Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Một số thiếu sót trong chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy ảnh hưởng đ...

Tài liệu Một số thiếu sót trong chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy ảnh hưởng đến công tác quản lý người sử dụng ma túy tại nước ta hiện nay

.PDF
29
116
115

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII) ---o0o--- TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội MÔN: QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY Đề tài: MỘT SỐ THIẾU SÓT TRONG CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trọng Hoàng Ân Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Tuấn Lớp : Đ15CT2 MSSV : 1557601010084 Khóa : 2015 - 2019 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2019 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ĐIỂM Ghi bằng số Chữ ký của giảng viên Ghi bằng chữ Giảng viên 1 MỤC LỤC Giảng viên 2 PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................3 2.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 4. Ý nghĩa của đề tài................................................................................................4 4.1. Ý nghĩa lý luận...................................................................................................4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4 5.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu.............................................................................4 5.2. Phương pháp quan sát, so sánh...........................................................................2 5.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp........................................................4 6. Kết cấu đề tài.......................................................................................................5 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................6 Chương 1: Những lý luận chung về ma túy, các chính sách – pháp luật phòng, chống ma túy và quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy.........................6 1.1 Một số khái niệm cơ bản...................................................................................6 1.1.1. Khái niệm “Ma túy”........................................................................................6 1.1.2. Phân loại chất ma túy......................................................................................7 1.1.3. Khái niệm “Người sử dụng ma túy”................................................................8 1.1.4. Một số loại ma túy thương được sử dụng hiện nay..........................................8 1.1.5. Tác hại của ma túy..........................................................................................10 1.2. Một số chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy hiện nay...................12 Chương 2: Một số thiếu sót trong chính sách – pháp luật về phòng chống ma túy ảnh hưởng đến công tác quản lý người sự dụng ma túy hiện nay.......................13 2.1. Thực trạng người sử dụng ma túy và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật phòng, chống ma túy hiện nay tại nước ta............................................13 2.1.1. Thực trạng người sử dụng ma túy................................................................13 2.1.2. Tình hình thực hiện các chính sách – pháp luật về cai nghiện ma túy và phòng, chống ma túy hiện nay................................................................................14 2.2. Những thuận lợi, khó khăn của các chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy ở nước ta hiện nay.......................................................................................16 2.2.1. Thuận lợi........................................................................................................16 2.2.2. Khó khăn........................................................................................................17 2.3. Những thiếu sót trong chính sách – pháp luật ảnh hưởng đến công tác quản lý người sử dụng ma túy hiện nay..........................................................................18 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................20 1. Kết luận................................................................................................................ 21 2. Khuyến nghị.........................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................23 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Qua các thời kỳ chiến tranh xâm lược của các nước phương Bắc và phương Tây trong lịch sử, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập của nước ta hiện nay là sự xuất hiện, tăng trưởng của hàng loạt các tệ nạn nảy sinh trong lòng xã hội hoặc là những tệ nạn được “du nhập” từ các nước bên ngoài vào ngày càng nhiều hơn. Một trong những tệ nạn nguy hiểm nhất của con người đó là tệ nạn ma túy hay được biết đến với một cái tên rùng rợn hơn “cái chết trắng”. Trong nghiên cứu “Sử học và các vấn đề xã hội” của Giáo sư Trần Minh Thái có nêu “...đến cuối thời Chúa Nguyễn và Chúa Trịnh chưa thấy một tư liệu nào nói về hút thuốc phiện, hay sử dụng các chất gây nghiện tương tự ở Việt Nam. Cho đến những năm 1820 mới bắt đầu có những ghi chép sơ lược về người hút á phiện do thương nhân người Hoa đem qua”. Tiếp đó là các cuộc xâm lược thuộc địa, các chính sách “ngu dân”, “đồng hóa”, “khai sáng”,... từ các nước phương Tây, đặc biệt là thời kỳ Pháp thuộc thì thuốc phiện và các chất gây nghiện được nhắc tới ngày một nhiều hơn. Cho đến nay, tệ nạn ma túy ở nước ta đang theo đà tăng lên không có dấu hiệu ngừng nghỉ, các hành vi vi phạm về ma túy ngày càng đa dạng và khó kiểm soát. Điều đáng lo ngại là người sử dụng ma túy rất đa dạng về thành phần có cả công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, thậm chí cả đảng viên với xu hướng ngày càng trẻ hóa gây khó khăn trong công tác nhận biết và quản lý đối tượng. Nguy hiểm hơn là người nghiện ma túy hiện nay đang dần chuyển từ các loại ma túy tự nhiên sang sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) – đây là những loại ma túy vô cũng nguy hiểm, có tính gây nghiện cao, tác dụng mạnh gây rối loạn tâm thần, ảo giác, hoang tưởng, không kiểm soát được hành vi,... Tệ nạn ma túy có tác hại rất lớn đến kinh tế, chính trị, xã hội, hạnh phúc, giống nòi, làm suy thoái về đạo đức, lối sống, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm như trộm cắp, cướp của giết người, lừa đảo, cưỡng đoạt tài sản, cuồng dâm, gây rối trật tự công cộng... Tình trạng mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy hiện nay đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Lượng ma túy bắt giữ ngày càng nhiều, thuốc lắc, ma túy đá, ketamine cùng nhiều loại ma túy mới đang ngày đêm đầu độc giới trẻ. Bọn tội phạm dùng đủ các chiêu trò để qua mặt lực lượng truy bắt và điên cuồng chống trả khi bị bắt quả tang mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc khi đang sử dụng ma túy. Số tội phạm về ma túy bị bắt giữ ngày càng nhiều và không có dấu hiệu suy giảm, số trường hợp người nghiện ma túy bị bắt cũng ngày càng cao. Theo báo cáo về tình hình kết quả công tác phòng, chống tệ nạn ma túy quý I năm 2019, chỉ tính từ tháng 7/2018 đến GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 1 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng nay, lực lượng phòng, chống ma túy phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 129 vụ với 91 đối tượng. Tang vật thu giữ lên đến hơn 1,6 tấn ma túy thô các loại, gần 180.000 viên ma túy tổng hợp, 218kg heroin, 30kg thuốc phiện, 725kg ma túy đá, 127.6kg cocain, 502kg ketamin, 40.6kg cần sa. Cũng theo báo cáo trên, hiện cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó: trên 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội; 13,5% người trong cơ sở cai nghiện bắt buộc; 19% người trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Tổng số người đang được điều trị cai nghiện tại các cơ sở là 34.620 học viên. Với một thực trạng về tệ nạn ma túy đang diễn ra tràn lan như hiện nay. Đảng và nhà nước đang rất cần một chính sách, sự đổi mới pháp luật, đẩy mạnh truy quét các tội phạm về ma túy, đòi hỏi công tác đấu tranh phòng, chống ma túy cần được đẩy mạnh, quyết liệt hơn. Tuy nhiên trên thực tế, theo nhận định của các chuyên gia về tội phạm ma túy thì các cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thật sự thống nhất về quan điểm quản lý đối với tội phạm ma túy nói chung và người sử dụng ma túy nói riêng. Có quan điểm cho rằng cần phải đưa hết người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong khi Đề án đổi mới công tác cai nghiện đã được Thủ tướng phê duyệt là hướng tới chủ yếu cai nghiện tự nguyện và tại cộng đồng”. Bên cạnh đó là những bất cập, thiếu sót trong Luật Phòng, chống ma túy (năm 2000), các chính sách, nghị định còn chồng chéo nhau gây khó khăn trong công tác quản lý. Nhận thấy được tầm quan trọng của các chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống ma túy, tôi chọn “Một số thiếu sót trong Chính sách – Pháp luật về phòng, chống ma túy ảnh hưởng đến công tác quản lý người sử dụng ma túy tại nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho cho bài tiểu luận của mình. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 2 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về thực trạng tệ nạn ma túy hiện nay, về tình hình chung công tác quản lý người sử dụng ma túy hiện nay từ đó nhằm tìm ra những điểm khó khăn, hạn chế của vấn đề. - Tìm hiểu về các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống ma túy hiện nay tại nước ta. - Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những thiếu sót trong quá trình triển khai và thực hiện chính sách pháp luật về quản lý người sử dụng ma túy. - Đưa ra các quan điểm, giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống tệ nạn ma túy và quản lý người sử dụng ma túy. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiến hành thu thập số liệu về thực trạng tệ nạn ma túy diễn ra hiện nay, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống ma túy và quan lý người sử dụng am túy. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các chính sách đó. - Từ những số liệu thu thập được, tiến hành phân tích tổng hợp, đánh giá số liệu về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về tệ nạn ma túy. - Bằng sự hiểu biết và những nghiên cứu của bản thân, chỉ ra những thiếu sót, bất cập trong các chính sách, pháp luật đó. Từ đó, đề xuất, khuyến nghị cho các cấp chính quyền về những giải pháp thực hiện hiệu quả hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những bất cập trong chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy có ảnh hưởng đến công tác quản lý người sử dụng ma túy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khách thể: Chính sách, Pháp luật của Việt Nam về phòng, chống ma túy hiện nay đang có hiệu lực thi hành. - Phạm vi không gian: Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 3 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng - Phạm vi nội dung: Trong đề tài này tôi tập trung tìm hiểu thực trạng tệ nạn ma túy hiện nay, các chính sách, pháp luật hiện có về phòng chống ma túy, những khó khăn, thuận lợi bất cập trong công tác quản lý người sử dụng ma túy. 4. Ý nghĩa của đề tài 4.1. Ý nghĩa lý luận - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu khoa học trong công tác xã hội vào trong bài tiểu luận để tìm hiểu và đánh giá chính xác tổng quan, chính sách có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Đề tài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm vào kho tài liệu khoa học của khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII), làm phong phú, trau dồi thêm kho tàng kiến thức và lý luận khoa học xã hội về công tác xã hội trong quản lý trường hợp với người nghiện ma túy. Là cái nhìn tổng quát, dẫn chứng cụ thể trong việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến phòng, chống ma túy. Đây cũng sẽ là dữ liệu tham khảo để cho các bài nghiên cứu khác sau này. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Bài tiểu luận làm rõ được thực trạng tệ nạn ma túy đang diễn ra hiện nay. Hiệu quả của các chính sách pháp luật trong việc góp phần giảm thiểu tệ nạn ma túy. Chỉ ra được những điểm bất cập trong quá trình thực hiện các chính sách đó và những ảnh hưởng không tốt của nó đến công tác quản lý người sử dụng ma túy. Từ đó đề xuất cho các cấp chính quyền có thể nhìn nhận ra những thiếu sót đó để thay đổi để công tác phòng chống qua túy và quản lý người sử dụng ma túy đạt kết quả cao hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp sưu tầm tài liệu Thu thập các số liệu, báo cáo, vấn đề có liên quan trên Internet, tổng cục thống kê, niên giám thống kê, các trang báo Online uy tín,... làm số liệu, cơ sở lý luận cho bài tiểu luận. 5.2. Phương pháp quan sát, so sánh Quan sát số liệu đã thu thập, so sánh các số liệu với nhau từ đó đưa ra những ví dụ cụ thể hơn, dẫn chứng xác đáng về vấn đề nghiên cứu. 5.3. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 4 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng Thống kê lại tất cả các số liệu, báo cáo liên quan sau đó phân tích tổng hợp một cách kĩ lưỡng các số liệu đã nêu để làm sáng tỏ vấn đề. 6. Kết cấu báo cáo - Phần Mở đầu - Phần Nội dung + Chương 1: Những lý luận chung về ma túy, các chính sách – pháp luật phòng, chống ma túy và quản lý trường hợp với người nghiện ma túy. + Chương 2: Một số thiếu sót trong chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy ảnh hưởng đến công tác quản lý người sử dụng ma túy hiện nay. - Phần Kết luận và kiến nghị GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 5 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Những lý luận chung về ma túy, các chính sách – pháp luật phòng, chống ma túy và quản lý trường hợp với người nghiện ma túy 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm “Ma túy” - Theo từ Điển Hán – Việt: “ma” là tê mê, “túy” là say sưa. Ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. Đây cũng là từ tiếng Việt dùng để dịch chữ nước ngoài dùng để chỉ các chất gây nghiện thuộc loại nguy hiểm như: thuốc phiện, morphine, heroin, cocain, cần sa và một số thuốc tổng hợp có tác dụng tương tự morphine được sử dụng trong điều trị y tế. Như vậy, có thể hiểu nôm na: ma túy là chất đưa đến sự say sưa và mê mẫn. - Theo định nghĩa của Tổ chức Văn hoá giáo dục của Liên Hiệp Quốc công nhận thì “Ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể”. - Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. - Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niệm ma tuý như sau: + Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành; + Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng; + Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện với người sử dụng; + Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính phủ ban hành; GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 6 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng + Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế do chính phủ ban hành; 1.1.2. Phân loại chất ma túy Có nhiều cách để phân loại ma túy. Nhưng thông thường ma túy được phân loại theo ba hình thức chính: phân loại theo luật pháp, phân loại theo tác dụng và phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh. - Phân loại theo luật pháp: + Ma túy hợp pháp: Những loại ma túy hợp pháp thông dụng như: Rượu, bia; Ni-cô-tin (thuốc lá); Ca-phê-in; Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics) gồm có: Ben-zô-đai-a-zê-pin (Benzodiazepines) như Serepax, Valium, Librium,...; Một số dược phẩm trong nhóm amphetamies nhưdexamphetamine, methylphenidate, phentermine,... + Ma túy bất hợp pháp: Những loại ma túy được xem là bất hợp pháp gồm có: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin, Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine...; Cô-ken (Cocaine); Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua không có toa bác sĩ; Các loạiamphetamine bất hợp pháp nhưmethamphetamine, crystal methamphetamine,... - Phân loại theo tác dụng: + Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thệ.Các loại thuốc kích thích bao gồm: Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nước tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca cô-la (coke); Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức, Detamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine (MDMA), Methylpheniate,... Cô-ken – Cocaine; Dexamphetamine,... + Chất ức chế: Thuốc ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần kinh bao gồm: Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ (Rượu, Bia, rượu chát, Benzô-đai-zê-pin là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ. Những loại Ben-zô thông dụng như Librium, Antenax, GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 7 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng Valium, Propam,Mogadon, Dormicum, Nitepam, Alepam, Murelax, Serapax, Benzotran, Rivotril, Euhypnos, Normison, Temaze, Rohypnol...); Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện (Thuốc phiện, morphine, pethidine, codein, bạch phiến, methadone, buprenorphine,...); Cần sa ở liều lượng nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít (Xăng, thuốc chùi sơn, keo, dung dịch pha loãng sơn,...) + Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình thường. Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic acid diethylamide), DMT (dimethyltryptamine), Psilocybin (magic mushroom), Psilocin (magic mushroom), Mescaline (peyote cactus), DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline), MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh, Phencyclidine or PCP (angel dust), Ketamine, Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil),... - Phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh: + Ma túy tự nhiên: Thuốc phiện, cần sa… Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu), cây cô ca.... + Ma túy bán tổng hợp: hêroin,... + Ma túy tổng hợp: estasy,đá (hay là crystal meth), Morphine. Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin, ketamin, methaphetamin.… Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. 1.1.3. Khái niệm “Người sử dụng ma túy” Theo Luật phòng, chống ma tuý (2000) của Việt Nam: “Người sử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào chất này”. 1.1.4. Một số loại ma túy thường được sử dụng hiện nay - Heroin: Heroin là loại ma túy lâu đời nhất ở nước ta. Đây là loại ma túy bán tự nhiên được bào chế từ cây thuốc phiện cộng với các hóa chất khác, nó là một loại ma túy mạnh, gây tình trạng phụ thuộc nặng nề về cơ thể và tâm thần, người sử dụng có thể nghiện sau thời gian ngắn sử dụng, chỉ trong vòng một tuần. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 8 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng - Ma túy đá: Là loại ma túy có nguồn gốc tổng hợp và có tác dụng cực mạnh khi đi vào cơ thể người sẽ gây các rối loạn tâm thần, lo âu, trầm cảm, kích động, suy giảm nhận thức, đặc biệt các triệu chứng loạn thần (hoang tưởng, ảo giác) gây nên tâm trạng hoảng loạn, sợ bị truy hại và sợ bị giết, rất dễ dẫn đến hành vi bạo lực, hay còn được gọi là "ngáo đá'. - Cần sa: Là loại cây có chứa chất gây nghiện (hay gọi là chất ma túy). Trong cần sa có 3 chất chính đã được tìm thấy là: Cannabinoid, Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabinol. Trong đó, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm thần, dễ tan trong chất béo nên khi hút, THC nhanh chóng xâm nhập mô phổi. Có người hút sau vài phút sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý như choáng váng, đầu nhẹ lâng lâng, thấy hơi đói, thèm đồ ngọt. Trường hợp bị sốc khi hút cần sa dẫn đến tình trạng ói mửa, đau bụng, cay mắt, tim đập nhanh,... - Thuốc lắc: Thuốc lắc là dạng ma túy được bào chế dưới dạng viên và thường có màu sặc sỡ với các hình nổi bề mặt. Thuốc lắc cùng nhóm ATS, tuy nhiên ít nguy hiểm hơn so với ma túy đá, tỷ lệ gây loạn thần cũng thấp hơn. Mặc dù vậy, nếu sử dụng lâu ngày, người dùng cũng sẽ bị loạn thần với ảo thanh dai dẳng và hoang tưởng. - Lá khát: Lá khát là loại ma túy mạnh hơn cần sa, đây là một cây lâu năm được trồng nhiều bởi người dân châu Phi như Ethiopia, Somalia, và Yemen. Lá cây khát chứa 2 chất là Cathine và Cathinone. Đây chính là 2 tiền chất để điều chế ma túy đá. Người sử dụng loại lá ma túy này có các biểu hiện như mắt bị mờ, rụng răng, rối loạn tâm thần, trở nên hung hăng bất thường, thường xuyên chìm trong ảo giác. - Nấm ảo giác (nấm ma thuật): Là loại ma túy mới có mặt ở Việt Nam. Nó gây ra một thứ ảo giác khác lạ so với nhiều loại ma túy khác. Chúng có mùi thơm thoang thoảng pha trộn giữa mùi của nấm hương với thuốc lá. Các chất ma túy trong cây nấm này khiến người dùng lâng lâng, bay bổng, cười khóc vô cớ, khiến người trầm cảm trở nên tươi vui lạ thường. - Tem giấy (bùa lưỡi): Đây là một loại ma túy mới, trên bìa có in hình các nhân vật nổi tiếng hay các ca sĩ thế giới. Các miếng tem giấy được tẩm chất LSD - là chất gây ảo giác mạnh nhất từ trước đến nay mà con người biết đến, thuộc nhóm kích thích. Vài chục microgam chất này đã có thể gây ảo giác, hoang tưởng nguy hiểm cho bản thân người dùng và người xung quanh. Người dùng chỉ cần liếm hoặc ngậm hẳn mẩu giấy này trong miệng khoảng 5 phút sau, các ảo giác sẽ xuất hiện ngay lập tức. - Ma túy tổng hợp 5FR-MDMB-PICA và N-Ethylpentylone: Đó đều là các chất ma túy có tác động mạnh đến hệ thần kinh, gây ảo giác, bị cấm sử dụng ở nhiều quốc GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 9 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng gia trên thế giới. Các loại ma túy này có chứa hoạt chất Cathine (giống chất có trong cây lá khát) kích thích thần kinh và gây ảo giác, có thể làm tăng huyết áp, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng, gây co giật và nhão cơ, gây nguy hại cho sức khỏe con người. - Ketamine: Ketamine là một trong những loại ma túy tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bên cạnh ma túy đá, thuốc lắc, cỏ Mỹ,... Ketamin có ở dạng chất lỏng, bột tinh thể, viên nén, viên nhộng. Nếu tiêm qua đường tĩnh mạch chỉ sau một phút, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng vô thức, gây ảo giác, hoang tưởng, bị kích động mạnh, không cảm thấy đau đớn, rối loạn thị giác, cảm giác mùi vị, sờ mó bị thay đổi méo mó, mất định hướng về không gian và thời gian, gây mất trí nhớ ngắn hạn không nhận biết mình là ai có thể dẫn đến các hành vi không an toàn cho bản thân và người xung quanh. - Cỏ Mỹ: ỏ Mỹ là một loại ma túy tổng hợp gần giống cần sa, nhưng chứa chất XLR-11. Đây là chất gây ảo giác mạnh làm cho người nghiện có cảm giác nhanh "lên đỉnh" và kéo dài thời gian "phê" hơn so với loại ma túy thông thường. Người sử dụng laoij ma túy này sẽ không kiểm soát được hành vi, tinh thần kích động, căng thẳng, có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác. Nếu sử dụng trong thời gian lâu dài, người nghiện dần dần sẽ gầy gò, sinh ra các bệnh về gan, thận, các bệnh về da, suy giảm hệ miễn dịch. 1.1.5. Tác hại của ma túy - Ảnh hưởng đến bản thân: + Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến cái chết. + Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV(dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của con cái họ. + Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật. + Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 10 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng + Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. + Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. - Ảnh hưởng đến gia đình: + Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-100.000 đồng/ngày thậm chí 1.000.000 - 2.000.000 đồng/ngày, vì vậy khi lên cơn nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. + Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên,...vì trong gia đình có người nghiện) + Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc,...) Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của người nghiện do ma tuý gây ra. - Ảnh hưởng đến xã hội: + Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm,... + Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. + Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. + Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ toàn cầu chưa có thuốc chữa,... Hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma tuý) + Ảnh hưởng đến giống nòi, huỷ diệt giống nòi: do các chất ma tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 11 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi giống. 1.2. Một số chính sách, pháp luật về phòng chống ma túy hiện nay - Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10, ngày 09/12/2000. - Bộ Luật hình sự (2015), sửa đổi và bổ sung một số điều năm 2017; Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 về các tội danh liên quan đến ma túy. - Nghị định 80/2018/NĐ-CP, ngày 17/05/2018 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. - Nghị định 73/2018/NĐ-CP, ngày 15/05/2018 về việc quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. - Nghị định số 96/2012/NĐ-CP quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. - Quyết định số 23/QĐ-UBDT ngày 13/02/2014 của Ủy ban Dân tộc về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm củ Ủy ban Dân tộc. - Quyết định 424/QĐ-TTg, ngày 07/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2020. - Quyết định 1640/QĐ-TTg, ngày 18/08/2016 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Quy hoạc mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Thông tư 124/2018/TT-BTC về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 12 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng - Thông tư 04/2016/TT-BLĐTBXH, ngày 28/04/2016 về việc Ban hành khung chương trình đào tạo về tư vấn điều trị nghiện ma túy. - Công văn số 2896/BYT-QLD ngày 15/05/2012 Về việc phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc. - Công văn số 1936/BYT-BLĐTBXH, ngày 25/04/2012 Kế hoạch cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện. Chương 2: Một số thiếu sót trong chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy ảnh hưởng đến công tác quản lý người sử dụng ma túy hiện nay 2.1. Thực trạng người sử dụng ma túy và triển khai thực hiện các chính sách pháp luật phòng, chống ma túy hiện nay tại nước ta 2.1.1. Thực trạng người sử dụng ma túy Trong những năm gần đây tệ nạn ma tuý và tội phạm ma tuý ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Ma tuý đã vào trường học, rình rập từng nhà, từng ngõ ngách gây ra những cái chết dần chết mòn không những cho người nghiện, mà cả gia đình họ. Nghiện ma tuý cũng là nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội khác. Đa số người nghiện ma tuý, để có tiền mua ma tuý đều phạm tội trộm cắp, cướp giật, lừa đảo và có khoảng 75% các tội phạm hình sự có nguyên nhân bắt nguồn từ những người nghiện ma tuý. Theo báo cáo của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10.000 người nghiện ma tuý (học sinh, sinh viên chiến khoảng hơn 2.800 em). Trong đó, có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi) gấp hơn 100 lần so với nhóm thanh niên không nghiện, 80% là nghiện nặng, 85.5% là người đã có tiền án tiền sự. Riêng ở Hà Nội, số người trẻ nghiện chiếm đến 39%. Trong năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện 24.931 vụ vi phạm về ma túy, tỷ lệ phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy là 28.58% và có tới 225.099 người nghiện ma tuý đang được quản lý hồ sơ. Trong số người nghiện ma túy đang được quản lý thì tỷ lệ người sử dụng ATS (các loại ma túy tng hợp) chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng số người nghiện. Riêng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, tỷ lệ này lên đến 70 – 85% trong số người nghiện. Còn theo nghiên cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho thấy, 40% người nghiện heroin có sử dụng ATS và số này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9,7 lần số không sử dụng ATS. Việc sử dụng ATS và các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần “ngáo đá” dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật và GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 13 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng gây ra các vụ án giết người vô cớ gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Cũng theo báo cáo trên, trong năm 2018, số tiền chi cho việc phòng, chống ma túy trên cả nước là 125 tỉ 703 triệu đồng. Còn theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi người nghiện ma túy thường tiêu tốn khoảng 230.000 – 250.000 đồng/ngày cho việc mua và sử dụng ma túy, như vậy nếu tính chung thì số tiền thiệt hại là rất lớn. Bên cạnh đó, những năm gần đây người nghiện ma túy của Việt Nam luôn gia tăng. Đặc biệt, ma túy tổng hợp (ATS) đã và đang phát triển, dần thay thế các loại ma túy từ tự nhiên như: thuốc phiện, cần sa,.... Đáng chú ý, báo cáo cũng chỉ rõ tỷ lệ người tiêm chích ma túy nhiễm HIV có xu hướng giảm trong mấy năm qua nhưng vẫn lan rộng trên cả nước. Có hơn 14.000 người sử dụng ma túy được xét nghiệm và phát hiện nhiễm HIV, hầu hết ở lứa tuổi khá trẻ từ 20 - 39 tuổi chiếm 82% và lây truyền qua đường máu (46,7%). Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm dần, nhưng nguy cơ tiềm tàng lây nhiễm cao ở nhóm nghiện chích ma tuý vẫn đang là mối nguy cho cả cộng đồng. Cùng với đó, số người nghiện ma túy được tiếp nhận các dịch vụ điều trị cũng đang có chiều hướng gia tăng. Tính đến tháng 05/2015, cả nước có 146 cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone tại 44 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 29.000 người nghiện ma túy được điều trị. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu sức khỏe tâm thần, loạn thần tình trạng rối loạn tâm thần ở người sử dụng ATS chủ yếu là hoang tưởng chiếm tỷ lệ 68,2%, ảo giác là 72,7%, trầm cảm chiếm 23,8% và 15% trầm cảm trong thời gian 3 năm sau khi sử dụng ATS. Những người trầm cảm thường có hành vi tự sát nên đã gây rất nhiều khó khăn cho các cơ sở cai nghiện trên toàn quốc. Tất cả những diễn biến trên đang khiến cho tình hình tội phạm ma túy ngày càng trở nên phức tạp. Gia tăng tội phạm ma túy kéo theo nhiều tệ nạn cũng như các loại hình tội phạm khác, đe dọa đến tình hình an ninh, trật tự quốc gia, đến cuộc sống lành mạnh của người dân và sự băng hoại đạo đức của xã hội. 2.1.2. Tình hình thực hiện các chính sách – pháp luật về cai nghiện và phòng, chống ma túy hiện nay Theo chủ trương của Chính phủ giao chỉ tiêu cho các tỉnh, thành phố trên cả nước đến cuối năm 2020 phải điều trị thay thế bằng Methadone cho ít nhất 120.000 nghìn người nghiện (bằng 1/2 tổng số người nghiện được quản lý hồ sơ), đây là quyết tâm và cố gắng rất lớn của Chính phủ, các ban ngành nhằm giúp giảm tác hại của tệ nạn ma túy. Tinh thần của chủ trương là phải xác định công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ vừa trọng tâm, vừa cấp bách, thường xuyên và lâu dài, đồng thời phải đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Ở đâu, nơi nào để số GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 14 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng người nghiện ma túy tăng, tội phạm ma túy lộng hành thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Thực hiện chủ trương đó, tính đến tháng 11/2018, cả nước đã thành lập được 123 cơ sở cai nghiện với biên chế hơn 7.000 cán bộ, lương bình quân mỗi người là 4 6 triệu đồng/tháng, lưu lượng tiếp nhận cai nghiện khoảng 60.000 người/năm với cơ sở vật chất hàng nghìn ha. Nhưng hiện tại chỉ có 22.200 người đang được cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện, trong đó có 14 trung tâm cai nghiện không có người nghiện gây lãng phí ngân sách. Ngoài ra còn có 180 cơ sở điều trị mathadone, tại 42 tỉnh thành đang điều trị cho 42 nghìn người nghiện ma túy. Ngày 01/03/2016, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 786/QĐ-BTY “Hướng dẫn can thiệp sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine và điều trị nghiện thay thế bằng Methadone”. Từ đó, phần lớn các cơ sở cai nghiện ma túy đang dần chuyển đổi thành cơ sở đa chức năng (cai nghiện tự nguyện; cai nghiện bắt buôc; cơ sở xã hội; điều trị Methadone). Hiện tại, tổng số người đang được điều trị, cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện hơn 34.480 học viên; 28 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện. Về vấn đề đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 17/2008/BCA-BYT-BLĐTBXH, trước tiên người sử dụng ma túy sẽ được xác định tình trạng nghiện để đảm bảo chính xác tình trạng nghiện. Sau đó, người nghiện được đưa vào các trung tâm, cơ sở cai nghiện bắt buộc tại địa phương để cai nghiện. Sau khi người nghiện đã qua thời gian cai nghiện bắt buộc tại trung tâm, cơ sở giáo dục tại xã phường hoặc cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn tái nghiện thì sẽ được lập lại quy trình cai nghiện như ban đầu. Riêng đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định sẽ tạm thời đưa vào cơ sở xã hội ở địa phương, sau đó, nếu xác định tình trạng nghiện, Tòa án quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong quá trình cai nghiện tại cơ sở, người sử dụng ma túy được đảm bảo về quyền con người như chế độ ăn (theo quy định mức 0,8 hệ số lương cơ sở), tiền quần áo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân; tham gia các hoạt động học nghề, học văn hóa, vui chơi giải trí; lao động sản xuất (thu nhập bình quân năm 2018 là 483.000đ/người/tháng),... Đặc biệt, người cai nghiện ma túy tại các trung tâm cai nghiện được tham gia giáo dục chuyên đề, tư vấn tâm lý, sức khỏe; thăm gặp gia đình; giao ban nhóm, học kiến thức giá trị sống. Bên cạnh đó, còn được cán bộ tư vấn trị liệu tâm lý nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng người, giúp cho học viên ổn định về tâm lý, hiểu được khó khăn bản thân và giải pháp vượt qua nhằm giảm thiểu hành vi tiêu cực, phấn đấu trong học tập và lao động trở thành người có ích. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 15 Quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy Ân SV: Nguyễn Trọng Hoàng 2.2. Những thuận lợi, khó khăn của các chính sách – pháp luật về phòng, chống ma túy ở nước ta hiện nay 2.2.1. Thuận lợi Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp và chỉ đạo quyết liệt nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong cuộc chiến chống ma túy; công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng chống ma túy được triển khai sâu rộng; trên cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình trong phòng chống ma túy; công tác đấu tranh, phòng chống ma túy từng bước được xã hội hóa, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Qua đó, đã kiềm chế được tốc độ gia tăng người nghiện, nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng chống ma túy. - Năm năm gần đây là thời kỳ tập trung đổi mới công tác cai nghiện ma túy. Các chính sách, pháp luật dần được hoàn thiện. Hệ thống cơ sở cai nghiện đã được quy hoạch theo hướng đa dạng hóa các biện pháp, hình thức điều trị cai nghiện (bắt buộc, tự nguyện, điều trị thay thế,…) và quy mô phù hợp với tình hình và nhu cầu cai nghiện ma túy từng địa phương, vùng miền. - Đổi mới toàn diện công tác cai nghiện theo hướng thân thiện, tích cực với người nghiện ma túy; nghiên cứu, xây dựng được các mô hình mới trong công tác cai nghiện ma túy, giảm số người điều trị tại các cơ sở cai nghiện, tăng số người được điều trị tại cộng đồng để từng bước giảm tỷ lệ tái sử dụng ma túy và ngăn ngừa có hiệu quả số người nghiện mới. - Vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền về các chính sách, pháp luật phòng, chống ma tuy một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả góp phần cảnh báo hiểm họa ma túy và kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ người nghiện ma túy. - Thủ tục đưa người sử dụng ma túy vào trung tâm, cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã/phường trước đây, nay do Tòa án GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan