Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại tòa án nhân dân...

Tài liệu Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại tòa án nhân dân

.DOCX
13
274
112

Mô tả:

Tình hình tranh chấp lao động mang tính tập thể xảy ra ngày càng phổ biến; có lúc có nơi rất phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự tự anh toàn xã hội. Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật lao động (viết tắt là BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 và thay thế BLLĐ 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. So với Luật sửa đổi, bổ sung năm 2006, thì BLLĐ 2012 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng; trong đó có các quy định về tranh chấp lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, với các nội dung cơ bản như: khái niệm tranh chấp lao động tập thể; phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp lao động tập thể tại Tòa án. 1. Nhận biết tranh chấp lao động tập thể 1.1. Định nghĩa tranh chấp lao động “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động” (Khoản 7 của Điều 3 BLLĐ 2012). 1.2. Phân loạitranh chấp lao động Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 1.3. Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể - Chủ thể: là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. “Tập thể lao động”, theo khoản 3 Điều 3 BLLĐ năm 2012 “là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động”. “Người sử dụng lao động”, theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2012 “là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, các nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là các nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. - Đối tượng (khách thể) trong tranh chấp lao động tập thể: là tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động. - Nội dung của tranh chấp lao động tập thể: là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động. 2. Các loại tranh chấp lao động tập thể Tranh chấp lao động tập thể gồm: tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. 2.1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về quyền Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác (Khoản 8 Điều 3 BLLĐ năm 2012). 2.2. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” (khoản 9 Điều 3 BLLĐ 2012). 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể 3.1. Cơ quan, Tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN Tình hình tranh chấp lao động mang tính tập thể xảy ra ngày càng phổ biến; có lúc có nơi rất phức tạp, ảnh hưởng đến trật tự tự anh toàn xã hội. Ngày 18/6/2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật lao động (viết tắt là BLLĐ), có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 và thay thế BLLĐ 1994, được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007. So với Luật sửa đổi, bổ sung năm 2006, thì BLLĐ 2012 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng, tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp dụng; trong đó có các quy định về tranh chấp lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động tập thể, với các nội dung cơ bản như: khái niệm tranh chấp lao động tập thể; phân biệt tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể; trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp lao động tập thể tại Tòa án. 1. Nhận biết tranh chấp lao động tập thể 1.1. Định nghĩa tranh chấp lao động “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động” (Khoản 7 của Điều 3 BLLĐ 2012). 1.2. Phân loạitranh chấp lao động Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 1.3. Đặc điểm của tranh chấp lao động tập thể - Chủ thể: là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. “Tập thể lao động”, theo khoản 3 Điều 3 BLLĐ năm 2012 “là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động”. “Người sử dụng lao động”, theo khoản 2 Điều 3 BLLĐ năm 2012 “là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, các nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là các nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. - Đối tượng (khách thể) trong tranh chấp lao động tập thể: là tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của tập thể lao động. - Nội dung của tranh chấp lao động tập thể: là các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động. 2. Các loại tranh chấp lao động tập thể Tranh chấp lao động tập thể gồm: tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. 2.1. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về quyền Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác (Khoản 8 Điều 3 BLLĐ năm 2012). 2.2. Khái niệm tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” (khoản 9 Điều 3 BLLĐ 2012). 3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể 3.1. Cơ quan, Tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm - Hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Tòa án nhân dân. (Khoản 1 Điều 203 BLLĐ năm 2012) 3.2. Cơ quan,Tổ chức, các nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm - Hòa giải viên lao động; - Hội đồng trọng tài lao động. (Khoản 2 Điều 203 BLĐ năm 2012) Lưu ý: - Điểm khác biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của BLLĐ 2012 so với BLLĐ 2006 là bỏ Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. - BLLĐ quy định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể về quyền, do đó tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. 4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm (Điều 207 BLLĐ năm 2012). BLLĐ không quy định thời hiệu đối với yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích. 5. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại cơ sở 5.1. Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hòa giải viên lao động (khoản 1 Điều 204 BLĐ năm 2012) Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền của Hòa giải viên lao động được thực hiện như thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân quy định tại Điều 201 BLLĐ 2012 cụ thể như sau: - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. - Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lập biên bản hoà giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. - Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trongbiên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Lưu ý: Thẩm quyền của Hòa giải viên lao động là hòa giải cả tranh chấp lao động tập thể vềquyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hòa giải viên lao động cũng thực hiện như nêu trên. 5.2.Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện - Xác định loại tranh chấp lao động tập thể(khoản 3 Điều 204 BLLĐ năm 2012): Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp về quyền hay tranh chấp lợi ích. Nếu là tranh chấp về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định. Nếu là tranh chấp về lợi ích thì hướng dẫn các bên yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. - Thời hạn và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 205 BLLĐ năm 2012): Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết vụ việc. Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động. 6. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án 6.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Tòa án nhân dân a) Thẩm quyền chung: Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án tranh chấp lao động tập thể về quyền khi có các điều kiện sau: - Đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết tranh chấp, mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh. - Quá thời hạn giải quyết tranh chấp mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không giải quyết. (Khoản 3 Điều 205 BLLĐ năm 2012; Khoản 2 Điều 31 BLTTDS) b) Thẩm quyền của các cấp Tòa án: Thẩm quyềngiải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh (tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). (Khoản 2 Điều 31, điểm a, khoản 1 Điều 34 BLTTDS). c) Thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn: - Việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ về nguyên tắc chung được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTS, cụ thể là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nêu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc thỏa thuận đó không được trái với quy định tại Điều 33 và 34 BLTTDS, có nghĩa là vẫn phải bảo đảm đúng theo quy định về thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án. Ví dụ: Trong vụ án, nguyên đơn A có nơi cư trú tại huyện H tỉnh N và bị đơn B có trụ sở tại huyện Y tỉnh M. Các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện H giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Thỏa thuận nêu trên là không được chấp nhận vì đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh. - Việc xác định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 36 BLTTS) thì khi xem xét yêu cầu của nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết, ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTS về thẩm quyền của các cấp Tòa án, cần lưu ý là đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết mà không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Ví dụ: Điểm đ khoản 1 Điều 36 quy định: “Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết”. Như vậy, trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Điểm b khoản 1 Điều 36 BLTTDS quy định: “Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết”. “Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh” là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức có trụ sở, hoặc chi nhánh. Ví dụ: doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh A và có chi nhánh tại tỉnh B, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu TAND tỉnh A hoặc TAND tỉnh B giải quyết vụ tranh chấp. Trường hợp doanh nghiệp có các chi nhánh tại các quận, huyện khác nhau cùng trên địa bàn tỉnh A, thì trong mọi trường hợp, việc giai quyết vụ tranh chấp đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh A. 5.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án 5.2.1. Khởi kiện, thụ lý vụ án Việc kiểm tra các điều kiện khởi kiện và thụ lý vụ án nói chung, thực hiện như đối với vụ án tranh chấp lao động cá nhân và các vụ án dân sự khác. Đối với vụ án tranh chấp lao động tập thể về quyền, cần lưu ý một số điểm sau đây: - Xác định đúng thẩm quyền giải quyết: Pháp luật hiện hành chưa quy định nội dung tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động là những loại việc tranh chấp cụ thể nào. Khi thụ lý vụ Tòa án căn cứ vào nội dung của khoản 8 Điều 3 BLLĐ năm 2012 quy định về tranh chấp lao động tập thể về quyền (Là các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động, đã được pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác của doanh nghiệp quy định); và căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 4, khoản 1, khoản 3 Điều 30 Luật công đoàn để xác định tranh chấp lao động tập thể về quyền. Căn cứ vào quy định tại các điều, khoản luật nêu trên, thì tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động, đã được quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động; gồm tranh chấp về: việc làm, tiền lương, thu nhập, các điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các phúc lợi trong quan hệ lao động, về quyền gia nhập, hoạt động công đoàn, về việc thực hiện quyền của công đoàn trong quan hệ lao động, về việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn. Lưu ý:Nếu nội dung tranh chấp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vì vậy, cần phải bám vào các khái niệm để phân biệt chính xác yêu cầu của nguyên đơn thuộc tranh chấp lao động tập thể về quyền hay về lợi ích. - Quyền khởi kiện: Khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn quy định công đoàn có quyền: “Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm”. Theo quy định của khoản 4 Điều 3 BLLĐ năm 2012, “Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở”. Khoản 2 Điều 161 BLTTDS quy định: “Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định”. Khoản 3 Điều 188 BLLĐ năm 2012 quy định: “Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này”. Căn cứ các quy định nêu trên thì Ban chấp hành công đoàn cơ sở là đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Tập thể lao động bị xâm phạm theo quy định của pháp luật. Nếu những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở thì Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp. Như vậy, Công đoàn cấp trên cơ sở chỉ thực hiện quyền khởi kiện vụ án tranh chấp lao động tập thể trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở. - Điều kiện khởi kiện: Phải kiểm tra đã đủ điều kiện khởi kiện chưa, cụ thể là: Tranh chấp đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết, mà các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết. Phải có một trong các căn cứ nêu trên thì các bên mới có quyền khởi kiện tại Tòa án và Tòa mới có đủ điều kiện để thụ lý vụ án. - Đơn kiện: Căn cứ quy định của Điều 164 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP đơn kiện phải bảo đảm hình thức, nội dung như quy định tại Điều 164 BLTTDS. Cần chú ý: Hướng dẫn đương sự làm đơn khởi kiện đúng theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết nêu trên; đơn kiện phải do người có thẩm quyền của đơn vị sử dụng lao động hoặc người có thẩm quyền của tổ chức công đoàn khởi kiện ký tên và đóng dấu của tổ chức. Trường hợp người sử dụng lao động khởi kiện đối với tập thể lao động, thì đơn kiện phải ghi rõ bên bị kiện là tập thể lao động, do tổ chức công đoàn là người đại diện của bị đơn. - Các tài liệu kèm theo đơn kiện: Căn cứ quy định của Điều 165 BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP, khi khởi kiện vụ án tranh chấp lao động tập thể, người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn kiện các tài liệu chủ yếu sau: + Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức khởi kiện, tư cách của người đại diện, như: Quyết định công nhận Ban chấp hành công đoàn cơ sở, giấy giới thiệu hoặc văn bản ủy quyền của Ban chấp hành công đoàn cơ sở (nếu Ban chấp hành công đoàn cơ sở khởi kiện), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (nếu người sử dụng lao động khởi kiện). + Tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, như: Thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác giữa các bên và các tài liệu chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm. + Văn bản về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc tài liệu chứng minh vụ việc tranh chấp đã được đưa đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Về trả lại đơn kiện và yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn kiện: Khi áp dụng các quy định tại Điều 168 và Điều 169 BLTTDS, Tòa án cần lưu ý một số điểm sau đây: + Trường hợp khi xảy ra tranh chấp, Thanh tra lao động đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động đối với Người sử dụng lao động; trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khác phục hậu quả theo quy định của khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, mà hậu quả phải khắc phục là nội dung mà người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; và quyết định của Thanh tra đã có hiệu lực pháp luật, thì Tòa án căn cứ điểm b khoản 1 Điều 168 BLTTDS để trả lại đơn kiện. + Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện khi chưa có đủ điều kiện để được khởi kiện theo quy định tại Điều 205 BLLĐ năm 2012, thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 168 BLTTDS (chưa có đủ điều kiện khởi kiện) để trả lại đơn kiện. + Trường hợp đơn kiện có cả nội dung tranh chấp về quyền và có cả nội dung tranh chấp về lợi ích, Tòa án phải căn cứ vào Điều 169 BLTTDS để hướng dẫn cho người khởi kiện sửa chữa, bổ sung đơn kiện. Trong thực tế, việc phân biệt giữa nội dung tranh chấp về quyền và nội dung tranh chấp về lợi ích là khá phức tạp. Do đó, trong trường hợp sau khi thụ lý đơn khởi kiện, hoặc trong quá trình giải quyết vụ án có đủ căn cứ xác định nội dung tranh chấp không phải về quyền mà là tranh chấp về lợi ích thì Tòa án đình chỉ giải quyết đối với phần nội dung tranh chấp về lợi ích. 5.2.2. Xác minh, thu thập chứng cứ Cũng như trong giải quyết các vụ tranh chấp lao động nói chung, Tòa án cần xác định các tình tiết có liên quan trong vụ tranh chấp, những vấn đề cần chứng minh trong vụ tranh chấp để làm cơ sở xác định chứng cứ và các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ. Trong các vụ tranh chấp lao động tập thể nói chung, nhiều trường hợp nội dung tranh chấp liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức công đoàn; liên quan đến thỏa ước lao động tập thể ngành. Do đó, để có đủ cơ sở giải quyết nội dung tranh chấp, Tòa án cần tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn có thẩm quyền, của ngành liên quan, đồng thời yêu cầu các tổ chức này cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến việc giải quyết vụ án. 5.2.3. Hòa giải và chuẩn bị xét xử - Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến quan hệ lao động tại đơn vị sử dụng lao động. Để nhanh chóng ổn định tình hình sản xuất của doanh nghiệp và đời sống người lao động, sau khi thụ lý và trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cần tích cực hòa giải để Người sử dụng lao động và tập thể lao động thương lượng được với nhau về việc giải quyết vụ án. - Về áp dụng khoản 1 Điều 181 BLTTDS: Khoản 1 Điều 181 BLTTDS quy định: Đối với vụ án về “Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước” thì Tòa án không tiến hành hòa giải. Khi thi hành quy định nêu trên thì cần thực hiện đúng theo hướng dẫn tại Điều 15 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP để phân biệt đúng trường hợp nào không được hòa giải, trường hợp nào được hòa giải. Ví dụ: Trường hợp tài sản của Nhà nước được Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tưi của các chủ sở hữu khác theo quy định của Luật doanh nhgiệp, luật đầu tư mà doanh nghiệp được quyền tự chủ chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản và chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với tài sản đó trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh, thì khi có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đến tài sản đó, Tòa án tiến hành hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong trường hợp qua hòa giải mà các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì để tránh sai sót như đã xảy ra trong thực tế, Tòa án phải gửi ngay biên bản hòa giải thành cho các bên, theo quy định tại khoản 2 Điều 186 BLTTDS. 5.2.4. Xét xử vụ án tại phiên tòa Thủ tục xét xử vụ án tranh chấp lao động tập thể về quyền tại phiên tòa thực hiện theo quy định chung của BLTTDS và hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP, như đối với các vụ án lao động khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan