Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân huyện gò cô...

Tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại ủy ban nhân dân huyện gò công đông tỉnh tiền giang

.PDF
109
105
50

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ T G ĐẠI HỌC I H TẾ GUYỄ THỊ ĐÔ G IỀU Â G CAO CHẤT L Ợ G ĐỘI GŨ CÔ G CHỨC, VIÊ CHỨC TẠI ỦY BA HÂ DÂ HUYỆ GÒ CÔ G ĐÔ G, TỈ H TIỀ GIA G Chuyên gành: QUẢ LÝ I H TẾ Mã số: 8 31 01 10 LUẬ VĂ THẠC SĨ G I H Ớ G DẪ HOA HỌC I H TẾ HOA HỌC: TS. T Ầ THỊ BÍCH GỌC HUẾ, 2019 L I CAM ĐOA Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Bích Ngọc. Những kết quả nghiên cứu hoặc thông tin của tác giả khác được sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn rõ ràng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu mới trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tác giả guyễn Thị Đông i iều L I CẢM Ơ Trong quá trình học tập, nghiên cứu, để hoàn thành được bản luận văn này, với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khoá học. Đặc biệt tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Bích Ngọc, người cô hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Nhân dịp này, tác giả cǜng chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các cơ quan: Phòng Nội vụ; Phòng Kế hoạch - Kế hoạch; Phòng Lao động thương binh và xã hội; Văn phòng Huyện ủy; Văn phòng HĐND&UBND huyện; Phòng Y tế; phòng Kinh tế - hạ tầng; Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị; Ban Tổ chức Huyện ủy; Phòng Tài nguyên - Mội trường; Đồng nghiệp tại cơ quan phòng Nội vụ huyện Gò Công Đông - nơi tác giả đang công tác đã nhiệt tình giúp đỡ, tham gia đóng góp ý kiến, cung cấp quan điểm, tư liệu, số liệu kịp thời, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Huế; Phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế - Đào tạo sau đại học; các Khoa, Phòng ban chức năng của Trường đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do năng lực và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi nh ng thiếu sót trong luận văn này. Kính mong quý Thầy, Cô giáo đóng góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn. Huế, tháng 6 năm 2019 TÁC GIẢ guyễn Thị Đông ii iều TÓM L ỢC LUẬ VĂ THẠC SĨ HOA HỌC Họ và tên học viên: GUYỄ THỊ ĐÔ G I H TẾ IỀU Mã số : 8 31 01 10 Chuyên ngành: Quản Lý Kinh tế Niên khóa: 2016-2019 Người hướng dẫn khoa học: TS. T Ầ THỊ BÍCH GỌC Tên đề tài: VIÊ Â G CAO CHẤT L Ợ G ĐỘI CHỨC TẠI ỦY BA HÂ DÂ HUYỆ GŨ CÔ G CHỨC, GÒ CÔ G ĐÔ G, TỈ H TIỀ GIA G 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tổng quan về lý luận và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức – viên chức, cụ thể là công chức, viên chức của các phòng ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Trong nghiên cứu của mình, tác giả tiếp cận các đề tài nghiên cứu trước, thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt các nghiên cứu trước đó, tác giả thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết, đề án, các bài báo, tạp chí, thống kê của các cơ quan Đảng, các phòng, ban ngành huyện và tổng hợp tài liệu, thông tin nhằm hệ thống hóa lý luận về chất lượng đội ngũ công chức – viên chức. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Hệ thống được cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Tập trung phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. iii DA H MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CCVC : Công chức, viên chức CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ĐVT : Đơn vị tính GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo HCNN : Hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân KTTT : Kinh tế thị trường KT&HT : Kinh tế và Hạ tầng LĐ, TB và XH : Lao động, thương binh và xã hội NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QP - AN : Quốc phòng – an ninh QLNN : Quản lý nhà nước SL : Số lượng TC-KH : Tài chính – Kế hoạch THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở TL : Tỷ lệ UBND : Ủy ban nhân dân VH&TT : Văn hóa và thông tin iv MỤC LỤC Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ............................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv Mục lục ........................................................................................................................v Danh mục bảng ......................................................................................................... ix PHẦ 1: ĐẶT VẤ ĐỀ ...........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4 PHẦ 2 : ỘI DU G GHIÊ CỨU ...................................................................5 CH Ơ G 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ VÀ THỰC TIỄ VỀ CHẤT L Ợ G ............5 1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại công chức, viên chức ............................5 1.1.1 Khái niệm công chức .........................................................................................5 1.1.2 Khái niệm viên chức ..........................................................................................7 1.1.3 Khái niệm chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.........................................9 1.1.4. Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ........................9 1.1.5. Một số đặc điểm công chức, viên chức ...........................................................10 1.1.6. Vai trò của công chức, viên chức ....................................................................10 1.1.7. Phân loại công chức, viên chức .......................................................................11 1.2 Tiêu chuẩn công chức, viên chức ........................................................................13 1.2.1 Nội dung tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức ..........................................13 1.2.2 Vai trò của việc xây dựng tiêu chuẩn công chức, viên chức ............................15 1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức, viên chức ......................................16 1.3.1 Tiêu chí về phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức, viên chức .................16 1.3.2 Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức .16 v 1.3.3 Tiêu chí về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức ...................................................................................................................16 1.3.4 Tiêu chí về kinh nghiệm công tác của cán bộ, công chức, viên chức ..............17 1.4. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ......17 1.4.1 Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ..........................................17 1.4.2 Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ...........................................18 1.4.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ................................................21 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức .......................24 1.5.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................24 1.5.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................25 1.6 Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ..............26 1.6.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng của Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương ........................................................................................................................26 1.6.2 Kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ công chức ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội .......................................................................................................................28 1.6.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của huyện Gò Công Đông ................................................................................................................29 CH Ơ G 2: ĐÁ H GIÁ CHẤT L Ợ G ĐỘI GŨ CÔ G CHỨC, VIÊ CHỨC TẠI ỦY BA HÂ DÂ HUYỆ GÒ CÔ G ĐÔ G .......................31 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của huyện Gò Công Đông.........................31 2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................31 2.1.3. Kinh tế .............................................................................................................32 2.1.4 Về văn hoá - xã hội ..........................................................................................33 2.2 Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. .........................................................................................................................35 2.2.1. Quy mô, cơ cấu công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông 35 2.2.2 Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông theo giới tính, độ tuổi ......................................................................................39 2.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. .........................................................................................................41 vi 2.3.1 Thực trạng trình độ lý luận chính trị công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông................................................................................................41 2.3.2 Thực trạng trình độ kiến thức quản lý hành chính nhà nước của đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. ...................................42 2.3.3 Thực trạng trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông ................................................................................43 2.3.4 Đánh giá về phẩm chất chính trị ......................................................................44 2.3.5 Đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ ...................................................46 2.3.6 Đánh giá về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao ...................................47 2.3.7 Đánh giá về kinh nghiệm công tác. ..................................................................49 2.4 Đánh giá các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ...........................................................................................................................51 2.4.1 Đánh giá công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức .............51 2.4.2. Đánh giá về công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ........53 2.4.3 Đánh giá về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ..............54 2.5. Đánh giá về chất lượng của cán bộ công chức, viên chức thông qua kết quả điều tra. ..............................................................................................................................55 2.5.1 Đánh giá về chất lượng của cán bộ công chức, viên chức thông qua kết quả điều tra của cán bộ, công chức, viên chức ................................................................55 2.5.2. Đánh giá về chất lượng của cán bộ công chức, viên chức thông qua kết quả điều tra của người dân. ..............................................................................................62 2.6 Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông ..........................................................................................................................65 2.6.1 Những ưu điểm.................................................................................................65 2.6.2 Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục .............................................................66 2.6.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông ....................67 vii Chương 3: GIẢI PHÁP Â G CAO CHẤT L Ợ G ĐỘI GŨ CÔ G CHỨC, VIÊ CHỨC TẠI ỦY BA HÂ DÂ HUYỆ GÒ CÔ G ĐÔ G ...................................................................................................................................70 3.1 Tăng cường công tác giáo dục phẩm chất chính trị. ...........................................70 3.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn UBND huyện Gò Công Đông ..................71 3.3 Thực hiện đúng đắn việc bố trí, sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức ..........75 3.4 Thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn UBND huyện Gò Công Đông ..............................................................76 3.5. Thực hiện tốt việc phân tích công việc gắn với xây dựng vị trí việc làm ..........78 PHẦ 3: ẾT LUẬ VÀ IẾ GHỊ................................................................81 1. Kết luận .................................................................................................................81 2. Kiến nghị với Chính Phủ và Bộ Nội vụ ................................................................81 DA H MỤC TÀI LIỆU THAM HẢO ...............................................................91 PHỤ LỤC .................................................................................................................95 Quyết định Hội đồng chấm luận văn Bản nhận xét phản biện 1 Bản nhận xét phản biện 2 Biên bản của Hội đồng Bản giải trình chỉnh sửa luận văn Xác nhận hoàn thiện luận văn viii DA H MỤC BẢ G Bảng 2.1 Dân số và lao động của huyện thời kỳ 2014 – 2017 .........................32 Bảng 2.2 Quy mô cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện giai đoạn 2014 – 2017 ..33 Bảng 2.3 Số lượng Công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông năm 2014 – 2017 .....................................................................36 Bảng 2.4 Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của UBND huyện Gò Công Đông theo giới tính và độ tuổi ( 2014 – 2017)..................................39 Bảng 2.5 Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của UBND huyện Gò Công Đông theo trình độ chính trị ..............................................................41 Bảng 2.6 Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của UBND huyện Gò Công Đông theo Trình độ Quản lý Nhà nước ............................................42 Bảng 2.7 Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của UBND huyện Gò Công Đông theo Trình độ Tin học, Ngoại ngữ ...........................................43 Bảng 2.8 Cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức của UBND huyện Gò Công Đông theo trình độ chuyên môn ( 2014 – 2017) ..............................46 Bảng 2.9 Đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp. ................................................48 Bảng 2.10 Thống kê thời gian công tác của công chức, viên chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp. ................................................50 Bảng 2.11 Bảng khảo sát Đánh giá về chất lượng của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp. .......................57 Bảng 2.12 Bảng khảo sát Đánh giá về chất lượng của cán bộ công chức, viên chức thông qua kết quả điều tra của người dân.................................63 ix PHẦ 1: ĐẶT VẤ ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã đề ra mục tiêu chung về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công tác cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.” [21, tr.252] Trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và mở cửa hội nhập quốc tế là cả một chặng đường phấn đấu lâu dài với những nhiệm vụ cao cả và vô cùng khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” Không có đội ngũ cán bộ, công chức tốt thì đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng cũng không trở thành hiện thực. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải được quan tâm về năng lực công tác, kỹ năng nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta có hiện tượng vừa thiếu lại vừa yếu. Một số bộ phận không nhỏ suy thoái về đạo đức, chính trị, lối sống; cơ hội thực dụng, tham ô, tham nhũng, lãng phí đang làm suy giảm niềm tin với nhân dân và cản trở tiến trình đổi mới. Do vậy vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong những năm qua, chất lượng cán bộ, công chức các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang có sự nâng cao về trình độ cũng như khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Công 1 tác đề bạt, bố trí cán bộ trẻ có sự đột phá, từ đó tạo nền tảng cho cán bộ trẻ phát huy năng lực, sáng tạo trong công việc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế như: Đạo đức công vụ, thái độ, sự nhiệt tình, kiến thức ngoại ngữ, tin học, tác phong kỹ năng giải quyết công việc chưa tốt, hệ lụy là người dân chưa đồng ý, việc khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức vẫn còn xảy ra .v.v.. chứng tỏ chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức vẫn còn nhiều điều cần quan tâm, nghiên cứu. Từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở tổng quan về lý luận và phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; - Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông giai đoạn năm 2014 - 2017; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức – viên chức, cụ thể là công chức, viên chức của các phòng ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp công lập. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng đội ngũ công chức – viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công giai đoạn 2014-2017. Điều tra ý kiến đánh giá của các đối tượng năm 2018. + Về không gian: Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiếp cận các đề tài nghiên cứu trước, thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt các nghiên cứu trước đó. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Để đánh giá tổng quát đội ngũ công chức – viên chức tác giả thu thập số liệu từ các báo cáo tổng kết, đề án, các bài báo, tạp chí, thống kê của các cơ quan Đảng, các phòng, ban ngành huyện và tổng hợp tài liệu, thông tin nhằm hệ thống hóa lý luận về chất lượng đội ngũ công chức – viên chức. - Số liệu sơ cấp: Bên cạnh việc thu thập các thông tin số liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp công chức, viên chức, người dân về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược, kinh nghiệm công tác, về sức khoẻ, khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của công chức, viên chức, mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức viên chức. Căn cứ vào tình hình thực tế về tổng số đội ngũ công chức – viên chức, bằng phương pháp điều tra toàn bộ với số lượng là 155 phiếu. Cụ thể trong quá trình điều tra phát 155 phiếu theo thực trạng cán bộ công chức tại thời điểm điều tra nhưng thực tế số phiếu thu về là 137 phiếu. Nguyên nhân số phiếu điều tra thu vào ít hơn so với số phiếu phát ra do trong quá trình điều tra một số cán bộ, công chức địa phương đi công tác, một số cán bộ, công chức nghỉ sinh theo chế độ và có một số cán bộ đi học tập nâng cao trình độ. Trong quá trình tổng hợp và xử lý số liệu có 17 phiếu không đạt yêu cầu nên bị loại. Đề tài chỉ sử dụng 120 phiếu cho quá trình nghiên cứu. Cụ thể khảo sát lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập là 23 người và công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập là 97 người. Tác giả tiến hành phỏng vấn những người trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động của công chức, viên chức nhằm đưa ra kết luận về chất lượng công tác. 3 Trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện, tác giả phỏng vấn 50 đối tượng bao gồm 7 tổ chức, doanh nghiệp và 43 người dân đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông nộp hồ sơ và trao đổi công việc. Nội dung khảo sát theo bảng hỏi được thiết kế sẵn. 4.3 Phương pháp phân tích số liệu * Số liệu thứ cấp: - Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian: nhằm phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu qua thời gian. - Phương pháp so sánh: để làm nổi bật yêu cầu của giai đoạn hiện nay về việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức – viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. * Số liệu sơ cấp: - Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích thực trạng các chỉ tiêu, hiện tượng nghiên cứu Phương pháp phân tổ thống kê: Sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa và phân tích các tài liệu điều tra thông qua các mức độ đánh giá của đối tượng điều tra. - Phương pháp so sánh: so sánh mức độ đánh giá của đội ngũ công chức – viên chức, người dân tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông qua các tiêu chí. 5. ết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Chương 2. Đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Đông. 4 PHẦ 2 : ỘI DU G GHIÊ CỨU CH Ơ G 1: CƠ SỞ LÝ LUẬ VÀ THỰC TIỄ VỀ CHẤT L Ợ G ĐỘI GŨ CÔ G CHỨC, VIÊ CHỨC 1.1. hái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại công chức, viên chức 1.1.1 Khái niệm công chức Mỗi quốc gia khác nhau đều có quan niệm về công chức khác nhau, đa số các nước đều giới hạn công chức trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước. Ở nước ta, để phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức”. Công chức là khái niệm thường được dùng để gọi chung những người làm việc cho nhà nước, hoặc các tổ chức trong hệ thống chính trị. Theo Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về quy chế công chức Việt Nam. Tại Điều 1 nêu khái niệm công chức là “những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính Phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”. Chuyển sang thời kỳ đổi mới (năm 1986), khái niệm công chức được sử dụng trở lại trong Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991. Nghị định chỉ rõ: “Công dân Việt Nam được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”. Khái niệm công chức này cũng giống như khái niệm công chức theo sắc lệnh 76/SL. Để cụ thể hoá Pháp lệnh, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP, ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo Nghị định này, công chức là “công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp; những người làm việc trong các cơ 5 quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”. Theo Từ điển Tiếng Việt "Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cơ quan nhà nước, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp". Như vậy, khái niệm công chức theo Từ điển Tiếng Việt không đề cập đến lực lượng làm việc trong cơ quan Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Các yêu cầu phải "được tuyển dụng", "được bổ nhiệm" và "hưởng lương từ ngân sách nhà nước" không phải là điểm đặc trưng của riêng đối tượng công chức [10,tr10]. Hiện nay, khái niệm công chức quy định tại khoản 2, điều 4 “Luật cán bộ, công chức” được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, cụ thể là: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [25,tr2]. Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức. Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất 6 định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 1.1.2 Khái niệm viên chức Thuật ngữ “công chức”, “viên chức” thường được hiểu một cách khái quát là những người được nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ nhất định, do nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi rộng hẹp khi xác định đối tượng là công chức hoặc là viên chức lại không giống nhau đối với các quốc gia khác nhau. Trong điều kiện thể chế chính trị của Việt Nam, có một điểm đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn có sự liên thông với nhau. Theo yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền có thể điều động, luân chuyển họ giữa các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Với điểm đặc thù này, việc nghiên cứu để xác định rõ cán bộ, công chức, viên chức một cách triệt để rất khó và phức tạp. Thuật ngữ “viên chức” đã được nêu trong Hiến pháp năm 1992. Điều 8 Hiến pháp quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân…”. Như vậy, Hiến pháp quan niệm những người phục vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước bao gồm cán bộ, viên chức. Thuật ngữ “viên chức” được hiểu theo nghĩa rất rộng gồm tất cả những người trong biên chế của các cơ quan, tổ chức sự nghiệp của nhà nước thực hiện các công việc của cơ quan, tổ chức đó. Để thực hiện và cụ thể hóa Hiến pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và được sửa đổi, bổ sung năm 2003 để phân biệt cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước với cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Theo đó, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp gọi tắt cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước là viên chức. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ 7 quan nhà nước gọi tắt cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước là công chức. Nhưng như thế, cách gọi tắt này không giải quyết được vấn đề làm rõ thuật ngữ “công chức”, “viên chức”. Vấn đề làm rõ thuật ngữ “công chức”; “viên chức” được coi là vấn đề cơ bản, quan trọng, là một nhu cầu cần thiết xuất phát từ thực tiễn đổi mới cơ chế quản lý đặt ra hiện nay. Điều này đã được Luật cán bộ, công chức năm 2008 giải quyết tương đối triệt để và khoa học, phù hợp với lịch sử hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phù hợp với thể chế chính trị và thực tiễn quản lý của Việt Nam. Đây cũng là căn cứ để xác định rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật và để đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do Luật viên chức năm 2010 điều chỉnh. Ngày 15/11/2010, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật viên chức cụ thể hóa đối tượng là viên chức. Theo đó, điều 2 Luật này quy định: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Và theo khoản 1, điều 3 Luật Viên chức thì “Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý”. Như vậy, đồng thời với việc Luật Cán bộ, công chức phân định “cán bộ” và “công chức”, Luật Viên chức cũng đã làm rõ được khái niệm “viên chức”, phân biệt viên chức với cán bộ và công chức. Sự khác biệt cơ bản của viên chức so với cán bộ, công chức, đó chính là chế độ tuyển dụng gắn với vị trí việc làm, thông qua chế độ hợp đồng làm việc và tiền lương được hưởng từ quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Lao động của viên chức không mang tính quyền lực công, chỉ thuần túy là hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, theo quy định tại Điều 4 Luật Viên chức đã làm rõ: “Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật về viên chức và các pháp luật có liên quan”. 8 1.1.3 Khái niệm chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức phụ thuộc vào chất lượng của từng công chức, viên chức trong đội ngũ đó, mà chất lượng này thể hiện ở trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về chính trị - xã hội, phẩm chất đạo đức, khả năng thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế mới...vv. Chất lượng của công chức, viên chức được phản ánh thông qua hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý. Chất lượng công chức, viên chức còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của đội ngũ công chức, viên chức trong thực thi công vụ. Do vậy, có thể định nghĩa chất lượng công chức, viên chức như sau: Chất lượng công chức, viên chức được phản ánh thông qua các tiêu chuẩn phản ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý, thái độ chính trị, đạo đức...của người công chức, viên chức. Chất lượng của công chức, viên chức còn bao hàm tình trạng sức khoẻ của người công chức, viên chức có đủ điều kiện sức khoẻ cho phép công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ công việc được giao. Như vậy, đội ngũ công chức, viên chức có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia. C.Mác đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có nh ng con người sử dụng lực lượng thực tiễn” là như vậy [13,tr122]. 1.1.4. Khái niệm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức Dựa vào khái niệm chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, chúng ta có thể hiểu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: “là tập hợp những giải pháp có tác động tích cực đến chất lượng của từng công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ nhằm hoàn thành công việc chuyên môn và hướng tới mục tiêu Kinh tế- xã hội, An ninh quốc phòng mà địa phương đặt ra ”. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được thực hiện thông qua các hoạt động: tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, tạo động lực, đánh giá, xếp loại. 9 1.1.5. Một số đặc điểm công chức, viên chức Đội ngũ công chức, viên chức Việt Nam là những người trưởng thành về thể chất và về mặt xã hội, họ được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một chức danh thường xuyên trong các công sở của Nhà nước. Họ là những người làm chủ hành vi, thái độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một công dân, một công chức hành chính. Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn biểu hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận. Bằng sức lao động của mình, họ đã nuôi sống bản thân và gia đình. Do tính chất lao động trí tuệ phức tạp theo từng loại của hệ thống bao gồm: + Công chức lãnh đạo, quản lý là những người thực hiện chức năng quản lý, điều hành công việc của những công chức, viên chức dưới quyền. + Công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ là những người thực hiện một công việc đòi hỏi có sự hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn mà người công chức, viên chức đó được phân công. Tóm lại: Lao động của công chức, viên chức là loại lao động trí tuệ phức tạp trong hệ thống QLNN. Vì trong QLNN, tổ chức thực hiện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; mỗi một ngành, một lĩnh vực có đặc thù riêng nên đòi hỏi đội ngũ công chức, viên chức ở ngành, lĩnh vực đó phải có trình độ chuyên môn về ngành, lĩnh vực đó thì mới thực thi tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. 1.1.6. Vai trò của công chức, viên chức Thực tiễn cho thấy, đội ngũ công chức, viên chức có vai trò sau: - Đóng vai trò chủ đạo trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Một đất nước có đội ngũ công chức, viên chức đầy đủ phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn và năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước là một đất nước mạnh. - Là lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị, có nhiệm vụ hoạch định các chính sách, đưa các chính sách và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trở thành thực tiễn và tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ảnh kịp thời với cấp trên. Giúp cho Đảng và Nhà nước đề ra được những chủ trương, chính sách sát với thực tiễn. Là nguồn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất