Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp...

Tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp

.DOC
62
89
129

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ  CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK Sinh viên thực hiện : ĐỖ NGỌC VŨ Chuyên ngành : KINH DOANH QUỐC TẾ Lớp : KINH DOANH QUỐC TẾ A Khoá : 46 Hệ : CHÍNH QUY Giáo viên hướng dẫn : TS. MAI THẾ CƯỜNG HÀ NỘI - 2008 SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi là : Đỗ Ngọc Vũ Lớp Khoa : Kinh doanh quốc tế 46 A : Kinh tế và kinh doanh quốc tế Tôi xin cam đoan chuyên đề này được hoàn thành là do sự nghiên cứu của bản thân và được sự giúp đỡ của các anh chị tại phòng Thanh toán quốc tế hội sở Ngân hàng VPBank, đặc biệt có sự hướng dẫn của T.S Mai Thế Cường. Tôi xin cam đoan các số liệu trong sử dụng chuyên đề là trung thực. Tôi không sao chép các chuyên đề tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp từ các khóa trước. Nếu vi phạm lời cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và với nhà trường.. Sinh viên Đỗ Ngọc Vũ SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI3 1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại............................................................................................3 1.1.1 Khái niệm.........................................................................................3 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế..........................................................3 1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế...............................................6 1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền................................................6 1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu......................................................8 1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ....................................11 1.3. Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại............16 1.3.1. Định nghĩa phát triển.....................................................................16 1.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế ở ngân hàng thương mại.............................................................................17 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.....................................................................................................18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK.......................................................23 2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VPBank........................................23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................23 2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của VPBank..............................................25 2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng VPBank...........................25 2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng VPBank...................................29 2.2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh...........................................................29 2.2.2 Tình hình huy động vốn.................................................................30 SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.2.3 Hoạt động tín dụng.........................................................................31 2.2.4 Hoạt động ngân quỹ.......................................................................32 2.2.5 Hoạt động thanh toán.....................................................................33 2.2.6 Hoạt động kiều hối.........................................................................34 2.2.7 Hoạt động của trung tâm thẻ..........................................................34 2.2.8 Hoạt động của Công ty Chứng khoán............................................35 2.2.9 Hoạt động của Công ty Quản lý Tài Sản VPBank-AMC...............36 2.2.10 Hoạt động của Trung tâm Tin học...............................................37 2.3 Thực trạng về hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank.......................................................................................................37 2.3.1 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức chuyển tiền.......37 2.3.2 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu.........39 2.3.3 Thực trạng hoạt động thanh toán theo phương thức L/C...............40 2.4 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của hội sở Ngân hàng VPBank...............................................................................................42 2.4.1 Những kết quả đã đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank.........................................................................................42 2.4.2 Những mặt còn hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank...............................................................................................44 2.5 Nguyên nhân.........................................................................................44 2.5.1 Nguyên nhân chủ quan...................................................................44 2.5.2 Nguyên nhân khách quan...............................................................45 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG VPBANK....................................47 3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế...........................47 3.1.1. Định hướng chung của nghành Ngân hàng Việt Nam..................47 SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank...................................................................................................48 3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank......50 3.2.1.Tăng cường tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.........................50 3.2.2. Tăng cường quan hệ đại lý với các Ngân hàng.............................51 3.2.3. Đảm bảo nguồn ngoại tệ cung ứng cho khách hàng......................51 3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế..........52 3.2.5. Thực hiện chiến lược thu hút khách hàng.....................................52 3.2.6. Đây mạnh hoạt động Marketing....................................................53 3.2.7 Đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng....54 3.2.8 Nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế. .54 KẾT LUẬN....................................................................................................55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................56 SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền......................................................................7 Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn.....................................................................9 Sơ đồ 1.3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ....................................................11 Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán L/C...............................................................13 Bảng 2.1: kết quả kinh doanh từ năm 2005 - 2007.........................................29 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn năm 2005-2007 của VPbank....................30 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng 2005-2007..................................................32 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2006-2007......................................33 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động chuyển tiền.......................................................38 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động thanh toán nhờ thu............................................39 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động thanh toán qua L/C...........................................40 SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta trong quá trình đổi mới để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế những cơ hội và thách thức đang mở ra trươc mắt chúng ta. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, nghành Ngân hàng Việt Nam cũng đang đứng trước một cuộc cạnh tranh mới vô cùng khốc liệt. Việc hoàn thành quá trình gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 vừa qua là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của nước ta. Điều đó mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho chúng ta, nghành Ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá đã làm cho hệ thống Ngân hàng Việt Nam có nhiều đổi mới hơn trong tổ chức đội ngũ cán bộ cũng như trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Bởi vì thương mại quốc tế muốn phát triển thì phải có công cụ thanh toán quốc tế hữu hiệu. Đồng thời để đáp ứng dược nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu cũng như thúc đẩy thương mại quôc té phát triển, các Ngân hàng ngày một chú trọng hơn đến hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của thanh toán quốc tế đóng góp cho các ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, và qua quá trình thực tập tai VPBank em quyết định chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở Ngân hàng VPBank” nhằm phân tích thực trạng tình hình thanh toán quốc tế tai VPBank trong nhưng năm gần đâyvà nêu ra phương hướng nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế 2.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Hội sở Ngân hàng VPBank: Số 8 Lê Thái Tổ, P.Hàng Trống, Q.Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội. - Thời gian: Giai đoạn 2005-2007 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập số liệu, thông tin từ nguồn thông tin thứ cấp, phân tích tổng hợp các báo cáo của Ngân hàng kết hợp với tham khảo thông tin từ sách, báo, internet… Các số liệu, thông tin được lấy từ: báo cáo thường niên của Ngân hàng VPBank (năm 2005 đến 2007), số liệu được lấy trực tiếp từ phòng Thanh toán quốc tế (Hội sở Ngân hàng VPBank), một số báo cáo phân tích tài chính khác trên internet… 4. Kết cấu của chuyên đề Chuyên đề gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở VPBank - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tai hội sở Ngân hàng VPBank SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm Thanh toán quốc tế là việc thực hiện thanh toán giữa các nước với nhau về những khoản tiền nợ nhau phát sinh từ những giao dịch về kinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá...Chủ thể trong thanh toán quốc tế có thể là pháp nhân, thể nhân, hoặc chính phủ các nước. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia (Theo giáo trình “Thanh toán quốc tế”GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, ĐH Ngoại Thương). 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1 Vai trò đối với nền kinh tế Hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Nó làm cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại và thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Thông qua giao lưu buôn bán giữa nước ta và các nước đối tác, chúng ta có thể phát huy được những lợi thế tương đối. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm và SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 thiếp thu những công nghệ kỹ thuật hiện đại trong mọi lĩnh vực đời sống, qua đó áp dụng một cách có hiệu quả trong hoàn cảnh đất nước ta. Nhờ vậy chúng ta có thể đưa nền kinh tế phát triển ngày một mạnh mẽ và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Thanh toán quốc tế có khả năng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có những quan hệ đại lý với các Ngân hàng và đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi. Thanh toán quốc tế liên quan đến quyền lợi của bên mua và bên bán nên nó là một điều khoản quan trọng trong khi đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương. Trong hợp đồng phải ghi rõ nội dung điều khoản thanh toán, lựa chọn phương thức thanh toán, loại ngoại tệ để thanh toán... nếu quy định điều khoản hợp lý có thể tránh được rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí va mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đó là động lực để các nhà sản xuất đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Thanh toán quốc tế giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành một cách an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí thay vì thanh toán bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán quốc tế trong giao dịch với đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo sự an toàn, tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch, mua bán với đối tác nước ngoài. Mặt khác, trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của Ngân hàng, Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán hàng nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu…đối với nhu cầu SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 về vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của mình ra nước ngoài. Điều này sẽ làm tăng GDP của cả nước bởi lẽ xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong đó. 1.1.2.2 Vai trò đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế là hoạt động làm tăng tính thanh khoản của Ngân hàng. Khách hàng muốn sử dụng dịch vụ này cần phải ký với Ngân hàng gọi là ký quỹ một khoản tiền, khoản tiền này tỷ lệ với giá trị mà Ngân hàng bảo lãnh và sẽ thanh toán. Nguồn tiền này khá ổn định và phát sinh thường xuyên trong việc thực hiện các tín dụng như nhập khẩu do Ngân hàng quản chất. Kỳ hạn thanh toán nước ngoài chưa đến cũng là nguồn tạo thanh khoản cho Ngân hàng thưong mại dưới hình thức tiền tệ tập chung nhờ thanh toán. Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ trong Ngân hàng. Mục tiêu của thanh toán quốc tế là nhanh chóng, kịp thời, chính xác nên các Ngân hàng muốn thực hiện tốt hoạt động này cần có sự đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễn thông và xử lý dữ liệu giúp thực hiện ngày càng tốt các tiêu chí trên. Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ đòi hỏi nhân viên Ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao về chuyên môn, giỏi về ngoại ngữ, nắm chắc luật thanh toán quốc tế trong nước và quốc tế. Cán bộ nhân viên Ngân hàng cần phải học hỏi, nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức để phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ đề ra. Hoạt động thanh toán quốc tế tốt giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó Ngân hàng phát triển các dịch vụ về kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ thanh toán khác. Từ đó, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao uy tín, khẳng định ưu thế và tăng khả năng cạnh tranh của mỗi Ngân hàng trong nền kinh tế thị trưòng. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Hoạt động thanh toán quốc tế giúp Ngân hàng mở rộng quan hệ với các Ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, từ đó khai thác các nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế làm tăng đáng kể khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. 1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế 1.2.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền - Khái niệm: Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định. 1.2.1.1 Các bên tham gia thanh toán - Người yêu cầu chuyển tiền: + Người trả tiền: người nhập khẩu, người bị ký phát, người chi trả các chi phí dịch vụ, người trả cổ tức, trái tức, lãi vay Ngân hàng … + Người chuyển tiền: người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở nước ngoài, người chuyển tiền phát sinh từ các thu nhập yếu tố. - Người hưởng lợi: là người nhận tiền do người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng chuyển tiền: là Ngân hàng ở nước người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng trung gian hay còn gọi là Ngân hàng trả tiền: là Ngân hàng đại lí của Ngân hàng chuyển tiền ở nước người hưởng lợi. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.1.2 Trình tự tiến hành nghiệp vụ Sơ đồ 1.1: Quy trình chuyển tiền 5 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng trả tiền 4 3 2 Người yêu cầu 6 Người hưởng lợi 1 Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006 1). Người hưởng lợi thực hiện nghĩa vụ quy định trong hiệp định, hợp đồng hoặc các thoả thuận. 2). Người yêu cầu chuyển tiền ra lệnh cho Ngân hàng của nước mình chuyển ngoại tệ ra bên ngoài. 3). Ngân hàng chuyển tiền báo nợ tài khoản ngoại tệ của người yêu cầu chuyển tiền. 4). Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho Ngân hàng trả tiền ở nước người hưởng lợi. 5). Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản Ngân hàng chuyển tiền. 6). Ngân hàng trả tiền báo có tài khoản người hưởng lợi. 1.2.1.3 Các yêu cầu về chuyển tiền - Xuất trình cho Ngân hàng những chứng từ hợp pháp làm bằng chứng cho yêu cầu chuyển tiền để Ngân hàng kiểm tra. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 - Điền vào lệnh chuyển tiền những nội dung do Ngân hàng quy định: + Tuyên bố rõ loại tiền chuyển: Ngoại tệ tiền mặt, ngoại tệ chuyển khoản, séc quốc tế, hối phiếu Ngân hàng quốc tế… + Tên và địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản nếu có yêu cầu + Tên Ngân hàng trung gian. + Nội dung chi tiết chuyển tiền. + Phí chuyển tiền ở Việt Nam ai chịu. + Phí chuyển tiền ở nước ngoài ai chịu. + Cam kết của người yêu cầu chuyển tiền. 1.2.1.4 Hình thức chuyển tiền - Chuyển tiền bằng thư: là hình thức chuyển tiền mà theo đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thưmà Ngân hàng này gửi để yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. Nội dung chủ yếu của thư chuyển tiền gồm: họ tên, địa chỉ, số tài khoản của người thụ hưởng; số tiền phải trả; cách thức chuyển tiền. - Chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền, theo đó lênh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà Ngân hàng này gửi cho Ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của các mạng viễn thông như SWIT. Trường hợp cả Ngân hàng chuyển tiền và Ngân hàng thanh toán đều là thành viên của SWIT hoặc có có trao đổi dữ liệu điện tử với nhau thì các chỉ thị trao đổi này đều được chuẩn hoá và bảo mật an toàn. 1.2.2 Phương thức thanh toán nhờ thu - Khái niệm: phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do gnười xuất khẩu lập. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.2.1 Các bên tham gia thanh toán nhờ thu gồm có: - Người uỷ thác thu tức là người hưởng lợi - Ngân hàng nhận sự uỷ thác thu - Ngân hàng đại lí của Ngân hàng chuyển là Ngân hàng ở nước người chuyển tiền - Người trả tiền: người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng hay gọi chung là bên mua. 1.2.2.2 Các kiểu nhờ thu - Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó người có các tài khoản tiền gửi phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được, cho nên phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ. + Quy trình nghiệp vụ Sơ đồ 1.2: Quy trình nhờ thu trơn 6 Ngân hàng chuyển Ngân hàng thu 3 7 2 4 Người hưởng lợi 5 Người trả tiền 1 Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006 SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 1). Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ giao hàng cho người nhập khẩu 2). Người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ ký phát một hối phiếu, hoặc hoá đơn đòi tiền người nhập khẩu và viết lệnh nhờ thu uỷ thác Ngân hàng nước mình thu tiền từ người nhập khẩu. 3). Ngân hàng chuyển uỷ thác cho Ngân hàng đại lí của mình ở nước nhập khẩu bằng thư nhờ thu và kèm với hối phiếu hoặc hoá đơn yêu cầu Ngân hàng này thu tiền từ người nhập khẩu. 4). Ngân hàng đại lí xuất trình hối phiếu, hoặc hoá đơn yêu cầu người nhập khẩu trả tiền, nếu là hối phiếu trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền, nếu là hối phiếu trả chậm. 5). ngân hàng đại lí chuyển tiền thu được cho người hưởng lợi, nếu nhờ thu hối phiếu trả chậm, thì ngân hàng sẽ chuyển trả hối phiếu đã được người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán. 6). Ngân hàng đại lí báo có tài khoản của Ngân hàng chuyển. 7). Ngân hàng chuyển báo có tài khoản của người hưởng lợi. + Trường hợp áp dụng: người hưởng lợi và người trả tiền phải tin cậy lẫn nhau. - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu ghi trên các công cụ thanh toán, nhưng không thể tự mình thu được từ người bị ký phát mà phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện là sẽ giao chứng từ nếu người bị ký phát thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định. + Quy trình nghiệp vụ SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 Sơ đồ 1.3: Quy trình nhờ thu kèm chứng từ 6 Ngân hàng chuyển Ngân hàng thu 3 7 2 4 Người hưởng lợi 5 Người trả tiền 1 Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006. 1) Giao hàng. 2). lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu: lệnh nhờ thu kèm với hối phiếu và các chứng từ thương mại. 3). Uỷ thác cho Ngân hàng đại lí thu hộ tiền: Thư nhờ thu kèm chứng từ thương mại. 4). Xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu thực hiện các điều kiện nhờ thu: D/P, D/A, D/TC. 5). Người trả tiền chấp nhận hay từ chối thanh toán. 6). Ngân hàng thu thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. 7). Ngân hàng chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán. 1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Khái niệm: phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng. - Các bên tham gia: + Người yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu uỷ thác cho người khác. + Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu. + Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà Ngưòi hưởng lợi chỉ định. + Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lí của ngân hàng phát hành ở nước người hưởng lợi. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A 13 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.2.3.1 Quy trình nghiệp vụ Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán L/C 8 Ngân hàng thông báo 5 5 2 5 8 Ngân hàng phát hành 1 6 7 Chi nhánh NHPH 3 1 1 Người hưởng lợi 6 7 Người yêu cầu 4 Nguồn: GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, Đại học Ngoại thương, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội, 2006 1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ. 2). Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lí cho người xuất khẩu hưởng lợi. 3). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho người hưởng lợi. 4). Giao hàng. 5). Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C. 6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu. 7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán. 8). Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ. SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 1.2.3.2 Các loại L/C - L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc huỷ bỏ mà không cần phải thông báo cho người hưởng lợi. Nó chứa đựng những rủi ro đối với người bán vì việc sửa đổi hoặc huỷ thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hoá đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi hoạt động thanh toán được thực hiện.Thư tín dụng huỷ ngang tạo cho người mua sự chủ động tối đa vì nó có thể được sửa đổi mà không cần phải thông báo cho người bán. Vì thế, thư tín dụng huỷ ngang chỉ được sử dụng trong các trường hợp: + Việc giao hàng giữa công ty con và công ty mẹ. + Người mua và người bán có quan hệ tín dụng tốt. - L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable): là loại L/C sau khi được mở ra thì Ngân hàng mở L/C không được sửa đổi hay huỷ bỏ trong thời hạn có hiệu lực của L/C trừ khi có sự thoả thuận của các bên tham gia vào L/C. L/C không thể huỷ bỏ là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của Ngân hàng phát hành đối với Người hưởng lợi L/C. Vì vậy, L/C này được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế. - L/C xác nhận (Confirmed L/C): là loại L/C không thể huỷ ngang được một Ngân hàng khác xác nhận trả tiền theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành thue tín dụng. Vì loại thư tín dụng này được 2 Ngân hàng cùng cam kết trả tiền cho Người hưởng lợi nên độ an toàn trong thanh toán của nó rất cao. - L/C miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi Người hưởng lợi đã được trả tiền thì Ngân hàng phát hành L/C không còn quyền đòi lại tiền của Người hưởng lợi trong bất cứ trường hợp nào. Khi sủ dụng loại L/C này Người hưởng lợi phải ghi lên hối phiếu câu “Miễn truy đòi lại người kí phát”. - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là loại thư tín dụng trong đó quy định quyền của Người hưởng lợi thứ nhất là có thể yêu cầu Ngân hàng SV: Đỗ Ngọc Vũ Lớp: Kinh doanh Quốc tế 46A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan