Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức cơ sở trong chương trình công nghệ 10...

Tài liệu Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức cơ sở trong chương trình công nghệ 10

.DOC
59
121
77

Mô tả:

Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Th.s Nguyễn Đình Tuấn – giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội 2. Thầy đã dành cho em sự quan tâm chu đáo, hướng dẫn tận tình và những gợi ý quý báu trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Sinh – KTNN đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian nghiên cứu, công cụ và phương tiện nghiên cứu khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả Đào Thị Nụ Đào Thị Nụ [1] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào, trong các tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học nào. Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả Đào Thị Nụ Đào Thị Nụ [2] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 GIẢI THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐHSP GD & ĐT G.S GV HS KTNN Nxb PPDH Đại học sư phạm Giáo dục và đào tạo Giáo sư Giáo viên Học sinh Kĩ thuật nông nghiệp Nhà xuất bản Phương pháp dạy học SGKPhó giáo sư tếến sĩ Sách giáo khoa PGS.TS Th.s THPT VD Thạc sĩ Trung học phổ thông Ví dụ MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU Đào Thị Nụ [3] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3 7. Đóng góp mới của đề tài...........................................................................3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở phổ thông...............................................................4 1.1.1. Trên thế giới........................................................................................4 1.1.2. Ở Việt Nam.........................................................................................5 1.2. Các phương pháp dạy học...................................................................5 1.2.1. Khái niệm............................................................................................5 1.2.2. Phương pháp dạy học truyền thống.....................................................6 1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực............................................................6 1.2.3.1. Tính tích cực học tập........................................................................6 1.2.3.2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh..............7 1.2.3.3. Đặc trưng của dạy học tích cực........................................................7 1.3. Nội dung chương trình Công nghệ 10................................................9 1.3.1. Vị trí của bộ môn Công nghệ 10.........................................................9 1.3.2. Nhiệm vụ của chương trình Công nghệ 10........................................10 1.3.2.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức về vị trí tầm quan trọng và phương hướng phát triển Đào Thị Nụ [4] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ...............................................10 1.3.2.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về trồng trọt và lâm nghiệp..........................................................................10 1.3.2.3. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chăn nuôi và thủy sản............................................................................11 1.3.2.4. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản..................................................12 1.3.2.5. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản..................................................12 1.3.2.6. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý doanh nghiệp.................................................................13 1.3.2.7. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý doanh nghiệp.................................................................13 1.3.3. Cấu trúc của chương trình Công nghệ 10..........................................14 1.3.3.1. Đặc điểm của chương trình công nghệ 10......................................14 1.3.3.2. Cấu trúc..........................................................................................14 1.3.3.3. Ý nghĩa của cấu trúc.......................................................................15 1.3.4. Các thành phần kiến thức..................................................................15 1.3.4.1. Kiến thức mở đầu...........................................................................15 1.3.4.2. Kiến thức cơ sở...............................................................................15 1.3.4.3. Kiến thức kỹ thuật..........................................................................17 1.4. Thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở phổ thông..........................17 1.4.1. Thực trạng của việc dạy công nghệ 10 ở phổ thông..........................17 1.4.2. Thực trạng của việc học công nghệ 10 ở phổ thông..........................18 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG VỀ MỘT SỐ BÀI KIẾN THỨC CƠ SỞ TRONG SGK CÔNG NGHỆ 10 2.1. Các thiết kế bài giảng.........................................................................19 Đào Thị Nụ [5] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Bài 7: Một số tính chất đất trồng...............................................................19 Bài 37: Một số loại vacxin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi...............................................................................29 Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản................................................................................................39 2.2. Nhận xét đánh giá của giáo viên THPT...............................................47 2.2.1. Mục đích và phương pháp tiến hành.................................................47 2.2.2. Kết quả..............................................................................................47 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 3.1. Kết luận................................................................................................48 3.2. Đề nghị.................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................49 PHẦN 1: MỞ ĐẦU Đào Thị Nụ [6] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 1. Lí do chọn đề tài Thế giới đang bước vào kỷ nguyên hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất siêu công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Hòa nhập với xu thế phát triển tất yếu của xã hội công nghiệp, Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển. Để đạt được mục tiêu đó, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2006 - 2010 với mục tiêu quan trọng là: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục” nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng đó được thể chế hóa trong điều 24.2 Luật Giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng kỹ năng tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho HS”. Như vậy đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2002, Bộ GD & ĐT đã xác định xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa (SGK) mới coi đây là bước đột phá, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Thực hiện chủ trương trên SGK phổ thông đã được biên soạn lại từ Tiểu học đến Trung học phổ thông (THPT). Năm học 2006 – 2007 SGK Công nghệ 10 đã được thực hiện đại trà ở các trường THPT. Nội dung SGK Công nghệ 10 đã được đổi mới căn bản nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản, đại cương về trồng trọt, lâm nghiệp, Đào Thị Nụ [7] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 chăn nuôi, thuỷ sản, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, gắn liền với thực tiễn ở Việt Nam và cập nhật những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện SGK mới nhiều giáo viên (GV) còn gặp không ít khó khăn trong việc xác định các thành phần kiến thức, đặc biệt là việc thiết kế bài học tích cực, tổ chức hoạt động độc lập của HS, chuyển từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực. Công nghệ nông nghiệp là môn khoa học ứng dụng, bao gồm hai thành phần kiến thức: Kiến thức cơ sở và kiến thức kĩ thuật. Mỗi thành phần kiến thức có quy trình giảng dạy phù hợp. Chính vì vậy phân biệt các thành phần kiến thức và xây dựng thiết kế bài học phù hợp là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn dạy học Công nghệ 10 THPT. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức cơ sở trong chương trình Công nghệ 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Góp phần đổi mới PPDH môn Công nghệ 10 – chương trình chuẩn ở trường phổ thông theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Công nghệ 10 – chương trình chuẩn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận về PPDH tích cực - Phân tích cấu trúc chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông. - Phân tích thành phần kiến thức trong chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông. - Phân tích đặc điểm của kiến thức kĩ thuật và kiến thức cơ sở. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở phổ thông. - Xây dựng thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực. Đào Thị Nụ [8] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Đánh giá tính khả thi của việc áp dụng PPDH thành phần kiến thức kĩ thuật trong chương trình Công nghệ 10 ở phổ thông theo hướng dạy học tích cực. 4. Đối tượng nghiên cứu Chương trình SGK Công nghệ 10. HS lớp 10 trường THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung kiến thức cơ sở Công nghệ 10. 6. Phương pháp nghiên cứu * Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu xác định lí thuyết của khóa luận, các giáo trình lý luận học, các giáo trình công nghệ, SGK và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy kiến thức cơ sở trong chương trình Công nghệ 10. * Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá của GV bộ môn giảng dạy trực tiếp của môn Công nghệ 10 và tổ chuyên môn trong trường về ý nghĩa lí luận, thực tiễn của khóa luận, tính khả thi và khả năng ứng dụng của các thiết kế bài giảng. 7. Đóng góp mới của đề tài Làm sáng tỏ cơ sở phân biệt và ý nghĩa lí luận, thực tiễn của việc phân biệt các thành phần kiến thức Cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy Công nghệ 10 THPT. Góp phần sử dụng hiệu quả SGK Công nghệ 10. Cải tiến PPDH, nâng cao chất lượng dạy học kiến thức cơ sở trong chương trình Công nghệ 10 THPT. Đào Thị Nụ [9] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở phổ thông 1.1.1. Trên thế giới Từ những năm 20 của thế kỉ XX thì PPDH tích cực đã bắt đầu hình thành ở một số nước công nghiệp phát triển. Ở các nước Pháp, Nhật, Mĩ tập trung nhiều nghiên cứu nhằm tích cực hóa quá trình dạy học mà trọng tâm là chú ý đến hứng thú nhu cầu lợi ích của người học nhằm khơi dậy tiềm năng vốn có của họ. Những khái niệm, định nghĩa không được cung cấp dưới dạng có sẵn mà phải dẫn dắt HS chiếm lĩnh tri thức bằng con đường độc lập, tự lực nghiên cứu. Người GV có nhiệm vụ giúp đỡ phối hợp các hoạt động của HS hướng vào phát triển trí tuệ, tăng cường vai trò tích cực chủ động của HS trong học tập. Trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng, với sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ phát triển thì việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải chuyển sang phương pháp học. Xem việc rèn luyện phương pháp học tập không chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà xem đó là mục tiêu dạy học. Xu hướng thế giới hiện nay là nhấn mạnh phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Người học đóng vai trò trung tâm vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình học. Trong PPDH tích cực người được giáo dục trở thành người tự giáo dục, là nhân vật có ý thức cao về sự giáo dục của bản thân. Như vậy, vai trò mới của quá trình dạy học là “Không chỉ tích tụ tri thức mà còn thức tỉnh khả năng của con người”. Và theo RiJaRoy Singh Đào Thị Nụ [10] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 (1994): “Vị trí trung tâm của người học là nét đặc trưng phân biệt hệ thống giáo dục này với hệ thống giáo dục khác”. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của HS đã đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 60 với khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” chú trọng đến con đường tự tìm tòi kiến thức của HS, GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, quá trình dạy học. Năm 1970: Công trình đổi mới phương pháp “PPDH tích cực” của G.S Trần Bá Hoành. Năm 1995 - 1996, Bộ GD & ĐT có chương trình nghiên cứu “Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học”. Năm 2000, xây dựng lại chương trình SGK từ bậc Tiểu học đến THPT. 1.2. Các phương pháp dạy học 1.2.1. Khái niệm - Theo Veczilin, Coocsunxkai: PPDH là cách thức truyền đạt của thầy và cách lĩnh hội kiến thức của trò. - Theo Exipop: PPDH là cách thức làm việc của thầy và của trò nhờ đó HS nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan phát triển năng lực nhận thức. - Theo G.S Nguyễn Ngọc Quang: PPDH là con đường tổ chức quá trình nhận thức của thầy đối với trò, là cách thức hoạt động của thầy và của trò dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện nhiệm vụ của quá trình dạy học. - Theo G.S Đinh Quang Báo: PPDH là cách thức hoạt động của thầy tạo ra mối quan hệ qua lại với hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học. 1.2.2. Phương pháp dạy học truyền thống * Dựa vào nguồn kiến thức và đặc trưng của sự tri giác thông tin người ta chia PPDH ra làm 3 nhóm: Đào Thị Nụ [11] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Nhóm phương pháp dùng lời: Chủ yếu là thông báo, tái hiện kiến thức, cung cấp kiến thức có sẵn. - Nhóm phương pháp trực quan: Chủ yếu là minh họa cho lời nói của GV. - Nhóm phương pháp thực hành: Chủ yếu là minh họa, củng cố kiến thức đã học ở cuối các chương. * Việc sử dụng PPDH truyền thống chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. Nguồn thông tin chủ yếu nên thường mang tính áp đặt từ bên ngoài và hạn chế các kiến thức mở rộng. Do đó, kết quả là HS thường bị động trong học tập, HS chỉ là người tái hiện kiến thức, hạn chế việc tư duy, tìm tòi, sáng tạo. 1.2.3. Phương pháp dạy học tích cực Xuất phát từ nhu cầu, lợi ích người học và để khắc phục những hạn chế của PPDH truyền thống đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung và PPDH theo phương hướng tích cực hóa hoạt động học tập, đẩy mạnh việc vận dụng PPDH tích cực. 1.2.3.1. Tính tích cực học tập Theo Khula Mop - 1978: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể nghĩa là của người hành động, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng, trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Theo G.I.Sukuina - 1979, dấu hiệu thể hiện tính tích cực là: HS khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề GV đưa ra. HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề GV trình bày chưa hiểu rõ. HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn ngoài phạm vi bài học. HS chủ động linh hoạt tìm tòi kiến thức mới, tự rèn luyện kỹ năng. Đào Thị Nụ [12] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Theo G.S - Trần Bá Hoành - 1995: “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập, có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức”. 1.2.3.2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS là hai hoạt động trong quá trình dạy học, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Vì vậy hoạt động nào mang lại hiệu quả cao hơn thì cần chú ý. Để phù hợp với sự phát triển của xã hội thì đổi mới PPDH từ “Lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “Lấy HS làm trung tâm” là xu thế tất yếu. Đây là kiểu dạy mà hoạt động của GV là tổ chức những tình huống có vấn đề, đặt ra những câu hỏi vấn đáp cho HS nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Dạy học phát huy tính tích cực của HS không những không hạ thấp vai trò của GV mà ngược lại đòi hỏi GV phải có trình độ cao hơn về phẩm chất và năng lực chuyên môn. GV có vai trò là người tổ chức, cố vấn cho các em trực tiếp tham gia phát hiện tri thức mới. Chính vì vậy mà đòi hỏi GV phải không ngừng mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên ngành. 1.2.3.3. Đặc trưng của dạy học tích cực PPDH tích cực là hệ thống những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của HS. Đặc trưng chủ yếu của PPDH tích cực: * Dạy học lấy học sinh làm trung tâm Dạy học tích cực đề cao vai trò của người học, HS vừa là chủ thể đồng thời là quá trình của quá trình dạy học. GV chỉ là người hướng dẫn, là cố vấn, là tác nhân tạo thuận lợi cho người học. Dạy học tích cực tôn trọng lợi ích và Đào Thị Nụ [13] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhu cầu của người học; mục đích, nội dung và phương pháp xuất phát từ nhu cầu của người học; luôn làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, kích thích tính tích cực, tự giác của HS, tạo điều kiện cho HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và phát triển khả năng tư duy. Dạy học tích cực đòi hỏi cao đối với người GV vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có nghệ thuật sư phạm. * Dạy học bằng tổ chức hoạt động của học sinh Nét nổi bật nhất của dạy học tích cực là hoạt động độc lập của HS chiếm một tỉ trọng cao trong tiết học. Trong dạy học tích cực GV tạo mọi điều kiện để HS được trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu. Trong dạy học tích cực, GV tổ chức cho HS hoạt động theo con đường nghiên cứu của các nhà khoa học, tự khám phá ra tri thức giúp các em có niềm vui của sự khám phá, từ đó hào hứng phấn khởi trong học tập, nắm vững kiến thức, phát triển các thao tác tư duy và rèn luyện tính chủ động sáng tạo. * Dạy học hợp tác và dạy học cá thể hóa Dạy học tích cực gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tự học HS hoàn toàn làm việc độc lập, cá nhân, mỗi HS sẽ có được một sản phẩm thô tùy theo trình độ của HS và thời gian hoàn thành khác nhau. Giai đoạn 2: Học bạn HS trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm của mình với sản phẩm của bạn. Giai đoạn 3: Học thầy Lúc này dưới sự hướng dẫn của GV, HS được thảo luận chung với cả lớp và GV chính xác hóa kiến thức. * Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học tự nghiên cứu Đào Thị Nụ [14] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong dạy học tích cực, HS được tự tác động đến đối tượng, được trao đổi nhóm. Nếu trong dạy học truyền thống coi trọng việc trang bị kiến thức thì ngược lại trong dạy học tích cực chú trọng đến hoạt động độc lập của HS, tạo điều kiện và khuyến khích HS tự khám phá tri thức để được rèn luyện phương pháp tự học. Dạy học tích cực áp dụng những quy trình của phương pháp nghiên cứu làm cho PPDH tiệm cận với phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn khoa học đó. * Dạy học đề cao tự đánh giá và đánh giá Trong dạy học truyền thống, thầy là người độc quyền đánh giá HS thông qua kiểm tra, thi… còn trong dạy học tích cực người ta lại tạo điều kiện và khuyến khích HS tự đánh giá. Vậy làm thế nào để HS tự đánh giá được? Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau mỗi phần, mỗi bài để HS có thể tự đánh giá nhanh kết quả học tập của mình. Trong dạy học tích cực việc đánh giá được thực hiện thường xuyên sau mỗi phần hoặc mỗi bài học. 1.3. Nội dung chương trình Công nghệ 10 1.3.1 Vị trí của bộ môn Công nghệ 10 Công nghệ 10 là một môn khoa học chính khóa ở Trường THPT. Góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người phát triển toàn diện. Môn Công nghệ 10 có vị trí quan trọng trong giáo dục hướng nghiệp và giáo dục môi trường. Đào Thị Nụ [15] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Môn Công nghệ góp phần trực tiếp cung cấp lực lượng lao động mới thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng sống, tạo ra của cải vật chất. 1.3.2. Nhiệm vụ của chương trình Công nghệ 10 1.3.2.1. Trang bị cho học sinh những kiến thức về vị trí tầm quan trọng và phương hướng phát triển của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta - Những hiểu biết về vai trò của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đối với cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, sản xuất hàng hóa xuất khẩu… - Những kiến thức có liên quan đến tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay và việc đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi, cây trồng để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp nước ta. 1.3.2.2. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về trồng trọt và lâm nghiệp Cụ thể là: - Trước hết là những kiến thức cơ bản đại cương về giống cây trồng, đó là các kiến thức cụ thể sau: + Mục đích, ý nghĩa và các loại thí nghiệm khảo sát giống cây trồng. + Mục đích và quy trình sản xuất các giống cây trồng bao gồm: Sản xuất cây trồng nông nghiệp, sản xuất cây rừng… + Khái niệm và cơ sở khoa học và quy trình công nghệ của nuôi cấy mô tế bào. - Những kiến thức cơ bản đại cương về đất trồng, bao gồm: + Khái niệm keo đất, độ phì, độ chua và dung dịch đất. + Sự phân bố, nguyên nhân hình thành, tính chất và các biện pháp cải tạo sử dụng một số loại đất của nước ta. Đào Thị Nụ [16] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Những kiến thức cơ bản về phân bón, cụ thể: + Đặc điểm, tính chất, kỹ thuật sử dụng các loại phân như phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh. + Nguyên lí sản xuất phân vi sinh, tính chất và cách sử dụng một số loại phân vi sinh như phân vi sinh cố định đạm, phân vi sinh chuyển hóa lân, phân vi sinh phân giải chất hữu cơ. - Những kiến thức cơ bản đại cương về sâu bệnh hại cây trồng. - Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng. - Biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. - Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đối với quần thể sinh vật và môi trường. - Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật. - Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật. 1.3.2.3. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chăn nuôi và thủy sản - Những kiến thức cơ bản về giống vật nuôi, bao gồm các kiến thức cụ thể sau: + Quy luật sinh trưởng phát dục vật nuôi. + Các phương pháp chọn lọc nhân giống vật nuôi và thủy sản. + Kỹ thuật sản xuất giống vật nuôi và thủy sản. + Những khái niệm cơ sở khoa học và quy trình công nghệ tế bào trong sản xuất giống vật nuôi. - Những kiến thức cơ bản đại cương về dinh dưỡng và thức ăn cơ bản của vật nuôi: + Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi. + Sản xuất thức ăn cho vật nuôi và thủy sản. Đào Thị Nụ [17] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 + Cơ sở khoa học và quy trình ứng dụng công nghệ vi sinh để chế biến thức ăn chăn nuôi. - Những kiến thức cơ bản đại cương về môi trường sống của vật nuôi và thủy sản: + Xây dựng chuồng trại chăn nuôi. + Chuẩn bị ao nuôi cá. - Những kiến thức cơ bản đại cương về phòng và chữa bệnh cho vật nuôi và thủy sản, bao gồm: + Điều kiện phát sinh phát triển dịch bệnh ở vật nuôi. + Cơ sở khoa học và quy trình ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vacxin và thuốc kháng sinh thường dùng trong chăn nuôi thủy sản. 1.3.2.4. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản Mục đích, ý nghĩa công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản Đặc điểm của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Ảnh hưởng của môi trường đến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Kỹ thuật bảo quản hạt giống, củ làm giống, bảo quản rau quả tươi. Kỹ thuật bảo quản thịt, trứng, sữa. Kỹ thuật chế biến lương thực, thực phẩm. Kỹ thuật chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Kỹ thuật chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và lâm sản. 1.3.2.5. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản đại cương về bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản Trang bị cho học sinh những kiến thức về một số khái niệm liên quan đến kinh doanh và doanh nghiệp. Cụ thể là: Các khái niệm kinh doanh, cơ hội kinh doanh, khái niệm thị trường, doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn. Một số kiến thức về kinh doanh hộ gia đình Đào Thị Nụ [18] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Kiến thức về doanh nghiệp nhỏ như đặc điểm, thuận lợi, khó khăn của hoạt động sản xuất hàng hóa, hoạt động mua bán hàng hóa, hoạt động dịch vụ. Những kiến thức về lựa chọn các mục kinh doanh như xác định lĩnh vực kinh doanh, phân tích quyết định lĩnh vực kinh doanh. 1.3.2.6. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý doanh nghiệp Bao gồm: - Xác định kế hoạch kinh doanh, trong đó cụ thể là: + Các căn cứ để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. + Các phương pháp và nội dung lập kế hoạch kinh doanh. - Những kiến thức về thành lập doanh nghiệp, bao gồm: + Xác định ý tưởng kinh doanh. + Triển khai kế hoạch thành lập doanh nghiệp. + Tổ chức hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3.2.7. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về tổ chức quản lý doanh nghiệp - Kỹ năng chọn giống cây trồng, sản xuất giống cây trồng, nhân giống vô tính (như giâm, chiết, ghép cành…). - Biết xác định độ pH, nhận biết đươc phẫu diện đất, phân biệt được các loại đất, đánh giá được độ phì của đất. - Nhận biết được một số loại phân hóa học thường dùng, biết cách sử dụng hợp lí phân hóa học, biết cách ủ phân hữu cơ và sử dụng phân vi sinh. - Nhận biết được một số loại sâu hại lúa, rau, hoa màu và một số bệnh hại cây trồng. - Biết cách pha chế thuốc Boocđô để trừ nấm. Đào Thị Nụ [19] K34D - KTNN Khoá luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Biết cách phổ biến tuyên truyền các nội quy an toàn sử dụng thuốc hóa học. - HS phải có kỹ năng chọn giống vật nuôi qua quan sát ngoại hình. - Biết phối hợp khẩu phần ăn cho một số vật nuôi và biết cách sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá. - Nhận biết được một số bệnh thường gặp ở trâu, bò, lợn và gia cầm. - Biết cách chế biến một số loại hoa quả làm sirô, làm sữa đậu nành. - Biết cách bảo quản chế biến thịt, sữa. - Có kỹ năng về lựa chọn cơ hội kinh doanh, xây dựng kế hoạch kinh doanh. 1.3.3. Cấu trúc của chương trình Công nghệ 10 1.3.3.1. Đặc điểm của chương trình công nghệ 10 Chương trình Công nghệ 10 THPT có sự đổi mới căn bản so với chương trình cải cách giáo dục. Chương trình Công nghệ 10 chủ yếu là kiến thức đại cương về trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và tạo lập doanh nghiệp. Chương trình Công nghệ 10 có tính ứng dụng cao và coi trọng việc rèn luyện kỹ năng. 1.3.3.2. Cấu trúc Gồm 2 phần: * Phần 1: Nông, lâm, ngư nghiệp: Chương I: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương Chương II: Chăn nuôi, thủy sản đại cương Chương III: Bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản * Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp: Chương IV: Doanh nghiệp và lựa chọn lĩnh vực kinh doanh Đào Thị Nụ [20] K34D - KTNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất