Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm và giải pháp chỉ đạo, tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ ở trườ...

Tài liệu Một số kinh nghiệm và giải pháp chỉ đạo, tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ ở trường tiểu học thị trấn thường xuân

.DOC
18
124
136

Mô tả:

MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, 2.4 với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 5 3 Kết luận, kiến nghị 13 16 3.1 Kết luận 16 3.2 Kiến nghị 16 Tài liệu tham khảo 17 Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được công nhận 18 1 1. Mở đầu: Tổ chức câu lạc bộ (CLB) trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản thân, câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực tổng hợp, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội. Đây là cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân tài có tố chất cao, dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện. 1.1. Lí do chọn đề tài: Căn cứ Hướng dẫn số 407/PGDĐT-TH về việc việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 cấp Tiểu học ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Phòng GD&ĐT huyện Thường Xuân; Thực hiện Công văn số: 396/PGD&ĐT – GDTH, ngày 30/8/2018 V/v hướng dẫn thành lập và tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ năm học 2018-2019. Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học 2018 – 2019 của trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân; Nhằm hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2018 – 2019; Trong các năm học gần đây do việc nghiêm cấm tổ chức trường chuyên, lớp chọn nên việc phát hiện và giúp những học sinh có tố chất phát triển năng lực, năng khiếu rất hạn chế. Chính vì vậy nhà trường cũng đã căn cứ các văn bản hướng dẫn để thành lập được Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt song chưa nhận được sự ủng hộ của các cá nhân và tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Việc tuyên truyền chưa tốt. Các tổ chức và cá nhân chưa hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc cho các em tham gia CLB. Thời gian hoạt động của CLB còn hạn chế(2 buổi/tuần). Học sinh phải tham gia học tập chính khóa và cha mẹ cho tham gia nhiều lớp học ôn. 2 Xuất phát từ những lý do trên, thực hiện theo các hoạt động chủ điểm trong năm học, chuyên môn xây dựng kế hoạch “Thành lập các Câu lạc bộ trong trường học năm học 2018-2019”. Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng nhà trường giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã xác định rõ vị trí và vai trò của các Câu lạc bộ trong việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua 1 năm chỉ đạo, tổ chức thực hiện mô hình Câu lạc bộ đã có những hiệu quả nhất định nên tôi mạnh dạn đúc rút “Một số kinh nghiệm và giả pháp chỉ đạo, tổ chức tốt hoạt động Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt ở trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân” để chia sẻ cùng đồng nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tạo điều kiện để học sinh tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, thực hành. Thông qua các Câu lạc bộ nhằm tạo cho các em học sinh một sân chơi giải trí lành mạnh, thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Học sinh nhận ra giá trị đoàn kết thông qua việc sinh hoạt tập thể, sinh hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện. Phát hiện những học sinh có trí tuệ, yêu thích phát triển khả năng Toán học và những điều kỳ thú của môn Tiếng Việt sẽ được thầy giáo, cô giáo chấp cánh cho những đam mê ấy phát triển, giúp các em vững bước trên con đường học tập. 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ dựa trên khung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành của Bộ GD&ĐT. - Nghiên cứu những giải pháp nhằm thành lập và chỉ đạo, tổ chức tốt hoạt động CLB Toán và Tiếng Việt ở Tiểu học. - Học sinh lớp 3A; 4A; 5A trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thăm dò, khảo sát. Phương pháp quan sát. Phương pháp đàm phán. Phương pháp thực hành, luyện tập, trải nghiệm. 3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Theo học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, GS. Howard Gardner - ĐH Harvard, mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có đủ 8 loại hình thông minh: ngôn ngữ, toán học, thế giới tự nhiên, không gian, âm nhạc, vận động, giao tiếp và nội tâm. Mỗi học sinh là một cá nhân độc lập với những khả năng riêng biệt. Các em thể hiện tốt năng lực của mình khi được phát triển trong môi trường giáo dục toàn diện về thể chất - trí tuệ - cảm xúc. Tổ chức câu lạc bộ theo sở thích của học sinh là một trong những hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi tham gia hoạt động của CLB, ngoài mục tiêu rèn luyện khả năng tự chịu trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm; học sinh còn được định hướng, trải nghiệm các nội dung học tập để khám phá bản thân và phát triển năng khiếu. Thông qua hoạt động của các CLB, giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh hiểu quan tâm hơn đến nhu cầu nguyện vọng và mục đích chính đáng của học sinh. Trong lịch sử giáo dục thế giới, CLB sở thích của học sinh trong các trường học đã được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm nay. Các trường đều có tổ chức các CLB để học sinh có thể tham gia và phát huy năng khiếu và đam mê của mình. Ở Việt Nam, các nhà trường cũng đã quan tâm tổ chức các CLB các môn học, CLB thể dục thể thao... để tạo sân chơi cho học sinh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả hoạt động của các CLB sở thích của học sinh chưa cao, các CLB chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia của giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh và phụ huynh. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Những năm học trước đây nhà trường cũng đã thành lập được Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt song chưa nhận được sự ủng hộ của các tổ chức như: Đoàn Thanh niên; Đội TNTP Hồ Chí Minh và đặc biệt là sự ủng hộ của Cha mẹ học sinh. Lý do là việc tuyên truyền chưa tốt. Các thành phần trên chưa hiểu rõ mục đích ý nghĩa của việc cho các em tham gia CLB. 4 Quỹ thời gian hoạt động của CLB còn hạn chế(2 buổi/tuần). Lý do là học sinh phải tham gia học tập chính khóa và cha mẹ cho tham gia nhiều lớp học ôn. Vì những lý do trên nên hiệu quả hoạt động chưa tốt. Kết quả giao lưu cấp huyện năm học 2017-2018 chỉ đứng Nhì toàn đoàn, không còn là đơn vị dẫn đầu của huyện nhà. KẾT QUẢ THI GIAO LƯU CÂU LẠC BỘ TOÁN - TIẾNG VIỆT LÓP 4 - 5 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 TT 1 Trường TH Thị Trấn Số lượt HS KS 118 Điểm trên 5 hai môn khối 4 SL 46 % 38,9 Điểm trên 5 hai môn khối 5 SL 38 Tổng cộng Xếp hạng % 32,2 84 2 2.3. Các biện pháp và giải đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Các biện pháp chung: Để góp phần hình thành năng lực và phẩm chất của người học, hiện nay, căn cứ vào điều kiện thực tiễn, nhà trường cần thành lập các CLB theo sở thích của học sinh như: CLB (Toán , Tiếng Việt, Tin học, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, nghiên cứu khoa học...). Như vậy để tổ chức CLB ta phải xác định được nhóm sở thích của học sinh để thành lập. Để tổ chức và duy trì hoạt động của CLB sở thích của học sinh, theo tôi cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau: Một là, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vị trí, vai trò của việc tổ chức các hoạt động của CLB sở thích của học sinh trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Hai là, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên và giáo dục thể chất theo năm học. Ba là, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ học sinh trong việc quan tâm, tạo điều 5 kiện về thời gian, nguồn lực để tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động của CLB sở thích của học sinh. Bốn là, việc thành lập các CLB sở thích của học sinh phải đảm bảo theo đúng quy trình sau: Bước 1: Căn cứ nhu cầu, nguyện vọng học sinh, căn cứ mục tiêu kế hoạch của nhà trường, xác định loại hình câu lạc bộ. Bước 2: Xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, hình thức tổ chức. Bước này có thể do nhà trường, cũng có thể giao quyền tự chủ cho học sinh tự xây dựng. Bước 3: Tập hợp các thành viên, xây dựng tổ chức, thống nhất nguyên tắc hoạt động, thông qua kế hoạch, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, thống nhất lịch sinh hoạt. Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Bước 4: Tổ chức các buổi sinh hoạt, trong đó xác định rõ nội dung, công việc, có kiểm tra và nhận xét đánh giá cuối mỗi buổi. Một số hình ảnh về hoạt động của Câu lạc bộ 6 Bước 5: Những câu lạc bộ hoạt động dài hạn, cần có kế hoạch nhận xét, đánh giá, bầu lại Ban chủ nhiệm câu lạc bộ theo định kỳ (một năm một lần). Nhà trường có thể tổ chức nhiều câu lạc bộ khác nhau cho các nhóm học sinh tham gia và cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho mỗi CLB để việc tổ chức thực hiện đạt được hiệu quả giáo dục cao. Năm là, khi lựa chọn các thành viên tham gia CLB cũng như khi tổ chức các buổi sinh hoạt CLB cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: Tham gia trên tinh thần tự nguyện; không phân biệt đối xử; đảm bảo sự công bằng; phát huy tính sáng tạo; tôn trọng ý kiến và nhân cách học sinh; bình đẳng giới; đảm bảo quyền trẻ em; học sinh là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB. Sáu là, kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học, nhà trường cần tổ chức hoạt động đánh giá xếp loại cho học sinh tham gia CLB. Tổ chức tốt việc tuyên dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể tham gia tích cực, hiệu quả, các CLB hoạt động tốt. Có thể nói, khi học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được rèn luyện thường xuyên những năng lực, sở trường của mình thì chắc chắn những tiềm năng đó sẽ được đơm hoa, kết trái. Không gian CLB sẽ trở thành môi trường lý tưởng chắp cánh những khả năng, sức sáng tạo của các em học sinh. Không những thế, khi các CLB được tiếp nối, duy trì, phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng môi trường giáo dục thực sự là "an toàn", thân thiện. Để các em thêm gắn bó với trường, lớp, bè bạn, hạn chế thời gian dư thừa hoặc sa đà vào những trò chơi, thói hư, tật xấu... 7 Hình ảnh các CLB tham gia trải nghiệm 2.3.2. Các giải pháp cụ thể để thực hiện giải quyết vấn đề: 8 Giải pháp thứ nhất: Khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng học sinh trên cơ sở dự thảo kế hoạch chung của trường. Xây dựng nội dung phiếu đăng ký tham gia CLB như sau: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ……………………………; LỚP: ……… NĂM HỌC 2018 - 2019 Kính gửi: - BGH trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân - Giáo viên chủ nhiệm câu lạc bộ Tên em là: ............................................................................................... Sinh ngày ...........tháng ...........năm ......................................................... Địa chỉ: ..................................................................................................... Điện thoại: ............................................................................................. Là học sinh lớp ........., trường Tiểu học Thị trấn Thường Xuân Em tìm hiểu và được biết nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ ………………………… nhằm tạo điều kiện cho các bạn học sinh có sở thích, năng khiếu và đam mê tìm hiểu kiến thức môn học, được giao lưu, học hỏi thêm nhiều điều mới lạ, lí thú và bổ ích. Em xét thấy mình có đủ các tiêu chuẩn mà câu lạc bộ yêu cầu. Vậy em làm đơn này, kính mong Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm câu lạc bộ cho em được tham gia sinh hoạt tại câu lạc bộ ……………………… lớp … của nhà trường. Nếu được tham gia câu lạc bộ, em xin hứa: - Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường. - Tham gia sinh hoạt CLB đầy đủ, đúng giờ; - Tích cực trong mọi hoạt động của CLB; - Tích cực tham gia giao lưu với các CLB khác khi được chọn. Em xin chân thành cảm ơn! Thị Trấn, ngày …..... tháng 9 năm 2018 Xác nhận của cha mẹ học sinh Người viết đơn 9 Sau đó, tổng hợp nhu cầu nguyện vọng của học sinh, dự kiến số lượng các thành viên. Bài toán đặt ra là: Sẽ có những Câu lạc bộ có số thành viên quá tải hoặc không đủ so với dự kiến. Để bài toán về "vênh " số lượng trên giải được, cần 3 yêu cầu sau: - Tôn trọng sở thích nguyện vọng của học sinh. - Giáo viên chủ nhiệm gợi ý để các em lựa chọn cho phù hợp với năng lực và sở trường của mình.. - Không chọn đồng thời hai Câu lạc bộ trùng thời điểm sinh hoạt. Giải pháp thứ hai:. Thống nhất loại hình câu lạc bộ, lập danh sách thành viên và thành lập ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Bỏ những Câu lạc bộ có số lượng thành viên quá ít và tăng ca cho những Câu lạc bộ có số lượng vượt nhiều so với dự kiến, lập danh sách các thành viên câu lạc bộ và thành lập ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Qua tổng hợp đăng ký của học sinh đầu năm học. Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và điều kiện của nhà trường trong năm học này, Quyết định thành lập 4 Câu lạc bộ sau: TT 1 2 3 4 Tên Câu lạc bộ Câu lạc bộ Múa, hát khối 1,2,3 Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt lớp 3 Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt lớp 4 Câu lạc bộ Toán và Tiếng Việt lớp 5 Số lượng Người phụ trách Ghi chú 16 Nguyễn Văn Nam GV Âm nhạc 34 Nguyễn Thị Nga Gv chủ nhiệm 36 Lê Thị Hằng Gv chủ nhiệm 28 Lê Văn Tuấn Gv chủ nhiệm Giải pháp thứ ba:. Dự trù kinh phí, huy động kinh phí phục vụ lễ ra mắt và duy trì, nâng chất lượng câu lạc bộ: Đây là vấn đề quan trọng. - Kinh phí dự trù gồm: + Mua sắm cơ sở vật chất (trang phục múa, Thiết bị máy chiếu, ti vi...). 10 + Chi hỗ trợ cho huấn luyện viên và người phụ trách theo thoả thuận. + Hỗ trợ cho Ban chủ nhiệm. + Kinh phí dự phòng (ra mắt, tổng kết, học tập kinh nghiệm, ...) - Huy động: + Một phần từ ngân sách chi thường xuyên + Cơ bản từ đóng góp tự nguyện của các thành viên thông qua Nghị quyết của cha mẹ học sinh. + Một phần từ kêu gọi các tập thể, cá nhân hảo tâm. Giải pháp thư tư:. Chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho việc thành lập và tổ chức hoạt động hiệu quả cho các Câu lạc bộ. Cơ sở pháp lý: Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của chính phủ về việc Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thì thẩm quyền thành lập câu lạc bộ. Câu lạc bộ trong các trường học hoạt động phục vụ mục tiêu phát triển của trường, dưới sự bảo trợ của nhà trường. Thẩm quyền thành lập và giải tán do Hiệu trưởng quyết định. Các văn bản cần ban hành gồm: - Quyết định thành lập Ban chỉ đạo câu lạc bộ; - Quyết định thành lập các câu lạc bộ và ban chủ nhiệm câu lạc bộ; - Kế hoạch hoạt động câu lạc bộ; - Quy chế hoạt động của các Câu lạc bộ; - Nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ; Các bước ra mắt câu lạc bộ: - Khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Đọc quyết định thành lập, quyết định ra mắt ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế câu lạc bộ. - Công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới. - Sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của câu lạc bộ. 11 Hình ảnh ra mắt Câu lạc bộ Bước duy trì, nâng chất lượng hoạt động câu lạc bộ: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thành lập các tiểu ban, từ đó xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban. Theo bảng dưới đây, có các tiểu ban sau: Tên các tiểu ban câu lạc bộ Tiểu ban Câu lạc bộ học tập: - Toán và Tiếng Việt lớp 3;4;5. Tiểu ban Câu lạc bộ nghệ thuật: - Hát, múa; Người phụ trách Lê Văn Tuấn Nguyễn Văn Nam - Mục tiêu: + Tiểu ban nghệ thuật: Tạo hứng thú, óc thẩm mỹ, lòng ham thích nghệ thuật và quyền được hưởng thụ nghệ thuật. Phục vụ các chương trình văn nghệ, lễ hội cho trường, địa phương và ngành. + Tiểu ban học tập: Tham gia và đạt hiệu quả cao trong kì thi và giao lưu CLB Toán và Tiếng Việt các cấp. Lập kế hoạch hoạt động từng quý, từng kỳ trong mỗi hoạt động có sự điều chỉnh. Tại sao lập kế hoạch quý? Bởi: - Quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều thay đổi như việc một số thành viên không còn hứng thú, có ý muốn thay đổi (do năng lực, do nhận thức cảm tính, ...) 12 - Do thời tiết. - Buổi sinh hoạt trùng với kế hoạch chung của ngành. - Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giao ban quý để câu lạc bộ đi vào nề nếp. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 2.4.1. Kết quả sau một năm thực hiện mô hình: - Xã hội đồng thuận, ngành quan tâm đề nghị nhân rộng và phát huy hoạt động mô hình mô hình; - Học sinh rất hứng thú (biểu hiện ở sự tiếc nuối khi câu lạc bộ tạm ngừng sinh hoạt do thời tiết, do trùng lịch...) - Huy động được khoảng 60 triệu đồng (mua sắm cơ sở vật chất, trả bồi dưỡng cho GV, chi khác). - Đặc biệt hơn, câu lạc bộ đã tạo nên một sân chơi bổ ích, hấp dẫn, lí thú và mới lạ; là nơi giao lưu học hỏi đồng thời nơi để học sinh xả "trét" cho sự nhàm chán, đơn điệu và quá tải. - Minh chứng cụ thể là kết quả giao lưu cuối học kỳ 1 và cuối năm học 2018-2019 cấp huyện của CLB Toán và Tiếng Việt trường Tiểu học Thị Trấn Thường Xuân đứng Nhất toàn đoàn. Qua bảng số liệu sau: KẾT QUẢ THI GIAO LƯU CÂU LẠC BỘ TOÁN - TIẾNG VIỆT LÓP 4 - 5 HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 - 2019 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Trường TH Thị Trấn TH Luận Thành TH Ngọc Phụng 1 TH Xuân Dương TH Thọ Thanh TH Ngọc Phụng 2 TH Lương Sơn 1 TH Vạn Xuân TH Tân Thành 1 Điểm trên 5 Số hai môn khối 4 lượt HS KS SL % 86 60 76 74 66 44 60 46 30 44 26 22 25 10 8 13 6 4 51.2 43.3 28.9 33.8 15.2 18.2 21.7 13.0 13.3 Điểm trên 5 hai môn khối 5 SL 20 18 19 15 21 17 9 15 12 Tổng cộng Xếp hạng % 23.3 30.0 25.0 20.3 31.8 38.6 15.0 32.6 40.0 64 44 41 40 31 25 22 21 16 1 2 3 4 5 6 7 8 9 13 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 TH Xuân Lẹ TH Xuân Lộc TH Xuân Cẩm TH Xuân Cao 1 TH Lương Sơn 2 TH Xuân Thắng TH Yên Nhân 2 TH Bát Mọt 1 TH Yên Nhân 1 TH Luận Khê 2 TH Tân Thành 2 TH Xuân Chinh TH Bát Mọt 2 TH Luận Khê 1 TH Xuân Cao 2 CỘNG 40 34 36 60 36 28 28 28 20 30 36 26 20 22 14 10 5 9 6 5 7 2 2 2 25.0 14.7 25.0 10.0 13.9 25.0 7.1 7.1 10.0 1 3.8 1000 207 20.7 3 7 3 5 4 1 2 1 7.5 20.6 8.3 8.3 11.1 3.6 7.1 3.6 1 1 3.3 2.8 174 17.4 13 12 12 11 9 8 4 3 2 1 1 1 10 11 11 13 14 15 16 17 18 19 19 19 24 24 24 381 Cuối năm học Phòng GD&ĐT Thường Xuân tổ chức giao lưu và xếp giải. Kết quả tổng hợp xếp hạng: Nhà trường tiếp tục khẳng định vị trí Nhất toàn đoàn. Cụ thể như sau: Khối, lớp Lớp 4 Lớp 5 Giải đạt được Môn HSTD Nhất Nhì Ba Khuyến khích Tổng giải Toán 30 2 3 12 6 23 Tiếng Việt 30 0 3 12 11 26 Toán 25 0 1 6 4 11 Tiếng Việt 25 0 7 11 7 25 Đặc biệt: Có 2 thành viên trong 2 CLB lớp 4 và lớp 5 tham gia kỳ thi Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ Việt Nam đều đạt kết quả cao. Cụ thể: Học sinh Trần Lê Ân(CLB lớp 4) đạt Huy chương Vàng; Học sinh Hà Anh Tiến(CLB lớp 5) đạt giải kép: 1 Huy chương Đồng cuộc thi tìm kiếm tài năng Toán học trẻ Việt Nam và 1 Huy chương Bạc kỳ thi Violimpic Toán Singapore và 20 nước khu vực Châu Á. Đây là Thành tích vượt trội của Nhà trường cho đến nay. 14 Hình ảnh 2 học sinh nhận Huy chương ngày 05/05/2019 tại Hà Nội Hình ảnh 2 học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô giáo trong Bangiams hiệu và thầy cô giáo chủ nhiệm tại Lễ tổng kết năm học 2018-2019 2.4.2. Bài học kinh nghiệm: - Mạnh dạn đổi mới, chấp nhận ro nếu mô hình mang lại hiệu quả thấp. - Tôn trọng cá nhân học sinh (như một chủ thể chứ không phải một phương tiện). 15 - Huy động tốt nguồn nhân lực, tài lực. 3. Kết luận, kiến nghị: 3.1. Kết luận: Có thể nói, mô hình các CLB trong trường học là một phần quan trọng trong chương trình phát triển toàn diện của nhà trường; tạo điều kiện cho các học sinh thực hành những điều đã học, cũng như phát triển tối đa khả năng của mỗi cá nhân. Quan trọng hơn cả là sau những trải nghiệm cùng CLB, mỗi bạn học sinh sẽ thêm tự tin với những kiến thức và kĩ năng mà mình thu được. “Mô hình các CLB trong trường học là một cách làm mới, bước đầu cho thấy những hiệu quả khả quan trong việc góp phần xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Các mô hình CLB trường học hiện nay mang lại ý nghĩa tích cực, góp phần bổ trợ cho học sinh trong học tập và cuộc sống”. Hy vọng, với những ý nghĩa tích cực đã có, việc phát triển mô hình các CLB trong trường học sẽ thu được thêm nhiều kết quả khả quan trong thời gian tới. 3.2. Kiến nghị: Sớm ban hành và cập nhật các văn bản hướng dẫn tổ chức, thành lập, hoạt động câu lạc bộ trong trường phổ thông. Giảm áp lực thi cử, tiếp tục xoá vĩnh viễn căn bệnh thành tích trong giáo dục để học sinh tiểu học được học, được chơi, được phát triển nhân cách toàn diện. Do thời gian nghiên cứu, thực nghiệm và năng lực bản thân còn có hạn nên ở sáng kiến kinh nghiệm này, không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý, chia sẽ để bản thân tiếp thu và bổ sung vào sáng kiến nhằm hoàn thiện hơn./. XÁC NHẬN Thanh Hóa, ngày 21 tháng 5 năm 2019 CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Phùng Mạnh Hà Tài liệu tham khảo 1. Bài viết của tác giả: Nguyễn Minh Hào. Đăng trên Tạp chí thế giới trong ta; 16 2. 3. 4. 5. Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Toán lớp 3; 4; 5; Sách giáo khoa và sách giáo viên môn Tiếng Việt lớp 3; 4; 5; Khung phân phối chương trình bậc Tiểu học hiện hành của Bộ GD&ĐT; Học thuyết “Trí thông minh đa chiều”, GS. Howard Gardner - ĐH Harvard. DANH MỤC 17 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Phùng Mạnh Hà Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Thị Trấn. TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại (Ngành GD cấp huyện/tỉnh; Tỉnh...) Kết quả đánh giá xếp loại (A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại Một số phương pháp giúp học 1. sinh sữa lỗi chính tả ở trường Ngành GD cấp huyện C 2006-2007 Ngành GD cấp huyện C 2008-2009 Ngành GD cấp huyện B 2010-2011 Ngành GD cấp huyện A 2012-2013 Ngành GD cấp tỉnh B 2012-2013 Tiểu học. Một số biện pháp chỉ đạo, quản 2. lý nề nếp dạy và học ở trường Tiểu học. Một số kinh nghiệm xây dựng 3. đội ngũ giáo viên vững mạn ở trường Tiểu học Xuân Cao 1. Một số biện pháp kiểm tra đánh 4. giá giờ dạy của giáo viên ở trường TH Xuân Cao 1. Một số biện pháp kiểm tra đánh 5. giá giờ dạy của giáo viên ở trường TH Xuân Cao 1. ---------------------------------------------------- 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất