Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số nhiệm vụ và biện pháp góp phần làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở ...

Tài liệu Một số nhiệm vụ và biện pháp góp phần làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông nhằm nâng cao ý thức học tập và nề nếp của học sinh

.PDF
14
196
84

Mô tả:

MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN LÀM TỐT VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP VÀ NỀ NẾP CỦA HỌC SINH I.ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thực tế, việc giáo dục học sinh đòi hỏi rất nhiều các yếu tố, có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với các điều kiện và phương tiện giáo dục. Trong thời đại xã hội phát triển hiện nay, việc giáo dục phát triển nhân cách của học sinh là một nhu cầu hết sức cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ hoạt động học tập, nề nếp, kỷ luật của học sinh tạo điều kiện thuân lợi tối ưu để học sinh có thể phát huy tốt tiềm năng vốn có và hòa nhập tốt vào xã hội hiện nay. Một trong các yếu tố nhằm phát triển tốt nhân cách của học sinh, giúp học sinh có thể hòa nhập tốt vào cộng đồng thì không thể thiếu vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp đều có các cách thức giáo dục học sinh khác nhau. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng giống như người làm vườn, trồng cây, chăm sóc, vun trồng hạt giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm. Trong suốt một thời gian năm năm tôi không làm công tác chủ nhiệm lớp nên từ năm 2012-2013 khi tôi đươc phân công chủ nhiệm lớp 11B6, bản thân cũng chưa định hình tốt vai trò của một giáo viên chủ nhiệm, tôi vẫn nghĩ học sinh như trước kia cũng giống như học sinh bây giờ, nên công tác chủ nhiệm trong năm qua măc dù tôi cố gắng rất nhiều nhưng cũng không cải thiện được tình hình nề nếp lớp chủ nhiệm. Điều này làm tôi suy nghĩ rất nhiều, tôi từng nghĩ bản thân tôi không làm được công tác chủ nhiệm. Trong suốt thời gian 2 tháng hè tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác chủ nhiệm. Nên đến đầu năm học 2013-2014 khi tôi được phân công -1- giảng dạy và chủ nhiệm lớp 10B3, tôi đã cố gắng tìm hiểu và quyết tâm thực hiện tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp góp phần giáo dục học sinh trở thành người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo. Qua một thời gian tìm hiểu, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi đã chọn đề tài: “Một số nhiệm vụ và biện pháp góp phần làm tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao ý thức học tập và nề nếp ở trường tung học phổ thông” II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế ngày nay, mạng xã hội tràn lan học sinh rất dễ bị lôi cuốn vào các thói hư, tật xấu, ảnh hưởng không ít đến việc học tập, nề nếp của học sinh, do đó vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nề nếp của học sinh. Những đặc điểm tâm sinh lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh phổ thông còn hạn chế vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên giúp đỡ, chỉ bảo cho các em ngoài gia đình, bạn bè thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng rất quan trọng. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một giáo viên, nắm vững đường lối, quan điểm. lý luận giáo dục là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Từ đầu năm 2012-2013 khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 11B6, qua một năm tôi làm công tác chủ nhiệm, nề nếp học sinh trong lớp đến cuối năm vẫn không có chuyển biến tích cực, học sinh vẫn ham chơi, không chuyên tâm vào học tập. những Nên đến đầu năm học 2013-2014, khi nhận chủ nhiệm một lớp mới, những ngày đầu vào lớp tôi vẫn thấy thực trạng cũ lại diễn ra, và tôi biết chắc rằng nếu không có những biện pháp tích cực ngay từ ban đầu thì lớp học này sẽ không thua gì lớp học cũ. -2- Sau khi nắm rõ hoàn cảnh gia đình từng học sinh trong lớp, được sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã lập các kế hoạch quản lý lớp học. Tôi đã phân loại từng nhiệm vụ và từng biện pháp, cụ thể như sau: 1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm GVCN lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học , quản lý học sinh của lớp. Điều này được thực hiện ngay từ tháng đầu tiên của lớp chủ nhiệm: ngoài việc ghi thật kỷ lý lịch học sinh mỗi tuần tôi trò chuyện với khoảng 5 đến 10 học sinh trong lớp, hỏi rõ hoàn cảnh gia đình và thói quen sinh hoạt hàng ngày của em, từ đó tôi có thể nắm vững: +Hoàn cảnh gia đình và những thay đổi, những ảnh hưởng của gia đình học sinh lớp chủ nhiệm. +Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, tâm sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè,….) - Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt. - Quản lý toàn diện học sinh trong lớp, đồng thời giáo dục học sinh về mặt nhân cách và đạo đức của học sinh. - GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong trường (ĐTN, GT..), giữa các giáo viên bộ môn với tập thể lớp chủ nhiệm. Nói một cách khác GVCN là người đại diện hai phía: một mặt đại diện Ban giám hiệu nhà trường, một mặt đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Đại diện Ban giám hiệu nhà trường, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh lớp chủ nhiệm tất cả các yêu cầu kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của một giáo viên để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một -3- cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, GVCN có khả năng biến chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác, GVCN là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với Ban giám hiệu, với các tổ chức nhà trường và với các giáo viên bộ môn. - GVCN có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt, báo cáo cho Ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của hiệu trưởng trực tiếp, kịp thời chỉ đạo, giải quyết các tình huống, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu của từng học sinh trong lớp. -Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên, giúp đỡ từng học sinh, nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ và năng lực của học sinh. - Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường. - Hàng tháng GVCN thông báo cho phụ huynh học sinh biết kết quả học tập và hạnh kiểm trong tháng bằng sổ thông báo học lực và hạnh kiểm. - Mời phụ huynh học sinh vào trường trao đổi và đề ra hướng khắc phục đối với những học sinh vi phạm nội quy nhà trường ba lượt trở lên (KTB, đi trễ, vi phạm đồng phục,….) hoặc các trường hợp cá biệt (có ghi biên bản cụ thể) - Phân công cụ thể cho ban cán sự lớp, đặc biệt là lớp trưởng và các tổ trưởng nhắc nhở và ghi chép đầy đủ tình hình học sinh học trong lớp, chấm điểm thi đua từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Học sinh nào vi phạm sẽ bị nêu tên và viết cam kết đọc trước lớp đồng thời phải trực vệ sinh theo sự phân công của tổ trực nhật, học sinh bị ghi vi phạm tới lần thứ ba sẽ bị mời phụ huynh. -4- 2. Các biện pháp tiến hành Dựa trên tình hình sĩ số học sinh lớp 10B3, các mặt hoạt động của lớp chủ nhiệm, đầu năm học 2013-2014 tôi đưa ra một số biện pháp phù hợp với tình hình hoạt động cũng như đề ra kế hoạch xây dựng một tâp thể lớp vững mạnh và đoàn kết. 2.1. GVCN nắm chắc về đặc điểm tình hình lớp - Phân loại học sinh. Sĩ số của lớp đầu năm: 37 em (trong đó nam 18 em, nữ 19 em). Trong ngày sinh hoạt đầu năm, tôi cho học sinh viết lí lịch trích ngang và đã cơ bản nắm rõ từng đối tượng học sinh. Đầu năm học tôi đã phân loại học sinh và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, thông qua danh sách những học sinh nghèo, và cập nhật thông tin đầu năm thông qua việc điều tra học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo và cận nghèo và một số em gia đình có hoàn cảnh khó khăn để từ đó đề ra biện pháp thích hợp nhằm định hướng cho các em có ý thức học tập. Qua đó định hướng cho những em đã có thành tích thì phát huy hết khả năng của mình. Còn những em học sinh có cá tính, chậm tiến bộ thì cần có biện pháp khắc phục những hạn chế này để được tiến bộ hơn. Qua tìm hiểu sơ lược tình hình của lớp, tôi tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh (chú ý đến những em học yếu, nhỏ người…), chia làm 4 tổ và lập sơ đồ cụ thể để tiện theo dõi học sinh. Như vậy để có một tập thể tốt về mọi mặt trước hết tôi phải được học sinh chấp nhận là “người cha, mẹ thứ hai” trong công tác quản lí lớp chủ nhiệm. Muốn vậy tôi phải gần gũi các em, phải có tấm lòng yêu thương chia sẻ cùng các em. Đồng thời là chỗ dựa vững chắc để học sinh trao đổi tâm sự cùng hướng những niềm vui và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong học tập và sinh hoạt, tạo niềm tin cho các em có ý chí vươn lên và coi tập thể lớp là tổ ấm thứ hai của mình. -5- 2.2.Bầu ra Ban cán sự lớp. Đầu năm học tôi khẩn trương cho các em tổ chức tốt bộ máy cán bộ lớp, bằng cách cho các em tự bầu ra Ban cán sự lớp mà các em tín nhiệm nhất để trong công việc lãnh đạo bộ máy hoạt động đạt hiệu quả cao. + Phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với khả năng của từng em. Cân nhắc kỹ khi gợi ý lựa chọn cán bộ ngay từ ban đầu. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn cụ thể từng chi tiết thường xuyên chỉ bảo, động viên khích lệ để các em tự tin và đảm nhiệm tốt phần công việc được giao cụ thể là: + Lớp trưởng là một học sinh ngoan, năng động, chăm chỉ, học giỏi được các bạn trong lớp yêu mến. Chức năng quản lí và phụ trách chung ở tất cả các mặt hoạt động của lớp. + Lớp phó học tập là một học sinh ngoan, năng động, tích cực, có lối sống chan hoà với bạn bè, học giỏi có sáng tạo. Chức năng phụ trách việc học tập của lớp trong giờ học. + Lớp phó phong trào là một học sinh ngoan, năng động, tích cực trong các phong trào của trường lớp, có năng khiếu về văn nghệ, thể thao + Lớp phó lao động là một học sinh năng động, siêng năng có tinh thần trách nhiệm cao + Lớp phó trật tự là một học sinh luôn nghiêm túc có giọng nói tốt chăm chỉ học tập, có tác phong chuẩn mực và thực hiện tốt mọi nội quy của lớp, trường. +Bốn tổ trưởng là những học sinh có chức năng theo dõi về nề nếp thi đua hàng ngày (về nội quy, nề nếp, học tập, đạo đức…) cuối tuần sơ kết thi đua của tổ mình sau đó báo cáo lên cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm của từng tổ, từng cá nhân (nếu vi phạm nội quy ảnh hưởng đến thi đua của lớp), có -6- khen và tuyên dương những bạn đạt nhiều điểm chín mười, công tác tốt, lao động tích cực… 2.3. Rèn luyện học sinh chấp hành tốt nội quy, quy định của Trường, lớp Ngay từ đầu năm học tôi cho lớp tổ chức học tập nội quy và bầu BCS lớp, đồng thời nêu phương hướng phấn đấu cho năm học 2013-2014. Trong quá trình bầu BCS lớp, đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ các tổ hoàn thành tốt công việc do nhà trường cô giáo chủ nhiệm và lớp đề ra. Nhiệt tình trong công việc có trách nhiệm làm việc phải công bằng, nhất là khi đánh giá xếp loại thi đua cho các bạn trong lớp. Động viên các bạn phấn đấu đi lên trong học tập và tu dưỡng. Trong quá trình giáo dục tôi luôn coi 5 điều Bác Hồ dạy như kim chỉ nam xuyên suốt quá trình giáo dục ý thức về mọi mặt của học sinh cụ thể là: Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, tự giác, trung thực trong học tập và rèn luyện không nghỉ học, bỏ tiết đi chơi la cà, đặc biệt chơi Game (trò chơi điện tử)… Thực hiện tốt nếp sống văn minh, không vi phạm luật ATGT, không nói tục, không chửi bậy, biết chào hỏi lịch sự khi gặp khách đến trường, đến lớp kính trọng lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi…. Đoàn kết với bạn bè, không gây gổ đánh nhau, tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội. Luôn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái trong cuộc sống và trong mọi lĩnh vực để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Cho học sinh chép đầy đủ nội quy của trường -7- 2.4. Đăng kí thi đua cá nhân, tập thể. Dựa vào nội quy của nhà trường, tôi cho lớp thảo luận và đề ra nội quy của lớp, từ đó thành lập bảng điểm thi đua cho cá nhân trong tuần.(PL) Để thực hiện tốt những nội dung trên tôi đã tổ chức cho các tổ và các em tự đăng ký danh hiệu thi đua cho lớp, từng tổ, cá nhân. Kết quả đăng ký của các em là: + Lớp đăng ký danh hiệu tiên tiến + Bốn tổ đăng ký danh hiệu tiên tiến. Tổ Điểm cho Điểm trừ Điểm cộng Tổng điểm Hạng sẵn 1 100 2 100 3 100 4 100 + Các em đều đăng ký danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, tối thiểu là học sinh TB không có học sinh yếu kém. Tôi cho các em thực hiện việc chấm thi đua và xếp loại hạnh kiểm thông qua việc thi đua bằng cách tính điểm, như vậy sẽ tạo cho các em tính tự giác trong việc thi đua, rèn luyện các mặt trong học tập. Chú ý các trường hợp học sinh dễ vi phạm: sử dụng điện thoại di động trong giờ học, gây gỗ, đánh nhau, vi phạm nội quy trong thi cử, kiểm tra,…đều bị xử lý nặng: hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh,… -8- 2.5.Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập và trong cuộc sống. Để tập thể lớp vững mạnh thì yếu tố không thể thiếu được đó là sự đoàn kết, thống nhất, công tác nhiệt tình của đội ngũ cán bộ lớp, các em cán bộ lớp phải là người gương mẫu, là học sinh chăm ngoan có khả năng học tập tốt năng động trong mọi công việc. Để có được một tập thể lớp tốt thì việc nhắc nhở, phê bình kỷ luật dứt khoát, không thể thiếu được việc khuyên bảo, động viên của thầy cô giúp các em có nghị lực hơn trong cuôc sống tự tin hơn trong học tập và luôn tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân. Cho nên với những thiếu sót của các em tôi thường bình tĩnh tìm biện pháp giải quyết thích hợp nhất có thể là gặp riêng nhắc nhở hay khuyên bảo, cũng có thể phê bình trước lớp hay kết hợp với gia đình để giáo dục (thông báo điện thoại, gửi giấy thông báo có xin chữ ký và ý kiến phụ huynh) cũng có thể kiến nghị với nhà trường để có hình thức xử lý phù hợp. Ngoài đội ngũ cán bộ lớp là nhân tố tích cực thúc đẩy phong trào của các tổ, của lớp. Nó được thể hiện rõ nét ở phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. Mỗi bạn khá, giỏi có trách nhiệm kèm cặp một bạn có học lực chưa đạt yêu cầu và nguyện vọng của tổ, lớp. Những đôi bạn này đặc biệt quan trọng trong giờ luyện tập, giờ thảo luận…cùng nhau trao đổi về một bài toán, một câu hỏi văn học, một bài Anh văn…dần dần đưa những học sinh lười, học yếu phải chăm chỉ, tiến bộ hơn. Như đôi bạn: đôi bạn cùng tiến, chiếc áo vì bạn nghèo…….. 2.6. Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường (BGH, Đoàn TN, GVBM,…) Trong nhà trường các em được học tất cả các môn theo quy định. Vì thế việc phối hợp với GVBM là hết sức quan trọng và cần thiết, bởi vì các em thường suy nghĩ chỉ học tập trung ở một số môn cần thiết như: Toán, Lí, Hoá, Văn, Sử…., mà ít chú ý đến các môn như: Thể dục, GDCD….. Cho nên, nếu GVCN không có sự -9- liên hệ chặt chẽ với GVBM, thì không theo dõi nắm bắt thông tin của các em. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hai mặt giáo dục, cũng như giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. Phối hợp với BCH chi Đoàn lựa chọn những Đoàn viên ưu tú giới thiệu xem xét học lớp “Cảm tình đoàn” và kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn, làm hạt nhân, nòng cốt thúc đẩy phong trào của lớp đi lên. Căn cứ vào thông tư hướng dẫn thi hành khen thưởng kỉ luật học sinh ở các trường phổ thông, căn cứ vào biểu quyết của tập thể lớp. GVCN họp bình bầu xét thi đua hàng tuần và đề nghị tuyên dương trong buổi SHDC hàng tuần đảm bảo tính dân chủ công bằng có sức thuyết phục đối với học sinh. Đồng thời đề nghị Ban giám hiệu kỉ luật những em học sinh mắc sai lầm, khuyết điểm… Khen trước lớp: Những học sinh có biểu hiện tốt về đạo đức, học tập, các hoạt động khác tích cực… Khen trước toàn trường: những em có thành tích xuất sắc trong các phong trào và học tập hoặc những hành động thể hiện tinh thần cao thượng, đề nghị Hiệu trưởng biểu dương và tặng giấy khen. Khiển trách trước lớp: Những học sinh vi phạm ở mức độ nhẹ như: nghỉ học không phép, ăn quà trong lớp, mất trật tự trong giờ học… Khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường: Những học sinh vi phạm nhiều lần, mắc thái độ sai như: Đánh nhau, vô lễ với CB, GV, CNV, vi phạm luật ATGT, Cờ bạc… do Hiệu trưởng quyết định. 2.7.Kết hợp cùng Phụ huynh học sinh. GVCN phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em trong nhà trường (qua số điện thoại hoặc liên lạc trực tiếp…). -10- Chúng ta ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” còn khi đến trường “Cô giáo như mẹ hiền” từ lời bài hát ấy cũng đã thể hiện được sự ân cần chăm sóc của cô và mẹ. vậy khi đặt mình vào vị trí của phụ huynh bản thân tôi luôn trăn trở và nghĩ họ mong muốn gì ở GVCN, ở nhà trường? chính vì thế Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh cùng nhau tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người học sinh. 2.8. Giáo dục đạo đức, kỉ luật bằng các hoạt động khác. Trong buổi sinh hoạt lớp người thầy có vai trò rất lớn, cần phải giúp đỡ cho các em mạnh dạn và cởi mở với nhau hơn, tạo điều kiện để từng học sinh được tự giới thiệu về mình về hoàn cảnh gia đình các khả năng của bản thân và có khó khăn gì, sau các buổi sinh hoạt này, các bạn trong lớp sẽ hiểu, thông cảm và gắn bó với nhau hơn. Là giáo viên chủ nhiệm và là giáo viên bộ môn, việc giảng dạy tốt gây cảm phục đối với học sinh là vấn đề hết sức quan trọng, cho nên trước khi lên lớp bao giờ tôi cũng soạn bài chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo kĩ lưỡng, nghiên cứu tìm ra phương pháp truyền đạt để các em dễ tiếp thu, dễ nắm bắt vấn đề nhất, luôn tìm cách gây cảm hứng trong học tập. Chấm, sửa bài cho học sinh một cách chu đáo. Các trò ngoan học giỏi là nguồn động viên cổ vũ tôi. Bên cạnh những học sinh ngoan, học giỏi thì vẫn còn những học sinh lười học tiếp thu chậm .Với đối tượng này tôi thường đặc biệt quan tâm kiên trì tìm hiểu nguyện vọng để có hướng động viên thuyết phục và có biện pháp truyền đạt kiến thức giáo dục phù hợp như: đơn giản hoá vấn đề truyền đạt, giúp các em dễ nắm bắt vấn đề, dễ tiếp thu kiến thức hơn hoặc tìm cách khích lệ để các em không nản chí trong học tập và rèn luyện. Một trong những vấn đề giáo dục đạo đức, tính kỷ luật đó là bằng việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. GVCN phối hợp với GVBM Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Lịch sử… để học sinh nghiên cứu tìm hiểu các di tích lịch sử ở -11- địa phương, danh lam thắng cảnh, sinh hoạt truyền thống : tìm hiểu lịch sử của anh hùng liệt sĩ Nguyễn Việt Dũng … Từ cơ sở lý luận đã nêu ở trên cùng với kinh nghiệm của bản thân tôi nghĩ rằng: Một giáo viên chủ nhiệm nắm vững và chấp hành các chính sách chế độ của nhà nước, của ngành giáo dục, nắm đầy đủ chủ trương đường lối của cấp trên, nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao thì chưa đủ mà còn phải có sự yêu ngành, yêu nghề, yêu thương học sinh, không ngừng học tập bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, mẫu mực trong vai trò nhà giáo, nhà sư phạm và nhà giáo dục. Mọi cử chỉ lời nói, cách ăn mặc, đi đứng và thái độ biểu hiện của giáo viên chủ nhiệm lớp trước mọi hiện tượng xã hội đều có ảnh hưởng đến nhân cách học sinh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm mà có ý chí trong phấn đấu, mẫu mực trong công tác và trong cuộc sống thì đó chính là những biện pháp giáo dục có hiệu quả nhất với học sinh lớp chủ nhiệm, sẽ đào tạo được những học sinh vừa có tri thức vừa có đạo đức đó sẽ là hành trang giúp các em bước vào cuộc sống môt cách tự tin, là nền tảng cho các em phấn đấu trở thành công dân mẫu mực, có ích cho xã hội. III. KIỂM NGHIỆM LẠI SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 1. Kết quả kiểm nghiệm Qua thời gian một năm học lớp chủ nhiệm của tôi đã dần đi vào nề nếp. - Kết quả thi đua: Tháng 9: Tuần1: Không tính thi đua Tuần 2: Hạng 18 Tuần 3:Hạng 08 Tuần4: Hạng 08 Tháng 10:Tuần1: Hạng 03 Tuần 2: Hạng 06 Tuần 3:Hạng 08 -12- Tuần 4:Hạng 06 Tuần 5:Hạng 06 Tỉ lệ hàng tuần được xếp vào khung xuất sắc Kết quả cuối học kỳ 1: Về học tập: Hạng 3/8 lớp (trong đó có 2 lớp chọn là 10A và 10B1) so với đầu học kỳ 1 là hạng 8/8 Về thi đua: Hạng 5/19 lớp (tỉ lệ: 89,9%) so với đầu học kỳ 1 là 18/19 Kết quả giữa học kỳ 2: Về học tập: Hạng 3/8 lớp (trong đó có 2 lớp chọn là 10A và 10B1) Về thi đua: Đoàn không tổng kết giữa học kỳ 2.Khẳng định hiệu quả của sáng kiến, giải pháp Với kết quả thi đua như vậy, tôi có thể khẳng định nếu duy trì được nề nếp ổn định cộng thêm sự quan tâm tích cực của GVCN thì tập thể của lớp đã và đang đạt được danh hiệu cao vào cuối năm so với mặt bằng chung của trường IV. KẾT LUẬN Vai trò của GVCN rất quan trọng trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông. Bởi vậy, GVCN cần hướng dẫn cho các em xác định thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện, có hoài bão trở thành nhân tài trong thời kì CNHHĐH đất nước. Và luôn nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng một tập thể lớp vững mạnh.Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Có những trường hợp GVCN không cần có mặt nhưng các em vẫn quản lí lớp tốt. Đây là một trong những nhân tố quyết định thành tích lớp. -13- Cùng với việc duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã giúp HS chủ động trong học tập. Lập sơ đồ lớp như trên đã đưa lại hiệu quả rõ rệt trong học tập của học sinh. Những em trong Ban cán sự lớp ngồi đan xen có thể quản lí, theo dõi, nhắc nhở các bạn trong các giờ học. Những em học sinh yếu kém phân đều khắp, được các bạn học sinh khá giỏi kèm cặp, được GVBM quan tâm theo dõi và giúp đỡ nên đã có nhiều tiến bộ. Vì vậy, đã giúp học sinh từ bỏ thói quen thụ động, trông chờ, ỷ lại trong học tập. Theo thời gian, những bài học về đạo đức, nhân cách được tôi đưa và lồng ghép vào trong tiết sinh hoạt lớp giúp học sinh luôn nhớ, vững bước hơn trước những khó khăn trong cuộc sống. từ đó hình thành cho các em tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái trong cuộc sống, cũng như trong học tập. Ngoài ra tôi đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường có hiệu quả về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh thường xuyên nghỉ học và loại bỏ được nguy cơ bỏ học giữa chừng. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã học hỏi, đúc kết và thực hiện trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, những kết quả đó là động lực thúc đẩy tôi hơn nữa trong công tác chủ nhiệm Cái Răng, ngày 01 tháng 5 năm 2014 Người viết Trần Thị Lan Phượng -14-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan