư có chuyên môn nên hoạt động tham quan sẽ thú vị hơn. Địa điểm thứ hai mà học sinh tham quan là khu di tích Lam Kinh, hầu hết các em đều biết đến khu di tích thông qua các phương tiện truyền thông và học trong lịch sử địa phương vì vậy tôi không chú trọng đi vào kiến thức. Thay vào đó tôi liên hệ với người hướng dẫn viên trước yêu cầu về nội dung tham quan. Khi học sinh tham quan thay vì nói kiến thức thì tôi yêu cầu anh ấy kể các câu truyện kỳ bí và thú vị liên quan đến mỗi địa danh như : Cây ổi cười, Cây Thị, Cây Lim...( Chuyện kỳ lạ về những “cụ cây” ở di tích Lam Kinh(https://nld.com.vn/thoi-su-trongnuoc/chuyen-ky-la-ve-nhung-cu-cay-o-di-tichlamkinh20170123225947679.htm). Khiến học sinh vô cùng thích thú. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ngay tại khu di tích, thử làm các nhân vật lịch sử....Trong khi tham quan về mặt kiến thức không yêu cầu học sinh quá cao(các hoạt động tham quan chỉ hỗ trợ cho bài học saccarozơ) mà chủ yếu giúp các em được vui chơi và thư giản, 3 thông qua đó giúp kỹ năng sống của các em tốt hơn. Đây chính là sự khác biệt của đề tài mà tôi nghiên cứu, các đề tài trước đây quá coi trọng kiến thức mang đến qua hoạt động tham quan khiến học sinh căng thẳng, không được vui chơi bộc lộ cảm xúc, khiến các em cảm thấy không thích thú. Trong khi về tôi còn cho học sinh tham quan làng nghề làm bánh gai Tứ Trụ, thưởng thức hương vị thơm ngon của bánh khiến các em rất thích thú, được thử gói bánh...Thông qua các hoạt động đó các em được bộc lộ tính cách và cảm xúc của mình hoàn thiện nhân cách và kỹ năng, định hướng nghề nghiệp tương lại cho các em. Thông qua hoạt động tham quan ngoài giúp học sinh tiếp thu tri thức thì tôi còn muốn giúp học sinh định hướng nghề nghiệp và con đường tương lai phía trước. Không chạy theo những ảo tưởng không thực tế. Đây chính là điểm mới mà các sáng kiến khác không đề cập đến. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Hiện nay đất nước đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó vấn đề phát triển kinh tế các khu vực nông thôn và vùng miền đang gặp nhiều khó khăn. Không những thế vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trong độ tuổi hết sức khó khăn. Vì vậy trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mỗi địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế du lịch, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phát triển kinh tế địa phương. Thọ xuân là vùng đất với rất nhiều thế mạnh : Có bề dạy lịch sử hào hùng, có khu công nghệ cao, nhà máy đường, cảng hàng không... Những lợi thế đó sẽ thúc đẩy các ngành du lịch, công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển. Giải quyết được lượng lớn lao động. Chính vì thế tôi muốn giúp các em học sinh có cái nhìn mới về mảnh đất Thọ xuân đang chuyển mình đổi thay từng ngày, để các em có thể nhìn thấy tương lai tốt đẹp trên chính mảnh đất quê hương. Khi tiếp cận bài dạy về saccarozơ tôi nhận thấy có rất nhiều kiến thức từ hoạt động trải nghiệm tham quan sẽ giúp hoc sinh nắm bắt rất nhanh và hứng thú. Trong phần trạng thái tự nhiên thông qua hoạt động tham quan khu nguyên liệu trồng mía các em có thể biết được saccarozơ có nhiều trong cây mía. Quá trình sản xuất đường saccarozơ từ mía, sản xuất cồn etylic từ rỉ đường, các em con tìm hiểu được bả mía ứng dụng làm phân bón để trồng cây...Trái ngược hoàn toàn trứơc đây các em chỉ tiếp thu các kiến thức này qua sách giáo khoa hoặc tivi một cách thụ động. Đối với môn Hoá học lớp 9 khi học về hợp chất hữu cơ và nhất là hợp chất cao phân tử học sinh rất lúng túng và cảm giác không muốn học thấy khó và phức tạp nhưng khi được tham quan trải nghiệm các em rất hoà hứng vào bài học, tranh luận sôi nổi. Mặt khác hiện nay giới trẻ nhất là các em học sinh đang ngổi trên ghế nhà trường khá thờ ơ hay nói cách khác là vô cảm với quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Vì vậy thông qua hoạt động tham quan để giúp các em yêu quê hương gắn bó hơn. 4 Thông qua hoạt động tham quan giúp học sinh định hướng nghề nghiệp cho các em. Các em vẫn có công việc tốt, làm giàu ngay trên quê hương mình. 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Về phía giáo viên Tại đơn vị nơi tôi công tác, trong những năm trước đây học sinh chưa được đi tham quan trải nghiệm vì nhiều lý do trong đó kể đến như tổ chức cho các em tham quan rất phức tạp, liên hệ với các đơn vị và địa điểm để học sinh tham quan gặp nhiều khó khăn, kinh phí tham quan phụ huynh đóng góp nên một số phụ huynh chưa đồng ý... Mặc dù được học máy chiếu nhưng học sinh vẫn không hứng thú. Những năm gần đây được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đã đầu tư trang thiết bị dạy học và đồ dùng cần thiết cho quá trình giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh. Với cấp THCS, kiến thức bộ môn hóa học chỉ ở mức độ thấp: các khái niệm, định luật… đưa vào rất khô cứng buộc học sinh phải biết và vận dụng…, nhưng chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên học sinh hay nhàm chán. Những học sinh có khả năng tư duy không cao thì có xu hướng sợ học bộ môn này. Nhất là các tiết học về các hợp chất cao phân tử đối với học sinh thường khó, giáo viên cũng sử dụng các phương tiện dạy học nhưng hiệu quả không cao. 2.2.2. Về phía học sinh Học sinh lớp 9, đang ở lứa tuổi vị thành niên lại là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại văn hóa phẩm đồi trụy... nên việc giáo dục các em ở lứa tuổi này cần giáo viên phải có biện pháp phù hợp. Đối với các em các hoạt động tập thể cùng nhau trải nghiệm và khám phá đều rất thu hút các em. Nhất là các hoạt động đó giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con người. Đồng thời các hoạt động đó giúp các em lĩnh hội tri thức tốt hơn. Đa số các em học sinh thường thấy khô khan và khó hiểu đối với bộ môn hoá học, từ việc thấy khó hiểu các em không muốn học. Mặt khác về khả năng nhận thức của các em còn hạn chế, chưa chăm học, một số hoc sinh còn ỉ lại không tự giác khi làm thí nghiệm, nên việc tiếp thu tri thức của các em gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tôi quan sát các em khi tham gia các hoạt động tập thể thì các em lại rất hào hứng và tiếp thu tri thức rất nhanh và hứng thú. Trong năm học 2016 - 2017, tôi được phân công giảng dạy môn Hoá học ở hai lớp 9A và 9B của 2 trường THCS Tây Hồ và THCS Bắc Lương. Sau khi học xong bài "Saccarozơ" tôi đã khảo sát về mức độ hiểu biết Saccarozơ của các em về vấn đề liên quan đến nội dung bài thông qua phiếếu thăm dò với nội dung câu hỏi sau: Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất: Câu 1. Saccarozơ có những ứng dụng trong thực tế là : A .Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc, tráng gương , tráng ruột phích B . Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người . 5 C. Tráng gương , tráng ruột phích. D . Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm . Câu 2. Đường mía là loại đường nào sau đây : A. Đường phèn B. Glucôzơ C. Fructôzơ D. Saccarôzơ Câu 3: Nồng độ saccarozơ trong mía có thể đạt tới. A. 10 % B. 13 % C. 16 % D. 23 % Câu 4: Công thức phân tử của saccarozơ là A. C6H12O6 B. C6H12O7 C. C12H22O11 D. (- C6H10O5-)n Câu 5: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây A.Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thủy phân. C. Phản ứng xà phòng hóa . D. Phản ứng este hóa . Lớp Tổng số học sinh Câu Đáp án đúng Kết quả: 1 2 3 4 5 A D B C B Đáp án HS chọn 2-A 4-D 3-B 1-C 3-B Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng 6.1 12.1 9.1 3.0 9.1 9A 33 (%) Tỉ lệ TB hs chọn đáp án 7.9 đúng (%) Đáp án HS chọn 1-A 3-D 4-B 2-C 3-B Tỉ lệ hs chọn đáp án đúng 3.2 9.7 12.9 6.5 9.7 9B 31 (%) Tỉ lệ TB hs chọn đáp án 8.4 đúng (%) Từ kết quả trên, tôi thấy rằng việc tiếp thu tri thức của học sinh về saccarozơ chưa tốt, bên cạnh đó những hiểu biết của các em về quê hương Thọ Xuân còn rất hạn chế , kĩ năng sống của các em còn kém, định hướng nghề nghiệp cho tương lai của các em còn mơ hồ. Chính vì vây tôi quyết tâm khắc phục những điểm chưa tốt đó cho các em. Các biện pháp đã được tôi áp dụng ở năm học 2017 - 2018 đạt kết quả rất khả quan và tôi tiếp tục áp dụng với năm học 2018 - 2019. (Phần giải đáp kết quả đính kèm Phụ lục I) Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện. 2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Hoạt động tham quan nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh. 6 Để nâng cao chất lượng tiết dạy về saccarozơ và tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học nói chung, hợp chất cao phân tử nói riêng, đồng thời hướng nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm khu nguyên liệu trồng mía và nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh trong chương trình tôi đã tiến hành các giải pháp sau: 1. Tìm hiểu kiến thức về hoạt động tham quan trải nghiệm. 2.Tìm hiểu những hiểu biết về khu nguyên liệu trồng mía, nhà máy đường Lam sơn và khu di tích Lam Sơn. 3. Sưu tầm tài liệu. 4. Lập kế hoạch cụ thể của hoạt động tham quan cho học sinh, sau khi tham quan trải nghiệm thì cho học sinh viết bài thu hoạch. Tích hợp thêm môn lịch sử thông qua khu Di Tích Lam Sơn. 5. Hoạt động tham quan và trải nghiệm nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh. 6. Học sinh viết bài thu hoạch. 2.3.1.1. Tìm hiểu kiến thức về hoạt động tham quan trải nghiệm. 2.3.1.1.1. Khái niệm. Hoạt động tham quan trải nghiệm là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Hoạt động tham quan trải nghiệm hướng đến những phẩm chất và năng lực ở người học các năng lực đặc thù sau: + Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động. + Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; + Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; + Năng lực định hướng nghề nghiệp; + Năng lực khám phá và sáng tạo; 2.3.1.1.2. Mục đích ý nghĩa của hoạt động tham quan trải nghiệm Nội dung hoạt động tham quan trải nghiệm rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường… điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi hơn với thực tế cuộc sống, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời từ thực 7 tiễn các em vận dụng vào mỗi bài học một cách linh hoạt và sáng tạo.Hoạt động tham quan trải nghiệm hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại thông qua những trải nghiệm thực tiễn. Mục đích chính: Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Đặc biệt là phát triển các kỹ năng sống cho các em học sinh cụ thể: + Kỹ năng tự phục vụ bản thân. +Kỹ năng giao tiếp và ứng xử. + Kỹ năng hợp tác và chia sẽ. +Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông. + Kỹ năng xác lập mục tiêu cho cuộc đời. + Kỹ năng quản lí thời gian hiệu quả. + Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc. + Kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, đánh giá người khác + Kỹ năng ứng phó và đối diện với khó khăn. Nội dung: + Kiến thức thực tiễn gắn bó với đời sống, địa phương, cộng đồng, đất nước, mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực giáo dục, nhiều môn học; dễ vận dụng vào thực tế. Đồng thời từ thực tiễn các em vận dụng vào mỗi bài học một cách linh hoạt và sáng tạo. + Được thiết kế thành các chủ điểm mang tính mở, không yêu cầu mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ điểm. Hình thức tổ chức: + Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng… + Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm + Có nhiều lực lượng tham gia chỉ đạo, tổ chức các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,…). + Học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính. 2.3.1.2. Tìm hiểu những hiểu biết về nhà máy đường Lam sơn và khu di tích Lam Kinh của Học sinh. Đây là công việc đầu tiên trong quá trình chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm, giúp tôi nắm được nội dung và mục đích tham quan trải nghiệm cho học sinh. Để tìm hiểu hiểu biết của học sinh về khu nguyên liệu trồng mía, nhà máy đường Lam Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh tôi tiến hành kiểm tra dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp, từ đó lên kế hoạch cho phù hợp. Khi thực hiện, tôi đã phối hợp các biện pháp: Biện pháp quan sát: Tôi quan sát những biểu hiện tâm lí, sự phát triển về cơ thể, cách giao tiếp với bạn bè, cách xử lí những tình huống trong quá trình học tập,…để hiểu rõ hơn về học sinh cả về mặt thể chất và tâm sinh lí. Quá trình quan sát thực hiện bất cứ lúc nào (trong các tiết học, trong giờ ra chơi, trong các buổi hoạt động tập thể,…). Khi gặp những biểu hiện đặc biệt tôi sẽ ghi chép vào cuốn sổ “Nhật kí quan sát” để kịp theo dõi các em. 8 - Biện pháp phỏng vấn: Tôi trực tiếp phỏng vấn các học sinh về hiểu biết về khu nguyên liệu trồng mía, nhà máy đường Lam Sơn, khu di tích lịch sử Lam Kinh của các em bằng các câu hỏi. Ví dụ: Câu 1: Nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh thuộc xã hay thị trấn nào của Thọ Xuân? Câu 2: Thọ Xuân những xã nào tập trung khu nguyên liệu trồng mía. Câu 3: Nhà máy đường Lam Sơn thành lập trung tâm NC&PT công nghệ cao Lam Sơn vào năm nào? Câu 4: Khu di tích lich sử Lam Kinh gắn liền với vị Vua nào của dân tộc? Lễ hội Lam kinh diễn ra vào ngày tháng nào trong năm? Câu 5: Nếu có 2 lựa chọn khi ra trường em sẽ bươn trải xin việc ở thành phố và tuyển ngay vào làm việc trong nhà máy đường Lam Sơn thì em sẽ chọn làm ở đâu?vì sao? Tùy thuộc từng đối tượng học sinh mà tôi có thể đưa ra các câu hỏi phỏng vấn khác nhau. Sau khi thu thập những câu trả lời của các em tôi tổng kết lại và từ đó có thêm hiểu biết về nhận thức của học sinh. - Biện pháp đưa các tình huống cho các em giải quyết: Tôi đưa các tình huống cụ thể cho các lớp, yêu cầu các em cùng thảo luận trong buổi sinh hoạt 15 phút và đưa ra các cách giải quyết, rồi ghi chép vào giấy. Sau buổi sinh hoạt 15 phút tôi sẽ thu thập lại kết quả thảo luận của các lớp và thống kê vào sổ theo dõi. - Biện pháp sử dụng phiếu thăm dò: Trong phiếu thăm dò tôi có sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm nhiều lựa chọn,…và các câu hỏi mở để các em thể hiện những hiểu biết của mình. 2.3.1.3. Sưu tầm tài liệu Sau khi đã nắm được mức độ hiểu biết của học sinh và sự phát triển về thể chất cũng như tâm lí của học sinh, tôi tiến hành sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến nội dung tham quan trãi nghiệm. Liên hệ với ban quản lý di tích lịch sử, ban giám đốc nhà máy đường. Đồng thời tìm hiểu thêm về các loại giống mía hiện nay đang được trồng cho năng suất cao, các sản phẩm của nhà máy đường Lam sơn... Để có đuợc các thông tin và hiểu biết về chuyến tham quan và trải nghiệm tôi phải tìm hiểu trên mạng, vào trang WED của nhà máy đường, tài liệu về công nghệ của nhà máy. Sách lịch sử và tư liệu về khu di tích Lam Kinh. 2.3.1.4. Lập kế hoạch cụ thể của hoạt động tham quan cho học sinh, sau khi tham quan trải nghiệm thì cho học sinh viết bài thu hoạch. Tích hợp thêm môn lịch sử thông qua khu Di Tích Lam Sơn. Thứ nhất: Tôi xin ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường, trình bày chi tiết về kế hoạch tham quan trải nghiệm, mục đích của chuyến tham quan trải nghiệm thực tế. Sau đó xin ý của Ban đại diện cha mẹ học sinh về chuyến tham quan và yêu cầu phụ huynh đi cùng hỗ trợ giáo viên phụ trách khi đưa học sinh đi tham quan. Tôi tiến hành nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức và kĩ năng để xác định rõ mục tiêu của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ, xác định trọng tâm bài học để khi tham quan định hướng cho học sinh nắm rõ kiến thức. 9 Thứ hai: Tôi liên hệ với nhà máy đường và ban quản lý khu di tích Lam Kinh để sắp xếp thời gian cho học sinh tham quan trải nghiệm trong một buổi sáng. Đây là công việc quan trọng nhất trong cả chuyến tham quan. Thứ ba: Chuẩn bị phương tiện di chuyển cho học sinh là ôtô 30 chỗ( Tiền xe phụ huynh đóng góp).Ăn sáng các em phải tự túc ở nhà, phụ huynh của lớp sẽ mua nước và thêm một số đồ ăn nhẹ cho các em khi tham quan và trải nghiêm. Thứ tư: Quán triệt nội quy và yêu cầu đối với từng học sinh khi tham gia chuyến tham quan trải nghiệm, thông báo giờ đi, lịch di chuyển và thứ tự nơi tham quan, trang phục và vở ghi chép cho chuyến tham quan: NỘI QUY THAM QUAN 1. Học sinh có mặt đúng thời gian quy định. Đi và về cùng với đoàn, không bỏ đoàn đi riêng. Không được phép thay đổi xe. Giữ vệ sinh chung các nơi mình tới. Khi tới giờ tham quan học tập tất cả học sinh phải tham gia, không được ở lại trên xe. 2. Trang phục: Mang theo đồng phục nhà trường để mặc vào sáng tham quan, đem theo thẻ học sinh và khăn quàng. Các em đem điện thoại hoặc máy ảnh để chụp tư liệu cho chuyến tham quan. 3. Học sinh mang theo thuốc cá nhân (nếu có bệnh lý riêng). 4. Không tự ý đi lung tung trong khu vực tham quan, không gây ồn ào, tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhà máy, ngưòi hướng dẫn của khu di tích và giáo viên phụ trách. 5. Không mang theo các chất kích thích, các vật gây hại (như dao, kéo); không uống rượu bia, không đánh bài khi đi tham quan học tập. 6. Xếp hàng trật tự (theo xe của mình) để vào khu tham quan. 7. Không được sờ mó làm hư hỏng máy móc, đồ vật khi vào tham quan . 8. Sau khi tham quan về, học sinh nộp bài thu hoạch tự chọn. (cho giáo viên dạy bộ môn lớp mình). Thứ năm: Lịch trình cụ thể. - 6h30: Tập trung tại trường - 7h00: Khởi hành Điểm 1: Nhà máy đường Lam Sơn- Thọ Xuân ( Từ 8h – 9h30) Điểm 2: Khu di tích lịch sử Lam Kinh. ( 9h30 – 11h00 ) - Từ 11h15 tập trung lên xe về trường, kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm. Thứ sáu: Thành phần ban tổ chức. 1. Giáo Viên chủ nhiêm: Bùi Thị Hiền 2. Giáo viên Bộ môn: Đinh Thị Hường. 3. Phụ huynh: Phụ huynh trưởng và phụ huynh em Đỗ Trường Giang. Thứ bảy: Sau chuyến tham quan giáo viên rút kinh nghiệm và báo cáo tình hình cho ban giám hiệu những mặt ưu điểm và hạn chế khi tham quan, để những chuyến tham quan sau sẽ tốt hơn. 10 Căn cứ vào nội dung bài học, tôi lựa chọn thời điểm và những nội dung tham quan, định lượng nội dung tích hợp sao cho phù hợp, vừa gây hứng thú cho học sinh và giúp các em lĩnh hội kiến thức tốt nhất, vừa học vừa chơi. 2.3.1.5. Hoạt động tham quan và trải nghiệm nhà máy đường Lam Sơn và khu di tích lịch sử Lam Kinh. Sáng 6h30 phút: tập trung tại sân trường THCS Tây Hồ. 7h15 phút xe ôtô xuất phát tại trường. Đúng 7h 10 tất cả các em học sinh lên xe, trong lúc ổn định chỗ ngồi trên xe tôi yêu cầu bác lái xe mở ngay một bản nhạc trẻ mà các em rất thích của Sơn Tùng MTV. Cả xe bọn trẻ đồng thanh hát khiến bác lái xe ngạc nhiên. Tôi nói với học sinh rằng giờ đến lượt cô yêu cầu. Tôi mở bài "Nối vòng tay lớn" chỉ có một số em hát theo được, nhưng những em khác thì vỗ tay hào hứng lắm. Sau bài nối vòng tay lớn lại là một bài các em yêu cầu, cứ thế trò chơi diễn ra rất vui . Thông qua trò chơi hát theo yêu cầu này tôi đã lồng ghép rất nhiều bài hát quê hương vào để các em cảm nhận được sự hào hùng và vẻ đẹp của quê hương đất nước. 7h45 phút xe đến cổng nhà máy đường Lam Sơn. Các em tập trung tại cổng nhà máy để đợi anh kỹ sư ra dẫn đi tham quan. 8h đúng bắt đầu tham quan nhà máy đường. 11 Khu tập kết nguyên liệu mía. Khu ép mía. Khu vực lọc, tẩy màu và kết tinh đường. 12 Công đoạn đóng gói. Khu vực sản xuất cồn etylic từ rỉ đường. 9h30 đoàn tham quan thăm khu di tích lam kinh. 13 Sự hào hứng của các em học sinh. Các hoạt động vui chơi Các em chơi trò " Đua thuyền trên cạn" 14 Các em chơi "Kéo Co" Làng nghề làm bánh gai tứ trụ nổi tiếng. Học sinh thi gói bánh gai. 11h30 kết thúc chuyến tham quan. 2.3.1.6. Học sinh viết bài thu hoạch và phát biểu cảm tưởng khi tham gia chuyến trải nghiệm.(đính kèm phần phụ lục II). 2.3.2 Tiến hành dạy bài saccarozơ sau khi học sinh tham quan. Ngày soạn:……….. Ngày dạy:………... TiÕt 64 : Glucoz¬, Saccarozo B. Saccarozo - CTPT: C12H22O11 I. Môc tiªu của bài học: Giúp học sinh: 1. KiÕn thøc: 15 - N¾m ®îc c«ng thøc ph©n tö, đặc điểm cấu tạo, tÝnh chÊt vËt lý (trạng thái, màu sắc, mùi vị, độ tan) tÝnh chÊt hãa häc (Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit) vµ quy trình sản xuất đường( Saccarozơ) trong công nghiệp - BiÕt tr¹ng th¸i thiªn nhiªn vµ øng dông cña saccarozo 2. Kü n¨ng: -Quan sát thực tiễn, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tự tin trong giao tiếp và thể hiện trước đám đông, kỹ năng thuyết trình. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Kỹ năng làm và quan sát thí nghệm. - RÌn luyÖn kü n¨ng viÕt PTHH cña saccarozo. - Biết vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề cô thÓ . 3.Thái độ. - Gi¸o dôc cho học sinh t×nh yªu gia ®×nh,yªu quª h¬ng ®Êt níc; lßng nh©n ¸i khoan dung ; tÝnh trung thùc , tù träng, tù lËp, tù tin trong cuéc sèng vµ cã tinh thÇn vît khã; - Cã tr¸ch nhiÖm víi b¶n th©n,gia ®×nh, céng ®ång vµ m«i trêng tù nhiªn. - Thùc hiÖn nghÜa vô cña ngêi häc sinh ®èi víi nhµ trêng vµ ph¸p luËt cña nhµ níc. 4.Ph¸t triÓn n¨ng lùc: - Thùc hµnh ho¸ häc . - Ph¸t triÓn n¨ng lùc tÝnh to¸n ho¸ häc,sö dông CNTT, - N¨ng lùc giao tiÕp, hîp t¸c trong nhãm. - N¨ng lùc gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò th«ng qua ho¸ häc. - N¨ng lùc vËn dông kiÕn thøc ho¸ häc vµo cuéc sèng. II.ChuÈn bÞ cña GV vµ HS + Giáo viên: Tivi Dụng cu: Chuẩn bị cho 4 nhóm: ống nghiệm (12), đèn cồn(4), diêm(4), kẹp gỗ(8), giá để ống nghiệm(4), pipet(8). Hoá chất: dung dịch saccarozơ, dung dịch AgNO3 trong amoniac, dung dịch H2SO4 , dung dịch NaOH. + Học sinh: s¸ch gi¸o khoa, bài thu hoạch. III.Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất hoá học của glucozơ? - GV thu bài thu hoạch của học sinh. 2.Bµi míi: Giới thiệu bài: GV mở bài hát "Âm vang Thọ xuân". Mảnh đất Thọ xuân với bề dày lịch sử, địa linh nhân kiệt. Tự hào với nhà máy đường Lam Sơn, di tích lịch sử Lam Kinh, sân bay Sao Vàng...Cô và các em đã được trải nghiệm chuyến tham quan rất tuyệt vời về nhà máy đường và khu di tích lịch sử để giúp các em hiểu hơn về hợp chất đường saccarozơ và quê hương Thọ Xuân, đường saccarozơ là loại đường phổ biến nhất hiện nay. Vậy saccarozơ có tính chất, ứng dụng và trạng thái tự nhiên thế nào?ta sẽ nghiên cứu cụ thể trong bài này. 16 Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh Ho¹t ®éng 1: Tr¹ng th¸i tù nhiªn Từ chuyến tham quan khu nguyên liệu và nhà máy đường Lam Sơn, nghiên cứu SGK. Cho biÕt tr¹ng th¸i thiªn nhiªn cña saccarozo? HS: Saccarozơ có trong: cây mÝa, cñ c¶i ®êng, hoa thèt nèt. GV trình chiếu hình ảnh trên Tivi Yêu cầu cần đạt I. Tr¹ng th¸i tù nhiªn - Cã nhiÒu trong thùc vËt nh mÝa(nồng độ saccarozơ trong nước mía đạt tới 13%), cñ c¶i ®êng, thèt nèt. Mía Củ cải đường Thốt nốt GV: Ở nước ta, đường mía được sản xuất dưới nhiều dạng thương phẩm khác nhau: - Đường phèn. - Đường cát. - Đường kính - Đường phên. ? Sự khác nhau giữa các loại đường này. Công dụng của chúng? HS trả lời và GV chốt ý trình chiếu công dụng và sự khác nhau của các loại đường ? Tại sao saccarozơ không có màu nhưng ta lại thấy đường có màu. HS trả lời giáo viên chốt ý: do bị lẫn tạp chất nên có màu vàng. Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên có màu trắng. 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Sau khi học xong bài saccarozơ - hoá học 9 vào cuối năm học 2017- 2018 tôi đã làm phiếu thăm dò đối với học sinh lớp 9A và 9B như sau: PHIẾU THĂM DÒ Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Khi đun nóng dd đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa: A. glucozơ và axit axetic B. glucozơ và rượu etylic C. fructozơ và ruợu etylic D. glucozơ và frutozơ Câu 2: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ với dung dịch axit sunfuric, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương do Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ . A. Đúng B. Sai Câu 3: Loại đường có màu nâu vàng gọi là Đường đỏ được chế biến đơn giản từ nước mía tươi không qua tinh luyện, có tác dụng bổ máu, lưu thông khí huyết. A. Đúng B. Sai Câu 4: Lam Kinh là vùng đất thiêng, địa linh nhân kiệt là nơi an nghỉ vĩnh hằng của 6 vị Vua: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông và Lê Túc Tông, 2 bà Hoàng Thái Hậu: Ngô Thị Ngọc Giao, Nguyễn Thị Ngọc Huyên và công chúa Thuỵ Hoa. A. Đúng B. Sai Câu 5 : Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarôzơ và glucôzơ : A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch AgNO3 trong amoniac D. Tất cả các dung dịch trên Kết quả như sau: Lớp 9A Tổng số học sinh 38 Câu 1 2 3 4 5 Đáp án đúng D A A A C Đáp án HS chọn 33D 31A 29A 32A 34C 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất