Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường c...

Tài liệu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương iii

.PDF
106
48
126

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM --------- oOo -------- NGUYỄN VĂN DƯƠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG III LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM --------- oOo -------- NGUYỄN VĂN DƯƠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG III CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI MÃ SỐ: 60.84.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN TRỌNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10-2018 LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lê Văn Trọng Cán bộ chấm nhận xét 1 : Pgs.TS. Trần Quang Phú Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Ngô Xuân Lực Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Tp. HCM ngày 24 tháng 12 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. 2. 3. 4. 5. TS. Phạm Thị Nga Pgs.TS. Trần Quang Phú TS. Ngô Xuân Lực TS. Trương Quang Dũng TS. Lê Phúc Hòa Chủ tịch Hội đồng; Uỷ viên, phản biện; Uỷ viên, phản biện; Uỷ viên; Uỷ viên, thư ký; Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KINH TẾ TS. Phạm Thị Nga TS. Nguyễn Văn Khoảng LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Nguyễn Văn Dương năm 2018 LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. LÊ VĂN TRỌNG đã tận tình hướng dẫn hết lòng và đóng góp nhiều ý kiến quan trọng quý giá định hướng giúp học viên hoàn thành nội dung khoa học của luận văn. Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô Khoa Kinh tế trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ học viên, góp phần vào sự thành công của luận văn. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Cao Đẳng Nghề Giao Thông Vận Tải TW3. Thành công của luận văn, học viên còn biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, những bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ động viên học viện trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. MỤC LỤC Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI. ..........................................................................1 1.1 NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI...........................1 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực. .......................................................................1 1.1.2 Yêu cầu nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải. ..................................4 1.2 ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO. ..................................................5 1.2.1 Khái niệm, vai trò và nội dung đào tạo. ....................................................5 1.2.1.1 Khái niệm. ........................................................................................... 5 1.2.1.2 Vai trò và mục đích của đào tạo nguồn nhân lực................................. 5 1.2.1.3 Nội dung đào tạo hay hệ thống về chu trình đào tạo. ......................... 7 1.2.2 Khái niệm chất lượng đào tạo. ................................................................15 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. ...............................................17 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO. ..............21 1.3.1 Các yếu tố bên trong. ..............................................................................21 1.3.2 Các yếu tố bên ngoài. ..............................................................................28 Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG III GIAI ĐOẠN 2012-2016. ..................................................32 2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢII TW3. .............................................................................................................32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. .........................................................32 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ...........................................................................33 2.1.2.1 Chức năng. ........................................................................................ 33 2.1.2.2 Nhiệm vụ. .......................................................................................... 34 2.1.3 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................36 2.2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOạN 2012-2016. ...........................................38 2.2.1 Các ngành, nghề đào tạo. .........................................................................38 2.2.2 Quy mô đào tạo của trường. .....................................................................40 2.2.3 Kết quả đào tạo của nhà trường giai đoạn 2012 – 2016: .........................42 2.2.3.1 Kết quả học tập của sinh viên. ........................................................... 42 2.2.3.2 Học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. .......................................... 43 2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯƠNG GIAI ĐOẠN 20122016. ......................................................................................................................45 2.3.1 Đánh giá của Trường...............................................................................45 2.3.1.1 Những thành công và yếu kém. ........................................................ 45 2.3.1.2 Phân tích nguyên nhân của thành công và yếu kém. ........................ 49 2.3.2 Đánh giá của các tổ chức, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo của Trường. ..............................................................................................................51 2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012-2016. ........................................55 2.4.1 Đội ngũ giáo viên. ...................................................................................55 2.4.2 Chương trình đào tạo...............................................................................62 2.4.3 Cơ sở vật chất. .........................................................................................64 2.4.4 Quản lý đào tạo. ......................................................................................67 2.4.5 Quá trình tuyển sinh. ...............................................................................69 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 ..................................................................................................74 3.1 CƠ SỞ CỦA CÁC BIỆN PHÁP. ...................................................................74 3.1.1 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải đến năm 2021 của Bộ giao thông vận tải. ........................................................................74 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của trương Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III giai đoạn 2017-2021. ........................................................................................................76 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO. ...............77 3.2.1 Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên gắn bó với nghề nghiệp. ...........................77 3.2.2 Phát triển nội dung chương trình đào tạo. ...............................................79 3.2.3 Hoàn thiện cơ sở vật chất. .......................................................................83 3.2.4 Nâng cao năng lực quản lý đào tạo. ........................................................85 3.2.5 Nâng cao công tác tuyển sinh. ................................................................85 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................................................89 1 Kết luận .............................................................................................................89 2 Kiến nghị ...........................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Giải thích CBQL Cán bộ quản lý CNH Công nghiệp hóa CNKT Công nhân kỹ thuật CTĐT Chương trình đào tạo CTGT Công trình giao thông DN Doanh nghiệp GTVT Giao thông vận tải GV Giáo viên HĐH Hiện đại hóa HS-SV Học sinh sinh viên KHCN Khoa học công nghệ PTTH Phổ thông trung học TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCDN Tổng cục dạy nghề THCS Trung học cơ sở DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Số bảng Tên bảng 2.1 Danh mục nghề đang đào tạo của Trường 2.2 Danh mục ngành đang đào tạo của Trường 2.3 Quy mô đào tạo và chỉ tiêu tuyển mới của trường từ năm 20122016 2.4 Thống kê kết quả học tập của HSSV hệ dài hạn 2.5 Kết quả HS-SV có việc làm trong 3 tháng từ khi thi tốt nghiệp ( Trang 38 39 41 42 44 năm 2014- 2016 ) 2.6 2.7 Đánh giá kỹ năng làm việc cuả người lao động do Trường đào tạo Kết quả đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực các ngành nghề do 52 54 Trường đào tạo 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 Số hình 1.1 Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Kết quả đánh giá chương trình đào tạo Cở sở vật chất của trường từ năm 2012 đến 2016 Bảng tên giáo trình do giáo viên nhà trường biên soạn Bảng số lượng tuyển mới của trường từ năm 2012-2016 Tên hình 57 63 64 66 70 Trang Chu trình đào tạo 8 2.1 Sơ đồ tổ chức tại Trường Cao Đẳng Nghề Giao Thông Vận Tải Trung Ương III 36 Sơ đồ 1.1 Tên sơ đồ Trang Quan niệm về chất lượng 16 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết cuả đề tài. Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải TW III ngày nay tiền thân là Trường công nhân kỹ thuật công trình trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp công trình 4 được thành lập ngày 26 /11/1976 đến nay là hơn 40 năm. Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành Nhà trường đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cán bộ, công nhân ngành giao thông vận tải và các ngành kinh tế quốc dân. Hàng năm nhà trường chiêu sinh từ 1300 – 1500 học sinh đào tạo các hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Hiện nay là một trong những trường dạy nghề trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động. Ngày nay với sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra cho nhà trường những trọng trách lớn lao, đòi hỏi trường không ngừng đổi mới, hoàn thiện vươn lên trong công tác giáo dục và đào tạo cho phù hợp với xu hướng phát triển cuả thời đại. Mục tiêu phấn đấu của nhà trường là đưa trường trở thành trung tâm đào nghề có chất lượng cao, là trường dạy nghề trọng điểm quốc gia cũng như cuả khu vực ASEAN về đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải. Là một giáo viên công tác tại trường trước những đòi hỏi bức thiết cuả thực tế, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải TW III giai đoạn 2017 – 2021”. 2 . Mục đích nghiên cứu của đề tài. Như đã trình bày ở trên, yêu cầu đối với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải nhằm đáp ứng những biến đổi nhanh chóng với những sức ép cạnh tranh rất gay gắt giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, những áp lực của hội nhập và điều quan trọng là đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải. Do đó với đề tài này tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ cao đẳng nghề trong thời kỳ hội nhập WTO tại Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III trong lĩnh vực đào tạo nghề. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài. Tập trung nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, quản lý, kiểm định chất lượng đào tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề, sự cần thiết của việc đào tạo đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở lý luận này, luận văn đi vào phân tích thực trạng môi trường bên ngoài và nội bộ tại Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III. Từ đó ta thấy được điểm mạnh cần phát huy và những yếu kém cần khắc phục, nhận biết được những thuận lợi và hạn chế để đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng lao động kỹ thuật đòi hỏi ngày càng cao của xã hội khi chúng ta đã gia nhập WTO có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực mỗi ngày một cao cho nhà trường có thể phát triển ngày càng vững mạnh trong lĩnh vực đào tạo nghề cho xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình viết đề tài tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện chứng là chủ đạo kết hợp với một số phương pháp kỹ thuật cụ thể: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá đồng bộ các mặt về đào tạo nghề cuả Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III. 5. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng Cục dạy nghề, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh và các báo cáo của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III. Ý nghĩa khoa học: Đề tài tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải. Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải TW III giai đoạn 2012-2016 và đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải TW III giai đoạn 2017 – 2021. 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải. Chương 2: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương III giai đoạn 2012-2016. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải của Trường giai đoạn 2017 – 2021. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI. 1.1 NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI. 1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực. ❖ Khái niệm về nguồn lực của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất cho phát triển, ví dụ tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn bằng tiền… Theo nghĩa rộng, nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định nào đó. Tuỳ vào phạm vi phân tích, khái niệm nguồn lực được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau: quốc gia, vùng lãnh thổ, phạm vi doanh nghiệp hoặc từng chủ thể là cá nhân tham gia vào quá trình phát triển kinh tế…. Nguồn lực doanh nghiệp được hiểu là khả năng cung cấp các yếu tố cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các nguồn lực chính của doanh nghiệp gồm: - Thông tin. - Tài chính. - Nguồn nhân lực. - Thiết bị máy móc. - Tài sản cố định. - Khách hàng, nhà cung cấp. - Quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của doanh nghiệp. 2 - Năng lực quản lý của doanh nghiệp. - Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. - Thương hiệu, uy tín của từng sản phẩm, từng dịch vụ của của doanh nghiệp ❖ Khái niệm về nhân lực. Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động – con người có sức lao động. Nhân lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. ❖ Khái niệm về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó được xem xét ở hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực. Nguồn nhân lực nằm trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định. Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nguồn kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thể hiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển. Nội hàm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộng hơn. Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đến chất lượng và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội. Trong lý thuyết về tăng 3 trưởng kinh tế, con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững thậm chí con người được coi là nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển – vốn nhân lực. Về phương diện này Liên Hợp Quốc cho rằng nguồn lực con người là tất cả những kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khía cạnh về số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi lao động mà cả những người ngoài độ tuổi lao động. Ở nước ta khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. Điều này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa thống nhất. Tùy theo mục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực. Có thể nêu lên một số quan niệm như sau: Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổ chức, bất kể vai trò của họ là gì. Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực là nói đến sức trí óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng này ở trạng thái tĩnh. Có ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Khác với quan niệm trên, ở đây đã xem xét vấn đề ở trạng thái động. Lại có quan niệm, khi đề cập đến vấn đề này chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh trình độ chuyên môn và kỹ năng của nguồn nhân lực, ít đề cập một cách đầy đủ và rõ ràng đến những đặc trưng khác như thể lực, yếu tố tâm lý – tinh thần,... Theo giáo sư Phạm Minh Hạc[7], nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó, nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất. 4 1.1.2 Yêu cầu nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải. Hoạt động kinh doanh trong ngành giao thông vận tải thu hút được một số lớn lực lượng lao động cho xã hội. Để phát triển ngành giao thông vận tải các nước thường phải xây dựng chiến lược phát triển nhân lực và điều này cần thiết phải phân tích và làm rõ được đặc điểm của nhân lực trong lĩnh vực giao thông vận tải. Trong ngành giao thông vận tải, nhân lực có những yêu cầu sau: Với mục tiêu phát triển đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển; huy động toàn xã hội tham gia và tối đa hóa các nguồn lực có thể dành cho phát triển đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải. Phát triển đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; là khâu đột phá có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu của kinh tế hóa ngành giao thông vận tải; bảo đảm nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, từng địa phương và của các chuyên ngành, các lĩnh vực; Phát triển, đào tạo nhân lực ngành giao thông vận tải phải bảo đảm gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức người lao động; là nội dung quan trọng nhất và phải gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người; Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành giao thông vận tải trên cơ sở tập trung cho các lĩnh vực mũi nhọn của ngành giao thông vận tải: hàng hải, hàng không, đường sắt, đường bộ, đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển ngành giao thông vận tải. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành giao thông vận tải tiếp cận trình độ quản lý, công nghệ tiên tiến trên thế giới; phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nhân lực, tăng cường khả năng liên thông, liên kết giữa các bậc đào tạo. 5 1.2 ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO. 1.2.1 Khái niệm, vai trò và nội dung đào tạo. 1.2.1.1 Khái niệm. Đào tạo là một quá trình có hệ thống nhằm nuôi dưỡng việc tích lũy các kỹ năng, những quy tắc, hành vi hay thái độ dẫn đến sự tương xứng tốt hơn giữa những đặc điểm của nhân viên và yêu cầu của công việc. 1.2.1.2 Vai trò và mục đích của đào tạo nguồn nhân lực. Đào tạo được xem như là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Giờ đây, chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với việc đầu tư đổi mới trang bị kỹ thuật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó cũng chính là lý do vì sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Ở Việt Nam, nơi trình độ văn hóa, giáo dục chung của người lao động còn rất thấp, nhu cầu đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Trong các tổ chức, vấn đề đào tạo được áp dụng nhằm: - Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên thực hiện công việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn mẫu, hoặc khi nhân viên nhận công việc mới. - Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành công các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp. - Tránh tình trạng quản lý lỗi thời. Các nhà quản trị cần áp dụng các phương pháp quản lý sao cho phù hợp được với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ thuật và môi trường kinh doanh. 6 - Giải quyết các vấn đề tổ chức. Đào tạo có thể giúp các nhà quản trị giải quyết vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả. - Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong những ngày đầu làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp vì thế các chương trình định hướng công việc đối với nhân viên mới sẽ giúp họ mau chóng thích ứng với môi trường làm việc mới của doanh nghiệp. - Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận. Đào tạo và phát triển giúp cho nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và thay thế cho các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết. - Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Được trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đạt được nhiều thành tích tốt hơn, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. - Về mặt xã hội. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn của một đất nước, nó quyết định sự phát triển của xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp. Đầu tư cho đào tạo là những khoản đầu tư chiến lược chủ chốt cho sự phồn vinh của đất nước. - Về phía doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực là để đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu làm tốt công tác đào tạo và phát triển sẽ đem lại nhiều tác dụng cho tổ chức và là hoạt động sinh lợi đáng kể. - Trình độ tay nghề của người thợ nâng lên, từ đó mà nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng thực hiện công việc. - Giảm tai nạn lao động do người lao động nắm nghề nghiệp tốt hơn và có thái độ làm việc tốt hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan