Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ...

Tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại quận bắc từ liêm(nghiên cứu điển hình tại dự án khu chức năng đô thị tây tựu, liên mạc, quận bắc từ liêm) (tt)

.PDF
29
75
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHƯƠNG SƠN HÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM Nghiên cứu điển hình tại Dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHƯƠNG SƠN HÀ KHÓA 2016 - 2018 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM Nghiên cứu điển hình tại Dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU THỦY XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. MAI THỊ LIÊN HƯƠNG Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Hữu Thủy cùng những ý kiến về chuyên môn quý báu của các giảng viên trong khoa Đào tạo sau đại học, bộ môn Quản lý đô thị và công trình trường Đại học Kiến trúc Hà nội. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Kiến trúc Hà nội đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin cảm ơn gia đình đã là nguồn động lực tinh thần to lớn đối với tôi. Xin cảm ơn bạn bè, anh chị em đồng nghiệp cùng cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ tôi có đầy đủ số liệu để hoàn thành luận văn. Do trình độ, kinh nghiệm, năng lực cũng như thời gian còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày …. tháng 03 năm 2018 Học viên Phương Sơn Hà LỜI CAM ĐOAN Họ và tên học viên: Phương Sơn Hà Lớp: 16QL1 Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Tên đề tài nghiên cứu luận văn: “Nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại quận Bắc Từ Liêm - Nghiên cứu điển hình tại Dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu” Tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm. Những kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu trích dẫn rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Tôi không sao chép từ bất kỳ nguồn thông tin nào, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, ngày …. tháng 03 năm 2018 Học viên Phương Sơn Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANHMỤCCÁCTỪVÀCÁCKÝHIỆUVIẾTTẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 3 Dự kiến kết quả đề tài ........................................................................................ 4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 Cấu trúc luận văn ............................................................................................... 5 NỘI DUNG ........................................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM .... 6 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực triển khai dự án ..................... 6 1.1.1. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 6 1.1.2. Điềukiệnvềkhítượng–khíhậu............................................................... 6 1.1.3. Điều kiện thủy văn ........................................................................... 10 1.1.4. Điều kiện xã hội ............................................................................... 10 1.2. Hiện trạng công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm .............................................................. 12 1.2.1. Tình hình triển khai các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại quận Bắc Từ Liêm ................................................................................................. 12 1.2.2. Tổng quan về công tác quản lý môi trường đô thị và công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật quận Bắc Từ Liêm ...... 12 1.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc Quận Bắc Từ Liêm. ........................................................................................ 13 1.3.1. Thực trạng đánh giá tác động môi trường dự án khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc - Quận Bắc Từ Liêm. .............................................. 13 1.3.2. Những khó khăn trong triển khai dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc - Quận Bắc Từ Liêm. ................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ......................................................................................... 20 2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 20 2.1.1. Các khái niệm về quản lý môi trường dự án ..................................... 20 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động quản lý môi trường dự án ở Việt Nam ............................................................................................ 23 2.1.3. Tiến trình quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật........ 26 2.1.4. Các phương pháp thực hiện đánh giá tác động môi trường ............... 32 2.2. Cơ sở pháp lý trong triển khai hoạt động quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ............................................................................... 34 2.2.1. Các căn cứ pháp lý chung về quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật .......................................................................................... 34 2.2.2. Các căn cứ pháp lý của hoạt động quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Hà Nội .................................................... 35 2.3. Cơ sở thực tiễn triển khai hoạt động quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam và một số nước khác trên thế giới. ............ 36 2.3.1. Quản lý môi trường các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở Việt Nam ....................................................................................................... 36 2.3.2. Quản lý môi trường các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở một số quốc gia trên thế giới ............................................................................. 37 CHƯƠNG 3: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI QUẬN BẮC TỪ LIÊM ............................................................................................................... 41 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quân Bắc Từ Liêm ............................................. 41 3.1.1. Nhóm giải pháp quản lý ................................................................... 41 3.1.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật .................................................................. 42 3.1.3. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục ............................................ 45 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm .......................................................................................... 46 3.2.1 Xác định và đánh giá các vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý môi trường giai đoạn chuẩn bị triển khai thi công dự án................................ 46 3.2.2 Xác định và đánh giá vấn đề môi tường nảy sinh trong công tác quản lý môi trường giai đoạn thi công dự án................................................... 50 3.2.3 Xác định và đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh trong công tác quản lý môi trường giai đoạn dự án đi vào vận hành .............................. 59 3.2.4 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật quận Bắc Từ Liêm ................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 92 Kết luận .......................................................................................................... 92 Kiến nghị: ....................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANHMỤCCÁCTỪVÀCÁCKÝHIỆUVIẾTTẮT BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường COD : Nhu cầu ôxy hóa học ĐTM : Đánh giá tác động môi trường MTTQ : Mặt trận tổ quốc GPMB : Giải phóng mặt bằng PCCC : Phòng cháy chữa cháy SS : Chất rắn lơ lửng TCVN : Tiêu Chuẩn Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam TCXD : Tiêu chuẩn xây dựng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy Ban Nhân Dân WB : Ngân hàng thế giới WHO HTXLNT : Tổ chức Y tế Thế giới PTVC : Phương tiện vận chuyển BVMT :Bảo vệ môi trường :Phòngcháychữacháy PCCC : Hệ thống xử lý nước thải DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng và biểu Tên bảng và biểu Trang Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm khí tượng Láng 7 Bảng 1.2 Độ ẩm tương đối các tháng ở các năm 8 Bảng 1.3: Lượng bốc hơi tháng tại trạm Láng (đơn vị: mm) 9 Bảng 1.4: Tổng số giờ nắng trong tháng (đơn vị: giờ) 9 Bảng 1.5 Bụi phát sinh trong quá trình chuẩn bị xây dựng 14 Bảng 1.6 Chất thải phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 15 Bảng 1.7 Tiếng ồn do các thiết bị sử dụng 16 Bảng 1.8 Thành phần chất ô nhiễm không khí giai đoạn thi công 17 Bảng 1.9 Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 19 Bảng 3.1 Bụi phát sinh trong quá trình chuẩn bị xây dựng 48 Bảng 3.2 Số lượng và tải lượng khí thải của các thiết bị 49 Bảng 3.3 Chất thải phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng 50 Bảng 3.4 Tiếng ồn do các thiết bị sử dụng 50 Bảng 3.5 Các chất ô nhiễm trong không khí giai đoạn thi công 52 Bảng 3.6 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công thực tế 56 Bảng 3.7 Tác động về mặt xã hội 61 Bảng 3.8 Kết quả dự báo tiếng ồn do các thiết bị GPMB 70 Bảng 3.9 Khối lượng phát thải của các thiết bị thi công 70 Bảng 3.10 Kết quả nồng độ bụi lơ lửng phát sinh từ các thiết bị sử dụng 71 Bảng 3.11 Hệ số phát thải các chất ô nhiễm Lượng nhiên liệu tiêu thụ cho hoạt động của máy móc, thiết bị thi công Tải lượng khí thải của các thiết bị, máy móc phục vụ thi Bảng 3.13 công Bảng 3.12 Bảng 3.14 Mức ồn gây ra do các phương tiện thi công 73 73 74 75 Bảng 3.15 Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám Bảng 3.16 Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại 90 91 DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình Hình 1.1 Tên hình Trang Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm tại trạm Láng 6 Hình 2.1 Quá trình đánh giá tác động môi trường và các giai đoạn phát triển của dự án (nguồn: IAIA) 33 Hình 2.2 Quy trình ĐTM phổ biến trên thế giới (nguồn: UNEP) 33 Hình 3.1 Tuyến vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá giai đoạn thi công 79 Hình 3.2 Các phương tiện cá nhân có thể sử dụng chống ồn 81 Hình 3.3 Che phủ bạt khi vận chuyển 82 Hình 3.4 Vị trí điểm tập kết CTR xây dựng và hố ga lắng cặn 85 Hình 3.5 Nhà vệ sinh di động 86 Hình 3.6 Xây dựng hệ thống cây xanh cách ly khu vực bãi đỗ xe 88 Hình 3.7 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn có ngăn lọc 90 Hình 3.8 Sơ đồ vị trí bố trí thùng thu gom, phân loại CTR trong khu vực 92 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Theo đánh giá của WB, Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng, từ đó dẫn tới không gian và dân số tại các đô thị tăng nhanh. Hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang phát triển nhanh hơn nhiều so với tất cả các thành phố khác, thực tế hai thành phố này chi phối phát triển đô thị của cả quốc gia. Thực trạng chung hiện nay là các đô thị đều bị quá tải, tăng sức ép ở tất cả các mặt hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dẫn đến những tác động không nhỏ đến môi trường (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016). Sự gia tăng dân số và sự hình thành các dự án xây dựng làm cho môi trường có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng, nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp sự phát triển dân cư. Đồng thời, sự gia tăng nhanh chóng các công trình xây dựng trong quá trình đô thị hóa làm nảy sinh nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường, biểu hiện rõ nhất là phát thải một lượng bụi lớn vào môi trường và ô nhiễm từ chất thải rắn. Tình trạng ô nhiễm môi trường do công trình xây dựng không có bạt che chống bụi; chất thải xây dựng đổ tràn lan trên các tuyến đường… đang là vấn đề khiến người dân bức xúc. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo Thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong ngành xây dựng. Theo đó, chủ đầu tư phải lập kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường trên cơ sở chương trình quản lý môi trường đã đề xuất trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi thi công công trình. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình của các nhà thầu. Công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng trong lĩnh vực quản lý môi trường đô thị trên cả nước đã được các cơ quan ban ngành quan tâm với nhiều cơ chế chính sách, tiêu chuẩn được ban hành. Các doanh nghiệp kinh 2 doanh, dịch vụ môi trường đô thị được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ mới theo hướng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tính chuyên nghiệp và trình độ quản lý đã có chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên để các dự án xây dựng ở nước ta trở thành sạch - đẹp, đóng góp hiệu quả giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đòi hỏi công tác môi trường các dự án xây dựng cần phải thay đổi hơn nữa để nâng cao hiệu quả chất lượng môi trường đô thị (Cao Cường, 2017). Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQCP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ với diện tích 43,35 km²; Dân số: 320.414 người; Mật độ: 7.381 người/km². Một trong những nhiệm vụ cơ bản của quận Bắc Từ Liêm là thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; tạo chuyển biến mạnh về quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, các dịch vụ đô thị và bảo vệ môi trường. Trước mắt tập trung thực hiện các dự án: Đề pô xe điện, đường 32, các tuyến đường giao thông hạ tầng khung, đô thị Tây Hồ Tây, khu công nghệ cao sinh học, các tuyến đường và công trình công cộng ở các Phường, đấu giá quyền sử dụng đất ở Xuân Đỉnh (Cổng thông tin điện tử Quận Bắc Từ Liêm). Điều này khiến ý nghĩa của việc nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường các dự án đầu tư xây dựng tại quận Bắc Từ Liêm trở nên cấp thiết, cần được thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực tới các môi trường sống của nhân dân. Xuất phát từ thực tế, tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại quận Bắc Từ Liêm - Nghiên cứu điển hình tại Dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc”, nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường phù hợp với các quy định và trong khuôn khổ nguồn kinh phí của địa phương. 3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, Luận văn có nhiệm vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu sau: - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc. - Nghiên cứu cơ sở khoa học các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường với công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật. - Đề xuất giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường, đánh giá khả năng áp dụng vào điều kiện thực tế dự án. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc. Phạm vi nghiên cứu về không gian Các hoạt động quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng nằm trong phạm vi quận Bắc Từ Liêm. Nghiên cứu điển hình triển khai trong phạm vi dự án khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc. Phạm vi nghiên cứu về thời gian Phạm vi tiến hành nghiên cứu về thời gian xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án xây dựng hạ tầng từ 2015 đến nay. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4  Làm rõ thực trạng công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc - Quận Bắc Từ Liêm.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc - Quận Bắc Từ Liêm. Từ đó làm cơ sở thực hiện tốt công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong tương lai của quận Bắc Từ Liêm. Dự kiến kết quả đề tài  Khảo sát và đưa ra đánh giá thực trạng hoạt động quản lý môi trường của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm.  Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý môi trường tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc - Quận Bắc Từ Liêm. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu Các văn bản pháp quy của trung ương, địa phương có liên quan đến vấn đề quản lý vệ sinh môi trường đối với dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật. Các văn bản và các quy định đối với dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên: địa chất, địa hình, đất, khí tượng thủy văn... và các điều kiện kinh tế - xã hội tại thành phố Hà Nội. Phương pháp điều tra khảo sát Điều tra khảo sát hiện trạng hoạt động xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc. 5 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm về các vấn đề có liên quan. Phương pháp đo đạc và phân tích môi trường. Áp dụng các biện pháp lấy mẫu và phân tích môi trường triển khai ngay tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm để đánh giá nồng độ chất ô nhiễm hoặc mức độ ô nhiễm của các yếu tố vật lý tới môi trường sống. Phương pháp mô hình hóa bản đồ Ứng dụng công nghệ GIS và các phần mềm xử lý bản đồ trong hoạt động nghiên cứu để đưa ra kết quả có độ chính xác cao, có tính trực quan tốt. Cấu trúc luận văn  Chương 1: Thực trạng công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại quận Bắc Từ Liêm  Chương 2: Cơ sở khoa học các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật  Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ thuộc khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội là một trong các quân trung tâm có tốc độ đô thị hóa rất cao. Với hàng chục công trình xây dựng đang triển khai, hoạt động xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật được triển khai ở hầu hết các dự án trên địa bàn toàn quận. Điều này dẫn tới nhiều vấn đề về môi trường, đòi hỏi phải nâng cao công tác quản lý. Kết luận Qua nghiên cứu thực tiễn tại Dự án Khu chức năng đô thị Tây Tựu, Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm và đánh giá tình hình hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn quận có thể đi tới kết luận: 1- Hoạt động động quản lý môi trường các dự án xây dựng nói chung và dự án xây dựng hạ tầng nói riêng rất phức tạp do phải quản lý nhiều yếu tố tác động khác nhau; 2- Các giải pháp đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện tương đối đầy đủ, nhưng vẫn có nhiều vấn đề dẫn tới hiệu quả chưa cao; 3- Hoạt động tham vấn cộng đồng cũng chưa được đề cao trong quá trình thực hiện ĐTM; 4- Quá trình thực hiện ĐTM nhất là tính toán các thành phần ô nhiễm có nhiều phương pháp khác nhau, việc áp dụng các phương pháp của nước ngoài trong nhiều trường hợp không phù hợp với đặc điểm môi trường Việt Nam; Kiến nghị: Để giải quyết những khó khăn đang tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại quận Bắc Từ Liêm, tác giả đưa ra các kiến nghị, phần nội dung thực hiện kiến nghị đã được trình bày chi tiết trong luận văn gồm: 1- Tuân thủ trình tự đánh giá tác động môi trường được đưa ra; 2- Thống nhất trong phương pháp định lượng hóa các vấn đề phát sinh ô nhiễm; 93 3- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng môi trường dự án; TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 (2016). Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng. 2. Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xi măng (2009). Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 3. Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (2009). Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4. Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường (2009), "Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang, thép", Hà Nội. 5. Lê Trình (2015), “Tài liệu đào tạo về ĐTM/ESIA”. Chương trình TOT WB. Hà Nội 6. Mai Thế Toản (2014), “Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam”. Hội nghị quốc gia về công tác đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 7. Nguyễn Khắc Thành, Vũ Văn Doanh (2010). Giáo trình đánh giá tác động môi trường Tài liệu tiếng Anh 8. Ministry of the Environment, Japan (2001), “Environmental Impact Assessment in Japan” 9. Mai The Toan et al. (2010), “Environmental hotspots in mining activities in Vietnam”. Internantional Mining Conference. 10. Mai The Toan et al. (2011), “SEA & EIA in Vietnam”. Proceedings of the Vietnam - Korea third scientific conference in EIA and SEA.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan