Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của gv bậc ...

Tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của gv bậc trung học cơ sở tỉnh hưng yên

.PDF
127
156
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BÙI THỊ HOA MéT Sè YÕU Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN CHÊT L¦îNG GI¶NG D¹Y M¤N TO¸N KHèI LíP 8 CñA GI¸O VI£N BËC trung häc c¬ së TØNH H¦NG Y£N LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BÙI THỊ HOA MéT Sè YÕU Tè ¶NH H¦ëNG §ÕN CHÊT L¦îNG GI¶NG D¹Y M¤N TO¸N KHèI LíP 8 CñA GI¸O VI£N BËC trung häc c¬ së TØNH H¦NG Y£N Chuyên ngành : Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số : 60 14 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS.HOÀNG THỊ XUÂN HOA HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời đặc biệt cảm ơn đến cô Hoàng Thị Xuân Hoa - Phó Giám đốc Viện Đảm bảo chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhờ có sự tạo điều kiện, giúp đỡ tận tình của cô em mới có thể hoàn thành được luận văn này; Em xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến các thầy, cô tham gia giảng dạy khoá học vì đã cung cấp cho em những kiến thức về chuyên ngành Đo lường - Đánh giá trong giáo dục cũng như cách thức tiến hành một nghiên cứu khoa học như PGS.TS Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS Nguyễn Phương Nga; PGS.TS Lê Đức Ngọc, PGS.TS Lê Doãn Đãi, PGS.TS Nguyễn Công Khanh, TS Nguyễn Xuân Thanh… Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của em tới Ban giám hiệu Trường CĐSP Hưng Yên đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em theo hết khoá học. Xin gửi lời cảm tạ tới lãnh đạo phòng THPT Sở GD & ĐT tỉnh Hưng Yên, Phòng GD & ĐT Thành phố Hưng Yên, các Phòng GD & ĐT huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Yên Mỹ, Phù Cừ, Mỹ Hào, Ân Thi, …. Các trường THCS đã tạo mọi điều kiện giúp em thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Do hạn hẹp về mặt thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học, những người quan tâm đến đề tài cho ý kiến đóng góp để em có thể làm tốt hơn nữa trong những nghiên cứu sau. Tác giả Bùi Thị Hoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của giáo viên bậc Trung học cơ sở tỉnh Hưng Yên” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 201......... Tác giả luận văn Bùi Thị Hoa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Mẫu nghiên cứu 4.2. Phương pháp thu thập thông tin 4.3. Phương pháp xử lý thông tin 5. Câu hỏi nghiên cứu 6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu 6.2. Đối tượng nghiên cứu 7. Giả thuyết nghiên cứu 8. Khung lý thuyết của nghiên cứu 9. Kết cấu của luận văn Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Các khái niệm 1.1.1. Giảng dạy 1.1.2. Chất lượng 1.1.3. Chất lượng giáo dục 1.2. Các quan niệm về chất lượng giảng dạy 1.2.1. Các quan niệm về chất lượng giảng dạy trên thế giới 1.2.2. Quan niệm về giảng dạy có chất lượng ở Việt Nam 1.3. Công cụ đánh giá chất lượng giảng dạy 1.4. Các yếu tố tác động đến chất lượng giảng dạy Kết luận chương 1 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.2. Mẫu nghiên cứu 2.1.3. Quy trình nghiên cứu 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu 2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu 2.2. Quy trình nghiên cứu 2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận 2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn 2.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu và hoàn chỉnh luận văn 2.3. Thang đo và đánh giá thang đo 2.3.1. Thang đo Trang 1 1 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 7 8 8 8 9 10 14 14 18 21 27 30 31 31 31 34 35 37 37 37 37 38 38 38 38 2.3.2. Đánh giá thang đo 2.3.3. Phân tích nhân tố EFA Kết luận chương 2 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả đặc điểm cá nhân giáo viên và đặc điểm trường Trung học cơ sở của mẫu nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm giáo viên 3.1.2. Chất lượng giảng dạy của giáo viên 3.1.3. Các đặc điểm thuộc nhà trường Trung học cơ sở 3.2. Kiểm định sự khác biệt về điểm trung bình đánh giá của giáo viên về chất lượng giảng dạy theo các yếu tố tác động 3.2.1. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của GV theo các đặc điểm của cá nhân GV 3.2.2. Kiểm định các giả thuyết khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo các đặc điểm của cá nhân hiệu trưởng 3.3. Mức độ tác động của các yếu tố đến chất lượng giảng dạy của giáo viên toán 8 tỉnh Hưng Yên 3.3.1. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội 41 42 44 45 3.3.2. Mô hình: Tác động của các yếu tố cá nhân GV 70 73 Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH 1. Kết luận 2. Hạn chế của luận văn và các hướng nghiên cứu tiếp theo 3. Một số gợi ý về chính sách DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 45 45 51 53 61 62 68 70 70 74 74 74 75 77 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN GD GDĐH CĐSP CLGD GV ĐBCL HS THCS : : : : : : : : Giảng dạy Giáo dục đại học Cao đẳng sư phạm Chất lượng giáo dục Giáo viên Đảm bảo chất lượng Học sinh Trung học cơ sở DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Hệ số Cronbach Alpha của thang đo về chất lượng GV 41 2 Bảng 2.2. Hệ số Cronbach Alpha của các tiểu thang đo về đặc điểm nhà trường 42 3 Bảng 2.3. Mô tả các nhân tố sau khi phân tích EFA 43 4 Bảng 3.1. Trình độ học vấn, trình độ nghiệp vụ hiện tại và trình độ lúc tuyển dụng 46 6 Bảng 3.2. Thâm niên công tác của GV 47 7 Bảng 3.3. Tình hình dạy học, nhiệm vụ được giao trong năm học 2012 - 2013 48 8 Bảng 3.4. Tình hình giảng dạy của GV 49 9 Bảng 3.5. Loại hợp đồng, xếp loại GV, tham gia bồi dưỡng ĐL - ĐG 50 10 Bảng 3.6. Các chỉ số điểm đánh giá CL giảng dạy của GV 51 11 Bảng 3.7. Loại hình trường 54 12 Bảng 3.8. Loại trường phân theo khu vực 54 13 Bảng 3.9. Số lớp, số lớp 8 trong toàn trường, số HS trung bình/lớp 55 14 Bảng 3.10. Cơ cấu giáo viên trong trường 55 15 Bảng 3.11. Đặc điểm GV của trường 57 16 Bảng 3.12. Công tác quản lý của hiệu trưởng 59 17 Bảng 3.13. Những biện pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo 60 18 Bảng 3.14. Kiểm định sự ngang bằng của phương sai yếu tố tuổi của GV 63 19 Bảng 3.15. Phân tích ANOVA yếu tố tuổi của GV 63 20 Bảng 3.16. Kết quả phân tích sâu ANOVA nhân tố tuổi của GV 64 21 Bảng 3.17. Kiểm định sự ngang bằng của phương sai yếu tố số năm dạy học của GV 64 22 Bảng 3.18. Phân tích ANOVA yếu tố số năm dạy học của GV 65 23 Bảng 3.19. Kết quả phân tích sâu ANOVA yếu tố số năm dạy học của GV 65 24 Bảng 3.20. Phép thử mẫu độc lập yếu tố GV được tập huấn về ĐL - ĐG 66 25 Bảng 3.21. Kiểm định sự ngang bằng của phương sai yếu tố số lần dự giờ đồng nghiệp 67 26 Bảng 3.22. Phân tích ANOVA yếu tố số lần dự giờ đồng nghiệp 67 27 Bảng 3.23. Kết quả phân tích sâu ANOVA yếu tố số lần dự giờ đồng nghiệp 67 28 Bảng 3.24. Phép thử mẫu độc lập loại trường 69 29 Bảng 3.25. Đánh giá sự phù hợp của mô hình 30 Bảng 3.26. Phân tích ANOVA 31 Bảng 3.27. Ước lượng các hệ số hồi quy cho mô hình 71 71 72 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 1 2 Mô hinh nghiên cứu Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu 6 36 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 1 2 3 4 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính và độ tuổi của GV Toán Biểu đồ 3.2. Mô tả các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy Biểu đồ 3.3. Đặc điểm HS Biểu đồ 3.4. Mức độ hợp tác của cha mẹ HS với công tác dạy và học của nhà trường 45 52 58 61 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng giáo dục (CLGD) nói chung và CLGD phổ thông nói riêng đang ngày càng được các nhà giáo dục nghiên cứu và xã hội quan tâm. Trên các diễn đàn chính trị, trong các hội thảo khoa học và trên những phương tiện thông tin đại chúng có khá nhiều cuộc tranh luận về CLGD. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giáo viên (GV) chính là một trong các yếu tố có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nghiên cứu tại Tennessee và Dallas ở Mỹ đã kết luận: “Chất lượng GV ảnh hưởng tới thành tích học tập của học sinh (HS) nhiều hơn mọi yếu tố khác”. Trong quan điểm về giáo dục của mình, Hồ Chí Minh đã nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục” (Hồ Chí minh toàn tập) và được cụ thể hoá ở Điều 15 của Luật Giáo dục 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005): “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục”. Vì thế, người GV có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển giáo dục, là người có vai trò quyết định, biến mục đích giáo dục thành hiện thực, đảm bảo hiệu quả và CLGD. Nói cách khác, nâng cao chất lượng đội ngũ GV là nhân tố quyết định sự nghiệp và CLGD. Thực tế cho thấy chất lượng của sản phẩm giáo dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là chất lượng nhà trường như: chất lượng của đội ngũ GV, các hoạt động giáo dục diễn ra trong lớp học, cơ sở vật chất và môi trường chung lành mạnh trong nhà trường, v.v. và một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng GV là chất lượng giảng dạy. Trong những năm gần đây cùng với những yêu cầu đổi mới trong việc học tập và kết quả học tập của HS thì chất lượng giảng dạy của GV trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của từng cá nhân người GV nói riêng. Do đó, muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi phải có những nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng và tác động của chúng nhằm 1 tìm ra những giải pháp, phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như khắc phục những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giảng dạy. Đây là một công việc có ý nghĩa trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả các cấp học, bậc học. Với mục tiêu giáo dục toàn diện, mỗi môn học trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục THCS đều có vị trí, vai trò nhất định trong việc hình thành nhân cách của người học. Tuy nhiên với đặc điểm môn học, nội dung kiến thức và tác động của kiến thức đối với các môn học khác thì môn toán được xem là môn học có tác động lớn đến kết quả học tập của HS. Xét về khối lượng kiến thức thì môn toán có tổng số tiết học lớn hơn so với tổng số tiết học của môn học khác, xét về tác động kiến thức đến việc tiếp thu các nội dung khác thì kiến thức toán giúp cho HS hình thành phương pháp tư duy logic, phương pháp suy luận, phương pháp phán đoán… Chính vì những lý do khách quan đó nên chất lượng giảng dạy môn toán trong các trường THCS có một vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến kết quả học tập của HS. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, với hơn 90% đội ngũ GV trung học cơ sở được đào tạo tại trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hải Hưng (trước năm 1997) và CĐSP Hưng Yên (từ năm 1997 trở lại đây), khoảng 10% còn lại được đào tạo tại các cơ sở giáo dục khác. Trường CĐSP là trường có sứ mạng đào tạo cho toàn tỉnh đội ngũ GV THCS, Tiểu học, Mầm non với mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy hiện đại phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chung của Bộ và phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Kết quả đánh giá chuẩn đầu vào cũng như chuẩn đầu ra của sinh viên cao đẳng sư phạm được công nhận có chất lượng cao. Mặc dù vậy, sau khi tốt nghiệp trực tiếp tham gia vào giảng dạy thì không phải khả năng giảng dạy của tất cả các GV biến đổi theo tỷ lệ thuận với kết quả đạt được ở trường sư phạm. Có một số GV mặc dù không được xếp loại cao trong quá trình học tập 2 ở trường sư phạm nhưng trong quá trình giảng dạy lại đạt được những danh hiệu cao, ngược lại một số GV được xếp loại khá, giỏi trong quá trình học ở trường sư phạm nhưng khi ra thực tế giảng dạy lại không phải là những GV có khả năng giảng dạy tốt, và đạt được những danh hiệu cao trong giảng dạy. Câu hỏi đặt ra lúc này là chất lượng giảng dạy môn toán bậc THCS của người GV chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ra sao? Để có thể giải đáp được những câu hỏi đặt ra và trong phạm vi nghiên cứu tác giả lựa chọn đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của giáo viên bậc trung học cơ sở tỉnh Hưng Yên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định một số yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của GV bậc THCS. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng giảng dạy của GV Toán khối lớp 8 của tỉnh Hưng Yên. 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài giới hạn ở việc xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của GV bậc THCS tỉnh Hưng Yên: + Các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân GV: Trình độ chuyên môn, trình độ kỹ năng sư phạm, tình cảm nghề nghiệp của GV; Thâm niên công tác; loại hình hợp đồng công tác … + Các yếu tố liên quan đến nhà trường: Loại hình nhà trường, khu vực trường, đặc điểm cha mẹ học sinh, đặc điểm học sinh, … Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân GV và các yếu tố thuộc đặc điểm nhà trường để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến chất lượng giảng dạy của GV. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Mẫu nghiên cứu - Mẫu nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm khách thể là 170 GV dạy toán 8, 105 hiệu trưởng tại các trường THCS tỉnh Hưng Yên. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ (lập 2 tầng theo 2 loại trường chuẩn hoặc không chuẩn) và ngẫu nhiên hệ thống (mỗi khóa lấy ngẫu nhiên hệ thống các GV và hiệu trưởng theo danh sách). 4.2. Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính: Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, các bài báo, công trình nghiên cứu, các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp và kế thừa để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn. - Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng: Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về chất lượng giảng dạy của GV, một số yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân GV và đặc điểm nhà trường THCS tại tỉnh Hưng Yên. 4.3. Phương pháp xử lý thông tin Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, tổng hợp và phân tích các số liệu định lượng đã thu thập được. Phần mềm SPSS được sử dụng với các mục đích: Kiểm định thang đo; thống kê mô tả (các đặc điểm về giáo viên, hiệu trưởng và nhà trường); thống kê suy luận (kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình hồi quy). 5. Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của GV bậc THCS Tỉnh Hưng yên là yếu tố nào? 4 - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng giảng dạy môn Toán khối lớp 8 của GV bậc THCS Tỉnh Hưng Yên? 6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu - Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng) tại các trường có giáo viên Toán 8 tham gia trả lời phiếu hỏi; - Giáo viên dạy môn toán khối lớp 8 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm học 2012 - 2013. 6.2. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy môn toán khối lớp 8 của GV bậc THCS tỉnh Hưng Yên. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng giảng dạy của giáo viên Toán 8. 7. Giả thuyết nghiên cứu - Các yếu tố về đặc điểm cá nhân giáo viên (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn lúc tuyển dụng, số năm dạy học Toán, số năm dạy Toán 8, tập huấn về ĐL - ĐG trong giáo dục, số giờ dự giờ đồng nghiệp…) có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên; - Các yếu tố về đặc điểm nhà trường: Loại hình trường, đặc điểm giáo viên, đặc điểm học sinh, đặc điểm cha mẹ học sinh.....có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giáo viên Toán 8. 8. Khung lý thuyết của nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các quan niệm giảng dạy, chất lượng giảng dạy và các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng dạy, với giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: 5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trình độ chuyên môn của GV Trình độ , kỹ năng NVSP Các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân GV ảnh hưởng đến CLGD Thâm niên công tác Loại hình hợp đồng CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Tình cảm, thái độ nghề nghiệp Loại hình trường Công tác quản lý Các yếu tố thuộc đặc điểm nhà trường GV ảnh hưởng đến CLGD Đặc điểm GV Đặc điểm học sinh Đặc điểm cha mẹ học sinh 6 9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 4 phần Phần thứ nhất : Mở đầu Phần thứ hai : Nội dung của luận văn, gồm 3 chương Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2 : Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3 : Kết quả nghiên cứu Phần thứ ba : Kết luận Phần thứ tư : Tài liệu tham khảo và phụ lục 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Giảng dạy Theo Nguyễn Ngọc Quang (2000), giảng dạy là sự điểu khiển nhằm tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách. Giảng dạy và học tập có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học tập nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Giảng dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học. Theo Lê Đức Ngọc (2003) dạy học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và và dạy cảm nhận. Tùy theo khoa học (Tự nhiên hay Xã hội - nhân văn, Cơ bản hay Công nghệ, Kĩ thuật ...) và tùy theo mục tiêu đào tạo mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạy kĩ năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp. Tính nghệ thuật của việc giảng dạy thể hiện ở năng lực truyền đạt của người dạy làm sao khơi dậy được tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của người học để nhận thức, để cảm nhận và để có kĩ năng cao. Một số quan niệm dạy học hiện đại: - Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho SV; bản chất của dạy học là tổ chức nên các tình huống học tập “các tình huống gia cố”, trong đó SV sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn ít nhiều của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Trong quá trình này, SV luôn luôn phải hoạt động tích cực, phải được tăng cường, củng cố, khen thưởng, xác nhận ngay. 8 - Dạy học là một quá trình điều khiển và tự điều khiển và là một quá trình có thể điều khiển được. - Dạy học là một quy trình công nghệ đặc biệt. - Quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồm nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau theo những qui luật và nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. Ở đây cần phải đặc biệt chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc dạy học phải xuất phát từ người học, đầu vào, lấy người học làm trung tâm; Nguyên tắc hoạt động; Nguyên tắc đấu tranh nhận thức; Nguyên tắc các đoạn ngắn xác nhận ngay. - Từ những luận điểm trên, chúng ta có thể đi đến luận điểm quan trọng là: Dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi công của GV và học tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của người học dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ ít nhiều của GV nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. (Dẫn theo Tú Anh (2008)). 1.1.2. Chất lượng Từ những năm 1980 khái niệm chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bắt đầu trở thành những khái niệm “trung tâm” của giáo dục đại học. Tuy nhiên, theo Van Vught (1991), quan niệm về “chất lượng” được xem là “khó nắm bắt” và “khó có sức thuyết phục”. Theo Bogue (1998), chất lượng là một khái niệm “đa chiều” và bao hàm nhiều yếu tố. Đó là một thuật ngữ được nhiều người nói đến, nhưng rất khó nắm bắt và rất khó để định nghĩa rõ ràng, bao trùm 3 khía cạnh: (1) mục tiêu, (2) quá trình triển khai để đạt được mục tiêu và (3) thành quả đạt được. 9 Theo định nghĩa của ISO 9000 - 2000, chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN - ISO 8402). 1.1.3. Chất lượng giáo dục Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục (CLGD), tuỳ theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm: người học, người GV, người sử dụng lao động, các cơ quan quản lý; trong một số hoàn cảnh, nó còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Theo Harvey và Green (1993) nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà giáo dục, chất lượng giáo dục được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau thể hiện như sau: - Chất lượng là sự xuất sắc; - Chất lượng là sự hoàn hảo; - Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu; - Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền; - Chất lượng là sự chuyển đổi về chất. Peter Newby (1999) cho rằng quan niệm ‘‘chất lượng là sự đạt được các mục tiêu’’ là các phát biểu cho việc trốn tránh nêu bản chất thực của chất lượng mà theo ông chất lượng giáo dục có được chính từ giáo dục. Vì vậy, ‘‘chất lượng không thể chỉ là đạt chuẩn mà chất lượng phải là vượt chuẩn’’. Daniel Seymour (1992) quan niệm ‘‘Chất lượng là sự phù hợp hay sự đáp ứng vượt trội các nhu cầu của khách hàng’’ và ‘‘Chất lượng nằm trong hệ thống của rất nhiều quá trình gồm các đầu vào, các quá trình đầu ra. Khi trong hệ thống có một quá trình xảy ra sai sót thì chất lượng của cả hệ thống bị ảnh hưởng’’. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan