Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong bộ...

Tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong bộ luật hình sự năm 2015

.PDF
52
3018
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NGUYỄN TÙNG HOA LKT 12-03 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Ngành Luật Kinh tế Mã số: 52380107 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội, 05/2016 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI NGUYỄN TÙNG HOA LKT 12-03 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 Ngành Luật Kinh tế Mã số: 52380107 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS. CAO THỊ OANH Hà Nội, 05/2016 2 Hà Nội, 05/2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, do chính tác giả thực hiện, không sao chép bất kỳ từ tài liệu nào và chưa công bố nội dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, nguồn trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của khóa luận tốt nghiệp này. Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Sinh viên 3 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6 CH NG 1: LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN 11 1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân .............................................. 11 1.1.1 Trách nhiệm hình sự .......................................................................................... 11 1.1.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân .................................................................. 11 1.2 Sự cần thiết phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự Việt Nam .......................................................................... 13 1.2.1. Mặt thực tiễn ..................................................................................................... 13 1.2.2 Mặt pháp luật ..................................................................................................... 15 1.3 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở một số nước trên thế giới ........................................................................................................................ 17 1.3.1 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của các nước theo truyền thống Common Law ........................................................................................ 18 1.3.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của các nước theo truyền thống Civil Law ............................................................................................... 21 1.3.3 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa .................................................................................................... 23 CH NG 2: QUY ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 .................................................................................................................. 24 2.1 Pháp nhân thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự 2015 ............................ 24 2.2. Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội .......................... 27 2.3 Phạm vi và loại tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ............................................................... 28 2.4 Điều kiện, thời hiệu chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại 31 2.4.1 Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ...................... 31 4 2.4.2 Thời hiệu chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ...................... 33 2.5 Các quy định về trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội ................................................................................................ 34 2.5.1 Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội ............................ 34 2.5.2 Quyết định hình phạt như thế nào trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội ............................................................................................................. 39 2.5.3 Quy định về tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại ........................................................................... 41 2.5.4 Các quy định về tổng hợp hình phạt, miễn hình phạt và xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội ................................................................................. 43 2.6 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ............................................................................. 44 2.6.1 Quy định về pháp nhân thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự năm 2015 .. 45 2.6.2 Về điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại ......... 46 2.6.3 Quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.... 48 2.6.4 Quy định hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội ............. 48 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 51 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng kéo theo các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Do tâm lý hưởng thụ, tìm kiếm lợi nhuận cá nhân bằng mọi cách của một số cá nhân, tổ chức. Để bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, cơ quan tổ chức, công dân, ở Việt Nam khi xây dựng Bộ luật Hình sự năm 1985, năm 1999, trong quá trình pháp điển hóa chúng ta chỉ tuân theo nguyên tắc truyền thống – nguyên tắc trách nhiệm hình sự của cá nhân. Song, chúng ta cũng đã tiến hành nghiên cứu quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhưng vấn đề này chưa được sự đồng thuận của các đại biểu Quốc hội và các nhà khoa học. Đến năm 2009, khi bàn về (Dự thảo) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân lại một lần nữa được đề cập đến nhưng vẫn chưa được bổ sung. Trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hội nhập thế giới, kết hợp với thực tiễn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế...đã thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ các cơ quan có thẩm quyền, các nhà khoa học, các luật gia…quan tâm nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, ngày 27/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, với nhiều nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Hình sự năm 2015, như quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Đây là một nội dung hoàn toàn mới, quan trọng, làm thay đổi cơ bản chính sách hình sự truyền thống, bên cạnh nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, luật hình sự Việt Nam đã đặt ra trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong một số tội theo quy định của Bộ luật hình sự. Từ đó, tôi xin được nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015”. 6 Tình hình nghiên cứu 2. Trong những năm gần đây việc các pháp nhân vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng ngày càng nhiều và luôn có xu hướng ra tăng. Chính vì lẽ đó, việc xác định phạm vi chủ thể của tội phạm hay những đối tượng có thể bị áp dụng trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong khoa học luật hình sự. Việc nghiên cứu thường tập trung vào những vấn đề: – Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, – Nghiên cứu pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không, – – Nghiên cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự, Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới – Nghiên cứu mô hình trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam Qua nghiên cứu, có thể thấy một số tài liệu tiêu biểu sau đây có liên quan đến đề tài: Số chuyên đề về luật hình sự của một số nước trên thế giới, 1998; Phạm Hồng Hải, Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?, Tạp chí Luật học, số 6/1999; Trịnh Quốc Toản, trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, T.XVIII, Số 3. 2002; Trịnh Quốc Toản, trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003; 17) Trịnh Quốc Toản, Phạm vi và điều kiện áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Anh, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, T.XIX, số 1. 2003; Trịnh Quốc Toản, trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Canada, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 4/2006… Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác như: Cao Thị Oanh (2011), Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Bộ tư pháp, Hà Nội; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), Giáo trình luật hình sự, NXb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2013; Trần Văn Độ (2011), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam”; Chuyên đề trong công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tổ chức” do TS.Cao Thị Oanh chủ nhiệm, Hà Nội; Trịnh Quốc Toản (2005), trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước ngoài và mô hình lý luận của nó trong 7 pháp luật Việt nam tương lai, Báo cáo tổng kết khoa học đề tài, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,… Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên cứu và đồng thời Bộ luật Hình sự năm 2015 mới được ban hành ngày 27/11/2015 nên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Trong đó, tất cả các công trình nghiên cứu trong nước trước đây đều tập trung nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của tổ chức hoặc pháp nhân (rộng hơn pháp nhân thương mại) và chủ yếu giới thiệu những quy định về áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở một số nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Canada, Mỹ… Một số bài viết khác có phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân ở Việt Nam nhưng những phân tích này chỉ dừng lại ở mức sơ lược và thiếu tính hệ thống, chủ yếu thể hiện quan điểm của cá nhân, do tính mới và phức tạp của vấn đề. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3. Bằng việc nghiên cứu và phân tích khoa học sẽ giải quyết một cách đồng bộ, có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Từ nhận thức chung đó, đề tài đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu là: – Thứ nhất: Nghiên cứu trách nhiệm hình sự của tổ chức trong luật hình sự một số nước đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau. – Thứ hai: Đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015. – Thứ ba: Đánh giá và đưa ra giải pháp bảo đảm hiệu quả xử lý pháp nhân thương mại ở Việt Nam. 4. Mục đích nghiên cứu Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là nhằm phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là những năm gần đây tình hình vi phạm pháp luật của pháp nhân ngày càng gia tăng như: buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường…gây nên những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. 8 Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là một vấn đề mới và rất quan trọng trong Luật hình sự của nước ta hiện nay. Cho nên, trong quá trình tìm hiểu và áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn còn nhiều vướng mắc. Vì lẽ đó mà mục đích nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trước hết đặt ra nhận thức. Qua đó, đưa ra các lý luận và thực tiễn quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015 về vấn đề này, ưu điểm của việc quy định các biện pháp xử lý hình sự so với các biện pháp hành chính, dân sự. Ngoài ra, đóng góp một số ý kiến của cá nhân để góp phần hoàn thiện hệ thóng pháp luật, nâng cao hiệu quả xử lý pháp nhân thương mại phạm tội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là về vấn đề quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam được ban hành ngày 27/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016. Phương pháp nghiên cứu 6. Các phương pháp nghiên cứu đươc áp dụng trong bài, cụ thể:  Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp so sánh; phương pháp xã hội học; phương pháp logic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống hóa...  Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật so sánh như: so sánh theo thời gian và không gian; so sánh bên trong và bên ngoài; so sánh vi mô và so sánh vĩ mô; so sánh khách thể nghiên cứu; so sánh quy phạm (tiêu chuẩn)... Khi nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân không thể chỉ sử dụng một trong hai phương pháp. Đồng thời cũng cần kết hợp phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lich sử với những phương pháp riêng trên. Vì phương pháp riêng hay phương pháp chung chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi chúng được kết hợp với nhau. 9 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở bài và kết luận thì nội dung của khóa luận gồm 02 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân Chương 2: Quy định và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015 10 CH NG 1: LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN 1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân 1.1.1 Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm: “nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp, và mang án tính”. Vậy trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội hay pháp nhân thương mại phạm tội trước nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. Đặc điểm của trách nhiệm hình sự: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội; Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý có tính cưỡng chế cao nhất là hình phạt, biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp; Trách nhiệm hình sự phải được thể hiện thông qua một trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự; Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm mà các cá nhân hay pháp nhân phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước; Trách nhiệm hình sự phải được thể hiện thông qua bản án hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật. 1.1.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân 1.1.2.1 Pháp nhân Muốn làm rõ khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân ta phải làm rõ khái niệm pháp nhân. Cụ thể, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân tại điểm a khoản 1 Điều 74 khi có đủ các điều kiện sau đây: “a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.” (so với quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm 11 bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập” thì chưa thực sự đột phá hay có quy định rõ rãng hơn). Như vậy, pháp nhân không phải là con người mà là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập. Trong Bộ luật Dân sự năm 2015 chia pháp nhân ra làm hai loại sau: pháp nhân thương mại (Điều 74) và pháp nhân phi thương mại (Điều 75). 1.1.2.2 Pháp nhân thương mại Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, không phải mọi pháp nhân đều là chủ thể phạm tội mà chỉ có pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.1.2.3 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản 2 Điều 2 quy định chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng chỉ là một loại trách nhiệm hình sự áp dụng cho pháp nhân thương mại, không vượt ra khỏi nội hàm của khái niệm trách nhiệm hình sự, chỉ khác ở điểm, thay vì trước đây trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng cho cá nhân người phạm tội thì nay có thể áp dụng cho pháp nhân thương mại. Như vậy, trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong khoa học pháp luật hình sự có thể hiểu là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng hình phạt đối với pháp nhân thương mại do luật hình sự quy định. Với quy định này, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được thu hẹp hơn, không phải mọi pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó khi pháp nhân thực hiện hành vi bị coi là tội phạm, xâm hại đến các giá trị, quan hệ xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ thì pháp nhân sẽ phải 12 chịu trách nhiệm - hậu quả pháp lý bất lợi được biểu hiện cụ thể ở những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng, tước bỏ hay hạn chế các quyền và lợi ích của pháp nhân không bị bất kỳ sự cản trở nào. Pháp nhân thương mại phải tự mình gánh chịu trách nhiệm hình sự, không thể ủy thác hoặc chuyển cho một pháp nhân khác như cơ quan quản lý cấp trên hay cho một pháp nhân con của mình chịu thay được. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại mại sẽ được áp dụng thông qua một trình tự thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định để đảm bảo tính khách quan, trung thực thông qua hoạt động tố tụng. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng phải được thể hiện rõ ràng trong bản án hay quyết định của Tòa án và một pháp nhân thương mại cũng chỉ bị coi là có tội khi bị kết án bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được đưa ra thi hành và có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại sẽ được bảo đảm thi hành trên thực tế. Từ trước tới nay, trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại chưa được công nhận trong bất cứ văn bản pháp luật nào của nước ta. Tuy nhiên, không phải vậy mà pháp nhân đến tận khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực mới bắt đầu bị xử lý. Cụ thể: pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hành chính hay trách nhiệm dân sự do mình gây ra (đây là tiền đề để quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân). Trên cơ sở đó đặc điểm của trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại: trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trước nhà nước do thực hiện hành vi phạm tội. 1.2 Sự cần thiết phải thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự Việt Nam 1.2.1. Mặt thực tiễn Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì vai trò tập thể trong hoạt động kinh tế của các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp, trong hoạt động quản lý điều hành cơ quan, tổ chức chiếm phần lớn và ngày càng rõ ràng. Các thành viên của tổ chức luôn có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất. Hành vi của các cá nhân được thực hiện chủ yếu là nhân danh pháp nhân, tổ chức, thay mặt pháp nhân, tổ chức hoặc vì lợi ích của pháp nhân, tổ chức chứ không phải luôn vì lợi ích cá nhân. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội do các pháp nhân này thực hiện, chủ yếu trong các lĩnh vực môi trường và trật tự quản lý kinh 13 tế. Nên nếu chỉ áp dụng nguyên tắc trách nhiệm hình sự của cá nhân thì chúng ta chỉ đấu tranh được với từng thành viên trong tổ chức phạm tội. Cụ thể, nhiều khu công nghiệp, cơ sở sản xuất sử không xử lý nước thải, xả thải vào tự nhiên, với các hệ thống ngầm đưa nước thải chưa qua xử lý này ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc sản xuất kinh doanh của người dân như vụ Nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan (2008), Nhà máy sản xuất khung nhôm định hình thuộc Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) tại Cẩm Giàng, Hải Dương (2010); Công ty Hào Dương (huyện Nhà Bè) tại Thành phố Hồ Chí Minh (2014)... đang có xu hướng gia tăng. Mặt khác, các doanh nghiệp còn nhập phế liệu nhựa về nước ta dưới hình thức nhập nguyên liệu sản xuất hoặc tạm nhập, tái xuất vẫn tiếp tục xảy ra, phổ biến tại Hải Phòng, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có những doanh nghiệp dùng thủ đoạn gian dối trong khai báo, móc nối với một số tổ chức kiểm định, giám định để có kết luận hàng hoá đạt tiêu chuẩn về môi trường, làm cho ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và đất của nước ta trong tình trạng báo động. Các doanh nghiệp, tập đoàn còn có hành vi vi phạm như trốn thuế, trón đóng bảo hiểm, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, gian lận trong kinh doanh, thao túng thị trường, quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.... cũng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các vụ việc nêu trên hầu như không thể bị xử lý hình sự hoặc có cũng chỉ đối với một số cá nhân nhất định. Các biện pháp xử phạt hành chính, dân sự đối với các vụ vi phạm này đã và đang bộc lộ những bất cập trong chính sách hình sự đối với việc xử lý các hành vi vi phạm về môi trường hay trật tụ quản lý kinh tế, từ đó ta không thể không nghi ngờ các trường hợp phạm tội đã bị bỏ lọt do chưa có quy định làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý. Mặt khác, theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội phạm môi trường với 10 tội danh thì chỉ có hai tội danh bị khởi tố, điều tra và xét xử trên thực tế là Tội hủy hoại rừng và Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, phải có sự tương thích về pháp luật, tư pháp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước. Đối với phần lớn quốc gia trên thế giới có quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thì việc pháp luật nước ta cũng phải tiếp thu và vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt vấn đề này. 14 Vì chính những lý lo đó, mà Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. 1.2.2 Mặt pháp luật Pháp nhân đã được pháp luật ghi nhận và tổ chức nó trên phương diện pháp lý từ trước đến nay. Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ một cách độc lập, nó không chỉ là các ý chí tâm lý của các cá nhân thành viên pháp nhân, tập đoàn được pháp nhân hoá. Hay nói cách khác, các pháp nhân của các cá nhân được hình thành bởi những lợi ích chung thống nhất và được tổ chức thông qua các cấu trúc pháp lý. Trong các pháp nhân, những định hướng chủ đạo thể hiện những mục tiêu của chính mỗi tập thể được đưa ra không chỉ hoàn toàn giới hạn bởi tổng số các ý chí riêng của một hay một nhóm thành viên pháp nhân. Pháp nhân hoàn toàn có chí hướng mục đích kinh doanh phát triển của riêng nó. Dưới đây là một số cơ sở để hình thành quy định này:  Thứ nhất, việc đưa ra vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều kiện của nước ta hiện nay không phải là vấn đề tạo nên sự phức tạp cho việc quản lý và điều chỉnh luật hình sự, nó hoàn toàn cần thiết và thực tế. Chế định của trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã chỉ ra cho ta thấy một loại chủ thể và chủ thể đó hoàn toàn có khả năng hiện hành vi phạn tội. Trước khi Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời, có rất nhiều ý kiến cho rằng pháp nhân không thể tự mình thực hiện hành vi phạm tội vì pháp nhân không phải con người nó không thể có suy nghĩ hay hành động được, nhưng một hành vi phạm tội của pháp nhân có thể thông qua người đại diện của pháp nhân đó và hành động đó mang lại lợi ích cho chính pháp nhân đó.  Thứ hai, người đại diện khi thực hiện một hành vi thì hành vi đó cũng được coi như là đang thực hiện chỉ thị hay mệnh lệnh của cấp trên vì lợi ích của pháp nhân. Để đảm bảo nguyên tác công bằng của pháp luật và cụ thể là pháp luật hình sự thì pháp nhận cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời đối với người đại diện của nó  Thứ ba, trong Luật hành chính thì pháp nhân đươc coi là chủ thể, tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị 15 xử phạt vi phạm hành chính”. Điều đó ghi nhận trách nhiệm pháp lý của pháp nhân. Một pháp nhân khi thực hiện hành vi trốn thuế với số lượng nhỏ thì sẽ bị xử lý hành chính với số tiền gấp đôi cá nhân. Tại Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định tội danh này đối với cá nhân. Do đó, cùng một hành vi trốn thuế song pháp luật nước ta có sự phân biệt đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự vả ở đây là chỉ chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi trốn thuế đó là cá nhân. Vậy trong trường hợp pháp nhân thực hiện nhiều lần hay đã bị xử lý mà còn tái phạm, trốn thuế với số lượng lớn thì chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính có đủ sức răn đe. Vậy có cần đưa ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?  Thứ tư, ý chí và hành vi của pháp nhân được thể hiện thông qua ý chí và hành vi của người đại diện, khi phát hiện ra một hành vi phạm tội thi không nhất thiết là người đại diện cho pháp nhân đó chiu trách nhiệm hình sự. Rõ ràng, ta thấy pháp nhân cunagx pahir chịu trách nhiệm hình sự nhất là khi pháp luật hình sự có các biện pháp cưỡng chế về hình sự có thể áp dụng cho pháp nhân (trước thời điểm ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015) như phạt tiền và đương nhiên còn nhiều biện pháp nữa.  Cuối cùng, các vi phạm trong lĩnh vực kinh tế môi trường luôn là do cá nhân hoặc pháp nhân, vì vậy nếu không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm thì dù pháp nhân có thực hiện hành vi phạm tội có gây nguy hiểm cho xã hội như thế nào cũng không được coi là tội phạm và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sẽ rất khó để Nhà nước ta có thể quản lý hay kiểm soát được các hành vi vi phạm pháp luật của pháp nhân và hơn nữa dẫn đến bỏ lọt tội phạm gây nguy hại cho xã hội. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân cũng có ý nghĩa to lớn trong công cuộc phòng chống tội phạm. Sẽ luôn xảy ra bất cập trong việc xử lý các hành vi vi phạm, nhưng việc truy cứu cá nhân trong nhiều trường hợp không thể đảm bảo tính phòng ngừa, ngăn chặn pháp nhân đó tiếp tục có những hành vi gây thiệt hại cho môi trường, xã hội. Nếu chỉ có cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự, pháp nhân lại không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì pháp nhân đó có thể tìm cá nhân khác thay thế để thực hiện các hành vi tương tự vì mục đích của pháp nhân. Đồng thời, nếu chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân hành động nhân danh, thay mặt hoặc vì lợi ích của pháp nhân là không được công bằng. Cuối cùng, việc truy cứu trách nhiệm hình sự các pháp nhân tỏ ra hiệu quả hơn trong việc thi hành hình phạt và bồi thường thiệt hại cho người bị hại. 16 Tổng kết, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là điều tất yếu và cơ sở của trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015: “2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự” 1.3 Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự của pháp nhân ở một số nước trên thế giới Quan điểm coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm và pháp điển hóa đã có từ lâu và hiện nay đã có 119 nước quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…và 06 quốc gia thuộc khối ASEAN đã hình sự hóa trách nhiệm của pháp nhân. Nhưng cũng còn nhiều nước không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tùy thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, truyền thống lập pháp riêng của nước đó; ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Quốc gia coi pháp nhân là tội phạm là những quốc gia phát triển hoặc đang phát triển và phụ thuộc vào mức độ pháp luật quốc gia pháp nhân cũng phải chịu những hình phạt nhất định do luật pháp quy định. Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đang trở thành xu hướng trong sự phát triển luật hình sự thế giới. Ở các quốc gia theo hệ thống Ănglô – xắcxông, hệ thống thông luật (Common Law), hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, thì trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được quy định tương đối lâu (bắt đầu từ thế kỷ XIX) còn ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật lục địa (Continetal Law), hệ thống Luật dân sự (Civil Law), hay gọi đơn giản hơn là hệ thống pháp luật Pháp - Đức ra đời muộn hơn nhưng cũng không thể bỏ qua quan điểm trách nhiệm hình sự của pháp nhân để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm trong xã hội ngày nay. Đối với các quốc gia chưa quy định vcủa pháp nhân, vấn đề trách nhiệm của pháp nhân vẫn được đề cập trong pháp luật dân sự và hành chính. Theo đó pháp nhân của các quốc gia này nếu gây thiệt hại thì phải phải bồi thường thiệt hại hoặc phải khắc phục hậu quả và bị xử phạt trước Nhà nước. Nếu xét đến pháp luật quốc tế thì ngày càng có nhiều công ước quốc tế cũng như khu vực có ghi nhận trách nhiệm hình sự của pháp nhân và được các quốc gia thành viên áp dụng. Có thể kể đến như: Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (Điều 26), Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Điều 10), Tổ chức vì công ước quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế 17 chống nạn hối lộ công chức nước ngoài (Điều 2), Công ước Cộng đồng châu Âu về chống tham nhũng bằng luật hình sự (Điều 18)... và còn nhiều điều luật khác. Tuy nhiên, mỗi quôc gia lại có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân khác nhau xuất phát từ các quan niệm khác nhau về lý luận cho nên phạm vi, mức độ cũng như hình thức trách nhiệm hình sự được áp dụng cũng khác nhau. Trong pháp luật hình sự, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm nào, chủ thể theo quy định là, loại hình phạt áp dụng nào, các biện pháp tư pháp được áp dụng như thế nào? 1.3.1 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của các nước theo truyền thống Common Law 1.3.1.1 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của nước Anh Vào giữa thế kỷ XIX tại một số nước trên thế giới, đi đầu là nước Anh các công ty, tập đoàn kinh tế lớn phát triển mạnh mẽ. Vai trò của các tổ chức kinh tế này ngày càng lớn mạnh có khả năng khống chế chính trị, kinh tế, xã hội. Lúc này, chủ nghĩa tư bản độc quyền hình thành, những khuyết điểm của nền kinh tế thị trường bộc lộ sâu sắc. Các tổ chức kinh tế lớn này vì lợi nhuận của mình mà đưa ra những quyết định và thực hiện nhiều vụ áp phe lớn, dẫn đến nhiều hệ lụy. Mà tại thời điểm đó nếu áp dụng các chế tài xử phạt của các ngành luật như hành chính hay dân sự thì không còn đủ sức răn đe. Vì những lý do trên, các tòa án common law của Anh đã thiết lập trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự nước này. Trong thời kỳ đầu, áp dụng nguyên tắc này trongtrường hợp pháp nhân không thực hiện các nghĩa vụ thuộc về pháp nhân và vì lý do không hành động này mà pháp nhân đã phạm tội gây hại cho cộng đồng. Buộc pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm này sẽ không gặp khố khăn, vì nó không đồi hỏi tội phạm thực hiện bằng hình thức hành động. Sau đó, Tòa án Anh đã tuyên phạt pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội này trong cả trường hợp hành động phạm tội vi phạm nghĩa vụ pháp lý gây hại cho cộng đồng. Đây là một sự phát triển quan trọng trong việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của nước Anh. Trong các phán quyết đối với các vụ án năm 1915, đã cho thấy sự hình thành của lý thuyết đồng nhất hóa, một sự tiến triển quan trọng của nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân. 18 Trên cơ sở này, trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã được các Tòa án Anh thừa nhận có thể được áp dụng đối với các tội phạm khác- các tội phạm cần thỏa mãn các dấu hiệu khách quan và cả các dấu hiệu chủ quan, chứ không chỉ riêng với tội theo chế độ khách quan không cần bằng chứng về lỗi. Cuối cùng, lý thuyết này được áp dụng thống nhất trong luật hình sự nước Anh năm 1971 (sau khi có quyết định về vụ án Tesco). Đến năm 1987, Ủy ban cải cách luật hình sự của Anh đã trình nghị viện Dự thảo Bộ luật Hình sự, trong đó thiết lập chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong mục 30, đã thừa nhận: “Pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự cùng một tư cách như đối với thể nhân về những tội phạm theo chế độ trách nhiệm tuyêt đối và trách nhiệm thay thế; Pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm khác, nếu những tội phạm này được thực hiện bởi một trong những người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động khuân khổ chức năng của pháp nhân với mức độ lỗi cần thiết.” Trách nhiệm hình sự của pháp nhân bắt đầu từ Anh sau đó dần được tiếp thu sang các nước thuộc truyền thống common law như: Canada, Mỹ, Na uy... 1.3.1.2 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của nước Mỹ Ở Mỹ, chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân được hình thành vào cuối thế kỷ thứ XIX đến nay đã tồn tại hơn 100 năm, do các tập đoàn, công ty ở Mỹ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Đồng thời số lượng các “vi phạm trật tự công cộng” đã tăng lên đáng kể, các thẩm phán Mỹ đã theo trường phái Anh thừa nhận: pháp nhân có thể bị trừng phạt trên phương diện hình sự về những loại tội pham không đòi hỏi yếu tố ý định phạm tội. Nhưng phải đến dầu thế kỷ XX, các tòa án Mỹ mới áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân phạm tội có yếu tố ý định phạm tội và xác định những hành vi phạm tội của những cá nhân nhất định – những người quản lý mới dẫn đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Năm 1962, Bộ luật Hình sự mẫu được soạn thảo bởi viện pháp luật Mỹ, đã dự liệu các khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, tổ chức. Bộ luật Hình sự mẫu của Mỹ cũng áp dụng thuyết đồng nhất hóa như đã được phát triển và áp dụng tại Anh, đối với những tội chịu chế độ trách nhiệm tuyệt đối. Trong pháp luật Mỹ hiện hành, dưới Hiến pháp Mỹ, quyền lực để áp đặt trách nhiệm hình sự nhìn chung là dành chủ yếu cho các tiểu bang và do đó luật 19 hình sự của Mỹ được pháp điển hóa trong năm mươi hai bộ luật hình sự khác nhau vẫn còn có những tương đồng giữa các bộ luật. Đối với trách nhiệm hình sự của doanh nghiệp, cách tiếp cận của Bộ luật là “hạn chế hơn so với đa số các thẩm quyền phán quyết được sử dụng tại Mỹ. Xử phạt doanh nghiệp trong các trường hợp vi phạm đáng bị phạt chỉ áp dụng nếu doanh nghiệp vi phạm một nghĩa vụ nào đó do luật định hoặc nếu việc phạm tội là do bất cẩn của ít nhất một lãnh đạo cấp cao”. Tại Mỹ, “pháp nhân được coi là chủ thể có thể bị đưa ra xét xử và bị kết án đối với những tội phạm do cá nhân giám đốc, người quản lý và thậm chí cả nhân viên ở cấp thấp thực hiện”. Mỹ là quốc gia áp dụng trách nhiệm hình sự đặc trưng để bổ sung cho những quy định dân sự và hành chính điều mà những quốc gia khác sử dụng với tư cách là công cụ để điều chỉnh những hoạt động của các pháp nhân. Đồng thời, trong pháp luật hình sự Mỹ về cơ bản có bốn loại văn bản pháp luật ở cấp độ Liên Bang đề cập đến việc đấu tranh phòng chống hoạt động phi pháp của các tập đoàn bằng các chế tài pháp lý hình sự là: Các đạo luật chống Tớt; các đạo luật chống việc quảng cáo giả dối; Các đạo luật chống các vi phạm trong quan hệ lao động; các đạo luật chống các vi phạm về quyền tác giả và các quy định về nhãn hiệu hàng hóa. Không chỉ vậy, chế địn trách nhiệm hình sự của pháp nhân còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác. 1.3.1.3 Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của nước Canada Tiếp thu kinh nghiệm của các tòa án Anh trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự của pháp nhân, từ đó, vào cuối thế kỷ XIX, Tòa án Canada đã tiến hành xử lý về hình sự với pháp nhân phạm tội. Giai đoạn đầu, các cơ quan xét xử chỉ trừng phạt pháp nhân phạm tội xâm phạm tài sản, sau đó là các tội gây hại cho công đồng như gây ô nhiễm, tiếng ồn…rồi đến xử lý các pháp nhân thực hiện những tội phạm khác. Dựa trên cơ sở phán quyết của từng vụ án mà Canada đã xây dựng nên chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự của nước mình. Trong luật thực định, thì lần đầu tiên trách nhiệm hình sự của pháp nhân được ghi nhân trong Bộ luật Hình sự của nước này. Trong đó Điều 2 quy định các pháp nhân, các hội, các công ty, giáo sứ, hội đồng chính … là chủ thể của trách nhiệm hình sự. Sau đó, Canada tiếp tục cải cách pháp luật hình sự vào những năm 70 của thế kỷ XX. Mười năm sau dó, thì trách nhiệm hình sự của pháp nhân chính 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng