Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại tru...

Tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại trung tâm kiểm định xây dựng bình thuận

.PDF
109
43
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN TIẾN TRỊNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH THUẬN, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN TIẾN TRỊNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG BÌNH THUẬN Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã ngành: 8-58-03-02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH THẾ MẠNH BÌNH THUẬN, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2019 Tác giả Nguyễn Tiến Trịnh i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến TS. Đinh Thế Mạnh, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy trong thời gian học cao học tại Trường Đại học Thuỷ lợi, các thầy cô giáo trong Khoa Công trình Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội nơi tôi làm luận văn đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận, các đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu nhất để tôi có thể cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ ..................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..........................................................................................4 1.1 Khái quát chung về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. ..........4 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đầu tư xây dựng: .........................................4 1.1.2 Tầm quan trọng của công tác thẩm tra ...........................................................6 1.1.3 Cơ quan thẩm tra: ...........................................................................................6 1.2 Tình hình chung công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam. ............................................................................................................................7 1.2.1 Thẩm tra dự án đầu tư.....................................................................................9 1.2.2 Thẩm tra Báo cáo kinh tế kỹ thuật ...............................................................16 1.2.3 Thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. ....................................17 1.3 Tình hình công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận hiện nay. ................................................................................................20 1.3.1 Kết quả đạt được...........................................................................................20 1.3.2 Những tồn tại, hạn chế..................................................................................21 Kết luận chương 1 .....................................................................................................22 CHƯƠNG 2 CƠ SƠ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ........................................................23 iii 2.1 Quy định của pháp luật về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. ...................................................................................................................................23 2.1.1 Quy định của pháp luật về thẩm tra dự án đầu tư. ........................................23 Chủ thể thẩm tra dự án đầu tư [10]........................................................23 Quy định của pháp luật về trình tự thời gian thẩm tra [10] ...................24 Quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ đề nghị thẩm tra [10]......25 Quy định của pháp luật về chi phí thẩm tra dự án đầu tư [11] ..............27 2.1.2 Quy định của pháp luật về thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công .......................................................................................................................28 Chủ thể thực hiện thẩm tra [10] .............................................................28 Quy định của pháp luật về trình tự và thời gian thẩm tra [10] ..............28 Quy định của pháp Luật về thành phần hồ sơ đề nghị thẩm tra [10] ....30 Quy định của pháp luật về chi phí thẩm tra [11] ...................................30 2.2 Phương pháp quản lý chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng ...........................................................................................................................32 2.2.1 Phương pháp thẩm tra theo trình tự ..............................................................32 2.2.2 Phương pháp so sánh chỉ tiêu .......................................................................33 2.2.3 Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án ...................................................34 2.2.4 Phương pháp dự báo .....................................................................................36 2.2.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro.........................................................................37 2.3 Nội dung công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng .........................38 2.3.1 Nội dung thẩm tra dự án đầu tư ....................................................................38 2.3.2 Nội dung thẩm tra Báo cáo kinh tế kỹ thuật .................................................40 iv 2.3.3 Nội dung thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán ....41 2.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng hồ sơ thiết kế và năng lực tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế công trình xây dựng. ................................................................................42 2.4.1 Tiêu chí đánh giá chất lượng hồ sơ thiết kế .................................................42 2.4.2 Tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế công trình xây dựng .......................................................................................................................43 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam. ...............................................................................................................43 2.5.1 Nhân tố con người. .......................................................................................43 2.5.2 Cập nhật thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan. ......................................................................................44 2.5.3 Phương pháp thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng...........................45 2.5.4 Hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác thẩm tra. ......................................45 2.5.5 Công tác tổ chức thực hiện thẩm tra. ............................................................45 2.5.6 Môi trường pháp lý .......................................................................................46 2.5.7 Sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội. .........................................................46 2.5.8 Năng lực các đơn vị tư vấn: ..........................................................................47 2.5.9 Thời gian thẩm tra: .......................................................................................47 Kết luận chương 2. ....................................................................................................47 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH XÂY DỰNG BÌNH THUẬN .........................................49 3.1 Giới thiệu chung về Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận .....................49 v 3.2 Thực trạng về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận .......................................................................................................52 3.2.1 Mô hình tổ chức thẩm tra .............................................................................52 3.2.2 Thẩm tra dự án đầu tư: .................................................................................61 3.2.3 Thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công: ......................65 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận. ..............................69 3.3.1. Đề xuất mô hình tổ chức thẩm tra ...............................................................69 3.3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cá nhân, tổ chức tư vấn thiết kế, thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng ...................................................................73 Kết luận chương 3 .....................................................................................................76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79 PHỤ LỤC I ....................................................................................................................81 vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Giai đoạn đầu tư của dự án .............................................................................13 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Trung tâm Kiểm định Xây dựng Bình Thuận .........................51 Hình 3.2 Giá trị sản lượng thực hiện công tác thẩm tra ................................................54 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện số lượng công trình thẩm tra ...............................................55 Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức Phòng tư vấn xây dựng............................................................56 Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu nhân lực .................................................................................58 Hình 3.6 Sơ đồ tổ chức thẩm tra ....................................................................................59 Hình 3.7 Trình tự tổ chức thẩm tra. ...............................................................................60 Hình 3.8 Công trình Nhà ở xã hội Chung cư Phú Tài – Phú Trinh do Trung tâm thẩm tra dự án đầu tư. .............................................................................................................64 Hình 3.9 Một số công trình do Trung tâm thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công ................68 Hình 3.10 Cải tiến quy trình thẩm tra. ...........................................................................70 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Giá trị thẩm tra DA ĐT và thiết kế BVTC.....................................................53 Bảng 3.2 Kết quả thực hiện công tác thẩm tra từ năm 2015 đến năm 2018. ................54 Bảng 3.3 Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm kiểm định xây dựng Bình Thuận ............................................................................................57 Bảng 3.4 Danh mục thiết bị phục vụ công tác thẩm tra ................................................58 viii DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Trung tâm: Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận CĐT: Chủ đầu tư QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam UBND: Ủy ban nhân dân DAĐT: Dự án đầu tư TKBVTC: Thiết kế bản vẽ thi công Phòng HC & QLN: Phòng Hành chính và quản lý nhà Phòng TVXD: Phòng tư vấn xây dựng: Phòng KT-KH: Phòng kinh tế kế hoạch Phòng TNKĐ: Phòng thí nghiệm kiểm định ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động xây dựng là loại hình hoạt động đặc thù. Sản phẩm của hoạt động này phần lớn là những sản phẩm đơn chiếc và không bao giờ cho phép có phế phẩm. Vì vậy chất lượng và giá thành xây dựng luôn là mục tiêu của ngành xây dựng ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Để kiểm soát vấn đề trên một cách hiệu quả ngay từ khi dự án bắt đầu được triển khai thì công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác quan trọng góp phần nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, cùng với chính sách mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta các công trình xây dựng có quy mô lớn được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày càng nhiều ở các địa phương. Để đảm bảo chất lượng hồ sơ thiết kế và tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng tránh lãng phí ngân sách Nhà nước thì việc tính đúng, tính đủ các loại chi phí xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đưa ra giải pháp thi công hợp lý cần được xem xét một cách thấu đáo. Mặc dù ở Việt Nam hiện nay công tác này cũng đã được quan tâm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải nghiên cứu đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng ngay từ bước thiết kế và thẩm tra.Ngày 06/02/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2013/NĐCP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2013). Theo đó, công tác thẩm tra thiết kế thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ngày 12/5/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị định số 15/2013/NĐCP về quản lý chất lượng công trình xây dựng). Trên cơ sở đó Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Thực hiện hướng dẫn tại các Văn bản quy phạm pháp luật trên, Hiện nay công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực thuê các đơn vị tư vấn trong tỉnh thực hiện công tác này trước khi trình cơ quan quản lý Nhà 1 nước về xây dựng thẩm định. Trong đó, Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận (Trung tâm) cũng là một trong những đơn vị được Sở Xây dựng, các chủ đầu tư tin tưởng ký hợp đồng để thực hiện công tác này. Để công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế tại Trung tâm đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ, tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh lãng phí ngân sách Nhà nước và thực hiện đúng hợp đồng với các chủ đầu tư tác giả nghiên cứu đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng hồ sơ thẩm tra thiết kế xây dựng công trình với tên đề tài luận văn thạc sĩ là “Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận”. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đưa ra đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình xây dựng. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: - Tiếp cận các nghiên cứu về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng trên phạm vi cả nước; - Tiếp cận lý thuyết, quy chuẩn, tiêu chuẩn về công tác thiết kế công trình xây dựng; - Tiếp cận các quy định của các văn bản pháp luật. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, phân tích đánh giá số liệu; 2 - Phương pháp điều tra, thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng; - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh nghiệm để đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài: Luận văn góp phần hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế các công trình xây dựng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được coi là tài liệu tham khảo đóng góp vào việc nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận. 6. Kết quả đạt được - Đánh giá thực trạng về công tác thẩm tra thiết kế công trình xây dựng tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận; - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Trung tâm Kiểm định xây dựng Bình Thuận. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1 Khái quát chung về công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. 1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đầu tư xây dựng: - Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. [1] - Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác. [1] - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. [1] - Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. [1] - Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. [1] - Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về chuyên môn của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đối với những nội 4 dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở cho công tác thẩm định. [1] - Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt. [1] - Cơ quan quản lý nhà nhước về xây dựng gồm: Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện). [1] - Cơ quan chuyên môn về xây dựng bao gồm cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. [1] - Thiết kế sơ bộ là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, thể hiện những ý tưởng ban đầu về thiết kế xây dựng công trình, lựa chọn sơ bộ về dây chuyền công nghệ, thiết bị làm cơ sở xác định chủ trương đầu tư xây dựng công trình. [1] - Thiết kế cơ sở là thiết kế được lập trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước tiếp theo. [1] - Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công. [1] - Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. [1] 5 1.1.2 Tầm quan trọng của công tác thẩm tra Theo quy định tại điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 thì trình tư đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng [1]. Để góp phần quản lý tốt hoạt động đầu tư xây dựng cần thiết phải quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư trong đó có công tác thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư. Thẩm tra dự án là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thẩm định và chủ đầu tư phê duyệt. Thẩm tra dự án là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình xây dựng. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng đẽ quy định cụ thể về thẩm quyền, nội dung, hồ sơ và quy trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Như đã trình bày ở trên cho thấy việc thẩm tra thiết kế là rất cần thiết, tư vấn thẩm tra thiết kế là công việc kiểm tra hồ sơ thiết kế của một đơn vị tư vấn độc lập khác nhằm bảo đảm rằng hồ sơ thiết kế tuân theo đúng các yêu cầu về mặt kỹ thuật so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá và quy định hiện hành. Thẩm tra thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu như: - Đảm bảo chất lượng của hồ sơ thiết kế xây dựng, khắc phục các sai sót còn tồn tại trong quá trình thiết kế và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho hồ sơ thiết kế trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định. - Tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh những phát sinh không đáng có gây mất thời gian và chi phí đầu tư xây dựng . - Nâng cao độ tin cậy cho hồ sơ thiết kế, mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như chất lượng công trình cho chủ đầu tư. 1.1.3 Cơ quan thẩm tra: Công tác thẩm tra dự án đầu tư xây dựng để phục vụ cho công tác thẩm định dự án và thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 11, Điều 30 của Nghị định số 59/2015/NĐCP ngày 18/6/2015 của Chính phù. Theo đó, Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng công trình. Trong quá trình thẩm định cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, 6 kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định từng phần thiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ, dự toán xây dựng công trình để phục vụ công tác thẩm định của mình. Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra công trình do mình thiết kế. Như vậy có thể thấy rằng công tác thẩm tra được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn hoặc cá nhân có đủ năng lực được chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng để thực hiện công tác thẩm tra phục vụ cho công tác thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng còn nội dụng thẩm tra bao gồm các nội dung thẩm định được quy định tại Điều 58, Điều 83 của Luật Xây dựng năm 2014. 1.2 Tình hình chung công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng ở Việt Nam. Thẩm tra thiết kế là một công đoạn quan trọng trong tiến trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được nhà nước quy định rất cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam. Ngày 12/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2015) và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 Về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong đó có công tác quản lý hồ sơ thiết kế theo hướng tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn về xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý, nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cụ thể: cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có năng lực 7 phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Trên cơ sở thực hiện hướng dẫn về công tác thẩm tra tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 và Luật Xây dựng năm 2014 công tác thẩm tra thiết kế công trình xây dựng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện tương đối tốt, hồ sơ thiết kế đảm bảo chất lượng trước khi thẩm định phê duyệt, tránh thất thoát trong đầu tư xây dựng. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 của ngành xây dựng ngày 15/01/2015 “kể từ khi thực hiện việc thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Luật xây dựng 2014 đến nay, tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm tra, thẩm định vào khoảng 9,2% trong năm 2013, khoảng 5,39% trong năm 2014, khoảng 5,02% trong năm 2015, trong đó có những công trình tỷ lệ cắt giảm lên đến 20%; tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế vào khoảng 25% trong năm 2013, khoảng 43,8% trong năm 2014, khoảng 26,4% trong năm 2015, qua đó phòng ngừa được nhiều rủi ro về chất lượng công trình”. Trong năm 2015, theo số liệu thống kê tại Bộ Xây dựng và 20 địa phương: Tổng số dự án sử dụng vốn NSNN được Bộ Xây dựng và các địa phương thẩm định là 1.204 dự án với TMĐT trước khi thẩm tra là 49.631 tỷ đồng; giá trị TMĐT sau khi thẩm tra là 48.436 tỷ đồng; giá trị cắt giảm TMĐT là 895 tỷ đồng tương đương với 1,8%. [2] Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2017 của ngành xây dựng “Việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, dự toán, kiểm tra công tác nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng đã đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả tích cực. Nhìn chung, chất lượng thẩm định được nâng cao hơn, tỷ lệ cắt giảm chi phí sau thẩm định dự án vào khoảng 0,97% tổng mức đầu tư; thông qua việc thẩm định thiết kế, dự toán đã cắt giảm chi phí khoảng 5,87% so với dự toán; tỷ lệ hồ sơ phải sửa đổi, bổ sung thiết kế chiếm khoảng 36%, góp phần phòng ngừa được nhiều rủi ro về chất lượng công trình” [3] Như vậy có thể thấy rằng công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình xây dựng tại Việt Nam ngày càng được quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan 8 chuyên môn về xây dựng, góp phần tăng chất lượng hồ sơ thiết kế, chống thất thoát trong đầu tư xây dựng. 1.2.1 Thẩm tra dự án đầu tư Theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014: Thẩm tra dự án đầu tư bao gồm thẩm tra thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. - Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. [1] - Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công: - Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: + Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; + Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). - Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác. [4] a. Dự án quan trọng quốc gia: Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây: [4] - Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất