Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân h...

Tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh hà nội

.DOC
119
11
148

Mô tả:

Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N ------------ NGUYỄN ANH TUẤN N¢NG CAO CHÊT L¦îNG THÈM §ÞNH TµI CHÝNH Dù ¸N TRONG HO¹T §éNG CHO VAY t¹i NG¢N HµNG TMCP NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM - CHI NH¸NH Hµ NéI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.31.12.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................................3 1.1. Khái niệm cơ bản..........................................................................................3 1.1.1. Dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư........................................3 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại...................................................................................................6 1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại...........................................6 1.2.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại...................................................................................................11 1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại...........................................................................................13 1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại...............................................................................28 1.3.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án và các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án..........................................28 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại...........................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI..................................38 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội...............................................................................................38 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội......................................................38 2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội...............................................................................................41 2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.........................................................................................42 2.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội...........................................49 2.2.1. Công tác tổ chức thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.........................49 2.2.2. Quy trình thẩm định TCDA tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà nội..............................................................................51 2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.........................................................51 2.2.4. Kết quả thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.........................56 2.2.5. Minh họa thực tế thẩm định tài chính dự án đầu tư xây dựng khách sạn Đinh Gia.......................................................................................................58 2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội...........64 2.3.1. Những kết quả đạt được...............................................................................64 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...................................................................66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI................................................................................................................... 77 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội.....................................................................77 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội...............................................................................................78 3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định tài chính dự án...........78 3.2.2. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định.....................................79 3.2.3. Cải tiến nội dung và phương pháp thẩm định.............................................81 3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng..............87 3.2.5. Nâng cao hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tư..................................................................................................88 3.2.6. Nâng cấp trang thiết bị công nghệ, công nghệ thông tin phục vụ công tác thẩm định................................................................................................89 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án......................................................................................91 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyền địa phương 92 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.................93 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước......................................................94 3.3.4. Kiến nghị đối với Chủ đầu tư......................................................................94 KẾT LUẬN............................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................96 CÁC CHỮ VIẾẾT TẮẾT CIC Ký hiệu Ý nghĩa Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) - Ngân hàng nhà nước Việt DSCR KH KNTN HĐKD HĐĐT LNST NHNN NHTM QH ĐTDH TĐDA TCDA NHTMCP VCB Hà Nội VCB XDCB XNK Nam Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án Khấu hao Khả năng trả nợ Hoạt động kinh doanh Hoạt động đầu tư Lợi nhuận sau thuế Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Quan hệ Đầu tư dài hạn Thẩm định dự án Tài chính dự án Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Xây dựng cơ bản Xuất nhập khẩu DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sử dụng vốn VCB Hà Nội từ năm 2007 – tháng 06/2011.....43 Bảng 2.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VCB Hà Nội từ 2007 đến tháng 06/2011.................................................................................................45 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của VCB Hà Nô ̣i từ năm 2007 đến tháng 06/2011......48 Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay từ năm 2008 đến năm 2010...............................56 Bảng 2.5: Kết quả thẩm định dự án của VCB Hà Nội từ năm 2008 đến 6/2011. 57 HÌNH VẼ Hình 1.2: Quy trình thẩm định tài chính dự án.....................................................12 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng VCB Hà Nội...............................................42 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư....................................51 Trêng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N ------------ NGUYỄN ANH TUẤN N¢NG CAO CHÊT L¦îNG THÈM §ÞNH TµI CHÝNH Dù ¸N TRONG HO¹T §éNG CHO VAY t¹i NG¢N HµNG TMCP NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM - CHI NH¸NH Hµ NéI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.31.12.01 HÀ NỘI - 2011 Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, côngi nghệ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đảm bảo hiệu quả đồng vốn trong hoạt động cho vay dự án của Ngân hàng thương mại, một nhiệm vụ đặt ra cấp thiết cho ngân hàng là phải đảm bảo tốt ngay từ khâu thẩm định tài chính của dự án. Vì vậy, nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư luôn được các ngân hàng hết sức quan tâm. Tuy nhiên đến nay công tác thẩm định tài chính dự án tại các ngân hàng TMCP nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội bộc lộ nhiều điểm hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò của nó trong hoạt động Ngân hàng. Xuất phát từ vài trò và ý nghĩa của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư, và thực tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thẩm định TCDA, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng trong những năm gần đây và đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng công tác này trong hoạt động cho vay của VCB Hà Nội. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về dự án đầu tư và thẩm định tài chính dự án đầu tư Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn xây dựng mới, mở rộng cải tạo, đổi mới kỹ thuật và công nghệ, đó là những tài sản cố định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động nhằằm xác định luôằng tiềằn của dự án như tổng mức đầằu tư, nguôằn tài tr ợ và tính toán, phần tích các chỉ tiều trền cơ sở các luôằng tiềằn nhằằm đưa ra các đánh giá vềằ hi ệu qu ả tài chính của dự án đầằu tư Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, côngii nghệ 1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại a- Các hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại bao gồm 3 hoạt động cơ bản sau đây: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và đầu tư, hoạt động trung gian. b- Hoạt động cho vay dự án của Ngân hàng thương mại là NHTM sử dụng một phần vốn chủ sở hữu và phần lớn vốn huy động được từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… để cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu về vốn vay và thu một khoản lãi nhất định trên số tiền vay trong một khoảng thời gian được xác định trước. 1.3. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại a- Sự cần thiết phải thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay của NHTM + Ngân hàng có cơ sở tương đối chính xác để xác định được tính khả thi, hiệu quả của dự án + Ngân hàng dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình triển khai thực hiện dự án như các yếu tố về sự biến động thị trường, nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, các yếu tố về môi trường, chính sách quản lý… + Ngân hàng có phương án hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất + Ngân hàng tạo ra các căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm vốn đầu tư b- Quy trình thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Quy trình thẩm định TCDA của một ngân hàng là toàn bộ quá trình từ khi nhận được các tài liệu về dự án, hồ sơ xin vay vốn của chủ đầu tư tới lúc ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng c- Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại + Thẩm định tổng vốn đầu tư vào dự án: Ngân hàng sẽ xác định tổng mức vốn cần thiết đầu tư cho toàn bộ dự án từ khâu thiết lập cho đến các khâu triển khai dự án. Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công iiinghệ + Thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án: Thực chất ở đây ngân hàng tiến hành xem xét các nguồn vốn tài trợ cho dự án, cơ cấu của nguồn vốn, khả năng đảm bảo của nguồn vốn (số lượng) và tiến độ bỏ vốn hợp lý để từ đó quyết định mức tài trợ và lịch trình cho vay thích hợp. + Thẩm định tính hợp lý của các báo cáo tài chính kế hoạch: Ngân hàng sẽ thẩm định tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các báo cáo tài chính kế hoạch được trình bày trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Việc thẩm định sẽ dựa trên cơ sở các chỉ tiêu xây dựng nên các báo cáo tài chính dự trù như dự tính về sản lượng bán, giá bán đơn vị, chi phí biển đổi đơn vị, tổng chi phí cố định, tổng vốn đầu tư cần thiết (bao gồm cả vốn đầu tư vào vốn lưu động ròng) + Thẩm định chi phí (toàn bộ hoạt động của dự án), doanh thu (dự kiến), và dòng tiền của dự án: - Về chi phí: Ngân hàng tiến hành thẩm định các khoản mục chi phí biến đổi, chí phí nhân công trực tiếp, quản lý, lãi vay, khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa duy tu máy móc, nhà xưởng… - Về doanh thu dự án: Ngân hàng tiến hành thẩm định doanh thu dựa trên cơ sở tổng hợp khối lượng dự kiến đưa vào lưu thông với đơn giá đơn vị của từng loại sản phẩm (sản phẩm chính, sản phẩm phụ), các khoản thu từ phế liệu và dịch vụ cung cấp bên ngoài, mức huy động công suất so với công suất thiết kế và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (dịch vụ đầu ra và phương án tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp) - Phương pháp xác định dòng tiền của Ngân hàng như sau: - 1. Doanh thu thuần; 2. Tổng chi phí sản xuất (không có khấu hao và lãi); 3. Lợi nhuận trước khấu hao và lãi vay (1-2); 4. Khấu hao; 5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT); 6. Lãi vay; 7. Lợi nhuận trước thuế; 8. Thuế thu nhập; 9. Lợi nhuận sau thuế (7-8) - Dòng tiền ròng hàng năm của dự án (CF) = Lợi nhuận sau thuế (9) + Khấu hao +Lãi vay. + Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TCDA: Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công ivnghệ Công tác thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả TCDA là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình thẩm định TCDA. Thực chất đây là việc xác định một số chỉ tiêu với các số liệu đã dự tính cho dự án, tiến hành so sánh với các tiêu chuẩn đã được công nhận. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án có thể được chia làm ba nhóm: Nhóm thứ nhất: - Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của dự án gồm: NPV, IR, B/C, PI… Nhóm thứ hai: - Các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của dự án gồm: PP, Thời gian hoàn vốn vay, hệ số trả nợ… Nhóm thứ ba: - Các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro của dự án gồm: Điểm hòa vốn, độ nhạy… d- Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại + Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án của NHTM Mục tiêu thẩm định dự án của ngân hàng là quyết định có cho vay hay không và xác định khối lượng cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, phương thức giải ngân và thu nợ sao cho thu hồi được cả gốc và chi phí cho vay đồng thời thu được lợi nhuận từ việc cho vay đó. + Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định TCDA Thứ nhất, tính khoa học, chính xác, toàn diện của các kết quả thẩm định TCDA Thứ hai, thời gian thẩm định Thứ ba, chất lượng của hoạt động cho vay theo dự án Thứ tư, sự phù hợp của các dự báo, kết quả thẩm định trong quá trình phân tích so với kết quả thực tế khi dự án đi vào hoạt động Thứ năm, kết quả thẩm định có chất lượng còn thể hiện ở mức độ cung cấp cho khách hàng những tiện ích về kế hoạch kinh doanh, phương án nguồn vốn… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư và do đó, cho cả ngân hàng Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, côngv nghệ e- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại + Các nhân tố chủ quan - Nhận thức và trình độ của cán bộ thẩm định về công tác thẩm định tài chính dự án - Phương pháp và chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án - Cách thức thu thập và xử lý thông tin - Trang thiết bị, công nghệ - Tổ chức điều hành quá trình thẩm định TCDA + Các nhân tố khách quan - Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước - Môi trường kinh tế xã hội - Các nhân tố từ phía chủ đầu tư - Tuổi đời của dự án Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản làm nền tảng để đánh giá thực trạng công tác thẩm định TCDA đầu tư trong hoạt động cho vay tại VCB Hà Nội trong thời gian qua. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội vào ngày 1/3/1985 trên cơ sở của Quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Viê ̣t Nam, VCB Hà Nô ̣i được thành lâ ̣p với mục đích hô trợ phát triển kinh tế đối ngoại của Thủ đô, phục vụ mô ̣t số doanh nghiê ̣p hoạt đô ̣ng trong lĩnh vực ngoại thương, du lịch… và hoạt đô ̣ng của mô ̣t số tổ chức quốc tế tại Hà Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công vinghệ Nô ̣i và trong nước. 2.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội VCB Hà Nội là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc VCB Hội sở chính nên cơ cấu tổ chức khá hoàn thiện bao gồm các phòng ban: Ban Giám đốc, 15 phòng ban nghiệp vụ, 11 phòng giao dịch trên toàn địa bàn TP. Hà Nội 2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Về huy động vốn: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình trong thời kỳ 2006 - 2010 là 13,63%. Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến ngày 30/06/2011 đạt 10.689 tỷ đồng. Về hoạt động sử dụng vốn: Dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2010 đạt 3.932 tỷ đồng, tăng 26,18% so với ngày 31/12/2009. Tính đến ngày 30/06/2011 dư nợ cho vay tại Chi nhánh là 3.988 tỷ đồng tăng 1,42% so với ngày 31/12/2010. Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Tính đến ngày 30/06/2011 thì VCB Hà Nội đạt 40% so với kế hoạch được giao năm 2011 giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2010. Về kinh doanh ngoại tệ: Năm 2008 là năm chi nhánh đạt mức kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây với doanh số mua bán đạt 1.050 triệu USD. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 giảm gần 50% so với năm 2009 (năm 2010 đạt 320 triệu USD và năm 2009 là 632 triệu USD). Trong 6 tháng đầu năm 2011 doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 268,6 triệu USD tăng 17,3 % so với cùng kỳ năm 2010. Về các hoạt động khác: Số lượng thẻ ATM phát hành mới của VCB Hà nội tính đến ngày 30/06/2011 đạt 7.280 thẻ, đạt 49,2% so với kế hoạch năm 2011. Số lượng thẻ tín dụng mới tính đến ngày 30/06/2011 đạt 776 thẻ, đạt 59,7% so với kế hoạch năm 2011 tăng 57,1% so với cùng kỳ năm 2010. Số lượng thẻ ghi nợ mới đạt 2.882 thẻ đạt 94,1% kế hoạch và tăng gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2010. Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công viinghệ Số lượng khách hàng sử dụng SMS banking và internet banking tính đến ngày 30/06/2011 đều chưa đạt được 50% so với kế hoạch VCB Hội sở chính giao. Về kết quả hoạt động kinh doanh: Năm 2007, chi nhánh đạt lợi nhuận kinh doanh trước thuế là 101 tỷ đồng. Năm 2008 lợi nhuận của chi nhánh là 101,5 tỷ đồng sau khi trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 133 tỷ đồng và là mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Tính đến ngày 30/06/2011, lợi nhuận của chi nhánh đạt 124 tỷ đồng trong khi kế hoạch của năm là 146 tỷ đồng, đạt gần 85% kế hoạch được giao. 2.4. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội + Công tác tổ chức thẩm định dự án được thực hiện như sau: 1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. 2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định DAĐT và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. 3- Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng Thẩm định xem xét. 4- Trưởng phòng Thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung. 5- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng Thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng. + Quy trình thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB Hà Nội: Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công viiinghệ Từ 1/9/2008, VCB Hà Nội thực hiện công tác thẩm định theo “Quy trình Tín dụng đối với khách hàng Tổ chức” theo quyết định số 246/QĐ-NHNT.CSTD ký ngày 22/7/2008 của Tổng giám đốc. Quy trình này hướng dẫn quy trình cần thiết, hồ sơ mẫu, phân công trách nhiệm cụ thể từng bộ phận. + Nội dung thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng VCB Hà Nội: - Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn - Thẩm định bảng doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án - Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của dự án đặc biệt là các rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của dự án + Kết quả thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Năm 2008, Ngân hàng thẩm định cho vay 9 dự án, sau khi thẩm định số dự án được duyệt cho vay là 5 có tổng mức vốn đầu tư 525 tỷ đồng, trong đó ngân hàng chấp thuận cho vay 480 tỷ đồng. Năm 2009, Ngân hàng nhận được hơn 20 dự án xin vay vốn đầu tư, nhưng do thủ tục của một số chủ đầu tư không rõ ràng, mình bạch nên đã thẩm định 20 dự án. Sau quá quá trình thẩm định số dự án được duyệt đạt con số 13 với tổng mức vốn đầu tư 985 tỷ đồng và ngân hàng đồng ý cho vay 915 tỷ đồng. Trong số các dự án bị từ chối cho vay với lý do chưa chứng minh được thị trường tiêu thụ, xác định doanh thu thiếu cơ sở… Năm 2010, số dự án được duyệt là 29 trên tổng số 39 dự án đưa vào thẩm định trước khi quyết định cho vay với tổng mức đầu tư đạt trên 2.500 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, nhiều dự án Ngân hàng đã giải ngân trong các năm 2008, 2009, 2010 đã và đang đi vào hoạt động theo đúng dự báo của Ngân hàng trong quá trình thẩm định và đã tiến hành trả nợ đúng thời hạn. Tuy vậy, cũng có nhiều dự án đã triển khai công việc chưa tốt, chưa thể trả nợ đúng hạn…Do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô không tốt, nên chủ đầu tư đã triển khai dự án không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công ixnghệ Sáu tháng đầu năm 2011, số dự án xin vay vốn tiếp tục tăng. 17 trong tổng số 22 dự án thẩm định được duyệt cho vay với tổng mức đầu tư 1.550 tỷ đồng. 2.5. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội + Những kết quả đạt được: - Thứ nhất, các yếu tố như kế hoạch vốn, nguồn tài trợ, dòng tiền và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án được xác định một cách khoa học, và toàn diện. Ngoài ra trong việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính ngân hàng cũng đã xử lý theo quy tăc giá trị thời gian của tiền. - Thứ hai, dự án được thẩm định có tính đến các nhân tố ảnh hưởng của môi trường, cả chủ quan và khách quan. Từ đó, Ngân hàng có thể dự kiến được những rủi ro hay những biến động biến động bất lợi như về nguyên giá, về thị hiếu của người tiêu dùng, về chính sách chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, về đối thủ cạnh tranh, về hạn ngạch...và tìm cách hạn chế những rủi ro này. - Thứ ba, dự án được ngân hàng thẩm định trong một thời gian ngăn với chi phí thấp nhất cho chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư có thể đưa dự án đi vào hoạt động, đây là nhân tố có tác động tích cực đến thành công của dự án khi dự án đi vào hoạt động. + Những hạn chế và nguyên nhân: - Hạn chế: Công tác thẩm định tài chính trong một số dự án đầu tư vẫn chưa thực sự tốt Thẩm định tổng vốn đầu tư còn chưa được được tính toán đầy đủ và chính xác Việc thẩm định doanh thu, chi phí hoạt động của dự án đôi khi thiếu chính xác Việc xác định các dòng tiền trong thẩm định dòng tiền ròng từ dự án còn thiếu chính xác Việc lựa chọn tỷ lệ chiết khấu cũng chưa hợp lý Phân tích độ nhạy của dự án còn yếu Các bản dự trù tài chính được lập chưa chính xác, đầy đủ Phương pháp thẩm định tài chính DAĐT chưa hoàn toàn hợp lý Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, côngx nghệ Chưa có sự đánh giá kết quả thẩm định TCDA, đúc kết kinh nghiệm khi dự án đi vào hoạt động - Nguyên nhân Thứ nhất: Sự thiếu hụt thông tin cơ sở dữ liệu về thị trường ngành nghề và lĩnh vực - Thứ hai: Nhận thức chưa đúng về vai trò của công tác thẩm định - Thứ ba: Số lượng và chất lượng cán bộ chưa theo kịp yêu cầu - Thứ tư: Công tác tổ chức điều hành của NHNT chưa thực sự tối ưu - Thứ năm: Do trang thiết bị, công nghệ còn thiếu - Thứ sáu: Do chưa khai thác và sử dụng triệt để các nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đạt kế hoạch tăng trưởng tổng nguồn vốn 16%. Hoàn thiện các công việc triển khai mô hình tổ chức hướng tới khách hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nâng cao quy trình hóa các nghiệp vụ theo mô hình quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Đổi mới công tác kiểm tra nội bộ, tăng cường số lượng và chất lượng các cán bộ kiểm tra, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động kiểm tra. Củng cố tăng cường mở rộng quan hệ với khách hàng truyền thống, khách hàng mới. Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển mạng lưới, chú trọng việc nâng cấp cơ sở vật chất. Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công xinghệ 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội - Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thẩm định tài chính dự án Vấn đề tiên quyết đối với việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án là phải nhận thức đúng đăn về công tác thẩm định dự án, từ đó xác định rõ ràng về hoạt động thẩm định trong chiến lược chung của ngân hàng có găn kết với các hoạt động nghiệp vụ khác nhằm phát huy được vai trò của công tác thẩm định phù hợp với định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ. - Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ tín dụng Con người là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong công tác thẩm định. Xã hội càng phát triển đòi hỏi cán bộ thẩm định phải ứng phó kịp thời, hiệu quả với các tình huống khác nhau của trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Cải tiến nội dung và phương pháp thẩm định Mặc dù hoạt động thẩm định TCDA của VCB Hà Nội đã thực hiện theo đúng quy trình thẩm định do Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành nhưng việc tuân thủ theo quy trình đó đôi khi chỉ mang tính hình thức bên ngoài. Thực tế các nội dung được quy định trong quy trình chưa được ngân hàng thẩm định một cách chi tiết, cụ thể. - Nâng cao thẩm định mức độ rủi ro của dự án Nâng cao công tác thẩm định mức độ rủi ro của dự án để đánh giá hiệu quả dự án trong trạng thái động, găn liền với những biến động có thể có của thị trường để từ đó giúp ngân hàng lường trước các rủi ro và có biện pháp phòng tránh thích hợp. - Nâng cao chất lượng công tác phân tích và đánh giá khách hàng Ngân hàng thường xuyên tổ chức tốt việc kiểm tra, thẩm định để đánh giá chính xác khách hàng, từ đó có quyết định cho vay đúng đăn. - Nâng cao hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tư Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công xiinghệ Để tránh được những thông tin đánh giá không chính xác phiến diện thì cán bộ thẩm định phải có được đầy đủ thông tin xung quanh dự án đầu tư, những thông tin này phải có độ trung thực cao - Nâng cấp trang thiết bị công nghệ, công nghệ thông tin phục vụ công tác thẩm định Ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án. Đó là một hệ thống thông tin lưu trữ các số liệu của các dự án đã được đầu tư theo ngành, lĩnh vực trên cơ sở cập nhật số liệu từ các địa phương để làm cơ sở xem xét cho các dự án đầu tư tiếp theo 3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lương thẩm định tài chính dự án + Kiến nghị đối với Nhà nước, Các Bộ Ban ngành và chính quyền địa phương - Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô - Hoàn thiện công tác kiểm toán-kế toán, thống kê - Các bộ chủ quản: cần sửa đổi các quy định về đơn giá xây dựng, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giới hạn suất đầu tư, định mức các hạng mục chi phí hợp lý cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, phù hợp với tình hình điều kiện kinh tế xã hội của đất nước - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành, chính quyền địa phương trong việc thẩm định và phê duyệt dự án - Chính phủ và các Bộ ngành cần nghiên cứu thành lập hoặc khuyến khích thành lập các tổ chức, doanh nghiệp chuyên thu thập, đánh giá thông tin, xếp hạng doanh nghiệp, tư vấn đầu tư… + Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Xây dựng hệ thống thông tin tập trung trên toàn hệ thống VCB, với những thông tin được cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau, tạo được những nguồn thông tin đáng tin cậy cho thẩm định TCDA trong toàn hệ thống. + Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước NHNN cần kiện toàn tổ chức và cơ cấu hoạt động của CIC sao cho thống nhất được thông tin trong phạm vi cả nước đồng thời tạo thuận lợi cho các ngân Ketnooi.com diễn đàn chia sẻ kiến thức, công xiiinghệ hàng thương mại trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin + Kiến nghị đối với Chủ đầu tư Đề nghị chủ đầu tư xây dựng bộ hồ sơ dự án hoàn chỉnh. Chủ động tích tực cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về doanh nghiệp cũng như về dự án cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng thẩm định dự án một cách nhanh chóng và chính xác nhất KẾT LUẬN Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi hạn hẹp của một luận văn thạc sỹ, tác giả hoàn thành được các nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đồng thời nêu lên được sự cần thiết, nội dung, phương pháp, các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. 2. Khái quát được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của VCB Hà Nội cũng như tham khảo công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài nhằm rút kinh nghiệm cho việc xây dựng định hướng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 3. Đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nội và đề xuất một số kiến nghị với các ngành, các cấp có liên quan nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan