Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM ...

Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

.DOCX
58
219
103

Mô tả:

I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 1. Khái niệm Khái niệm hợp đồng bảo hiểm được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự và Bộ luật hàng hải. Cụ thể: - Theo quy định tại Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2010) thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. - Điều 567 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong đó, sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm (hoặc người nhận thế chấp tài sản trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị thế chấp - Điều 346 và Điều 571 Bộ luật dân sự năm 2005). - Còn Điều 224 Bộ Luật hàng hải năm 2005 thì quy định: Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộc cùng một hành trình đường biển. 2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự; ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt như sau: - Hợp đồng bảo hiểm mang tính thỏa thuận:Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. - Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ:Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưởng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau và trung thực. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm tất cả những tổn thất thiệt hại đến với đối tượng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Và ngược lại, người được bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có thể chuyển nhượng được: Người tham gia bảo hiểm có thể chuyển nhượng quyền được hưởng lợi ích trong hợp đồng mà mình đã ký với người bảo hiểm cho người khác. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có thể thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm hoặc tập quán quốc tế. Đó là: “1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 2. Việc chuển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế”. - Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau khi đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào. - Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm, người bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân. Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp. 3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm Có rất nhiều loại hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào tiêu chí phân loại khác nhau. - Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được chia thành: hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Điều 568 Bộ luật dân sự năm 2005). - Căn cứ vào sự tự nguyện của các bên trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được chia thành hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc. - Căn cứ vào tính phái sinh trong việc xác lập quan hệ bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được chia thành hợp đồng bảo hiểm ban đầu và hợp đồng bảo hiểm phái sinh (tái bảo hiểm). Ngoài ra, tùy từng loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể mà còn có các loại bảo hiểm trùng, bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm dưới giá trị… Theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm thì: + Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. + Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. + Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểmđược áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3.1. Hợp đồng bảo hiểm con người Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con người. Đối với bảo hiểm con người, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên không xác định được giá trị bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận đưa ra giới hạn trách nhiệm. Giới hạn trách nhiệm là khoản tiền cao nhất mà người bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả trong mọi trường hợp khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 578 Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra
MÔÔT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM I. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM 1. Khái niệm Khái niê êm hợp đồng bảo hiểm được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự và Bộ luật hàng hải. Cụ thể: - Theo quy định tại Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2010) thì hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. - Điều 567 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trong đó, sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm (hoặc người nhận thế chấp tài sản trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị thế chấp - Điều 346 và Điều 571 Bộ luật dân sự năm 2005). - Còn Điều 224 Bộ Luật hàng hải năm 2005 thì quy định: Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng. Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộc cùng một hành trình đường biển. 2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của luật pháp về hợp đồng dân sự; ngoài ra, nó còn có một số tính chất riêng biệt như sau: - Hợp đồng bảo hiểm mang tính thỏa thuận:Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. - Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ:Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại rủi ro (sự kiện bảo hiểm) thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưởng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau và trung thực. - Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Trong hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm tất cả những tổn thất thiệt hại đến với đối tượng bảo hiểm khi sự kiê ên bảo hiểm xảy ra. Và ngược lại, người được bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm. - Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có thể chuyển nhượng được: Người tham gia bảo hiểm có thể chuyển nhượng quyền được hưởng lợi ích trong hợp đồng mà mình đã ký với người bảo hiểm cho người khác. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm có thể thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm hoặc tập quán quốc tế. Đó là: “1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. 2. Việc chuển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận về việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế”. - Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau khi đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào. - Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm, người bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân. Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp. 3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm Có rất nhiều loại hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào tiêu chí phân loại khác nhau. - Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được chia thành: hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Điều 568 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005). - Căn cứ vào sự tự nguyện của các bên trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được chia thành hợp đồng bảo hiểm tự nguyện và hợp đồng bảo hiểm bắt buộc. - Căn cứ vào tính phái sinh trong việc xác lập quan hệ bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm được chia thành hợp đồng bảo hiểm ban đầu và hợp đồng bảo hiểm phái sinh (tái bảo hiểm). Ngoài ra, tùy từng loại hợp đồng bảo hiểm cụ thể mà còn có các loại bảo hiểm trùng, bảo hiểm trên giá trị, bảo hiểm dưới giá trị… Theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 12 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm thì: + Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. + Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luâ êt kinh doanh bảo hiểm. + Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Luâ êt kinh doanh bảo hiểmđược áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3.1. Hợp đồng bảo hiểm con người Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con người. Đối với bảo hiểm con người, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên không xác định được giá trị bảo hiểm, mà chỉ thỏa thuận đưa ra giới hạn trách nhiệm. Giới hạn trách nhiệm là khoản tiền cao nhất mà người bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả trong mọi trường hợp khi có sự cố bảo hiểm xảy ra. Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 578 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005thì “Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm”. 3.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản (Điều 40 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm). Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, khi giao kết hợp đồng các bên xác định ngay được giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tài sản là giá trị thực tế của tài sản ở thời điểm tham gia bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm tài sản là cơ sở để xác định số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm là số tiền người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó và được bảo hiểm chấp nhận (Điều 41 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm). Theo quy định tại Điều 579 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005thì: 1. Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản. Theo quy định tại Điều 576 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005thì: 1. Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm. 2. Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả. 3. Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 577 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005 thì: 1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba. 2. Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại. Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm. - Luật kinh doanh bảo hiểm Việt nam chia hợp đồng bảo hiểm tài sản thành ba loại: + Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. Theo quy định tại Điều 42 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm thì: 1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị. 2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm. + Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị. Theo quy định tại Điều 43 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm thì: 1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. 2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. + Hợp đồng bảo hiểm trùng. Theo quy định tại Điều 44 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm thì: 1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. 2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thoả thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản bảo hiểm. 3.3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp đồng bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật (Điều 52 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm). Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 53 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm). Theo quy định tại Điều 580 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005thì: 1. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định. Cũng giống như bảo hiểm con người, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người ta cũng không thể xác định được giá trị bảo hiểm. Vì vậy khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, các bên tham gia chỉ thỏa thuận hạn mức trách nhiệm và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam gọi là số tiền bảo hiểm. Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền bảo hiểm chính là giới hạn trách nhiệm cao nhất của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ phát sinh khi người thứ ba yêu cầu người được bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại cho người thứ ba do lỗi của người được bảo hiểm gây nên trong thời gian bảo hiểm. 4. Hình thức và nội dung của hợp đồng bảo hiểm Theo quy định tại Điều 14 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm vàĐiều 570 Bô ê luâ êt dân sự năm 2005 thì hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 13 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây: a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; b) Đối tượng bảo hiểm; c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản; d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm; đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; e) Thời hạn bảo hiểm; g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường; i) Các quy định giải quyết tranh chấp; k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. Ngoài những nội dung trên đây, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi nó được ký kết giữa người bảo hiểm với người người tham gia bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm (nếu không có thỏa thuận khác. Ví dụ: Thỏa thuâ ên về thời hạn và phương thức nô pê phí bảo hiểm). 5. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Theo quy định tại Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu trong các trường hợp sau: - Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi bảo hiểm. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng, đối tượng bảo hiểm không tồn tại. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. - Bên mua hoặc bên bán bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 6. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Theo quy định tại Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm thì ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng bảo hiểm còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm; 2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; 3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 24 Luật kinh doanh bảo hiểm thì: 1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. 2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người. 3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người. 4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 7. Về thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm Theo quy định tại Điều 30 Luâ êt kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 257 Bô ê luâ êt hàng hải). II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TẠI TÒA ÁN Thông thường tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đều xuất phát từ hành vi vi phạm hợp đồng của một hoặc cả hai bên ký kết với lỗi cố ý hoặc vô ý nên đã làm trái với các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Khi tranh chấp phát sinh các bên có quyền thương lượng, hòa giải, khiếu nại để giải quyết những bất đồng về việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án tuân theo các quy tắc tố tụng quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011- sau đây gọi tắt là BLTTDS). 1.Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại liên quan đến hợp đồng bảo hiểm Để xác định việc khởi kiện (yêu cầu khởi kiện) của đương sự có thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án bằng vụ án kinh doanh, thương mại không cần phải căn cứ vào quy định tại Điều 29 BLTTDS và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các vụ việc dân sự và về Điều 29 BLTTDS (Điểm b và d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP). - Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS, thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, trong đó bao gồm tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 29 BLTTDS. - Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQHĐTP thì ngoài nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, thì “Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 và Điều 30 của BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”. Với các quy định nêu trên cho thấy tiêu chí “đều có mục đính lợi nhuận” là dấu hiệu đặc trưng bắt buộc để phân biệt vụ án tranh chấp về kinh doanh, thương mại với vụ án tranh chấp về dân sự. Điều này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” và khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. - Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 BLTTDS và theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/3/2011 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) thì kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án nhận dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại liên quan đến hợp đồng bảo hiểm được quy định tại điểm n khoản 1 Điều 29 BLTTDS, trừ những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS. - Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì“...Trường hợp sau khi thụ lý vụ việc dân sự mới phát hiện được vụ việc dân sự thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Toà chuyên trách khác, thì Toà chuyên trách đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung, nhưng cần ghi số, ký hiệu và trích yếu trong bản án, quyết định theo đúng hướng dẫn tạiĐiều 3 của Nghị quyết này”(Về việc ghi ký hiệu: Đối với bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm thì ghi ký hiệu: KDTM-ST;ví dụ: Số 20/2013/KDTM-ST;Đối với bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm, thì ghi ký hiệu: KDTM-PT, ví dụ: Số 10/2013/DS-PT. Về việc ghi trích yếu: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại khoản nào tương ứng của Điều 29 của BLTTDS, để ghi vào phần trích yếu của bản án, quyết định. Trong trường hợp tại khoản tương ứng của Điều 29 của BLTTDS quy định nhóm tranh chấp thì cần ghi cụ thể tranh chấp được giải quyết). - Còn theo quy định tại Điều 37 BLTTDS thì “1.Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng. 2. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. 3. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết”. 2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm theo cấp Tòa án; theo lãnh thổ; theo sự lựa chọn của các đương sự Để xác định vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Toà án cấp nào (cấp huyện hay cấp tỉnh) cần phải căn cứ vào điểm b khoản 1 và khoản 3 điều 33 và Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011) và hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về khoản 3 Điều 33 BLTTDS tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP). Lưu ý: Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tại khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP thì:“a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều nàyvà được Tòa án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó. b) Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điềunày và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và điểm b khoản 1 Điều 34 BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30 BLTTDS. Để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm của Toà án theo lãnh thổ cần phải căn cứ quy định tại các điểm a (Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về…kinh doanh, thương mại…quy định tại điều…29…của Bộ luật tố tụng dân sự) và b (Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về…kinh doanh, thương mại…quy định tại điều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự) khoản 1 Điều 35 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Để xác định thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng bảo hiểm của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn cần phải căn cứ quy định tại các điểm a (Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết); b (Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết); c (Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam… thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết); đ (Nếu tranh chấp về…bảo hiểm xã hội…thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết); g (Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết); h (Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết) khoản 1 Điều 36 BLTTDS (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Khi xem xét các vấn đề về thẩm quyền nêu trên của Toà án, cần lưu ý hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (về quy định tại Điều 35 và khoản 1 Điều 36 của BLTTDS) tại Điều 8 và Điều 9 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Cụ thể : “1. Về nguyên tắc chung thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của BLTTDS. 2. Trường hợp đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết. Việc thỏa thuận đó không được trái với quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS. Ví dụ: Trong vụ án, nguyên đơn A cư trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại huyện X của tỉnh Y. Theo nguyên tắc Tòa án huyện X tỉnh Y nơi bị đơn B cư trú có thẩm quyền. Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn A cư trú thì phải bảo đảm thẩm quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết. Nếu các đương sự thỏa thuận Tòa án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuận đó không được chấp nhận”. “1. Khi xem xét yêu cầu của nguyên đơn lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, thì ngoài việc phải thực hiện đúng quy định tại Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS về thẩm quyền của các cấp Tòa án, cần phân biệt như sau: a) Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự phải có điều kiện, thì Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu khi điều kiện đó xảy ra. Ví dụ: Điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS quy định: “Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Như vậy, chỉ trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn, thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. b) Đối với trường hợp mà Điều 36 của BLTTDS quy định yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết vụ việc dân sự không cần bất cứ điều kiện nào, thì Tòa án chấp nhận yêu cầu đó...trong trường hợp này việc yêu cầu lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự không đòi hỏi phải có bất kỳ điều kiện nào, nên nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó. 2. Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự (ví dụ: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 của BLTTDS), thì khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Tòa án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các Tòa án khác. Trong trường hợp người khởi kiện, người yêu cầu nộp đơn khởi kiện, nộp đơn yêu cầu tại nhiều Tòa án khác nhau được Điều luật quy định, thì Tòa án đã thụ lý đầu tiên theo thời gian có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Các Tòa án khác, nếu chưa thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 của BLTTDS trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; nếu đã thụ lý thì căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 168 và điểm i khoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, xoá tên vụ việc dân sự đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự. Nếu đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án căn cứ vào khoản 3 Điều 193 của BLTTDS trả lại tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp”. - Khi xét thấy vụ án đã được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân địa phương khác cùng cấp hoặc khác cấp, thì Tòa án đã thụ lý vụ án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Quyết định chuyển hồ sơ vụ án do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ký tên và đóng dấu của Tòa án. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Tòa án có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ án và hồ sơ vụ án phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ án đó theo quy định chung. 3. Về áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm (khi nào áp dụng Bộ luật dân sự, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bô Ô luật hàng hải… và tập quán quốc tế) Theo quy định tại Điều 83 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau: 1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. 2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau. 4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới. Việc áp dụng Bộ luật dân sự, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bô ê luật hàng hải… và tập quán quốc tếđược quy định cụ thể như sau: Bộ luật dân sự quy định chung về các quan hệ dân sự và việc áp dụng được quy định cụ thể tại Điều 2, Điều 3. Trong đó, Điều 2 quy định: “2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan