Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa - vũng t...

Tài liệu Nâng cao công tác quản lý trị giá hải quan tại cục hải quan tỉnh bà rịa - vũng tàu

.PDF
111
108
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐    DƯƠNG VĂN TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐    DƯƠNG VĂN TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60 34 01 02 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM ngày 04 tháng 01 năm 2013. Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) 1. TS. Lưu Thanh Tâm Chủ tịch 2. TS.Nguyễn Đình Luận Phản biện 1 3. TS.Phan Ngọc Trung Phản biện 2 4. TS.Trần Anh Dũng Uỷ viên 5. TS. Nguyễn Hải Quang Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng 12 năm 2012 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Dương Văn Tùng Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 29/3/1986 Nơi sinh: Bắc Giang Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1184011228 I- Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Đánh giá công tác quản lý trị giá Hải quan tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/05/2012 IV- Ngày hoàn thành nhiêmj vụ: 15/12/2012 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Dương Văn Tùng ii LỜI CÁM ƠN Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp.Hồ Chí Minh. Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Phú Tụ, người đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này ngay từ lúc định hình các nghiên cứu ban đầu cho đến lúc hoàn chỉnh luận văn. Xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Quý thầy cô giáo Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cám ơn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình quan sát, phân tích thực trạng cũng như nghiên cứu lý luận công tác quản lý trị giá hải quan tại đơn vị. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Dương Văn Tùng iii TÓM TẮT Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; quá trình triển khai, áp dụng quản lý trị giá hải quan ở Việt Nam phù hợp với tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Thông qua việc khái quát quy trình kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó phân tích thực trạng tình hình thực hiện công tác quản lý trị giá hải quan tại đơn vị, đánh giá những mặt đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện quy trình kiểm tra trị giá hải quan hiện nay, rút ra những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới. Tiến hành phân tích và dự báo các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa những đưa ra những biện pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu dựa trên việc tận dụng các cơ hội và “né tránh” rủi ro. Trên cơ sở đó để hình thành và xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. iv ABSTRACT The dissertation has focused on the general theoretical problems of customs value for exported & imported goods; the development progress and the application of Vietnamese customs value’s management which are in accordance with accessing World Trade Organization process. Through an overview of the checking the customs value process at the Customs Department of Ba Ria - Vung Tau Province, which are analyzing the current status of implementation of the customs value’s management at my office, evaluating the achieved as well as the outstanding issues in the implementation process to check the current valuation, drawn to promote strengths and weaknesses must be addressed in the near future. Analyzing and forecasting the inside as well as outside factors affecting the activities of state management of customs value at the Customs Department of Ba Ria - Vung Tau Province to make the offering measures to promote strengths, limitations and weaknesses based on the utilization of opportunities and "dodge" risks. On this basis, I would like to form and develop specific solutions to improve the customs value’s management at the Customs Department of Ba Ria - Vung Tau Province. v MỤC LỤC   Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................ Error! Bookmark not defined. Tóm tắt ...................................................................... Error! Bookmark not defined. Abstract ..................................................................... Error! Bookmark not defined. Mục lục........................................................................................................................ v Danh mục các từ viết tắt.......................................................................................... viii Danh mục các bảng .................................................................................................... ix Danh mục các hình ...................................................................................................... x Mở đầu ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1  2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 1  3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2  4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2  5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2  6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .......................................................................... 2  7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 3  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN................ 4  1.1. Những vấn đề lý luận chung về trị giá hải quan. ................................................. 4  1.2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan.......................................................... 7  1.3. Hiệp định xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO ...................................... 8  1.4. Sự cần thiết phải quản lý trị giá hải quan. .......................................................... 15  1.4.1. Gian lận thương mại qua trị giá hải quan. ....................................................... 15  1.4.2. Sự cần thiết phải chống gian lận trị giá hải quan. ........................................... 16  1.5. Lịch sử xác định trị giá Hải quan ở Việt Nam. .................................................. 20  1.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý trị giá hải quan. ...................... 25  1.6.1. Số lượng tờ khai phải kiểm tra trị giá hải quan. .............................................. 25  1.6.2. Số lượng tờ khai tham vấn giá. ....................................................................... 26  vi 1.6.3. Số tờ khai phải xác định lại trị giá tính thuế và ấn định thuế.......................... 27  1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.................................................................................... 27  1.7.1. Những nhân tố thuận lợi.................................................................................. 27  1.7.2. Những nhân tố không thuận lợi....................................................................... 29  CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ............................................ 32  2.1. Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ......................................... 32  2.1.1. Lịch sử hình thành ........................................................................................... 33  2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .................. 33  2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................................. 35  2.2. Thực trạng công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .................................................................................................................. 37  2.2.1. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.37  2.2.2. Tình hình thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 – 2011. ....................................................................................... 44  2.2.3. Tình hình công tác quản lý nhà nước về trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ................................................................................................... 48  2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ........................................................................................................ 64  2.3.1. Những mặt đạt được. ....................................................................................... 64  2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại. ............................................................................... 68  CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU............................... 78  3.1. Phương hướng đặt ra tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ..................... 78  3.1.1. Phương hướng chung. ..................................................................................... 80  3.1.2. Phương hướng cụ thể. ..................................................................................... 80  3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ......................................................................................................... 82  vii 3.2.1. Rà soát, kiến nghị kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật. ............................... 82  3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức nhân sự............................................... 83  3.2.3. Tăng cường phối hợp trong nội bộ cũng như với các cơ quan có liên quan. .. 85  3.2.4. Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp. ........................................................... 87  3.2.5. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước.. ...................................................... 88  KẾT LUẬN .................................................................................................................. 95  TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 97    viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT   WTO : Tổ chức thương mại thế giới WCO : Tổ chức hải quan thế giới ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á GATT : Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại C/O : Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa TCHQ : Tổng cục hải quan GTT22, GTT01 : Hệ thống cơ sở dữ liệu giá KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan BTC : Bộ Tài chính CP : Chính phủ QĐ : Quyết định NĐ : Nghị định TT : Thông tư KTTT : Kiểm tra thu thuế TGTT : Trị giá tính thuế USD : Đô la Mỹ BR-VT : Bà Rịa - Vũng Tàu UBND : Ủy ban nhân dân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.2. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan hàng xuất khẩu ..................................38 Bảng 2.3. Quy trình kiểm tra trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu .....................40 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. ...............46 Bảng 2.5: Kết quả kiểm tra trị giá hải quan trong thông quan từ năm 2007 đến hết 31/8/2012...................................................................................................................49 Bảng 2.6: Thống kê đối tượng hàng hóa gian lận trị giá hải quan. ...........................52 Bảng 2.7: Thống kê chủ thể gian lận về trị giá hải quan (từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/08/2012). .....................................................................................................53 Bảng 2.8. Kết quả KTSTQ từ 01/01/2008 đến 31/8/2012 ........................................56   x DANH MỤC CÁC HÌNH   Hình 2.1 – Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...................36 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc gia nhập “sân chơi quốc tế” này đã đưa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Các thành viên của WTO phải thực hiện các cam kết quốc tế nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước trong đó có hoạt động quản lý thuế xuất nhập khẩu, cụ thể là từng bước giảm thuế suất tiến đến gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Việt Nam đã có nhiều có gắng trong việc cải thiện hoạt động quản lý trị giá và thuế xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu mà cụ thể là trị giá hải quan vẫn còn nhiều bất cập như: việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá, thuế xuất nhập khẩu thay đổi thường xuyên, tình trạng gian lận thương mại đối với trị giá hải quan vẫn còn xảy ra khá phố biến... trong lúc nhà nước chưa có biện pháp nào tỏ ra thực sự hiệu quả để giải quyết vấn các đề này... Xuất phát từ những lý do đó, việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến trị giá hải quan, đánh giá tình hình quản lý trị giá hải quan tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua từ đó đề ra giải pháp đồng bộ, mang tính chiến lược cho hoạt động quản lý trị giá hải quan đang là một đòi hỏi khách quan. Hy vọng rằng, đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” sẽ góp phần vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn nói trên. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, những quy định của WTO liên quan, đánh giá công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, để từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp mang tính đồng bộ, lâu dài cho công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới nhằm chống thất thu Ngân sách Nhà nước và đảm bảo 2 cho hoạt động xuất nhập khẩu tại địa phương được diễn ra minh bạch, cạnh tranh lành mạnh. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Đánh giá công tác kiểm tra trị giá hải quan tại Cục hải quan tỉnh BR - VT từ đó phân tích các nguyên nhân tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về trị giá hải quan tại địa phương; Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh BR - VT. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý nhà nước về trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn về mặt không gian là Cục hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu, về mặt thời gian là giai đoạn từ năm 2007 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích tình huống... dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ các báo cáo, sách, báo, tạp chí, internet, … Các phương pháp này được sử dụng kết hợp, đan xen với nhau để đưa ra những kết luận phục vụ cho đề tài. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trong những nhiệm vụ đó, việc tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. 3 Số thuế phải nộp của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định trên cơ sở số lượng, trị giá hàng hóa và thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy, việc xác định trị giá hàng hóa là vấn đề quyết định trực tiếp đến số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ cho chúng ta cái nhìn cơ bản về quy trình kiểm tra, xác định trị giá hải quan, từ đó mạnh dạn đề ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 7. Bố cục của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý trị giá hải quan. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRỊ GIÁ HẢI QUAN   1.1. Những vấn đề lý luận chung về trị giá hải quan. Thuế Hải quan đã ra đời và tồn tại khi những hình thái Nhà nước đầu tiên xuất hiện. Tại các lãnh địa thời Trung cổ, các thương nhân đã than phiền với nhau về yếu tố “vô lý” mà họ phải trả cho các Lãnh chúa khi họ mang hàng hóa ra vào những khu vực do các Lãnh chúa đó quản lý. Theo ghi nhận của Tổ chức Hải quan Thế giới, các điều khoản đầu tiên về thuế Hải quan xuất hiện vào cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại Mỹ và Châu Âu. Khi đó, người ta quy định phải thu một khoản thuế Hải quan nhất định đối với một số loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Thuế Hải quan (hay thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) là một khoản tiền được tính dựa trên các căn cứ nhất định do đối tượng nộp thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước khi tiến hành xuất khẩu hoặc nhập khẩu loại hàng hóa là đối tượng chịu thuế Hải quan qua biên giới quốc gia. Thuế Hải quan ngày càng phát triển và có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt là những nước đang phát triển, do nhu cầu cần nguồn lực tài chính phục vụ các dịch vụ công và nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước, thuế suất thuế Hải quan thường cao và đánh vào hầu hết các mặt hàng nhập khẩu, theo đó Thuế Hải quan chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng thu ngân sách, chẳng hạn, ở Pakistran, Thuế Hải quan chiếm từ 30 – 40% tổng thu ngân sách, ở Việt Nam trong những năm trước đây Thuế Hải quan chiếm 25 – 30% tổng thu ngân sách… Trong xu thế hội nhập và giao lưu thương mại toàn cầu, những yếu tố cơ bản của hệ thống Thuế Hải quan như biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa đã trở thành những nội dung quan trọng trong thỏa thuận thuế quan và thương mại giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy, ngày nay từ đầu thế kỷ XX, các nước kinh tế phát triển Châu Âu đã nỗ lực tìm kiếm một hệ thống các phương pháp xác định trị giá hải quan áp dụng thống nhất trên phạm vi quốc tế. 5 Khái niệm trị giá hải quan (trị giá tính thuế hàng hóa) đã được hình thành khi người ta bắt đầu chuyển dần đánh thuế cụ thể theo lượng hàng hóa sang đánh thuế theo trị giá hàng hóa. Càng ngày, việc tính thuế dựa trên trị giá của hàng hóa càng phát triển, do vậy việc xác định trị giá hàng hóa một cách tùy tiện không còn phù hợp nữa, ở các khu vực lãnh thổ, các nước tìm cách xây dựng các cách tính toán giá trị của hàng hóa để tính thuế. Mặc dù vậy, nhưng đến nay khi nói đến trị giá hải quan vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, chẳng hạn: - Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa dùng để tính thuế Hải quan theo giá trị. - Trị giá hải quan là trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. - Trị giá hải quan là giá thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa để đánh thuế Hải quan theo giá trị của hàng hóa đó. - Trị giá hải quan là trị giá phục vụ cho mục đích tính thuế Hải quan và thống kê Hải quan. - Theo các chuyên gia Hải quan Nhật Bản thì trị giá hải quan là chỉ số thể hiện giá trị của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, ra hoặc vào lãnh thổ Hải quan, để phục vụ mục đích quản lý nhà nước về Hải quan theo từng thời kỳ. Qua các ý kiến, quan điểm trên, có thể hiểu thống nhất về trị giá hải quan như sau: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dùng cho mục đích quản lý Nhà nước về Hải quan. Trị giá hải quan bao gồm trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu và trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu. Các nước gia nhập Hiệp định trị giá GATT, trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng mua bán, không bao gồm các chi phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I) quốc tế. Còn trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá theo Hiệp định trị giá GATT/WTO và dừng lại ngay ở phương pháp đã xác định được trị giá. Trị giá hải quan được xác định cho tất cả các loại hàng hóa do các 6 tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu không phân biệt có hợp đồng hay không có hợp đồng, nhằm mục đích thương mại hay không nhằm mục đích thương mại, hoạt động kinh doanh đầu tư hay sản xuất xuất khẩu. Trị giá hải quan được sử dụng chủ yếu vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu sử dụng vào các mục đích sau: - Mục đích tính thuế: khởi thủy đầu tiên của việc xác định trị giá hải quan làn nhằm mục đích tính thuế, vì lẽ đó khi nói đến trị giá hải quan người ta thường đồng nhất với trị giá tính thuế. - Mục đích thống kê: Ngoài mục đích tính thuế, trị giá hải quan còn được sử dụng cho mục đích thống kê, gồm thống kê kim ngạch xuất khẩu và thống kê Hải quan. Qua hoạt động thống kê mà cụ thể là căn cứ vào các số liệu thống kê Nhà nước có cơ sở để thực hiện điều chỉnh chính sách quản lý các hoạt động thương mại, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách quản lý Nhà nước về Hải quan cũng như chích sách thuế, qua đó thực hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước. - Mục đích quản lý hạn ngạch: Để thực hiện chính sách quản lý mặt hàng và chính sách thuế đối với một số mặt hàng trong từng giai đoạn phát triển nhất định, cơ quan quản lý Nhà nước chuyển ngành sử dụng hình thức cấp hạn ngạch, theo đó thông qua việc xác định trị giá hải quan Nhà nước thực hiện được mục đích quản lý hạn ngạch. - Mục đích xử phạt vi phạm các quy định về Hải quan: Trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thường xảy ra việc vi phạm các quy định về Hải quan như vi phạm các quy định về thủ tục Hải quan, về kiểm tra, giám sát Hải quan, về chính sách quản lý mặt hàng…, và xét về mặt nguyên tắc các hành vi vi phạm đó đều phải xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó trị giá hải quan cũng là một trong những căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hình thức và mức độ xử phạt đối với các hành vi vi phạm về Hải quan. - V.v…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan