Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Múa rối nước ở thái bình từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay...

Tài liệu Múa rối nước ở thái bình từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay

.PDF
212
161
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐỊNH MÚA RỐI NƯỚC Ở THÁI BÌNH TỪ KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975) ĐẾN NAY Chuyên ngành: VĂN HÓA DÂN GIAN Mã số: 9 22 90 41 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGUYỄN XUÂN NGHỊ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và công trình này đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong việc trích dẫn tài liệu. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Định ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VẬN DỤNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................. 9 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................................... 9 1.2. Lý thuyết vận dụng......................................................................................................16 1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ..............................................................................24 Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................................39 Chương 2: MÚA RỐI NƯỚC THÁI BÌNH TRƯỚC KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT TRONG BỐI CẢNH MÖA RỐI NƯỚC CHÂU THỔ BẮC BỘ................41 2.1. Châu thổ Bắc Bộ và múa rối nƣớc .............................................................................41 2.2. Múa rối nƣớc Thái Bình trƣớc khi đất nƣớc thống nhất (1975)...............................57 Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................................76 Chương 3: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA MÖA RỐI NƯỚC THÁI BÌNH TỪ SAU KHI ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975) ĐẾN NAY ...............................................78 3.1. Múa rối nƣớc Thái Bình sau khi đất nƣớc thống nhất ..............................................78 3.2. So sánh hai giai đoạn múa rối nƣớc Thái Bình từ trƣớc và sau năm 1975 ............107 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................................119 Chương 4: LÝ GIẢI VÀ BÀN LUẬN TỪ THỰC TẾ MÖA RỐI NƯỚC THÁI BÌNH NÓI RIÊNG, MÖA RỐI NƯỚC CHÂU THỔ BẮC BỘ NÓI CHUNG ...120 4.1. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi, phát triển của múa rối nƣớc Thái Bình từ sau khi đất nƣớc thống nhất (1975) đến nay .........................................................................120 4.2. Sự tồn tại đa dạng của múa rối nƣớc và tƣơng lai của múa rối nƣớc Thái Bình...131 4.3. Từ thực tế múa rối nƣớc Thái Bình nói riêng, múa rối nƣớc châu thổ Bắc Bộ nói chung, bàn luận về các lý thuyết vận dụng .....................................................................140 Tiểu kết chƣơng 4 .............................................................................................................144 Kết luận ............................................................................................................................146 Danh mục công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án...............................148 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................149 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GS Giáo sƣ NSND Nghệ sĩ nhân dân Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sƣ PV Phỏng vấn THCS Trung học Cơ sở TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa học tp Thành phố tr. trang UBND Ủy ban Nhân dân xb xuất bản iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Múa rối nƣớc dân gian là một đặc sản của ngƣời Việt. Trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngƣời ta thấy nó tồn tại dƣới dạng phƣờng hội tại các tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc. Không phải tỉnh nào cũng có múa rối nƣớc, nghệ thuật này có mặt đáng kể ở tỉnh Hà Đông cũ, Sơn Tây cũ, ngoại thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hải Phòng, đặc biệt tập trung ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Từ lâu, những phƣờng rối nƣớc ở Thái Bình mà cụ thể là rối nƣớc làng Nguyễn (Nguyên Xá), rối nƣớc làng Đống (Đông Các) đã đƣợc khán giả trong, ngoài nƣớc biết đến, đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Cũng nhƣ nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, có lúc múa rối nƣớc không có đất để phát triển, có lúc đƣợc phục hồi và sau khi đƣợc phục hồi nó luôn luôn phải thích ứng với những sự thay đổi của hoàn cảnh, của thời đại. Trong thế kỷ XX, năm 1945 và năm 1975 đánh dấu hai sự kiện cực kỳ quan trọng của đất nƣớc và dân tộc. Tháng 8/1945, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đứng lên làm cách mạng, giành lại chính quyền và thành lập chế độ mới. Ngày 30/4/1975 là ngày đất nƣớc thống nhất. Tuy rằng, các biến cố chính trị không phải lúc nào cũng trùng khớp với những đổi thay về văn hóa nhƣng giới nghiên cứu vẫn thƣờng lấy các mốc 1945 và 1975 trong khi phân chia những giai đoạn khác nhau của một đối tƣợng khảo sát. Ngoài ra, các mốc năm 1945 và năm 1975 không chỉ phản ánh biến cố chính trị mà còn đánh dấu những thời đoạn văn hóa. Thí dụ, về mốc năm 1975, sử gia Trần Quốc Vƣợng và các cộng sự nhận xét: “Từ sau năm 1975, hai miền thống nhất, việc giao lƣu càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Cuối cùng, không thể không thừa nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, nhất là khoa học thông tin hiện đại, khiến việc giao lƣu văn hóa ở thời hiện đại sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn” [140, tr.148]. 1 Về múa rối nƣớc Thái Bình, hầu hết các tài liệu nghiên cứu mà tiêu biểu là công trình của tác giả Nguyễn Huy Hồng chủ yếu mới khảo sát từ 1975 trở về trƣớc. Ngoài ra, từ sau năm 1975 đặc biệt là từ sau năm 1986, văn hóa nghệ thuật nƣớc nhà có nhiều biến chuyển lớn, thời cơ, thuận lợi không ít và thách thức cũng không nhỏ. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quốc tế hóa hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống nhƣ tuồng, chèo, múa rối nƣớc đều đứng trƣớc khó khăn bởi lƣợng khán giả ngày càng có xu hƣớng giảm. Để tồn tại, những ngƣời có trách nhiệm và các nghệ nhân phải làm gì? Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là Múa rối nước ở Thái Bình từ khi đất nước thống nhất (1975) đến nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu và lý giải sự chuyển biến, vận động của múa rối nƣớc Thái Bình dƣới sự tác động của bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa từ sau khi đất nƣớc thống nhất đến nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhận diện múa rối nƣớc ở Thái Bình từ 1975 trở về trƣớc. - Trình bày múa rối nƣớc ở Thái Bình qua hai phƣờng rối làng Nguyễn và làng Đống từ sau ngày đất nƣớc thống nhất đến nay. - So sánh múa rối nƣớc Thái Bình giữa hai giai đoạn trƣớc và sau ngày đất nƣớc thống nhất. - Giải thích nguyên nhân của sự biến chuyển vƣợt bậc của múa rối nƣớc Thái Bình từ sau ngày đất nƣớc thống nhất đến nay. - Bàn luận về sự tồn tại đa dạng của múa rối nƣớc, suy nghĩ về hƣớng đi của múa rối nƣớc Thái Bình. - Nhận thức thêm đối với các lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học, về biến đổi văn hóa. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là múa rối nƣớc tỉnh Thái Bình từ khi thống nhất đất nƣớc đến nay. Tuy nhiên, rối nƣớc Thái Bình không tồn tại một cách chung chung mà hiện diện với tƣ cách là những phƣờng rối, gắn bó với làng quê. Trƣớc kia Thái Bình có đến bảy phƣờng rối, song trong vòng bảy chục năm nay chỉ có hai phƣờng còn hoạt động. Bởi vậy, về thực chất chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hai phƣờng rối làng Nguyễn và làng Đống từ sau năm 1975. Để có điều kiện hiểu sâu hơn đối tƣợng, chúng tôi còn dành sự quan tâm nhất định đối với rối nƣớc Thái Bình trƣớc năm 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Không gian nghiên cứu Không gian nghiên cứu là những làng có phƣờng rối ở tỉnh Thái Bình, cụ thể ở đây là làng Nguyễn và làng Đống. Cả hai làng này nay đều thuộc huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề cập đến một số làng khác nhằm làm rõ hơn các nhận xét về hai làng nói trên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Chúng tôi chủ yếu nghiên cứu múa rối nƣớc Thái Bình từ sau khi đất nƣớc thống nhất (30/4/1975) đến nay. Để so sánh, đối chiếu, chúng tôi cũng quan tâm đến múa rối nƣớc Thái Bình trƣớc năm 1975. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Tên đề tài luận án có cụm từ “rối nƣớc tỉnh Thái Bình”. Nhƣng rối nƣớc tỉnh Thái Bình không tồn tại một cách chung chung mà tồn tại với tƣ cách là những phƣờng hội của một làng quê cụ thể. Nhƣ vậy, ở đây có mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Theo ý nghĩa triết học, “phạm trù cái chung đƣợc dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không chỉ có ở một số kết cấu vật chất nhất định, mà còn đƣợc lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tƣợng hay quá trình riêng lẻ khác. Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, 3 một hiện tƣợng, một quá trình riêng lẻ nhất định” [53, tr.341]. Ở đây, chúng tôi xem rối nƣớc Thái Bình là cái chung và rối nƣớc làng Nguyễn, rối nƣớc làng Đống là cái riêng. Rối nƣớc Thái Bình chỉ tồn tại trong rối nƣớc các làng quê, đƣợc thể hiện ra thông qua các phƣờng rối. Rối nƣớc làng Nguyễn hay rối nƣớc làng Đống chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, có nghĩa là từng phƣờng tồn tại độc lập nhƣng không phải là hoàn toàn tách biệt, cô lập với những phƣờng rối khác. Ngoài ra, khi nghiên cứu các phƣờng rối, chúng tôi luôn luôn xem chúng là một hệ thống, đặt chúng trong bối cảnh của làng và bối cảnh rộng hơn là châu thổ Bắc Bộ; nhìn chúng trong sự vận động để lý giải sự biến đổi, sự xuất hiện yếu tố mới, sự vắng bóng yếu tố cũ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau. Trƣớc hết là phƣơng pháp tập hợp tài liệu thứ cấp. Tài liệu viết về múa rối nƣớc nói chung, múa rối nƣớc Thái Bình nói riêng không nhiều. Đó là những chuyên luận, luận án tiến sĩ, luận văn cao học và những bài đăng tải trên các tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Văn hóa dân gian. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những tài liệu đánh máy, chƣa xuất bản mà tác giả không phải là những ngƣời viết chuyên nghiệp hoặc có trình độ cao. Trong số đó, có tập đánh máy của nghệ nhân Hoàng Duy Luyến viết về rối nƣớc làng Nguyễn từ năm 2006 trở về trƣớc [81]. Thứ hai, chúng tôi thực hiện các cuộc điền dã, khảo sát, phỏng vấn tại địa phƣơng. Từ năm 2006 đến nay, chúng tôi đã về khảo sát tại làng Đống, làng Nguyễn, làng Tuộc, làng Kỳ Hội tất cả 8 đợt. Để có một cái nhìn bao quát, thời gian đầu chúng tôi thƣờng phỏng vấn nhanh trong một thời gian ngắn nhiều ngƣời dân địa phƣơng và học sinh tại hai làng Nguyễn và Đống. Tại hai làng này không có trƣờng phổ thông trung học, nên chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn nhanh tại Trƣờng THCS Nguyên Xá và Trƣờng 4 THCS Đông Các. Ngoài ra, trong những đợt điền dã, chúng tôi đã phỏng vấn sâu 20 ngƣời gồm nghệ nhân, trƣởng phƣờng, nhà nghiên cứu, đại diện chính quyền, ngƣời dân địa phƣơng và học sinh của Trƣờng THCS ở Đông Các và Nguyên Xá. Không chỉ khảo sát và phỏng vấn tại Thái Bình, chúng tôi còn đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đƣờng Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội) phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ cơ quan này, xem các nghệ nhân Nguyên Xá và nghệ nhân một số phƣờng khác biểu diễn, phỏng vấn các nghệ nhân và một số ngƣời xem. Chúng tôi cũng làm việc với Công ty Long Link Việt Nam (đƣờng Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy), đến tận nơi ăn nghỉ của các nghệ nhân làng Nguyễn trong thời gian họ nghỉ ngơi. Có những vấn đề về tài chính mà nhiều cơ quan, công ty, phƣờng rối không muốn nói. Có những câu chuyện, họ yêu cầu chúng tôi không công bố. Có những ngƣời đồng ý cho công bố thông tinh song không nêu danh tính của họ. Với những trƣờng hợp này, chúng tôi tôn trọng đề nghị của họ. Thứ ba, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp trong nghiên cứu văn hóa dân gian. Trong cuốn sách của nhiều tác giả Văn hóa dân gian những phương pháp nghiên cứu, GS Đinh Gia Khánh đã viết về phƣơng pháp tổng hợp trong nghiên cứu văn hóa dân gian. Theo tác giả, tác phẩm folklore tồn tại và vận động trong một chỉnh thể nguyên hợp. Bởi vậy phƣơng hƣớng tiếp cận thẩm mĩ cần đƣợc kết hợp với phƣơng hƣớng tiếp cận chỉnh thể. Với tính cách là chỉnh thể nguyên hợp, tác phẩm folklore thƣờng bao gồm nhiều thành tố gắn bó một cách tự nhiên và hữu cơ với nhau. Trong một tác phẩm folklore có thể tùy theo hoàn cảnh mà thành tố này hoặc thành tố khác nổi bật lên. Hơn nữa, lại có những trƣờng hợp mà các thành tố nào đó của chỉnh thể nguyên hợp ấy tách riêng ra và tồn tại nhƣ một tác phẩm độc lập. (…). Nhƣng các tác phẩm này, nếu có lúc có thể tồn tại và vận động một cách tƣơng đối độc lập, thì lại thƣờng hay đƣợc thu hút trở lại vào chỉnh thể nguyên hợp. Xét đến cùng, chúng chỉ có thể phát huy một cách thực là sâu 5 sắc và trọn vẹn giá trị thẩm mỹ với tính cách là thành tố của chỉnh thể nguyên hợp [91, tr.11]. Cũng theo tác giả, để nghiên cứu một tác phẩm folklore thì phải phân tích chỉnh thể nguyên hợp ấy ra các thành tố và trong nhiều trƣờng hợp cần phải phân tích từng thành tố ra các yếu tố nhỏ hơn để có thể đi sâu, tìm hiểu nội dung, cấu trúc của từng thành tố nói riêng, của chỉnh thể nguyên hợp nói chung. Trong nghiên cứu văn hóa dân gian, khởi đầu bằng việc phân tích là một điều tất yếu. Nhƣng quá trình phân tích ấy lại phải đƣợc bổ sung và nâng cao bằng quá trình tổng hợp, bởi vì dẫu có tiến hành bằng những thao tác khoa học nào đi chăng nữa thì cuối cùng cũng phải đạt đƣợc mục tiêu là nhận thức đƣợc sâu sắc và toàn diện tác phẩm, hiện tƣợng văn hóa dân gian với tính cách là một chỉnh thể nguyên hợp. Tiếp thu tƣ tƣởng của GS Đinh Gia Khánh, chúng tôi hiểu mỗi một phƣờng rối là một tổng thể gồm nhiều thành tố. Để hiểu nó, chúng tôi phân tích những thành tố cụ thể để nghiên cứu, sau đó sẽ tổng hợp lại. Các thành tố đó là buồng trò và sân khấu, quân rối và dụng cụ điều khiển, trò lẻ và trò có tích, văn học và âm nhạc, nghệ nhân và phƣờng hội, ngƣời xem. Thứ tƣ, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh. Chúng tôi so sánh rối nƣớc Thái Bình trƣớc và sau năm 1975, so sánh rối nƣớc làng Nguyễn và rối nƣớc làng Đống. Chúng tôi còn so sánh múa rối nƣớc Thái Bình với các phƣờng rối nƣớc khác. Có khi chúng tôi so sánh tổng thể, có khi chúng tôi chỉ so sánh một số khía cạnh, thành tố của các phƣờng rối. Các phƣơng pháp nêu trên có tác dụng hỗ trợ nhau và chúng tôi thƣờng sử dụng xen kẽ. Thí dụ, có sự khác nhau và giống nhau trong thông tin về sự phục hồi của phƣờng rối làng Tuộc, huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình. Trong các năm 1977, 1987, 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng đều cho rằng, phƣờng Tuộc, xã Phú Lƣơng, huyện Đông Hƣng tổ chức diễn rối lần cuối cùng vào năm 1944. Từ đó trở về sau, phƣờng ngừng hoạt động [61, tr.457]. Trong kết quả điều tra công bố năm 2002 của TS, NSND Phạm Thị Thành, vùng châu 6 thổ Bắc Bộ có 14 phƣờng rối, không có phƣờng Tuộc [108, tr.161]. Năm 2012, trong luận án tiến sĩ, tác giả Vũ Tú Quỳnh cho rằng đến thời điểm công bố luận án, hiện có 15 phƣờng rối nƣớc ở châu thổ Bắc Bộ đã đƣợc phục hồi. Trong danh sách, phƣờng Tuộc ở số thứ tự 15. Tác giả viết: “Sự hồi sinh của 15 phƣờng rối nƣớc trong giai đoạn từ Đổi mới đến nay là một sự chuyển mình rất lớn. Tất cả những phƣờng rối này đều đã có tên tuổi từ xƣa, không có phƣờng rối nào đƣợc thành lập mới hoàn toàn” [108, tr.83-84]. Năm 2014, trong luận án tiến sĩ, tác giả Lê Thị Thu Hiền đƣa ra danh sách 15 phƣờng đang duy trì hoạt động [49, tr.97]. Danh sách 15 phƣờng mà tác giả nêu ra trùng khớp (cả về thứ tự so) với danh sách của Vũ Tú Quỳnh. Nhƣ thế là cả Nguyễn Huy Hồng và Phạm Thị Thành đều cho rằng phƣờng Tuộc không còn hoạt động. Còn Vũ Tú Quỳnh và Lê Thị Thu Hiền nhận xét rằng phƣờng này đã đƣợc phục hồi. Những thông tin trái chiều này đã đƣợc chúng tôi kiểm chứng bằng cuộc đi khảo sát ở chính làng Tuộc, xã Phú Lƣơng ngày 2/10/2016. Tài liệu điền dã và kết quả phỏng vấn sâu đã xác nhận sự đúng đắn mà nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng đã thông tin. Nhƣ thế là các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, phỏng vấn đã đƣợc kết hợp sử dụng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trình bày một cách có hệ thống về múa rối nƣớc Thái Bình từ sau ngày đất nƣớc thống nhất đến nay; sau khi so sánh nó với múa rối nƣớc Thái Bình trƣớc năm 1975, khẳng định sự chuyển biến vƣợt bậc của nó. - Lý giải sự chuyển biến vƣợt bậc của múa rối nƣớc Thái Bình từ sau khi đất nƣớc thống nhất đến nay. - Từ sự đa dạng của múa rối nƣớc hiện nay, góp bàn về hƣớng đi của múa rối nƣớc Thái Bình. - Khẳng định sự đúng đắn của các lý thuyết vận dụng, bàn thêm về một số khía cạnh cụ thể trong các lý thuyết đó. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Góp phần vào việc làm rõ thêm mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học. - Bàn cụ thể về lý thuyết biến đổi văn hóa ở cấp độ vi mô, nếu xem sự biến đổi văn hóa tộc ngƣời là cấp vĩ mô. - Làm rõ vai trò qua lại giữa các thành tố trong một hệ thống với toàn bộ hệ thống, sự tƣơng tác giữa các yếu tố trong một hệ thống và tác động của những yếu tố ngoài hệ thống đối với hệ thống. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí, các cấp có thẩm quyền trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống, nhìn nhận, đánh giá đúng những chuyển động văn hóa đang diễn ra. - Bản luận án sẽ góp phần vào nhận thức của nhân dân ta nói chung, của các thế hệ trẻ nói riêng trên con đƣờng tìm hiểu nghệ thuật truyền thống dân tộc. 7. Cơ cấu của luận án Trong phần chính văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án đƣợc trình bày theo bốn chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết vận dụng, địa bàn nghiên cứu; Chƣơng 2: Múa rối nƣớc Thái Bình trƣớc khi đất nƣớc thống nhất trong bối cảnh múa rối nƣớc châu thổ Bắc Bộ; Chƣơng 3: Sự chuyển biến của múa rối nƣớc Thái Bình từ sau khi đất nƣớc thống nhất (1975) đến nay; Chƣơng 4: Lý giải và bàn luận từ thực tế múa rối nƣớc Thái Bình nói riêng, múa rối nƣớc châu thổ Bắc Bộ nói chung. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VẬN DỤNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Năm 1974, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng cho rằng: “Múa rối là một nghệ thuật dùng con rối làm trò, đóng kịch trên sân khấu, còn ngƣời điều khiển đƣợc che giấu kín” [55, tr.14]. Quan niệm này không sai song chƣa đầy đủ. Năm 1976, nhà nghiên cứu Tô Sanh viết: Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình, với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phƣơng tiện chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tƣởng tƣợng loài ngƣời, của hiện thực khách quan. Nó có khả năng tập trung hòa hợp nhiều hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian kể cả các loại hình sân khấu khác. Nó phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thiếu nhi. Múa rối có rất nhiều loại. Nhân vật rối là trung tâm. Ngƣời diễn viên điều khiển thƣờng đƣợc che giấu kín, sân khấu của nó và bản thân nó cần phù hợp với kích thƣớc, với tính chất của ngƣời và rối chứ không phải cơ bản do hóa trang ngƣời thật hoặc máy móc quyết định [110, tr.17]. Định nghĩa của Tô Sanh cho thấy, múa rối còn bao hàm cả kỹ thuật điều khiển và nghệ thuật tạo tác quân rối. Một quan niệm nhƣ vậy là hoàn chỉnh. Trên thế giới có nhiều loại nghệ thuật múa rối nhƣ múa rối tay, múa rối que, múa rối dây, múa rối bông, múa rối sân khấu đen, múa rối máy,… Ở nƣớc ta, nhân dân và các nhà nghiên cứu lấy sân khấu làm tiêu chí phân thành hai loại: múa rối nƣớc là loại dùng sân khấu mặt nƣớc; múa rối cạn là loại sân 9 khấu dựng trên mặt đất. So với thế giới, múa rối nƣớc là nghệ thuật độc đáo của nƣớc ta, các nƣớc khác hầu nhƣ không có. Bởi vậy, trong phần tổng quan, chúng tôi chủ yếu trình bày về việc nghiên cứu múa rối nƣớc ở nƣớc ta nói chung và ở Thái Bình nói riêng. 1.1.1. Về việc nghiên cứu múa rối nước ở nước ta nói chung Năm 1974, Nxb Văn hóa công bố cuốn sách Nghệ thuật múa rối Việt Nam của Nguyễn Huy Hồng. Trong sách này, tác giả viết về múa rối nói chung (bao gồm cả rối cạn và rối nƣớc). Tác giả phân tích đặc trƣng về nghệ thuật múa rối, trình bày sơ bộ về lịch sử múa rối Việt Nam. Ở phần phụ lục, tác giả giới thiệu tám phƣờng rối cạn và ba phƣờng rối nƣớc trong cả nƣớc [55]. Nếu cuốn sách của Nguyễn Huy Hồng viết về nghệ thuật múa rối nói chung thì năm 1976, trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước, tác giả Tô Sanh chuyên bàn về loại hình múa rối độc đáo của nƣớc ta. Ông viết về cách biểu diễn, quan hệ giữa múa rối và đời sống con ngƣời, bàn về nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối nƣớc. Tác giả chứng minh múa rối nƣớc không phải là một loại hình nghệ thuật đƣợc du nhập từ bên ngoài. Ông cũng đã bàn đến một vấn đề rất hóc búa là ở miền Nam có múa rối nƣớc hay không? Nếu trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối Việt Nam, tác giả Nguyễn Huy Hồng chỉ giới thiệu ba phƣờng múa rối nƣớc ở hai tỉnh thì trong sách này, nhà nghiên cứu Tô Sanh giới thiệu bảy phƣờng múa rối nƣớc ở bảy tỉnh, thành trong cả nƣớc [110]. Năm 1992 Hoàng Kim Dung phân tích mối quan hệ giữa “nghệ thuật múa rối và vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em” [25] Năm 1996, tác giả Nguyễn Huy Hồng công bố cuốn sách Rối nước Việt Nam tại Nxb Sân khấu. Ông tiếp tục khẳng định rối nƣớc là nghệ thuật độc đáo của Việt Nam gắn liền với cƣ dân trồng lúa nƣớc, với làng Việt. Ông cũng đã bàn đến các yếu tố: nhà hát (buồng trò, sân khấu), quân rối, nhân vật, trò và tích trò, văn học, âm nhạc, diễn xuất, nghệ nhân. Trong phần phụ lục, 10 ông giới thiệu một số trò rối nƣớc, một số bài giáo rối nƣớc và thống kê các phƣờng hội rối nƣớc dân gian [57]. Năm 1997, Hoàng Kim Dung giới thiệu chung về múa rối nƣớc ta trong cuốn sách Múa rối nước Việt Nam những điều nên biết [26]. Năm 2005, Nguyễn Huy Hồng công bố cuốn sách Lịch sử nghệ thuật múa rối Việt Nam, tại Nxb Sân khấu. Bên cạnh ƣu điểm là tƣ liệu thực địa dồi dào, trong việc trình bày về lịch sử nghệ thuật múa rối, tác giả đã ít thành công, nhất là phần viết về nghệ thuật múa rối từ năm 1945 đến năm 1975 [59]. Năm 2006, tác giả Nguyễn Thành Nhân cho ra mắt cuốn sách Nghệ thuật rối và một số đặc trưng của sân khấu rối Việt Nam. So với các tác giả đi trƣớc, điểm mới của cuốn sách là đã bàn về những hạn chế của nghệ thuật sân khấu rối nƣớc ta, nêu ra một số giải pháp nhằm tiếp tục gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu rối. Tác giả cũng đề xuất việc thành lập đoàn rối nƣớc thực nghiệm [90]. Cũng trong năm 2006, cuốn sách Nghệ thuật rối nước Việt Nam của Lý Khắc Cung đƣợc Nxb Văn hóa - Thông tin công bố. Sau khi viết về múa rối nƣớc phản ánh tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời Thăng Long - Hà Nội, phân tích tính ngẫu hứng, độc đáo của múa rối nƣớc, tác giả mô tả các tích, trò múa rối đang lƣu truyền ở các phƣờng rối dân gian [21]. Năm 2007, Nxb Sân khấu công bố cuốn sách Nghệ thuật múa rối của Nguyễn Huy Hồng [61]. Nội dung cuốn sách không có gì mới, bởi cuốn sách này là sự tập hợp và in lại 3 cuốn sách mà tác giả đã công bố trong các năm 1974, 1987, 1996 [55], [56], [57]. Đây là cụm công trình đƣợc nhận giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật năm 2006. Khi tái bản, tác giả không sửa chữa. Năm 2012, trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, tác giả Hoàng Chƣơng khẳng định múa rối nƣớc có nguồn gốc bản địa, không phải từ Trung Quốc truyền sang, phân tích giá trị mỹ thuật, đề xuất một số giải pháp 11 nhằm giữ gìn, bảo tồn phát triển nghệ thuật này [20]. Năm 2012, nghiên cứu sinh Vũ Tú Quỳnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn hóa học, với đề tài Sự phục hồi của rối nước đồng bằng Bắc Bộ từ Đổi mới đến nay [108]. Năm 2014, bản luận án đƣợc in thành sách [109]. Theo tác giả, khoảng chục năm trƣớc Đổi mới, rối nƣớc đồng bằng Bắc Bộ lâm vào cảnh suy tàn vì đời sống kinh tế đói nghèo, vì sự suy giảm của văn hóa truyền thống. Từ cuối năm 1986 đến nay, múa rối nƣớc đƣợc phục hồi. Sở dĩ nhƣ vậy là vì kinh tế phát triển, trong đó kinh tế tƣ nhân ngày càng đƣợc khẳng định, vì tác động từ những chính sách, hoạt động phát triển văn hóa của nhà nƣớc và các tổ chức tài trợ. Tác giả cũng bàn đến những vấn đề đặt ra đối với rối nƣớc từ Đổi mới đến nay. Đó là mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới, giữa rối nƣớc và vấn đề kinh doanh nghệ thuật, vấn đề khán giả, vấn đề tính đa dạng của nghệ thuật. Năm 2014, tại Hà Nội, tác giả Lê Thị Thu Hiền bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn hóa học, với đề tài Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của múa rối nước Việt Nam [49]. Bản luận án đã hệ thống hóa ý kiến của các tác giả đi trƣớc về lịch sử múa rối nƣớc Việt Nam và phân tích cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội hình thành múa rối nƣớc Việt Nam. Điểm mới của bản luận án là đã trình bày một cách có hệ thống về các giá trị nhận thức, giáo dục, giải trí và thẩm mỹ của múa rối nƣớc Việt Nam. Tác giả cũng nêu ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy múa rối nƣớc Việt Nam. Ngoài ra, còn có những cuốn sách dành một phần nội dung nói về múa rối nƣớc nhƣ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên [106], tập sách tập hợp các bài viết mang tên Những sắc màu tình yêu của Hoàng Kim Dung [27]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về múa rối nƣớc Việt Nam nói chung, còn có cuốn sách Nghệ thuật múa rối cổ truyền đất Thăng Long của tác giả Văn Học xuất bản năm 2009 [52]. 12 Nếu năm bài viết công bố từ năm 1962 đến năm 1969 của Trần Văn Nghĩa trên tập san Văn hóa , báo Văn nghệ có tác dụng quảng bá nhận thức về lịch sử, giá trị của múa rối nƣớc Việt Nam [41, tr.343] thì các bài nghiên cứu của Trần Quốc Vƣợng, Phạm Đức Dƣơng, Trần Lâm, Vƣơng Duy Biên lại phân tích sâu một vấn đề cụ thể của múa rối nƣớc. Trần Quốc Vƣợng chỉ ra rằng múa rối nƣớc nói chung mang bản sắc độc đáo của ngƣời Việt ở châu thổ Bắc Bộ, hệ thống sông - hồ - ao - đầm - ruộng nƣớc chính là hệ sinh thái nhân văn của nghệ thuật này nằm trong tổng thể hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam [147]. Phạm Đức Dƣơng nhấn mạnh yếu tố tâm linh trong rối nƣớc [30]. Trần Lâm, Vƣơng Duy Biên chú ý đến giá trị mỹ thuật của nghệ thuật này [78], [13]. Không ít học viên cao học chọn múa rối nƣớc làm đề tài luận văn thạc sĩ: Nguyễn Hoàng Minh Vân (2011) với Hoạt động của các phường hội rối nước ở châu thổ sông Hồng thực trạng và giải pháp [139], Trần Thị Minh (2012) với Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật múa rối ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam phục vụ phát triển du lịch [83], Lê Quỳnh Trang (2013) với Phát huy vai trò của nghệ thuật múa trong múa rối nước Việt Nam [130]. Để quảng bá múa rối nƣớc với bạn đọc nƣớc ngoài, năm 1986 Nhà xuất bản Ngoại văn (hiện nay là Nhà xuất bản Thế giới) công bố hai cuốn sách tiếng Anh (56 trang), tiếng Pháp (58 trang) về nghệ thuật này do Nguyễn Huy Hồng chấp bút [73, tr.171]; năm 2006, Nhà xuất bản Ngoại văn công bố cuốn sách mỏng dƣới dạng hỏi đáp bằng hai thứ tiếng Việt-Anh do Hữu Ngọc và Lady Borton chủ biên [153]. Trong các công trình viết về múa rối và múa rối nƣớc Việt Nam, cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam [55] của Nguyễn Huy Hồng và cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước [110] của Tô Sanh có giá trị hơn cả. Chúng chẳng những đƣợc công bố sớm mà còn trình bày vấn đề một cách có hệ thống, với tƣ liệu cụ thể, xác đáng, với dung lƣợng đáng kể. Nhiều tác giả đi 13 sau đã tham khảo, trích dẫn chúng. Thí dụ, trong cuốn sách của Tô Sanh có chi tiết cụ lang Cơ (phƣờng rối Chàng Sơn) mù cả hai mắt vẫn gọt đẽo quân rối nhanh và đẹp [110, tr.153]. Chi tiết này, 38 năm sau đƣợc sử dụng trong cuốn sách của Hoàng Kim Dung [27, tr.72]. Từ năm 1995 trở lại đây có nhiều bài của tác giả nƣớc ngoài nhƣ Contreras Gloria, Robert Horwitt, Valerie Hill, Thesdore Bale, Kathy Foliy,...viết về múa rối nƣớc Việt Nam [46, tr.21-22]. Đây chƣa phải là những nghiên cứu chuyên sâu. Đáng kể nhất là bản luận án tiến sĩ về múa rối nƣớc Việt Nam, công bố năm 1996 của Margot A.Jones [155]. 1.1.2. Về việc nghiên cứu về múa rối nước Thái Bình Năm 1974, trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam, tác giả Nguyễn Huy Hồng dành 37 trang giới thiệu múa rối nƣớc làng Nguyễn và múa rối thùng làng Đống Thái Bình. Về múa rối làng Nguyễn, tác giả giới thiệu 26 trò cổ truyền, và 5 trò mới: “Bình dân học vụ”, “Đánh đƣờng 10”, “Đánh trận sông Lô”, “Trâu phá cày”, “Thi hóa rồng”. Về phƣờng rối làng Đống, tác giả chỉ ra những nét riêng của phƣờng này và giới thiệu một số trò đặc biệt: “Trò đu”, “Chém Tá rơi đầu, Tá ôm đầu chạy”, “Cá nhảy ra xa”, “Tào Tháo cắt tu phế bào” (Tào Tháo cắt râu, cởi bỏ áo bào) [55, tr.152-189]. Năm 1976, trong cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước, nhà nghiên cứu Tô Sanh dành ít trang viết về múa rối nƣớc Nguyên Xá và rối nƣớc Đông Các (làng Đống). Ngoài những thông tin đã thấy ở cuốn sách xuất bản năm 1974 của Nguyễn Huy Hồng, cái mới ở đây là tài trí của trùm phƣờng và nghệ nhân Nguyên Xá khi phƣờng gặp sự cố bất ngờ [110, tr.176-177]. Năm 1977, Nguyễn Huy Hồng xuất bản cuốn sách Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình. Đây là chuyên khảo đầu tiên và duy nhất về múa rối nƣớc Thái Bình. Ngoài việc miêu thuật khá kỹ về sân khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, phƣờng hội, nhân vật Tễu, cách thức biểu diễn, văn học, âm nhạc, giới thiệu rối nƣớc làng Nguyễn và rối nƣớc làng Đống, tác giả còn viết về phƣờng 14 rối nƣớc làng Tuộc. Tuộc là tên nôm của làng Duyên Tục, xã Phú Lƣơng, huyện Đông Hƣng. Phƣờng Tuộc ít hoạt động, ngày xƣa khoảng từ một đến hai năm mới tổ chức diễn một lần phục vụ bà con trong làng. Lần diễn cuối cùng là vào năm 1944. Qua lời kể của nghệ nhân Phạm Văn Bàn, tác giả đã phục hồi đƣợc chƣơng trình biểu diễn thời trƣớc và cung cấp một số lời giáo trò mà một số ngƣời còn nhớ. Năm 1981, trong cuốn sách Văn học dân gian Thái Bình do Phạm Đức Duật chủ biên, tác giả Nguyễn Huy Hồng đã giới thiệu các lời giáo trò của múa rối nƣớc Thái Bình [24]. Năm 1987, Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình đƣợc tái bản, có bổ sung [56]. Về múa rối nƣớc Thái Bình, đến nay đã có hai bản luận văn thạc sĩ đề cập đến. Đó là Tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước cổ truyền làng Nguyễn (1997) của Phạm Trọng Toàn. Sau khi tìm hiểu bản sắc làng Nguyễn, nghệ thuật múa rối của làng, tác giả đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp kế thừa, phát huy những giá trị đặc sắc của nghệ thuật này [127]. Đó là Nghệ thuật múa rối nước làng Đống xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình (2007) của Nguyễn Văn Định. Tác giả đã hệ thống 14 nội dung tích trò, một số kỹ thuật thể hiện và các bài bản âm nhạc đƣợc sử dụng trong múa rối nƣớc làng Đống [42]. Ngoài ra, còn có khóa luận tốt nghiệp đại học Phát triển du lịch tại phường rối nước làng Nguyễn - Đông Hưng - Thái Bình (2014) của Ngô Thị Quyên. Sau khi giới thiệu rối nƣớc làng Nguyễn và phân tích giá trị của nó, tác giả viết về thực trạng hoạt động du lịch tại phƣờng rối này và đề xuất giải pháp phát triển rối nƣớc làng Nguyễn thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn [107]. Bên cạnh các ấn phẩm viết bằng tiếng Việt, Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình của Nguyễn Huy Hồng còn đƣợc dịch ra tiếng Đức, xuất bản ở Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1985. 15 Những công trình, những bài viết, những trang sách của các tác giả đi trƣớc đều là những thành quả lao động cần đƣợc trân trọng. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, chƣa có công trình nào tập trung viết về múa rối nƣớc Thái Bình từ sau năm 1975 đến nay. 1.2. Lý thuyết vận dụng Múa rối nƣớc Thái Bình là sản phẩm của cƣ dân làng Việt ở Bắc Bộ. Múa rối nƣớc ra đời từ khá sớm và đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, chúng tôi vận dụng hai lý thuyết. Đó là lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học; lý thuyết về biến đổi văn hóa. 1.2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thống nhất rằng có hai dòng văn hóa, một dòng là văn hóa dân gian và một dòng văn hóa không phải là dân gian, đƣợc gọi là văn hóa bác học, chuyên nghiệp. Dòng văn hóa dân gian là văn hóa của dân, do ngƣời dân sáng tạo, lƣu truyền và thƣởng thức. Dòng văn hóa bác học không phải do ngƣời dân sáng tạo. Theo GS Đinh Gia Khánh, dòng văn hóa bác học là sản phẩm của các tầng lớp trí thức. Riêng về thuật ngữ, có ý kiến cho rằng các từ chuyên nghiệp, bác học không thật thích hợp với đối tƣợng, mà nên dùng thuật ngữ “tinh anh” hoặc “cao nhã” [74, tr.30]. Thí dụ, văn học Việt Nam thời trung đại có hai dòng là văn học dân gian và văn học thành văn (còn gọi là văn học viết). Nhắc đến văn học thành văn là ngƣời ta nhớ đến các tác giả nhƣ Pháp Thuận, Viên Chiếu, Mãn Giác, Ỷ Lan, Lý Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sƣ Mạnh, Trần Minh Tông, Sử Ni Nhan, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Tự Đức, Miên Thẩm, Miên Trinh, Nguyễn Đình Chiểu,… Nếu gọi 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan