Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Một số vấn đề nghị luận xã hội ngữ văn lớp 9...

Tài liệu Một số vấn đề nghị luận xã hội ngữ văn lớp 9

.PDF
37
96
83

Mô tả:

Một số vấn đề nghị luận xã hội ngữ văn lớp 9
Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 NGUYỄN LƢƠNG HÙNG (Biên soạn)  ÔN TẬP KIẾN THỨC NGỮ VĂN 9 MỘT SỐ NỘI DUNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Hà Nội, Tháng 5/2018 1 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 I. CÁCH LÀM 2 DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9 1. Văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 1.1. Đặc điểm cơ bản của dạng văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội. Tuy nhiên việc có kiến thức vẫn chưa đủ vì học sinh cần phải có thêm các kỹ năng phân tích văn bản và phân tích, đánh giá, lí giải các vấn đề xã hội nữa. Đề bài đặt ra trong dạng đề này thường là các vấn đề xã hội sâu sắc mang ý nghĩa nhân văn nào đó dựa trên các tác phẩm văn học (vấn đề đó có thể có trong chương trình học hoặc chưa được học). Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh hoạt trong từng thao tác làm bài của mình. 1.2. Ví dụ: Xét 3 đề bài sau: Đề 1: Từ nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước? Đề 2: Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long là người có tinh thần khiêm tốn. Em có suy nghĩ gì về lòng khiêm tốn của giới trẻ hiện nay? Đề 3: Trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tác giả đã thể hiện ước nguyện chân thành muốn cống hiến một phần công sức của mình vào mùa xuân của đất nước. Em có suy nghĩ gì về lí tưởng sống của giới trẻ hiện nay? 1.3. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. A/ Mở bài - Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học - Nêu vấn đề cần nghị luận B/ Thân bài a. Giải thích và rút ra vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học - Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài cần thiết ở phần 2. - Từ phần một chuyển sang phần hai, học sinh cần có câu chuyển ý phù hợp, đặc sắc. b. Các bƣớc nghị luận xã hội b1. Nếu vấn đề xã hội xác định là tƣ tƣởng đạo lí thì các em sẽ vận dụng theo các bƣớc. - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa cả câu (nếu có). - Nêu những biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống. - Trình bày được vì sao cần phải thực hiện đạo lý đó. (Nếu thực hiện thì có lợi gì? Không thực hiện sẽ có hậu quả gì?) - Phải làm gì để thực hiện đạo lý đó. (mọi người và bản thân em) - Đánh giá vấn đề: đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. - Rút ra bài học nhận thức. Đề xuất phương châm đúng đắn… 2 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 b2. Nếu vấn đề là hiện tƣợng đời sống thì các em sẽ vận dụng theo các bƣớc. - Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể) - Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân) - Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu qủa hoặc kết quả của vấn đề) - Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm (Thường xoay quanh các nguyên nhân đã nêu). - Nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay. C/ Kết bài Sử dụng một câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề 2. Nghị luận xã hội dƣới dạng một câu chuyện 2.1. Đặc điểm cơ bản của văn nghị luận xã hội dưới dạng câu chuyện Đây là dạng nghị luận xã hội khó và hay dùng để kiểm tra kiến thức năng lực của học sinh giỏi hoặc thi chuyên. Đề bài thường dưới dạng một câu chuyện mang một vấn đề, một triết lí xã hội sâu sắc hướng tới người đọc. Ở dạng đề này học sinh phải có kỹ năng phân tích, đánh giá và cảm nhận để có thể tìm ra được chính xác nội dung câu chuyện hướng tới là gì? Từ đó mới có thể định hướng cho mình cách làm bài trong toàn bài. 2.2. Ví dụ: Xét 2 đề bài sau. Đề 1: MẸ NGHÈO Quê mình mùa lũ, trời mưa nước ngập trắng đường. Hồi đó con chập chững vào lớp một, ngày ngày vượt hai cây số đến trường. Có bữa mưa giăng đầy trời, nước ngập đến gối. Con nhìn ra rơm rớm. Mẹ bảo: - Thôi hôm nay để mẹ cõng. Mẹ cắp chiếc nón lá, cõng con trên lưng vượt qua dòng nước. Con đậu Đại học, ra trường lấy được cô vợ thành đạt. Cuối tuần con đưa mẹ đến siêu thị. - Thôi đường ngược chiều rồi. Mẹ chịu khó tự vào. Tiền nè. Con có việc phải đi. (Theo nguồn Internet) Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên. Đề 2: HAI BỨC ẢNH Titanic là con tàu lớn nhất thế giới vào thời điểm nó ra đời (1912). Với kĩ thuật chế tạo hiện đại nhất thời ấy, Titanic được coi là con tàu “không thể chìm”. Tuy nhiên trong lần ra khơi đầu tiên, con tàu này đã va vào băng và bị chìm khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Sau khi chiếc tàu Titanic bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu bị vỡ khi va vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên. Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy có một người đàn ông nhường chiếc phao cứu sinh của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người. 3 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 (Dựa theo sách Phép màu nhiệm của đời, tên chuyện do người ra đề đặt) Em có suy nghĩ gì về những dòng chữ chú thích cho 2 bức ảnh nói trên? 2.3. Cách làm bài nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện A/ Mở bài - Dẫn dắt câu chuyện - Nêu vấn đề cần bàn luận B/ Thân bài a. Trần thuật lại vắn tắt nội dung câu chuyện Các em cần phải giải thích các hình ảnh, từ ngữ liên quan đến câu chuyện từ đó xác định được nội dung chính của câu chuyện đó là gì? b. Thao tác nghị luận (giống như tư tưởng đạo lí, hiện tượng đời sống) Tùy thuộc vào từng dạng đề các em làm tương tự giống như trên. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƢỜNG GẶP 1. Đề số 1: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình 1.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Hãy trình bày kiến của em về quan niệm sống nói trên (khoảng 2/3 trang giấy thi). 1.2. Gợi ý: a. Hình thức: Hoàn thành đoạn văn, đúng đủ số câu, dòng, diễn đạt trôi chảy b. Nội dung: Tập trung vào các nội dung 1. Giải thích ý nghĩa - “Cho” là biết hi sinh, cống hiến, biết sống vì người khác. “Nhận” là hưởng thụ, đem phần về cho mình, sống chỉ biết có mình.  Ý nghĩa của câu nói: Sống không phải chỉ biết hưởng thụ, mà phải biết hi sinh, cống hiến, phải biết quan tâm đến mọi người. (Mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền lợi)  Quan niệm sống đẹp. 2. Biểu hiện: - Sống luôn biết san sẻ, yêu thương mọi người xung quanh, sống là phải cho không nên chỉ biết nhận, luôn biết san sẻ tình yêu thương, sự bất hạnh của mình trong cuộc sống. - Như chủ tịch Hồ Chí Minh, thời xã hội khó khăn, Bác đã kêu gọi đồng bào nhường cơm sẻ áo cho đồng bào, dân tộc giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. 3. Ý nghĩa của sự cống hiến: - Thành quả của mỗi người đạt được trong cuộc sống không phải tự dưng có được mà phải trải qua một quá trình. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân còn là sự hi sinh, giúp đỡ, cống hiến của bao người. 4 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Vì vậy, lối sống chỉ vì mình, chỉ biết hưởng thụ mà không biết hi sinh, cống hiến là một lối sống ích kỉ, không thể chấp nhận. Xét về mặt đạo lí: đó là sự vô ơn, bội nghĩa. Xét về qui luật phát triển xã hội: đó là lối sống lạc hậu, trì trệ, kìm hãm sự phát triển… 4. Bàn bạc, mở rộng: - Có người sống chỉ biết nhận chứ không biết cho, sống vô cảm rất đáng lên án - Có những con người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình, ki bo, ích kỉ, sống ích kỉ không biết quan tâm người khác, những con người như vậy chúng ta cần phê phán sâu sắc. - Tuy nhiên, sống là phải biết “cho” nhưng không phải mù quáng. 5. Bài học rút ra, liên hệ - Quan niệm sống của Tố Hữu là quan niệm sống đúng đắn ở mọi thời đại. - Hơn ai hết, thanh niên cần phải xác định rõ trách nhiệm, tình thương của mình. - Cần phải biết kết hợp hài hoà giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa “cho” và “nhận”; nhận thức rõ ý nghĩa cao quý khi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác; cho cộng đồng, đất nước. 2. Đề số 2: Tình bạn đẹp 2.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Từ cảm nhận về đoạn thơ “Quê hương anh nước mặn đồng chua….Đồng chí”, trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Chính Hữu, hãy phát biểu suy nghĩ của em về một tình bạn đẹp. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 12 câu) 2.2. Gợi ý: a. Hình thức: Hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng b. Nội dung: Tập trung vào các nội dung 1. Khẳng định: Tình đồng chí trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Chính Hữu là một biểu hiện của tình bạn đẹp 2. Giải thích khái niệm: - Tình bạn là tình cảm gắn bó thân thiết giữa những người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng,… - Tình bạn đẹp là tình bạn gắn bó, yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, trách nhiệm và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình bạn đẹp đi xa hơn trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và chân thành, tin cậy nhau. 3. Biểu hiện: - Luôn chia sẻ với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn, biết động viên, an ủi, khích lệ … - Giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong học tập, biết chỉ ra khuyết điểm, sai lầm để bạn sửa chữa, không a dua, che giấu cho khuyết điểm của bạn, luôn mong muốn bạn tiến bộ … 4. Ý nghĩa: - Làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn, mang lại niềm vui, - Trở thành động lực giúp nhau thành công 5. Lên án tình bạn chƣa đẹp: 5 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Dân gian có câu “Giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng cũng có câu “Tin bạn mất bò” bởi lẽ có nhiều người tưởng như là bạn nhưng thật ra lại lợi dụng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân. - Chọn người bạn tốt mà chơi để tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn 6. Khẳng định, liên hệ hành động: Có ý thức và có hành động cụ thể để xây dựng và giữ gìn tình bạn đẹp. 3. Đề số 3: Hình ảnh những ngƣời ngƣ dân vẫn đang ngày đêm vƣơn khơi bám biển 3.1. Đề bài: Từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận , với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. 3.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: Bày tỏ những suy nghĩ chân thành về hình ảnh những người ngư dân vẫn đang ngày đêm vươn khơi bám biển trong thời điểm hiện nay. 1. Khẳng định vấn đề: Đây là một hình ảnh đẹp, được toàn dân ngợi ca, ủng hộ 2. Suy nghĩ về công việc của ngƣời ngƣ dân: - Khó khăn, gian khổ, phải đương đầu với thử thách của thiên nhiên, biển cả, hiểm nguy luôn rình rập …. - Họ luôn dũng cảm, kiên cường vì một tình yêu với quê hương, đất nước. 3. Ý nghĩa công việc của những ngƣời ngƣ dân: - Họ lao động hăng say, đầy hào hứng để góp phần khai tác tài nguyên, nuôi sống bản thân, làm giàu cho gia đình, xây dựng đất nước; - Họ luôn kiên trì bám biển để khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước, bảo vệ vùng biển đảo quê hương … 4. Bài học, liên hệ: - Chúng ta luôn khâm phục, tự hào - Có hành động thiết thực như ủng hộ về vật chất và tinh thần cho những người ngư dân để họ yên tâm bám biển, quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước; - Học sinh ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển, thể hiện tình yêu nước một cách đúng đắn .... 4. Đề số 4: Tình cảm gia đình 4.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Từ cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. 4.2. Gợi ý: 6 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Khẳng định: Tình bà cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là vô cùng sâu sắc và bất diệt từ đó khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm đẹp, quí giá và thiêng liêng 2. Giải thích khái niệm: - Gia đình là khái niệm dùng để chỉ những con người cùng chung huyết thống, dòng tộc, gia phả. - Có nhiều gia đình trong đó gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau, "tam đại đồng đường" thậm chí là "tứ đại đồng đường". - Ngoài những đặc điểm chung như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam thì mỗi gia đình có truyền thống riêng, qui ước riêng về lễ giáo, đạo đức, lối sống, bổn phận, nghĩa vụ. 3. Biểu hiện: Sự hi sinh, yêu thương, sự quan tâm chia sẻ, của mỗi thành viên trong gia đình 4. Vai trò của gia đình: - Tình cảm gia đình là động lực, là sự động viên, cổ vũ con người vững bước trên đường đời… - Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của con người. - Là nơi khởi đầu của mọi yêu thương và mơ ước trong ta. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời con người. - Có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hình thành nhân cách, lẽ sống, lí tưởng. 5. Bàn bạc, mở rộng: - Một đất nước hùng mạnh phải dựa trên nền tảng của gia đình vững chắc. - Một đất nước suy vong khi nền nếp trong gia đình bị băng hoại. - Phê phán một bộ phận con người nói chung và giới trẻ nói riêng thiếu ý thức đối với trách nhiệm gia đình. 6. Liên hệ đến bản thân: Bản thân phải biết trân trọng, vun đắp, xây dựng tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp hơn 5. Đề số 5: Tình yêu Tổ quốc của ngƣời Việt trẻ tuổi hôm nay 5.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Từ đoạn trích truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng nửa trang giấy thi, về tình yêu Tổ quốc của người Việt trẻ tuổi hôm nay. 5.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: HS có thể lập luận theo nhiều cách, nhƣng phải làm rõ 1. Khẳng định vấn đề: 7 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Qua truyện ngắn Làng của Kim Lân, ta thấy được tình yêu làng quê và tình yêu nước sâu sắc trong con người ông Hai. - Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến. 2. Giải thích khái niệm: – Lòng yêu nước là gì? Nó chính là lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. – Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 3. Biểu hiện: - Trong chiến tranh lòng yêu nước chính là tinh thần xả thân nơi chiến trường không ngại hy sinh máu xương để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ. Nó chính là ý chí dám đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc. - Lòng yêu nước còn biểu hiện ở những người ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường. - Lòng yêu nước còn là tình yêu gia đình, yêu quê hương, là sự biết ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ, những người có công với quê hương, đất nước… 4. Trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay: - Trong nhận thức: Ý thức được trách nhiệm công dân trong việc chống âm mưu xâm lược, thôn tính đất nước của các thế lực thù địch, đánh đuổi giặc dốt, giặc đói… - Trong hành động: Nỗ lực rèn luyện (đạo đức, trí tuệ, thể lực…) để lập thân, kiến quốc. 5. Liên hệ bản thân: Tình yêu Tổ quốc được biểu hiện trong những việc làm dù nhỏ, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (Có thể về học tập, việc giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa…) 6. Đề số 6: Học tập vì tƣơng lai của bản thân và đất nƣớc 6.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ lời khuyên của tác giả Vũ Khoan và qua lời thơ trong bài “Nói với con” của Y Phương và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nào để "Không bao giờ nhỏ bé được " khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn trong khoảng nửa trang giấy thi. 6.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … 8 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 b. Nội dung: Học sinh bày tỏ những suy nghĩ chân thành về việc cần phải làm của thế hệ trẻ ngày nay để "Không bao giờ nhỏ bé được " khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. 1. Khẳng định vấn đề: - Liên hệ từ văn bản: qua lời khuyên của Phó Thủ tướng Vũ Khoan và mong ước của người cha - Chuẩn bị hành trang là việc làm cần thiết. 2. Giải thích khái niệm: - Hành trang ở đây chính là hành trang mà thế hệ trẻ cần chuẩn bị: tri thức, sức khỏe, kĩ năng, tâm hồn, lối sống … - Trong xã hội hiện đại, ngoài yêu cầu đòi hỏi về kiến thức trong sách vở, con người cần phải cố gắng thực hành và học hỏi các kiến thức thực tế. 3. Ý nghĩa, tầm quan trọng: - Cần phải ra sức học tập, rèn luyện, học đi đôi với hành, ra sức làm mới lên các hoạt động, dám nghĩ, dám làm, nâng cao được trình độ dân trí và học thức của con người - Giúp hòa nhập với thế giới, không bị tụt hậu, đáp ứng đòi hỏi của nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Hành trang tri thức sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước giàu đẹp, vững mạnh. - Nó góp phần giúp con người đủ năng lực, kĩ năng để đối đầu với bao gian nan và thử thách mà cuộc sống đang đem lại cho mỗi con người 4. Liên hệ bản thân: - Quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước; - Ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển, thể hiện tình yêu nước một cách đúng đắn ... 7. Đề số 7: Lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận lớp trẻ hiện nay 7.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Trong không khí cả nước hân hoan kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, càng trân trọng, ngưỡng mộ thế hệ trẻ Việt Nam thời chống mĩ – những con người đã không tiếc máu xương để đem lại nền hòa bình cho nước nhà, ta càng không khỏi giật mình trước lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận lớp trẻ hiện nay. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về vấn đề này. 7.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Giải thích khái niệm: - Bệnh vô cảm là thái độ sống thờ ơ, với những gì xung quanh, những thứ không liên quan tới quyền lợi, hay lợi ích của mình thì không quan tâm, không tham gia, không bận lòng. - Bệnh vô cảm, không phải là bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Nhưng nó làm con người trở nên chai lì, mất đi cảm xúc tâm hồn, thờ ơ với thời cuộc. 9 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 2. Thực trạng: - Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. - Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu cá nhân của mình... - Biểu hiện: Không sẵn sang giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình; không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường 3. Nguyên nhân: - Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí. Do sự phát triển của cơ chế thị trường tác động đến đạo đức, đến truyền thống dân tộc, con người sống thực dụng hơn - Do phụ huynh nuông chiều con cái... - Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người - Sự ích kỉ trong lòng người, sợ vạ lây, mất thời gian. Sự thiếu tình yêu thương từ trái tim. 4. Hậu quả: - Chính những hành động thờ ơ, vô cảm này của con người đã làm cho xã hội của chúng ta ngày càng phức tạp, hỗn loạn, thiếu an toàn. Tội phạm thì ngày càng manh động chúng ra tay tàn ác hơn, còn người tốt thì không dám lên tiếng vì nếu họ chỉ có một mình sẽ không làm gì được bọn xấu. – Chính thái độ vô cảm của chúng ta, khiến cho cái tốt ngày càng bị thui chột, cái xấu ngày càng gia tăng. Chúng ta đang giết chết chúng ta bởi căn bệnh vô cảm này. 5. Bài học, liên hệ: -Vô cảm sẽ trở thành căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa nếu như chúng ta không lên tiếng ngăn chặn nó, loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống hiện tại của chúng ta. - Mỗi cá nhân cần phải tự rèn luyện đạo đức của mình biết phân biệt đúng, sai, đạo lý, lễ nghĩa. Phải có tinh thần chống lại cái xấu cái ác, không im lặng, thờ ơ để cho chúng phát triển. - Chỉ khi con người chúng ta đoàn kết nhau lại thì căn bệnh vô cảm sẽ được loại bỏ vĩnh viễn. 8. Đề số 8: Vƣợt khó vƣơn lên trong cuộc sống 8.1. Đề bài: Tác giả Hữu Thỉnh muốn gửi gắm suy ngẫm, triết lí nào qua hai câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”? Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của những suy ngẫm, triết lí này trong tình hình đất nước ở thời điểm hiện nay. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy thi) 8.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 10 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 1. Khẳng định vấn đề: Con người cần phải trải qua những khó khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn. 2. Trong tình hình đất nƣớc hiện nay có ý nghĩa quan trọng: - Đất nước đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt, đau thương → vẫn vững vàng vượt mọi sóng gió, phát triển không ngừng. - Hiện tại vẫn phải đối mặt với thiếu thốn về vật chất, khó khăn về kinh tế, sự lăm le nhòm ngó chủ quyền dân tộc của các thế lực thù địch … → kiên cường, giữ vững ý chí, niềm tin, bảo vệ chủ quyền dân tộc và đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn. 3. Suy nghĩ, hành động: Khâm phục, tự hào, tiếp nối phát huy truyền thống, học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe … để trở thành công dân có ích … 4. Liên hệ bản thân: - Trân trọng, biết ơn, tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc - Biết ơn cha mẹ, người thân và các anh hùng, liệt sĩ. - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để vững vàng và có bản lĩnh. 9. Đề số 9: Quan niệm về hạnh phúc 9.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Trong văn bản truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên đã từng cảm thấy thật hạnh phúc khi biết việc phát hiện đám mây khô của mình đã góp phần giúp cho không quân ta hạ được máy bay địch trên cầu Hàm Rồng. Quan niệm về “hạnh phúc” của anh thanh niên có gì giống và khác với thế hệ trẻ hiện nay? Hãy trình bày suy nghĩ của em trong khoảng nửa trang giấy thi. 9.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Khẳng định vấn đề: Quan niệm “hạnh phúc” của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” là sống cống hiến, vì mọi người, vì đất nước. 2. So sánh quan niệm của anh thanh niên và thế hệ trẻ hiện nay: - Giống nhau: Cùng quan niệm tích cực như trên nhưng được thể hiện trong những công việc cụ thể phù hợp với hoàn cảnh xã hội ngày nay: tình nguyện, phấn đấu học tập, lao động để xây dựng đất nước, tham gia những hoạt động góp phẩn bảo vệ lãnh thổ … - Khác nhau: Vẫn có những biểu hiện tiêu cực: ích kỉ, hưởng thụ, coi trọng vật chất …. 3. Liên hệ bản thân: Hướng tới biểu hiện tích cực và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực… 11 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 10. Đề số 10: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. 10.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Trong văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru- xô) Nhà văn người Anh Đ. Đi phô đã gửi đến người đọc bức thông điệp đầy ý nghĩa: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về điều đó. 10.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Khẳng định: Nhân vật Rô-bin-xơn trong đoạn trích là nhân vật có khát vọng sống mãnh liệt. Chính khát vọng sống đã giúp nhân vật vượt qua khó khăn, thử thách gian khổ. 2. Giải thích khái niệm: - Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. - Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng. 3. Biểu hiện của những khát vọng cao đẹp: - Khát vọng là một biểu hiện tâm lí mang tính tích cực, tốt đẹp của con người. - Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà còn cho những người xung quanh trong tương lai, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước (dẫn chứng thực tế) 4. Ý nghĩa, vai trò: - Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là ai, mình có thể làm gì cho mình và cho mọi người. - Họ là người có trái tim say mê lý tưởng, có đầu óc tỉnh táo, nhận thức đúng, sai, lợi, hại. Họ có thể điều chỉnh và làm chủ bản thân mình. - Người có khát vọng sống là người tránh được rủi ro trong cuộc sống (dẫn chứng thực tế) 5. Bàn luận, liên hệ học sinh và bản thân - Khát vọng có thể thành hiện thực, có thể không. Khát vọng đem đến niềm tin, niềm lạc quan cho con người, tạo sức mạnh tinh thần để họ vượt qua thử thách. (dẫn chứng thực tế) - Mỗi học sinh cần rèn luyện bản thân để có thể vượt qua khó khăn, thử thách trong học tập và trong cuộc sống. - Bản thân mỗi học sinh cần: ra sức học tập, rèn luyện lối sống tự lập …. 11. Đề số 11: Đức hi sinh 11.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Từ nội dung bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh trong cuộc sống. 11.2. Gợi ý: 12 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Giải thích đức hi sinh: - Đức hi sinh là tình cảm cao quý và đẹp đẽ - Đức hi sinh hi sinh vì đất nước, con người và người thân - Là sự đánh đổi bản thân để giành lại cuộc sống cho người khác. Đức hi sinh còn là sự hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác 2. Biểu hiện của đức tính hi sinh: a. Trong tình cảm gia đình: - Cha mẹ hi sinh cả cuộc đời vì con cái, nuôi em ăn học không quảng khó khan - Anh chị em trong nhà yêu thường, đùm bọc lẫn nhau, anh chị nghỉ học kiếm tiền nuôi em ăn học - Sự hi sinh, nhường nhịn quà bánh cho nhau b. Trong chiến tranh: - Bác Hồ đã hi sinh của tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ độc lập dân tộc, mang lại tự do và thắng lợi cho dân tộc - Các anh hùng dân tộc như Lê Lai đã hi sinh thân mình để cứu Lê Lợi - Các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tính mạng, tuổi thanh xuân để mang lại độc lập cho dân tộc - Bây giờ thì những chú công an vẫn canh giữ bình yên cho xã hội 3. Bàn bạc, mở rộng: Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. 3. Liên hệ bản thân về đức hi sinh: - Cần phát huy đức hi sinh để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người " hay " một người vì mọi người , mọi người vì một người ". - Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện đức hi sinh ngay từ những việc làm nhỏ nhất. 12. Đề số 12: Lý tƣởng sống của thanh niên hiện nay 12.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa “ của Nguyễn Thành Long anh thanh niên đã tâm sự với ông họa sĩ:“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” Từ lời tâm sự trên em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? 12.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Giải thích khái niệm: 13 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Lý tưởng chính là mục đích sống cao đẹp. Sống đẹp là lối sống mình vì mọi người thể hiện bằng sự cống hiến hết mình trong học tập, trong công việc để xây dựng quê hương, đất nước…. - Lí tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 2. Biểu hiện: Những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Bác Hồ, chú bé Lượm, Kim Đồng, Võ Thị Sáu…. - Ngày nay: Những con người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước: anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, những người chiến sĩ hải quân, Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam…. 3. Ý nghĩa, vai trò - Lý tưởng là mục đích sống, quyết định sự thành công - Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống để đạt được những điều tốt đẹp. - Lý tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. 4. Bàn bạc mở rộng: - Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một số ít người sống không có lý tưởng , có lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường hay dựa dẫm ỷ lại vào gia đình, người thân. - Học sinh không có lý tưởng thường mải chơi, lười học bài, dựa dẫm vào sách học tốt, sách giải…. - Những người đó sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội bị mọi người lên án và phê phán… 5. Liên hệ thế hệ trẻ và bản thân: - Từ những tấm gương trên tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. - Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang làm. - Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện sống có mục đích, có lý tưởng ngay từ những việc làm nhỏ nhất. 13. Đề số 13: Lòng dũng cảm 13.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và những hiểu biết xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm. 13.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … 14 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 b. Nội dung: 1. Khẳng định vấn đề: - Những người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì họ cũng đều là những người có lòng dũng cảm. - Là tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kháng chiến chống Mĩ. 2. Giải thích khái niệm: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa 3. Biểu hiện: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại: - Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (nêu dẫn chứng) - Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…) - Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn - Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển, đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc. 4. Bàn bạc mở rộng - Những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lý. - Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. 5. Liên hệ thực tế và bản thân: - Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc - Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn - Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì… 14. Đề số 14: Lòng hiếu thảo 14.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), ta được biết đến nàng Kiều với tấm lòng hiếu nghĩa. Từ đó em có, hãy viết đoạn văn (khoảng 2 /3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về chữ hiếu của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay. 14.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Khẳng định vấn đề: 15 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. - Tình cảm này cũng đã trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt nam từ xưa tới nay. 2. Giải thích khái niệm: Là việc làm có nghĩa của con cái, của người bề dưới cung kính tôn trọng người bề trên, phụng dưỡng cha mẹ. 3. Biểu hiện: - Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. - Nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. - Chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ. 4. Ý nghĩa: - Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta - Đây là trách nghiệm, nghĩa vụ của con cái với cha mẹ - Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, làm cho con cái trưởng thành hơn - Người có lòng hiếu thảo sẽ được người khác ngưỡng mộ, kính trọng, … 5. Bàn bạc mở rộng: - Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi. - Vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. - Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”. 6. Liên hệ: - Con cái phải luôn hiếu nghĩa với ông bà, bố mẹ, người bề trên - Cần biết lên án, phê phán phán những kẻ đi ngược lại đạo hiếu của con người như bỏ rơi cha mẹ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn với cha mẹ, quên ông bà tổ tiên, … 15. Đề số 15: Bạo lực học đƣờng 15.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn sự việc, hiện tƣợng đời sống) Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, chúng ta thấy loài người đang rất tích cực trong việc xây dựng một cuộc sống hòa bình. Phải chăng tiêu chí ấy sẽ đạt được khi con người biết ứng xử hòa nhã, bao dung? Vậy nên trong thực tế có những người lại nóng vội, hành xử bằng bạo lực, trong đó có cả già, trẻ. Em hãy viết đoạn văn dài khỏang 2/3 trang giấy thi để nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bạo lực học đường hiện nay. 15.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … 16 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 b. Nội dung: 1. Nêu khái quát về bạo lực học đƣờng: - Bạo lực học đường là tình trạng bạo lực diễn ra trong nhà trường giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh… - Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng một cách đáng lo ngại. 2. Thực trạng: - Nêu một số vụ bạo lực học đường thời gian gần đây. - Mức độ gia tăng của tình trạng bao lực hiện này là hết sức đáng lo ngại, và xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ càng nghiêm trọng. (dẫn chứng, số liệu) 3. Nguyên nhân: - Nhận thức sai lầm, lệch lạc, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh - Thiếu hiểu biết về pháp luật, - Thiếu sự quan tâm quản lí của gia đình, nhà trường. - Do những tác động từ phim, ảnh, game… 4. Hậu quả: - Gây tổn thương về thể chất, tinh thần - Là mầm mống phát triển tội phạm; - Ảnh hưởng đến môi trường trong nhà trường và ngoài xã hội, ảnh hưởng đến gia đình và gánh nặng xã hội. 5. Giải pháp: Mỗi người cần bình tĩnh, tự chủ khi gặp mâu thuẫn, thái độ cần có khi chứng kiến các vụ bạo lực, trách nhiệm của cộng đồng….. 6. Liên hệ thế hệ trẻ và bản thân: (học sinh tự bày tỏ) 16. Đề số 16: Đức tính khiêm tốn 16.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Qua lời thoại: “Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”, hình ảnh anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” hiện lên đẹp hơn với phẩm chất gì? m hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày những suy nghĩ của mình về phẩm chất đó. 16.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Khẳng định đức tính khiêm tốn của nhân vật: - Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa của nhà văn Nguyễn Thành Long hiện lên đẹp hơn với phẩm chất khiêm tốn. - Khiêm tốn cũng là một trong những đức tính cần có đáng quý của mỗi người. 2. Giải thích khái niệm: 17 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 Người khiêm tốn là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người 3. Biểu hiện: - Người khiêm tốn luôn tỉnh táo, nhận thức được chân lý khách quan, biết mình hiểu người, không tự đề cao bản thân. (nêu dẫn chứng) - Luôn cho mình là chưa hoàn thiện nên có ý thức cầu tiến, học hỏi, tự hoàn thiện mình. - Nhún nhường trong lời nói, giao tiếp, ứng xử… Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng, cần có của mỗi con người. 4. Ý nghĩa, vai trò: - Khiêm tốn sẽ giúp ta nâng cao tri thức, giúp ta thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. (Dẫn chứng minh họa) - Khiêm tốn chính là nghệ thuật xử thế, góp phần nâng cao vẻ đẹp tâm hồn. Vì vậy, người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người thương mến, quý trọng. (Dẫn chứng minh họa) 5. Bàn luận mở rộng: - Không khiêm tốn con người dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức và hành động, dễ gặp phải những rủi ro, những điều đáng tiếc trong cuộc sống. (Dẫn chứng minh họa) - Cần phê phán những người tự cao tự đại…và cần phân biệt khiêm tốn với tự ti. Khiêm tốn cũng không có nghĩa là nhún nhường một cách thái quá. Nếu vậy sẽ trở thành nhu nhược…(Dẫn chứng minh họa) 6. Liên hệ: - Nhận thức được tầm quan trọng của tính khiêm tốn đối với mỗi người. - Cần tạo cho mình mục đích sống cao cả. Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính khiêm tốn trong học tập, cuộc sống. Bên cạnh đó cần sống giản dị, khiêm nhường… 17. Đề số 17: Sống đẹp 17.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Dựa vào nội dung bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải kết hợp với những hiểu biết của em, bằng một đoạn văn có độ dài khoảng nửa trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề sau: sống đẹp với thanh niên, học sinh hiện nay. 17.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Giải thích khái niệm: Sống đẹp là sống tốt, phù hợp với đạo lý và chuẩn mực xã hội, sống biết yêu thương, biết sẻ chia, cống hiến, sống có ý nghĩa, có ích cho cộng đồng, quốc gia, dân tộc - Sống khẳng định năng lực của bản thân, giá trị của mỗi cá nhân, sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo. Sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách , suy nghĩ, khát vọng chính đáng cao đẹp 2. Biểu hiện: 18 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Sống có mục tiêu, ước mơ đẹp... phấn đấu để đạt được ước mơ - Tâm hồn đẹp: Biết yêu thương, sống có ích, có ý nghĩa, có trách nhiệm, với bản thân, gia đình, cộng đồng... - Trí tuệ đẹp: sống không ngừng học hỏi, bồi dưỡng tri thức, văn hóa... - Hành động đẹp: Hành động đi đôi với lời nói, vì mình nhưng cũng vì cộng đồng.. 3. Ý nghĩa sống đẹp: - Đối với bản thân: Giúp cho con người thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng - Đối với xã hội: Giúp xã hội phồn vinh, ổn định và phát triển 4. Bàn bạc, mở rộng vấn đề: - Phê phán quan niệm, lối sống không đẹp: ích kỉ, vụ lợi, thờ ơ, đi ngược với luân lý, gây ra hậu quả xấu... - Sống đẹp đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những cám dỗ của xã hội. Sống đẹp phải được nhận thức và rèn luyện thường xuyên, tạo thành thói quen, lỗi sống hàng ngày… 5. Bài học nhận thức và hành động: Đồng tình với quan điểm sống đẹp; biết học tập và rèn luyện sống đẹp bằng những cố gắng của bản thân, có ước mơ, hoài bão, dũng cảm vượt khó… 18. Đề số 18: Yêu thƣơng con ngƣời 18.1. Đề bài: (Nghị luận về vấn đề tƣ tƣởng, đạo lý) Từ văn bản “Bố của Xi-mông” của nhà văn Guy-đơ Mô-pa-xăng, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý nghĩa của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay. 18.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Giải thích khái niệm: - Tình yêu thương là đồng cảm và sẻ chia xuất phát từ trái tim, tấm lòng, tình cảm. Đó là lòng nhân ái, vị tha, đức hi sinh, sẵn sàng cho đi một cách tự nguyện. - Tình yêu thương được thể hiện trong từng lời nói, cử chỉ và những giúp đỡ vật chất cụ thể với những người khó khăn, bất hạnh. 2. Biểu hiện: a. Trong gia đình: - Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau - Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người - Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ 19 Nguyễn Lƣơng Hùng Một số vấn đề nghị luận xã hội Ngữ văn 9 - Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau. b. Trong xã hội: - Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa: - Đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè yêu thương, che chở, giúp đỡ nhau những khi hoạn nạn - Tình yêu thương con người là truyển thống đạo lí quý báu của dân tộc ta. 3. Ý nghĩa, vai trò: - Tình yêu thương rất quan trọng với mỗi người. - Tình yêu thương con người giúp mọi người sống với nhau hòa thuận, xã hội văn minh. Con người yêu thương nhau sẽ mang lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc. 4. Bàn bạc, mở rộng: Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác… 5. Liên hệ hành động: - Trong cuộc sống có rất nhiều nghĩa cử yêu thương: Trái tim cho em, hiến máu nhân đạo, ủng hộ đồng bào lũ lụt...tình yêu thương cũng nhân lên sức mạnh đoàn kết. - Học sinh cần thể hiện tình yêu thương bằng những hành động tích cực: giúp đỡ người nghèo, đoàn kêt với bè bạn, giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao…tuyên truyền để mọi người tham gia vào các hoạt động từ thiện để nhân lên yêu thương từ cộng đồng. 19. Đề số 19: Tình cảm gia đình trong thời kì hiện đại 19.1. Đề bài: Từ một trong những văn bản đã học (Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Nói với con), hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về tình cảm gia đình trong thời kì hiện đại. 19.2. Gợi ý: a. Hình thức: Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt … b. Nội dung: 1. Khẳng định: Tình cảm gia đình là một tình cảm đẹp, luôn là đề tài quen thuộc của thơ ca từ xưa tới nay. 2. Giải thích khái niệm: - Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi ta được hưởng mọi tình yêu thương, sự che chở, nâng đỡ của những người thân yêu. - Bởi thế, tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng, là vốn quý. Đó là tình phụ tử, mẫu tử, tình bà cháu, tình anh em… 3. Vai trò của gia đình và tình cảm gia đình: - Từ xưa tới nay, tình cảm này đã trở thành gốc rễ, là một bản sắc rất riêng của người Việt Nam. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, hội nhập và phát triển, tình cảm gia đình càng trở nên quan trọng, được trân trọng, giữ gìn và phát huy. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan