Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp ” ...

Tài liệu Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp ”

.DOC
16
94
109

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ---------*****--------- “ MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ” Người thực hiện: Huỳnh Thị Hoa Lài Chức vụ: Giáo viên Năm học: 2010 - 2011 “ MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Để xã hội có được những công dân tốt trong tương lai, nhiệm vụ của nhà trường THPT là Giáo dục - Đào tạo học sinh trở thành lớp người có nhân cách, có tri thức, có ích cho đất nước. Là một giáo viên có 13 năm làm công tác chủ nhiệm ở ba khối lớp khác nhau, tôi luôn tự vấn với lòng mình làm thế nào để : “ Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp? ”. Giúp các em bị “ sa ngã ” do thiếu nghị lực sớm nhận ra lỗi lầm, tu dưỡng nhân cách để hoàn thiện chính mình, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học tập mà ngay từ cuối cấp THCS các em và gia đình đã lựa chọn. Đó chính là điều suy tư trăn trở và những việc làm mà tôi muốn gửi gắm trong bài viết này. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm, nhằm mục đích giáo dục những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Theo Quy chế : Đánh giá. Xếp loại học sinh THCS và THPT ( Ban hành kèm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ – BGDĐT Ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). “ Người giáo viên chủ nhiệm phải đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh sau mỗi học kì, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập để không ngừng tiến bộ ” Cho thấy việc “ Giáo dục học sinh cá biệt ” là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trong công tác ở nhà trường phổ thông. Khái niệm “ Học sinh cá biệt ” được hiểu đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường. Những học sinh này thường xuyên vi phạm nội qui, qui định của trường, của lớp. Chính vì vậy, giáo dục học sinh cá biệt không có biện pháp chung cho mọi đối tượng học sinh mà tùy vào từng đối tượng học sinh cá biệt. Nhưng có một điểm chung là cần có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Học sinh bậc THPT là lứa tuổi sôi nổi, nhanh nhẹn, ham hiểu biết, được sống trong môi trường xã hội tiến bộ. Các em được sự dìu dắt của các thầy cô có tâm huyết gắn bó với hoạt động giáo dục, được sự quan tâm của nhiều tổ chức xã hội, gia đình. Là lứa tuổi vị thành niên, do đó các em có những suy nghĩ bồng bột khờ dại dễ bị cái xấu lôi kéo. Những mặt trái của xã hội, cơ chế thị trường thường xuyên tác động gây ảnh hưởng xấu. Các em rất dễ nảy sinh hiện tượng đua đòi, buông thả trong sinh hoạt, không chú ý học tập, lơ là các hoạt động của tập thể cùng nhiều “ biến tướng” khác. Trường THPT Lê Quý Đôn nằm trên địa bàn Thành phố Tam kì, từ điểm đó mà học sinh trường tôi – nhất là những em sống trong một gia đình không đầm ấm, cha mẹ ít quan tâm do đầu tư kinh doanh…các em dần xa ngã vào những cạm bẫy từ cuộc sống thời kinh tế thị trường, dẫn đến hư hỏng, vi phạm vào hiện tượng tiêu cực… Có mặt trong các buổi HĐKL thi hành kỉ luật những học sinh mắc khuyết điểm, tôi kịp ghi nhận những vi phạm thường thấy ở các em như sau: Về tinh thần thái độ học tập: - Không chăm chỉ, chuyên cần. Đi học không đúng giờ có hệ thống. - Tới lớp không học bài cũ (nhiều lần ở tất cả các môn), không chuẩn bị bài tập, bài mới. Không có SGK, thiếu dụng cụ học tập, không cặp sách...) - Giờ học mệt mỏi không tập trung, ghi chép qua loa đến không ghi bài, nói chuyện làm việc riêng. (gọi và nghe di động, nghe phôn...) - Gian lận trong học tập, thi cử ở nhiều môn học. Về ý thức tổ chức kỉ luật: - Hay vắng học, vắng các buổi lao động, những sinh hoạt tập trung. - Nghỉ học không có giấy xin phép của phụ huynh. Tự ý viết giấy phép giả. - Hiện tượng học sinh (chơi theo nhóm có thể trong một lớp hoặc khác lớp) hẹn nhau cúp giờ bỏ tiết la cà quán xá, Internet hoặc tổ chức đi chơi trong suốt buổi học... - Tác phong đến trường không theo quy định. Văng tục chửi thề. - Lén hút thuốc. Nghiêm trọng hơn là các vụ lập băng nhóm gây gỗ đánh nhau giữa các trường, đua đòi ăn diện, trộm cắp máy tính trong lớp và xe đạp của các bạn… Những biểu hiện vừa nêu là rất phổ biến ở đối tượng HS cá biệt trong trường tôi. Nếu thầy, cô giáo chủ nhiệm chúng ta không bám sát học sinh, thiếu đi sự quan tâm kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sai lầm có hệ thống trong chính các em. Và hậu quả nghiêm trọng là điều khó có thể tránh khỏi. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Năm học 2010 – 2011, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10C4. Qua tiếp xúc với các em trong những buổi họp mặt đầu năm, tôi linh cảm tính không ổn định. Đúng là khối lớp ở giai đoạn đầu cấp THPT, các em không còn trẻ con nữa, cũng chưa hẳn là người lớn. Ở chỗ : nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “ thời kỳ quá độ ”, “ tuổi khó bảo ”, “ tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị ”... ( Tâm lí học. ) Là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển : thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Vậy nên dễ sa ngã, rất có nguy cơ rơi xuống học sinh cá biệt nếu như mỗi học sinh không làm chủ được bản thân. Đứng trước một tập thể có những học sinh như vậy, nói như PGS – TS: Hoàng Văn Hân - người GVCN phải nghiêm túc và cần có một kế hoạch – Thực hiện kế hoạch – Kiểm tra kế hoạch – Tổng kết và vạch kế hoạch mới . Bản thân đã phác thảo một kế hoạch ban đầu như sau: 1. Nghiên cứu các văn bản quy định: Đây là cơ sở pháp lí giúp người GVCN nắm vững nghiệp vụ khi thi hành công việc “Về nhiệm vụ và quyền của học sinh”; “ Nội quy đối với học sinh trường THPT ”; “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh” “ Quy định khen thưởng và kỉ luật ”. “ Nhiệm vụ và quyền của GVCN ” : Trong những buổi tập trung học sinh đầu năm, tôi phổ biến đến cả lớp những nét đáng chú ý trong “Nội quy học sinh”: Tác phong không đúng quy định, vắng CGP lí do không chính đáng, bỏ giờ, sử dụng ĐTDĐ trong tiết học, gây gỗ - đánh nhau- lấy cắp, vi phạm 5 điều cấm đối với học sinh. Và 5 tiêu chí đánh giá tiết học. Sau đó, tôi photo cho mỗi học sinh một bảng Nội quy giúp các em thường xuyên đánh giá chính mình. 2. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm: Công việc này rất cần thiết để GVCN có cách tổ chức, quản lí đúng đắn và thực hiện được “ kế hoạch ” theo dự kiến trong bản đăng kí nhiệm vụ năm học. Tôi thiết kế “Lí lịch học sinh” theo các mục cần tìm hiểu như mẫu: LÍ LỊCH HỌC SINH LỚP 10 C4 (Năm học 2010 – 2011) - Họ và tên học sinh: - Ngày tháng năm sinh: - Nơi sinh: Đoàn viên: Dân tộc: Tôn giáo: Chỗ ở hiện tại: - Họ và tên cha: tác: Tuổi: Nghề nghiệp: Nơi công - Họ và tên mẹ: tác: Tuổi: Nghề nghiệp: Nơi công - DĐ (cha, mẹ): ĐT nhà: - Anh, chị, em: 1. Lớp: Trường: 2. Lớp: Trường: 3: Lớp: Trường: 4: Lớp: Trường: - Ở trọ: + Thuê: (số tiền / tháng; Họ tên chủ trọ; Địa chỉ; Số DĐ nhà trọ) + Quen: ( Địa chỉ; Số DĐ; Họ tên chủ nhà) - Đời sống kinh tế: + Nghèo: (ghi cụ thể có xác nhận của phòng LĐTBXH, hoặc xác nhận của địa phương) + Khó khăn: (ghi cụ thể có xác nhận của địa phương) + Tạm đủ: + Khá: - Xếp loại TNTHCS: Hạnh kiểm: - Điểm xét tuyển: Điểm tuyển sinh Văn: Học lực: Toán: - Năng khiếu: (các môn học, văn nghệ, tin học, hội hoạ…) - Các chức danh đã làm ở THCS: - Nguyện vọng: Như vậy sau khi mỗi em nộp phiếu này kết hợp với BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC LỰC HỌC SINH do nhà trường triển khai, tôi có được những thông tin ban đầu cần thiết để phân loại đối tượng học sinh. 3. Phân loại học sinh “ cá biệt ” Qua phản ảnh của lớp, của GV bộ môn và Học bạ THCS tôi chia đối tượng này thành hai loại: - Học sinh cá biệt về học tập: Dựa trên kết quả học tập 4 tuần đầu năm và Bảng thống kê, lớp 10c4 có nhiều học sinh chưa có ý thức trong học tập. Cụ thể là các em: Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Văn Khóa, Nguyễn Quang Tây, Huỳnh Ngọc Tuấn, Phạm Đắc Vinh, Nguyễn Minh Vũ. Các học sinh đã xuất hiện hành vi: Lười biếng trong học tập, đến lớp hay tập trung chơi theo nhóm; giờ học hay ngủ gật, mệt mỏi; Không có SGK, thiếu dụng cụ học tập, không có cặp sách… - Học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống: Cũng là danh sách những em vi phạm nêu trên. Những biểu hiện ở hành vi này như lừa dối cha mẹ để xin tiền nói là nộp cho lớp, không trung thực với thầy cô bạn bè; thường trốn tránh những hoạt động tập thể như: lao động, sinh hoạt Đoàn, bỏ tiết chào cờ. Có một điều làm người GVCN rất dễ bực tức là “ đối tượng này” đã rất lười nhác trong công việc học tập nhưng tỏ ra “nhanh trí” khi bị phát giác, lời lẽ ngụy biện rất khó chấp nhận, không bao giờ chịu nhận khuyết điểm, lỗi lầm ngay. Đến khi đầy đủ chứng cứ mới chịu chấp nhận. Tôi thấy các em không có lòng tự trọng…Theo tôi, đây là một trong những nguyên nhân làm các em dễ dàng bị rơi vào sự sai khiến, rủ rê của những phần tử xấu bên ngoài xã hội và dẫn đến con đường bỏ học. 4. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp giáo dục a. Những nguyên nhân thường gặp: - Do cha mẹ quá cưng chiều con cái. Do cha mẹ bận làm ăn không quan tâm sâu sát đến mọi sinh hoạt và việc học tập hàng ngày của con em. Do những rạn vỡ từ chính cuộc sống hạnh phúc của cha mẹ…Và một nguyên nhân nữa rất khó chấp nhận là cha mẹ biết con mình có những hành vi sai trái nhưng không thừa nhận, cố “bảo vệ” ! b. Giải pháp giáo dục: - GVCN tổ chức họp BCS lớp để thăm dò ý kiến, cố gắng tìm sự gặp gỡ trong lời nhận xét từ BCS về từng đối tượng cần quan tâm và ghi chép chi tiết vào sổ tay. - Trong phiên họp PHHS đầu năm, GVCN thông qua các “văn bản” dùng để đánh giá học sinh; những “ Mẫu văn bản” do GVCN tự phát thảo xuất phát từ đối tượng của lớp chủ nhiệm. Ví dụ mẫu 1: Giấy cam đoan ( dùng để tạo cam kết trong giáo dục giữa GVCN và PHHS và bản thân học sinh. Có tác dụng giúp gia đình và học sinh có định hướng trong việc dạy dỗ, theo dõi con em trong suốt năm học) Trường THPT Lê Quý Đôn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ====== Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ======= GIẤY CAM ĐOAN - Em tên: - Học sinh lớp: Năm học: Sau khi được GVCN phổ biến “Những điều quy định đối với HS” vào ngày 21 / 8 / 2010, bản thân em đã ý thức được trách nhiệm cần thực hiện. Mục đích để hướng tới việc hoàn thành tốt hai nhiệm vụ: Học tập và Giáo dục trong năm học 2010 – 2011. Vậy nay em viết giấy cam đoan với cô chủ nhiệm hứa sẽ thực hiện tốt 5 điều quy định (có văn bản kèm theo) Nếu trong quá trình học tập tại trường có vi phạm vào Những điều quy định, bản thân em sẽ xin chịu các mức kỉ luật của nhà trường. Ý kiến và chữ kí của PHHS (Phụ huynh ghi rõ họ tên: cha, mẹ) Ví dụ mẫu 2: Dạng biên bản dùng khi GVCN mời phụ huynh có con vi phạm đến họp, GVCN báo cáo hành vi sai trái cụ thể của học sinh, phụ huynh sẽ trình bày lí do xuất phát từ những biểu hiện tại gia đình của con em và cam kết giáo dục. Dạng biên bản này là cơ sở để GVCN định mức Hạnh kiểm từng học sinh trong từng học kì và cả năm học. Nhất là với đối tượng học sinh “cá biệt” sẽ được mời họp nhiều lần. Tuy nhiên, nếu xét thấy học sinh có biểu hiện cầu tiến, GVCN ghi nhận và linh hoạt trong đánh giá.) Trường THPT Lê Quý Đôn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ====== Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN CUỘC HỌP (Lần ...) Hôm nay, lúc ... giờ... ngày ... tháng... năm 20... Tại Trường THPT Lê Quý Đôn, GVCN lớp..... có gặp PHHS..................................... ( Họ tên học sinh vi phạm) nhằm trao đổi những thông tin sau: Tinh thần thái độ học tập: .................................................................................................................... .................. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... .................................................. Ý thức tổ chức, kỉ luật: .................................................................................................................. .................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ...................... - Ý kiến của phụ huynh: ....................................................................................................... ........................................................................................................................... .................................. Tam kì ngày... tháng... năm 20... PHHS GVCN (chữ kí, họ tên) Đồng thời trong phiên họp đầu năm, GVCN nêu tên cụ thể đối tượng “HS cá biệt ”, và hành vi cụ thể từng vi phạm để toàn phụ huynh biết. Điểm này, GVCN nên định mức xếp loại Hạnh kiểm theo quy chế. Và GVCN cùng trao đổi số điện thoại với tất cả phụ huynh theo bảng đăng kí dịch vụ “ SMS Trường học ” - GVCN tìm cách liên lạc gặp phụ huynh có con em “ cá biệt ” để thông báo tình hình vi phạm, mức độ, và tìm hiểu những yếu tố tác động từ gia đình ( Bằng cách mời họp tại trường, hoặc thông qua ĐTDĐ) . Ở vấn đề này, GVCN phải “ dự kiến nội dung ” cần trao đổi và phải “nhận ra” cách giáo dục, phản ứng ở từng phụ huynh. Vì đã có phụ huynh rất bênh vực con em mình, với họ cố giấu đi những sai lầm của con em là điều tốt nhất. Trường hợp này GVCN nên tổ chức mời họp nhiều hơn và có thái độ dứt khoát, kiên quyết trong cách xử lí vi phạm của con em họ nếu như gia đình không cộng tác giáo dục. - Cùng với việc gặp phụ huynh trao đổi bàn bạc phương pháp giáo dục, bản thân đã khéo léo đưa các em tham gia vào những hoạt động tập thể ở vai trò điều khiển nhằm kích thích tính năng động, khả năng tự thể hiện như: Hoạt động chào mừng các ngày kỉ niệm: 20 / 10, 20 / 11, 8 / 3…Nhất là các tiết SHTT vào chiều thứ bảy hàng tuần. Tôi thiết kế các hoạt động cho BCS và để BCS điều hành. Sau nội dung “ Đố vui tự học ” theo từng tuần và chủ đề từng tháng là tiết mục văn nghệ. Tôi nhận ra sự nhanh nhẹn, năng khiếu văn nghệ, đặc biệt là khả năng tổ chức những hoạt động có quy mô nhỏ ở các em rất tốt. Thành công với tôi là các em có điều kiện hòa đồng với tập thể, gần gũi thân thiện với cô giáo nên dễ bộc bạch tâm sự. - Và điều quan trọng nhất, theo tôi người GVCN đối với học sinh nhiều lúc phải như “ cha mẹ “ trong cách giáo dục. + Rất nghiêm khắc trước vi phạm sai trái của học sinh nhưng sẵn sàng vị tha nếu các em biết nhận lỗi. + Học sinh cá biệt tính tình rất ngang bướng và bảo thủ và xấc xược, ta cũng nên mềm dẻo và có sách lược linh hoạt để tránh những “ bức xúc ” không tích cực có thể xảy ra. + Không tiếc gì những lời tâm huyết để khuyên nhủ học sinh như mẹ bảo ban con, trước những vi phạm lần đầu nên gặp riêng học sinh để nhắc nhở tránh các em dễ nảy sinh tính tự ái, sĩ diện (mặc dù các em sai trái !). + Theo dõi sát những biểu hiện vi phạm của học sinh để cùng phụ huynh ngăn chặn kịp thời. + Không nên “ cô lập ” học sinh, vì như vậy các em sẽ có suy nghĩ mình bị bỏ rơi, bị xa lánh và việc đến trường hàng ngày trở nên chán nản. + Nhân cách. Vâng tôi muốn nói rằng: Trước tập thể học sinh và nhất là đối tượng học sinh “ có vấn đề về đạo đức ”, mỗi thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm chúng ta phải công tâm, phân minh “công – tư ”, phải có uy tín, và mẫu mực. Có tình thương đối với các em, nhìn thấy sự tiến bộ nhỏ nhất của đối tượng học sinh này để nâng niu, phát triển. IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một năm học làm công tác chủ nhiệm lớp 10c4. Bằng tất cả sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm. Tập thể lớp 10c4 vẫn nằm trong tốp tập thể xếp mức ĐẠT và những em học sinh “cá biệt” đã có sự chuyển mình rất đáng ghi nhận. - Em Nguyễn Minh Vũ. Học sinh này cá biệt cả hai loại: + Về học tập: Quá lười biếng, thường xuyên bị GVBM ghi tên vào Sổ đầu bài ở các biểu hiện không thuộc bài, không làm bài, vở ghi không đầy đủ, nhìn bài bạn khi kiểm tra … + Về đạo đức lối sống: cứng đầu mỗi khi mắc khuyết điểm, thường biện hộ - đôi co với giáo viên, chống đối mệnh lệnh của thầy, cô Học sinh này tôi đã làm việc rất nhiều lần với phụ huynh bằng trực tiếp và điện thoại, đưa tên nhờ Đoàn trường giáo dục…Đến nửa tháng 3 của năm học 2011 em Vũ đã thuần phục. Nguyên nhân dẫn đến cá biệt là do những lục đục từ cuộc sống của cha mẹ, mẹ em bận buôn bán thiếu quan tâm thường xuyên, bản thân không có lập trường đã bị một số học sinh cá biệt ở trường khác lôi kéo. - Trường hợp thứ hai là em Nguyễn Quang Tây, học sinh này cũng có hành vi tương tự. Khi GVCN gặp phụ huynh mới biết nguyên nhân do cha mẹ cưng chiều không đúng mức. ( Ý thức cầu tiến ở học sinh này không có.) Cả hai học sinh trên đều bị Học lực Yếu trong HK I và Hạnh kiểm TB. HK II và cả năm, HK ở hai em này lớp đã thống nhất xếp TB và tôi đã chuẩn y ý kiến tập thể. Bởi lẽ sau: Hạnh kiểm TB cả năm để các em tiếp tục rèn luyện trong hè, tạo thêm thời gian giáo dục từ phía gia đình và học sinh vi phạm. Như vậy, với tính chất “cá biệt” từ phía học sinh nhưng tôi vẫn duy trì được sỉ số đến cuối năm, những học sinh này đã không bỏ học nửa chừng, hạn chế được sự phức tạp cho xã hội và gia đình. C. KẾT LUẬN: Đúng là một tập thể “đặc biệt”. Các cô giáo trường tôi thường nói vui với nhau về thứ tự các lớp trong ba khối: có lớp “c4” từ lớp 10 đến 12 như “anh với em” về phương diện không “ tích cực ”. Mặc dù Thầy Hiệu phó chuyên môn luôn nói rằng việc sắp xếp lớp qua danh sách là hoàn toàn “ngẫu nhiên” vậy mà cứ đến c4 thì thầy cô nào cũng “ ngao ngán”. Hình như là “cái noi” tôi nghĩ vậy. Đầu năm, được sự phân công của nhà trường tôi đã quyết tâm “cải tạo” đối tượng học sinh này bằng những gì có thể và kết quả đã không phụ lòng. Khi viết bài này, học sinh của tôi chưa đến ngày Bế giảng, nhưng bằng niềm tin và linh cảm tôi hi vọng tập thể lớp và nhất là các em học sinh “cá biệt” sẽ ý thức rõ ràng hơn nhiệm vụ cho thời gian sắp đến. D. KIẾN NGHỊ Công tác chủ nhiệm lớp là một trong hai nhiệm vụ quan trọng đối với thầy cô giáo ở trường phổ thông. Phải bằng những “kế hoạch khoa học” để “sản phẩm” đào tạo của chúng ta đáp ứng với nhu cầu hiện nay của xã hội là có được những học sinh toàn vẹn cả Đức và Tài. Trong một năm suy nghĩ và áp dụng đề tài này, bản thân tôi thấy được kết quả nhất định bên cạnh những tác động tích cực trong đường lối chỉ đạo từ BGH, từ sự nhiệt tình của Đoàn trường, và sự hỗ trợ đắc lực của thầy cô giáo bộ môn. Song tôi cũng mạnh dạn có vài kiến nghị như sau: - Thành tích trong năm học của nhà trường có đạt hay không là một phần ở công tác Giáo dục, vì vậy các thầy cô giáo chủ nhiệm của chúng ta cần “đều tay” khi thực hiện nhiệm vụ. - Đoàn trường nên có hướng hoạt động một cách thường xuyên và nghiêm khắc hơn nữa đối với những học sinh “cá biệt”. Không nên làm việc theo “thời vụ”. - BGH chỉ đạo Đoàn trường trong công tác thi đua: Nên chăng thường xuyên cập nhật con số học sinh cá biệt ở từng khối và kết quả giáo dục từ Đoàn trường, từ GVCN và gia đình để kịp thời động viên, tuyên dương các em trong tiết Chào cờ hàng tháng. E. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. - Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học. - Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông – Tác giả Hà Nhật Trang. - Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm – Tác giả: PGS Lê Văn Hồng (Chủ biên). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2009 - 2010 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn 1. Tên đề tài: “Một vài biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp” 2. Họ và tên tác giả: Huỳnh Thị Hoa Lài 3. Chức vụ: Giáo viên - Tổ: Ngữ Văn 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: .......................................................................................................... ...... ...................................................................................................................... ............... ...................................................................................................................... ............... ...................................................................................................................... ............... b) Hạn chế: .................................................................................................................. ...................................................................................................................... ............... ...................................................................................................................... ............... ...................................................................................................................... ............... 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THPT Lê Quý Đôn thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: (Ký, ghi rõ họ tên) rõ họ tên) Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi ............................................................ ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: (Ký, ghi rõ họ tên) rõ họ tên) Chủ tịch HĐKH (Ký, đóng dấu, ghi ............................................................ ............................................................ PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2009- 2010 ----------------------------------(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường THPT Lê Quý Đôn - Đề tài: .................................................................................................................... ........................................................................................................................... ............................. - Họ và tên tác giả: .................................................................................................................... .................. - Đơn vị: ..................................................................................................................... ................. ........................................................................................................... ........................... - Điểm cụ thể: Phần 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề 3. Cơ sở lý luận Nhận xét Điểm tối đa Điểm đạt được của người đánh giá xếp loại đề tài 1 1 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 9 6. Kết quả nghiên cứu 3 7. Kết luận 1 8.Đề nghị 9.Phụ lục 10.Tài liệu tham khảo 1 11.Mục lục 12.Phiếu đánh giá xếp loại 1 Thể thức văn bản, chính tả Tổng cộng 1 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài: (Ký, ghi rõ họ tên)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan