Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề về lịch sử và pháp lý của đường biên giới việt nam lào...

Tài liệu Một số vấn đề về lịch sử và pháp lý của đường biên giới việt nam lào

.PDF
135
45
74

Mô tả:

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA.................................................................... .......… LỜI CAM ĐOAN ...................................................................... …... ..1 MỤC LỤC ................................................................................ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................... MỞ ĐẦU................................................................................... ..... ....2 ..... ... 5 ..... ...9 Chương 1: BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ............................................................... ...…12 1.1- Biên giới quốc gia và việc xác lập đường biên giới trên đất liền........................................................................................ …...12 1.1.1- Biên giới quốc gia.................................................... .…..12 1.1.1.1- Khái niệm.................................................. …...12 1.1.1.2- Chức năng của biên giới quốc gia.............. .…..16 1.1.1.3- Các bộ phận cấu thành đường biên giới quốc gia.. …...18 1.1.2- Pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia.................... ......20 1.1.2.1- Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia..... ..….21 1.1.2.2- Quá trình xác lập đường biên giới quốc gia........ 1.2- Biªn giíi trªn ®Êt liÒn ViÖt Nam Trung Quèc vµ ViÖt Nam C¨m-puchia................... ..….24 .... ..26 1.2.1- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung ..….26 Quốc. 1.2.1.1- Tóm tắt lịch sử hình thành đường biên giới....... ..….27 1.2.1.2- Đàm phán giải quyết đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc..................................... .......30 1.2.2- Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Căm-pu- .......32 chia 2 1.2.2.1- Tóm tắt lịch sử hình thành đường biên giới.......... ..….33 1.2.2.2- Tiến trình đàm phán giải quyết đường biên giới .......35 trên đất liền Việt Nam - Căm-pu-chia............................... Chương 2: - ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO................. ......41 2.1- Những vấn đề lịch sử................................................ …...41 2.1.1- Sự chuyển dịch lãnh thổ ở Đông Dương liên quan đến .......41 Việt Nam và Lào từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX………… 2.1.2- Biên giới Việt Nam - Lào trong thời kỳ phong kiến.... …...46 2.1.3- Biên giới Việt Nam - Lào trong thời kỳ Đông Dương …...49 thuộc Pháp (1887 - 1945)............................................... 2.1.4- Quan hệ về biên giới Việt Nam - Lào trước khi hai bên bước vào đàm phán..................................................... 2.1.4.1- Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954.................... 2.1.4.2- Giai đoạn 1974..................... từ sau năm 1954 ….52 ….52 đến 2.2- Những vấn đề pháp lý...............................................….. ….55 ….80 2.2.1- Đàm phán ký kết các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào.................................................................... ….80 2.2.1.1- Đàm phán ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới.. …..80 2.2.1.2- Đàm phán về phân giới, cắm mốc trên thực địa và ký kết Nghị định thư phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào........................................ ….88 2.2.1.3- Đàm phán ký kết Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.................................................... ….91 2.2.2- Những vấn đề cần tiếp tục giải quyết......................... 2.2.2.1- Hoàn thiện chất lượng đường biên giới................. …..98 ….98 2.2.2.2- Vấn đề di cư tự do trên tuyến biên giới Việt Nam ….101 - Lào ................................................................................. Chương 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO......................... 3 ....10 3 3.1- Bài học kinh nghiệm về đàm phán giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào...................................................... ….103 3.1.1- Bài học về sự lựa chọn nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới................................................................................. ….103 3.1.2- Bài học về xác định đàm phán giải quyết biên giới là ….104 một vấn đề vừa chính trị vừa pháp lý........ 3.1.3- Bài học về sự chủ động, sáng tạo trong áp dụng nguyên tắc pháp luật quốc tế và xử lý các vấn đề liên quan trong đàm phán giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào. ….107 3.1.3.1- Vận dụng nguyên tắc kế thừa quốc gia về biên ….108 giới lãnh thổ …………… 3.3.3.2- Vận dụng nguyên tắc công bằng.......................... ….109 3.2- Một số kiến nghị...................................................................... ….114 3.2.1- Đảng, Nhà nước cần chú trọng thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về biên giới lãnh ….114 thổ.......... 3.2.2- Phương hướng nghiên cứu trong thời gian tới.............. ….116 KẾT LUẬN.......................................................................……. …118 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................…………………… ….122 PHỤ LỤC ........................................................................................ ….126 4 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM (Ban Biên giới Bộ ngoại giao, Bản chắp bộ bản đồ đường Biên giới Quốc gia) 5 BIÊN GIỚI BỘ VIỆT NAM - CAM PUCHIA 6 ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO 7 ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biên giới lãnh thổ là vấn đề hệ trọng và hết sức thiêng liêng nên việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Thực tiễn giải quyết vấn đề biên giới giữa hai quốc gia dù có quan hệ hữu nghị hay đối địch, bao giờ cũng tồn tại những vấn đề phức tạp do tác động của hàng loạt nhân tố như chính trị, kinh tế, quân sự, lịch sử, dân tộc, địa lý, văn hoá ... Nếu giải quyết đúng sẽ góp phần bảo vệ và ổn định an ninh chung trong khu vực và thế giới. Ngược lại, việc giải quyết không tốt sẽ dẫn đến những tranh chấp thậm chí gây ra xung đột đẫm máu làm tổn hại sinh mạng và thành quả lao động của nhân dân các nước có liên quan, đe doạ hoà bình và sự ổn định chung. Thực tiễn quốc tế đã có nhiều sự kiện chứng minh cho vấn đề này. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Trung Quốc, Lào và Căm-pu-chia với tổng cộng chiều dài khoảng 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406 km, với Lào là 2.067 km, với Căm-pu-chia là 1.137 km) [26]. Là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta gắn liền với cuộc đấu tranh giữ gìn biên cương của tổ quốc qua nhiều thế hệ. Từ năm 1975, sau khi đất nước được thống nhất, nước ta đã cùng các nước láng giềng đàm phán nhằm xác định rõ ràng đường biên giới với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền, tạo điều kiện duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị với các nước tiếp giáp, góp phần duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, biên giới đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng do lịch sử để lại rất phức tạp. Đến nay, nước ta mới chỉ giải quyết xong cơ bản đường biên giới với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, nghĩa là đường biên giới giữa hai nước đã được hoạch định, phân giới trên thực địa và được đánh dấu bằng hệ thống mốc giới khá vững 9 chắc. Còn trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam Căm-pu-chia, Việt Nam đang cùng hai nước này triển khai công tác phân giới và cắm mốc trên thực địa. Trên thế giới đã có các cuộc hội thảo quốc tế và nhiều công trình của tập thể hoặc cá nhân các học giả nghiên cứu về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp và đầy đủ về lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào, nhất là tình hình biên giới hai nước giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Ở nước ta, tình hình cũng diễn ra như vậy. Trước năm 1975, hầu như ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Từ sau năm 1975 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu có các công trình nghiên cứu liên quan đến biên giới Việt Nam - Lào dưới dạng các tài liệu giảng dạy, các bài nghiên cứu đăng trên một số tạp chí hoặc các tác phẩm in thành sách. Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ dừng lại ở mức độ chuyển tải một số nội dung về xã hội - nhân văn, chưa đi sâu vào vấn đề lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào. Từ tình hình trên, việc thực hiện đề tài “Một số vấn đề lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào” là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Nghiên cứu lịch sử hình thành đường biên giới Việt Nam - Lào. 2.2. Tổng hợp, hệ thống các sự kiện quan hệ về biên giới và tiến trình đàm phán giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào. 2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trong đàm phán giải quyết biên giới Việt Nam - Lào, kiến nghị các biện pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến biên giới quốc gia trong pháp luật và thực tiễn quốc tế. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc pháp luật quốc tế, thực tiễn quốc tế và kết quả đàm phán giải quyết đường biên giới Việt Nam - Lào. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan pháp luật và thực tiễn quốc tế về biên giới quốc gia qua các tài liệu, công trình đã xuất bản; thực tiễn về đường biên giới Việt Nam - Căm-pu-chia và đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc; cũng như thực trạng tình hình biên giới Việt Nam - Lào, sẽ làm sáng tỏ các khía cạnh lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào, rút ra bài học kinh nghiệm thực tiễn và kiến nghị tăng cường củng cố quan hệ về biên giới giữa Việt Nam và Lào nhằm duy trì đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài và hợp tác phát triển giữa hai nước. 5. Đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề tài tập trung làm nổi bật các nội dung lịch sử và pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Lào; đồng thời tổng kết toàn diện kết quả giải quyết đường biên giới giữa hai nước. Những kết quả đạt được của đề tài có thể được sử dụng vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật quốc tế trong nhà trường, góp phần củng cố và hoàn thiện pháp luật về quản lý Nhà nước đối với biên giới, lãnh thổ. 6. Kết cấu của luận văn Nội dung chính của luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Biên giới quốc gia trong pháp luật và thực tiễn quốc tế. Chương 2. Đường Biên giới Việt Nam - Lào. Chương 3. Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị về công tác biên giới Việt Nam - Lào. * 11 * 12 * Chương 1 BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ Vấn đề biên giới quốc gia đã được đề cập khá rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu và bài viết của các học giả trong và ngoài nước. Do vậy, trong chương 1 chỉ nhắc lại một số nội dung cơ bản của pháp luật và thực tiễn quốc tế về biên giới quốc gia. Đồng thời đề cập một cách tổng quát về đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Căm-pu-chia. Toàn bộ nội dung của chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn định hướng cho việc nghiên cứu về đường biên giới Việt Nam - Lào. 1.1- Biên giới quốc gia và việc xác lập đường biên giới trên đất liền 1.1.1- Biên giới quốc gia [8, 10, 20, 24] 1.1.1.1- Khái niệm Lãnh thổ và biên giới quốc gia là những phạm trù lịch sử, là hệ quả tất yếu của xã hội loài người khi xuất hiện nhà nước và pháp luật. Cùng với sự phát triển của lịch sử, khái niệm về lãnh thổ và biên giới quốc gia cũng có một quá trình phát triển lâu dài và ngày càng hoàn thiện. Theo khái niệm thông thường, lãnh thổ là một phần trái đất bao gồm đất liền, hải đảo, vùng nước nội địa, vùng nội thuỷ, lãnh hải và vùng trời bên trên chúng cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định. Ngoài ra, quốc gia (nhất là quốc gia ven biển) còn có các lãnh thổ đặc biệt với quy chế pháp lý khác biệt về cơ bản so với các vùng lãnh thổ thông thường. Các “lãnh thổ đặc biệt” có thể kể đến là: vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền về kinh tế; thềm lục địa; sông, kênh đào quốc tế; nơi ở và làm việc của phái đoàn ngoại giao; phương tiện giao thông, phương tiện bay, dây cáp, ống dẫn ngầm nằm trên lãnh thổ một nước khác hay nằm ngoài lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào; lãnh thổ cho mượn hay nhượng lại có thời hạn. Trong tiếng Việt, lãnh thổ là một danh từ, có nghĩa “đất đai thuộc chủ quyền của một nước” [19]. Với vị trí địa lý của mình, Việt Nam có lãnh thổ 13 bao gồm “đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” kể cả lòng đất của đất liền, của các hải đảo, đáy và lòng đất dưới đáy vùng biển như quy định trong Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Quốc gia có lãnh thổ tức là có biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia, theo tiếng Việt có ý nghĩa số ít, ám chỉ là một “đường” hay “tuyến” và được dùng để nói đến đường biên giới chính thức giữa các quốc gia (tức là biên giới quốc tế). Theo tiếng Pháp, “Les Frontiès” cũng có tính chất quốc tế, luôn ở số nhiều, ám chỉ một không gian hay một khu vực biên giới; theo tiếng Anh, “The Boundaries” cũng có tính chất quốc tế, luôn ở số nhiều nhưng lại ám chỉ dạng tuyến. Về mặt địa lý, biên giới của một quốc gia là đường và mặt phẳng thẳng đứng đi qua đường xác định phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Trên phương diện pháp luật, biên giới quốc gia là “hàng rào pháp lý” xác định giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia. Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với quốc gia khác và/hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó. Nói một cách khác, biên giới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác và ngăn cách lãnh hải với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Biên giới trước hết gắn với lãnh thổ vì nó đánh dấu giới hạn của lãnh thổ. Những cộng đồng người du mục trước đây không biết khái niệm biên giới, nhưng đến thời đại văn minh, mỗi bộ lạc có khu vực săn bắn, hái lượm của mình và giữa hai bộ lạc bao giờ cũng có khoảng rừng hay khu vực ngăn cách, không bộ lạc nào được đến săn bắn hay hái lượm (Ăng-ghen gọi là Schutzwal’d). Đó là hình ảnh đầu tiên về biên giới - vùng. Thời Hy Lạp - La Mã, khái niệm biên giới còn chưa rõ. Người La Mã thiết lập bức tường gọi là LIMES, song đây không hẳn là biên giới vì chỉ có mục đích nhằm đánh dấu bước tiến tạm thời của các đạo binh trên bước 14 đường tiến quân. Trên thực tế, bức tường đó biến chuyển theo đoàn quân chinh phục các vùng đất và đánh dấu sự cách biệt giữa đế quốc và thế giới man rợ. Vua Tần Thuỷ Hoàng cho xây dựng bức Vạn lý Trường thành dài 6.000 Km để ngăn cách lãnh thổ nước Tần với thế giới Hung Nô cũng là một kiểu biên giới nhưng với ý đồ chiến lược chủ yếu là nhằm ngăn cách Hung Nô tiến vào lãnh thổ nước Tần. Đến thời Trung đại, các đế quốc lớn lần lượt tan vỡ thành vô số những nước nhỏ, khi đó khái niệm về biên giới - vùng của các đế quốc không còn thích hợp với các cộng đồng mới xuất hiện với những quốc gia chồng chéo lên nhau, không những có vấn đề chủ quyền mà còn có vấn đề tôn chủ và chư hầu, thậm chí trên một lãnh thổ có hai, ba chính quyền chính trị. Từ thời Trung đại về sau, các quốc gia hiện đại xuất hiện, biên giới đánh dấu sự kết thúc chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, ngăn cách chủ quyền của các nước láng giềng. Lúc đầu là biên giới - vùng, sau tiến lên biên giới tuyến. Sau cuộc chiến tranh ba mươi năm, các nước Đức, Pháp và Thuỵ Điển ký Hiệp ước Wesphalie năm 1648 lần đầu tiên quy định các quốc gia hiện đại quan hệ với nhau bằng luật pháp. Vấn đề biên giới ngày càng gắn với vấn đề lãnh thổ, yêu cầu ổn định biên giới càng cần thiết để phân rõ chủ quyền lãnh thổ của các bên, do đó biên giới dần dần trở thành biên giới - tuyến. Trước khi xuất hiện biên giới - tuyến, việc miêu tả biên giới chỉ dựa vào các văn bản, vào nhà địa lý thời cổ. Nhưng về sau thiên văn và toán học được phục hưng, việc miêu tả biên giới dựa vào quan sát trên thực địa, do đó các nhà địa lý phải tìm những giới hạn các địa phương: các nhà toán học tính toán, các kỹ sư vẽ lên bản đồ; nước Đức là nước đầu tiên trên thế giới đã xuất bản một bản đồ địa hình tỷ lệ lớn; năm 1681, Viện Hàn lâm khoa học Pháp công bố bản Tổng đồ của nước Pháp tỷ lệ 1/86.400. Tuy khái niệm biên giới - tuyến ngày càng được chấp nhận, nhiều giới của nước Pháp có quan điểm vẫn muốn nước Pháp có “biên giới tự nhiên”, 15 nghĩa là nước Pháp lấy dãy núi Py-rê-nê, dãy núi An-pơ, sông Ranh làm ranh giới của mình. Bản thân nhà vua Pháp cũng không muốn biên giới của mình có mốc quốc giới. Tuy vậy, các nhà chính trị của nước Pháp không tán thành thuyết “biên giới tự nhiên”. Thuyết “biên giới - tuyến” ngày càng được chấp nhận phổ biến và chủ quyền lãnh thổ quốc gia đều căn cứ vào biên giới tuyến. Do thực tế và ý muốn của các quốc gia, biên giới không chỉ giới hạn trên mặt đất mà còn có khuynh hướng mở rộng theo hai hướng: Biển và Trời. Trước khi có khái niệm biên giới biển, để tranh giành vùng biển, các quốc gia nêu các thuyết vùng biển kế cận, vùng biển liền kề, vùng biển tiếp giáp. Nhưng con người ngày càng mở rộng khai thác biển, người ta còn tranh cãi về biển mở (tự do đi lại) hay biển kín. Trước đây, nhiều nước không quy định vùng biển của mình. Do sớm phát triển ngành hàng hải, các nước phương Tây đã sớm quy định lãnh hải của nước mình là 3 hải lý căn cứ vào tầm xa của đại bác thời bấy giờ là 5 Km. Về sau các nước quy định lãnh hải rộng 12 hải lý tuy con số đó không do một yêu cầu quân sự, khoa học hay ngư nghiệp gì cả, vì thế trong một thời gian khá dài, nước thì quy định lãnh hải 3 hải lý, nước thì quy định lãnh hải 12 hải lý, có nước quy định lãnh hải rộng tới 200 hải lý. Mãi đến năm 1982, Hội nghị của Liên hiệp quốc về Luật biển mới quy định thống nhất lãnh hải rộng 12 hải lý, tiếp theo lãnh hải 12 hải lý là một vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở gọi là vùng đặc quyền về kinh tế với các quyền riêng biệt về kinh tế. Từ đầu thế kỷ XX, ngành hàng không ngày càng phát triển mạnh mẽ. Theo pháp luật quốc tế, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trên lãnh thổ của mình. Nếu theo chiều nằm ngang, giới hạn của chủ quyền là biên giới lãnh thổ và việc quy định chủ quyền không có khó khăn vì biên giới nằm trên mặt đất. Nhưng theo chiều thẳng đứng thì không rõ quy định biên giới trên không lên đến đâu là cùng. Người ta thường phân biệt vùng trời theo 16 nghĩa thông thường ta hiểu là không gian ngoài khí quyển. Có người đã đề xuất lãnh thổ vùng trời cao 100 km nhưng chưa được chấp nhận. Công ước Chi-ca-gô 1944 quy định về mặt pháp lý mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với không gian khí quyển ở bên trên lãnh thổ mình, các máy bay được hưởng quyền tự do cơ bản là quyền bay qua không gây hại vùng trời của nước khác nhưng phải theo các quy định của công ước, quyền xuống sân bay để tiếp tế hay sửa chữa. Công ước này đã thành lập ra Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (OACJ) được coi là một tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có nhiệm vụ thống nhất các quy định về hàng không dân dụng. Quy chế về không gian ngoài khí quyển lại hoàn toàn khác. Hiệp ước ngày 27-01-1967 quy định các nước được tự do sử dụng không gian ngoài khí quyển. Nhưng vấn đề vệ tinh thông tin trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh (cách trái đất 36.000 km) chỉ có lợi cho các nước phát triển có khả năng kỹ thuật và tài chính. Vấn đề mới đặt ra là phải tôn trọng các quyền của các nước vùng xích đạo và cũng là những nước đang phát triển. Để giải quyết vấn đề, một hội nghị quốc tế được triệu tập năm 1985 và năm 1988 để quyết định những nguyên tắc phân chia và quy hoạch quỹ đạo địa tĩnh. Nước Việt Nam ở gần xích đạo, lại có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên đã tham dự vào việc chia quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. Tóm lại, khái niệm biên giới nảy sinh để đánh dấu phạm vi chủ quyền lãnh thổ, nhưng về sau khái niệm đó được đa dạng hoá theo nhu cầu chính trị, kinh tế, tôn giáo thành những nhóm như biên giới văn hoá, biên giới tôn giáo, biên giới dân tộc, biên giới kinh tế ... Tuy nhiên, gắn với quá trình phát triển của xã hội loài người, chúng ta thấy rằng lịch sử khái niệm biên giới bắt đầu từ “biên giới vùng - miền” đến “biên giới đường - tuyến”. Điều 1 của Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01- 2004, quy định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng 17 theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 1.1.1.2- Chức năng của biên giới quốc gia [10, 11] Phân tích các chức năng của đường biên giới là vấn đề khó và trừu tượng. Quốc gia nào cũng đều phải có các đường biên giới nhằm thể hiện chủ quyền và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Do mỗi loại đường biên giới đảm nhiệm một chức năng riêng biệt, nên có thể sơ bộ phân biệt các chức năng của biên giới quốc gia thành hai chức năng chính: chức năng phân chia phạm vi lãnh thổ (không gian đất liền và không gian biển) thuộc chủ quyền của các quốc gia hay còn gọi là chức năng phân cách (ngăn cách) phạm vi chủ quyền; và chức năng hợp tác. Hai chức năng này của biên giới luôn song song tồn tại và không mâu thuẫn nhau. - Chức năng phân chia (phân cách) phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia: Cùng với ý nghĩa phân chia phạm vi lãnh thổ, đường biên giới cũng đồng thời có chức năng phân cách phạm vi thực thi chủ quyền giữa các quốc gia. Chỉ khi xác định được một đường biên giới rõ ràng, quốc gia mới có thể thực hiện được toàn vẹn và đầy đủ thẩm quyền quản lý nhà nước (gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp) trên toàn bộ các vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia. Có thể nói, biên giới được coi là “phên dậu”, là “hàng rào” ngăn cách của mỗi quốc gia. Phên dậu, hàng rào có vững chắc thì chủ quyền lãnh thổ, an ninh đất nước mới ổn định và bền vững. Biên giới còn là mục tiêu, xuất phát điểm của các cuộc chiến tranh, là bàn đạp để kẻ địch tiến sâu vào xâm chiếm đất đai lãnh thổ bên trong, đồng thời cũng là cầu nối tiền tiêu để các thế lực thù địch ở bên ngoài lợi dụng phá hoại an ninh quốc gia và quấy phá sự ổn định trong nước. - Chức năng hợp tác: Biên giới là “con đường” giao lưu kinh tế trực tiếp ở vùng biên giới nói riêng và của từng quốc gia nói chung. Đặc điểm các khu vực biên giới thường là những vùng sâu, vùng xa, sự phát triển kinh tế - xã 18 hội còn gặp nhiều khó khăn, do đó thông qua việc giao lưu hợp tác qua biên giới sẽ hỗ trợ cho việc phát triển vùng biên giới. Biên giới còn là nơi diễn ra sự giao lưu các mối quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp nhưng thường xuyên, phong phú và đan xen nhiều chiều giữa các quốc gia như giao lưu về văn hoá, khoa học, kỹ thuật, bảo vệ môi trường, đặc biệt là sự tiếp thu những văn minh, tiến bộ của các quốc gia là biểu hiện tích cực trong quan hệ xã hội và hợp tác giữa các quốc gia. Biên giới cũng còn là cửa ngõ để mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế, là bộ mặt của mỗi quốc gia để quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và thế giới, là nơi diễn ra các quan hệ giữa các cơ quan, lực lượng đại diện của hai quốc gia, thực hiện các điều ước quốc tế giữa các quốc gia với nhau. Chính vì thế, chức năng hợp tác của biên giới trong thời đại ngày nay đang ngày càng được phát huy cao độ trong đời sống quốc tế. 1.1.1.3- Các bộ phận cấu thành đường biên giới quốc gia Trong lịch sử phát triển khái niệm biên giới quốc gia, có rất nhiều loại đường biên giới như: biên giới tự nhiên và biên giới nhân tạo; biên giới chính thức và biên giới không chính thức; biên giới chính trị và biên giới hành chính. Ngày nay, đường biên giới giữa các quốc gia không chỉ thuần tuý là ranh giới trên đất liền, mà còn bao gồm cả trên biển, trên không và dưới lòng đất. Theo đó: - Đường biên giới trên đất liền là đường phân chia lãnh thổ giữa các quốc gia có chung biên giới, chạy trên phần đất liền, đảo, trên sông, hồ, kênh đào và biển nội địa, là kết quả của việc ký kết các điều ước quốc tế về biên giới giữa các quốc gia có chung biên giới hoặc là các quyết định của cơ quan tài phán quốc tế khi các quốc gia hữu quan đồng ý đưa ra quốc tế phân xử. Trên thực tế, có một số trường hợp biên giới được ấn định do điều ước tô nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia (như trường hợp Hồng Công, Ma Cao hoặc Nam Kỳ trước đây). 19 Điều 5 khoản 2 của Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới”. - Đường biên giới trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải của các quốc gia ven biển hoặc là đường phân định nội thuỷ hoặc lãnh hải giữa các quốc gia ven biển [6] có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Theo Luật biển quốc tế, ranh giới ngoài của lãnh hải không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 [6]. Các quốc gia ven biển tự xác định đường cơ sở của mình phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trong trường hợp khi hai quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau nhưng khoảng cách giữa đường cơ sở của hai quốc gia nhỏ hơn 24 hải lý, đường biên giới trên biển là đường phân định lãnh hải nằm cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thoả thuận khác giữa các quốc gia này [6]. Điều 1 khoản 3 của Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Đường biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan”. - Đường biên giới trong lòng đất là mặt thẳng đứng được xác định dựa trên các đường biên giới trên đất liền và biên giới trên biển, kéo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, biên giới này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận. Điều 5 khoản 4 của Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống 20 lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan”. - Đường biên giới vùng trời là các ranh giới xác định phạm vi vùng trời của một quốc gia. Trong những năm 1940 và 1950, đã có một số quốc gia đưa ra tuyên bố về biên giới vùng trời theo tiêu chuẩn không gian, nhưng hiện nay chủ quyền quốc gia được nhận thức theo những tiêu chuẩn về chức năng sử dụng. Đường biên giới vùng trời có hai loại là đường biên giới bên sườn và đường biên giới trên cao. Đường biên giới bên sườn cũng được xác định trên cơ sở đường biên giới trên đất liền và đường biên giới biển theo cách kéo dài đường biên giới trong lòng đất vượt lên ở một độ cao nhất định. Đường biên giới trên không được xác định bởi mặt cong song song với mặt địa cầu. Trong thực tiễn quốc tế chưa có quy định thống nhất nào về độ cao của đường biên giới trên không. Điều 5 khoản 5 của Luật Biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời”. 1.1.2- Pháp luật quốc tế về biên giới quốc gia [13, 14, 24] Pháp luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của pháp luật quốc tế (trước hết và chủ yếu là giữa các quốc gia). Khái niệm và sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ ở mỗi thời kỳ phát triển của pháp luật quốc tế có sự thay đổi khác nhau. Nhưng dù khác nhau thế nào thì vấn đề biên giới lãnh thổ vẫn luôn là nền tảng của trật tự pháp lý quốc tế ổn định. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan