Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 trong phân ...

Tài liệu Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 trong phân môn tập làm văn có hiệu quả

.DOC
24
54
105

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CÓ HIỆU QUẢ Người thực hiện: Lê Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Thắng SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2019 1 MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: ...................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu:.............................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu: ...........................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu: .....................................................................2 1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...................................................2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KING NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:............................................2 2.1.1. Khái niệm kĩ năng sống: ....................................................................2 2.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học......3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm....4 2.2.1. Đối với học sinh: .................................................................................4 2.2.2. Đối với giáo viên: ................................................................................5 2.2.3. Về phía địa phương và phụ huynh học sinh:....................................5 2.2.4. Kết quả điều tra thực trạng:...............................................................6 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:...........................................................6 2.3.1. Tạo ra sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh.................6 2.3.2. Lựa chọn nội dung tích hợp GDKNS trong phân môn Tập làm văn:................................................................................................................. 7 2.3.3. Nêu gương người tốt, việc tốt:............................................................12 2.3.4. Tăng cường thực hành trải nghiệm:..................................................15 2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục Kĩ năng sống tại gia đình:...........................................................................................16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:..................................................17 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận:..................................................................................................18 3.2. Kiến nghị:................................................................................................19 2 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Để đáp ứng nhu cầu của đất nước ta hiện nay trong công cuộc hội nhập quốc tế thì đòi hỏi giáo dục cũng phải theo một hướng mới. Đó là chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Trong tình hình hiện nay, khi công nghệ thông tin bùng nổ, thế giới trong vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của thời đại thì con người phải có kĩ năng sống (KNS) để học, để hòa nhập, để hợp tác và cùng chung sống. Vì vậy, đòi hỏi giáo dục cũng phải thay đổi cho phù hợp với xu thế chung. Bởi cuộc sống hiện tại đem lại những thay đổi nhanh chóng về mọi mặt của xã hội, đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa từng gặp, chưa từng trải nghiệm. Từ đó, con người dễ hành động và ứng phó theo cảm tính nên không tránh khỏi rủi ro. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) là điều vô cùng cần thiết để đáp ứng những thách thức và nắm bắt thời cơ trong thời kì hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa. Chính vì thế, trong những năm gần đây GDKNS cho học sinh đã được đưa vào các nhà trường bằng các văn bản chỉ đạo, các Chỉ thị, các Nghị quyết và được coi là một nội dung quan trọng trong việc giáo dục học sinh hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp người học thành công. Nội dung GDKNS đã được tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục. Đặc biệt, rèn luyện KNS cho học sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Chính vì thế KNS được gắn với bốn trụ cột của giáo dục đó là: Học để biết; Học làm người; Học để sống với người khác và Học để làm. Trong thời đại hiện nay, KNS có thể được coi là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen lành mạnh, tích cực. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách. Ngược lại người thiếu KNS thường dễ bị vấp ngã, dễ thất bại trong cuộc sống. Tập làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp các kiến thức từ các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Học Tập làm văn đối với học sinh lớp Hai là bắt đầu học kĩ năng tạo lập văn bản nói và văn bản viết, kĩ năng kể, tả đơn giản về những sự vật gần gũi, gắn bó với đời sống các em và kĩ năng giải quyết các tình huống đơn giản rất gần gũi trong cuộc sống hằng ngày. Do vậy, chương trình và nội dung dạy học phân môn Tập làm văn ở Tiểu học nói chung, ở lớp Hai nói riêng chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS và có khả năng tích hợp KNS rất cao. Trong thực tế, có một bộ phận không nhỏ giáo viên cũng như phụ huynh học sinh chưa chú ý đến việc rèn KNS cho các em mà còn chú trọng nhiều đến hình thành kiến thức. Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến những đổi mới về môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ theo cả hai hướng: tích cực và tiêu cực. Một bộ phận học sinh đã bắt nhịp tốt với yêu cầu phát triển chung của xã hội. Các em hình thành được những kĩ năng cần thiết để học tập và phát triển. Bên cạnh đó, một bộ phận học sinh khác thiếu KNS nên chậm thích ứng trong môi trường sống. Trong những năm gần đây, các biểu hiện 1 tiêu cực của học sinh ngày càng có xu hướng gia tăng. Có nhiều học sinh lớn lên đạo đức lối sống, nếp sống văn minh ngày càng đi xuống. Biểu hiện ở chỗ coi thường nội quy trường, lớp; thiếu tôn trọng người lớn, lười hoạt động, ỷ lại người khác; trong giao tiếp có biểu hiện của việc thiếu lịch sự như nói trống không, trả lời cắt ngang không có đầu có cuối... Theo tôi, đó là vì các em thiếu KNS. Mặc dù KNS là rất quan trọng nhưng trên thực tế việc tích hợp, lồng ghép KNS vào dạy học ở trường Tiểu học còn gặp nhiều lúng túng, vướng mắc về nội dung, cách thức thực hiện. Vì vậy trong quá trình dạy học Tập làm văn tôi đã nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy và đã thu được những kết quả rất tích cực . Xuất phát từ thực tiễn như vậy nên tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh lớp Hai trong phân môn Tập làm văn có hiệu quả. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài này để tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp điều kiện thực tế và đạt hiệu quả cao trong dạy học. - Thực hành dạy học tích hợp KNS trong chương trình Tập làm văn lớp 2. - Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kỹ năng phù hợp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 2B. - Nghiên cứu các KNS và nội dung các bài học có khả năng tích hợp KNS. - Các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp GD KNS hiệu quả. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. - Phương pháp dạy thực nghiệm. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Đã có rất nhiều người nghiên cứu và viết về đề tài này nhưng chủ yếu quan tâm đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các môn học khác mà ít quan tâm đưa vào lồng ghép KNS trong môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Khái niệm về kĩ năng sống KNS là gì? Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS: - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEP), KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng. - Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết - Học làm người - Học để sống với người khác – Học để làm. 2 Tuy có sự khác biệt giữa các quan niệm về KNS nhưng có thể nói bản chất của KNS là kĩ năng tự quản lí bản thân và các kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.(Mã Mô đun TH 39 – Tài liệu BDTX giáo viên Tiểu học) Ví dụ: Ở nhà một mình các em có khả năng đối phó với kẻ xấu, tự bảo vệ mình,…. 2.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho học sinh Tiểu học - KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Thực tế cho thấy, khoảng cách giữa nhận thức và hành vi khá xa, có nhận thức đúng chưa hẳn đã có hành vi đúng. Ví dụ: Học sinh vẫn biết là đi học thì cần học bài, làm bài đầy đủ nhưng có học sinh vẫn không làm bài. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và giao tiếp rất kém. Các em vẫn biết đánh nhau, chửi bậy, …. là vi phạm đạo đức nhưng nhiều học sinh vẫn văng tục tức thì nếu có vấn đề không vừa lòng với bạn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu KNS. KNS là nhịp cầu giúp con người biến nhận thức thành hành vi, thái độ và các thói quen lành mạnh. Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực; họ thành công hơn trong cuộc sống và làm chủ cuộc sống của mình. - GDKNS là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ước mơ, có tính ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Nhất là trong điều kiện xã hội ngày nay, điều kiện kinh tế phát triển các nguồn thông tin, mạng internet, tệ nạn xã hội tràn ngập khắp nơi. Thế hệ trẻ nói chung, đối tượng học sinh Tiểu học nói riêng luôn chịu tác động nhiều chiều. Nếu không được GDKNS, thiếu hiểu biết, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi sai lệch về đạo đức, có lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách, không có khả năng ứng phó với ngoại cảnh. Học sinh Tiểu học là độ tuổi phù hợp nhất cho việc phát huy KNS và phát triển tư duy. Trẻ cần được trang bị những kĩ năng then chốt cho sự thành công mai sau, như: Kĩ năng tư duy phản biện, sự sáng tạo, sự tự tin, kĩ năng giao tiếp, kí năng hợp tác, kĩ năng xử lí tình huống,… … Học sinh được rèn luyện về tư duy phản biện, phát triển sự nhạy bén, lập luận logic, cách lật ngược vấn đề, khả năng tập trung, cách hỏi đáp, trả lời thông minh trước nhiều vấn đề khác nhau. Như vậy, việc trang bị các KNS cho học sinh Tiểu học giúp trẻ rèn luyện kĩ năng tư duy, cách xử lý trong tình huống để trẻ tự phát triển về nhận thức cũng như nhân cách của bản thân sau này. - GD KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Mục tiêu giáo dục đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị 3 những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Chương trình và nội dung dạy học phân môn Tập làm văn chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến KNS. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai… Đây chính là cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều KNS cần thiết. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Đối với học sinh Học sinh phổ thông nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng hiện nay còn rất nhiều hạn chế về KNS. Trong quá trình giáo dục, địa phương nơi tôi công tác thường mới chú trọng đến dạy kiến thức mà chưa chú trọng đến dạy KNS cho học sinh. Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là vấn đề khó khăn với các em. Qua điều tra, khảo sát cho thấy một số tình trạng sau: - Tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy. Rất nhiều học sinh trong trường tôi, trong lớp tôi chủ nhiệm sẵn sàng văng tục chửi bậy khi mà gặp điều gì đó không vừa ý. Giữa hai bạn trong lớp có thể đang chơi với nhau vẫn xảy ra mẫu thuẫn, tranh luận rồi dẫn đến cãi vã nhau tức thì. - Tình trạng học sinh nói chuyện chưa lịch sự, chưa lễ phép, phát biểu xây dựng bài chưa thành câu. Ví dụ: Khi gặp một ai đó, các em chào “Bác.” thay cho câu chào đầy đủ “Cháu chào bác ạ.”; Hoặc khi được giáo viên hỏi “Em hãy cho biết theo lời cha, hai người con đã làm gì?” (Tập đọc: Kho báu, Tiếng Việt 2, tập 2, trang 84). Học sinh sẽ trả lời “Hai người con ra ruộng đào bới khắp cả đám ruộng.” hoặc “ Hai người con ra ruộng tìm kho báu”… mà đúng ra các em phải trả lời đầy đủ “Con thưa cô/(thầy) hai người con ra ruộng đào bới để tìm kho báu.” Câu trả lời của các em thiếu mất phần thưa gửi thể hiện sự lễ phép, tôn trọng người lớn. Tôi cho rằng, cách chào, cách đáp như vậy của các em không phải do các em hỗn láo gì mà chỉ vì kĩ năng giao tiếp của các em còn hạn chế, các em chưa biết cách chào, cách đáp như thế nào là trọn vẹn nhất. - Tình trạng học sinh sống thu mình, nhút nhát thiếu tự tin, hay ích kỉ chưa biết hợp tác, giúp đỡ nhau. Một số học sinh trong lớp tôi ngồi học bài rất chăm chú, nhưng không giơ tay phát biểu bài trong cả thời gian dài. Khi tôi đến kiểm tra bài làm của em thì thấy các em làm bài vẫn đúng, trả lời (ghi vở) được các yêu cầu do tôi đưa ra. Chứng tỏ các em hiểu bài nhưng chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân. Thường thường trong lớp, tôi hay xếp xen kẽ học sinh tích cực, học tập tốt ngồi cùng với những học sinh còn chậm, còn rụt rè để các em có cơ hội giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Song không phải em học sinh tích cực nào cũng sẵn sàng giúp bạn. Có những em thờ ơ với việc giúp đỡ bạn. Những em đó thường hoàn thành yêu cầu của mình rồi ngồi chơi, làm việc riêng. Lại có em muốn giúp bạn nhưng không biết giúp như thế nào. 4 Trong các tiết học Tập làm văn có nhiều bài tập yêu cầu đáp lại lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời khen, lời chúc mừng… Vẫn còn nhiều học sinh rất lúng túng lựa chọn cách đáp sao cho phù hợp. Hầu hết các em chỉ đưa ra những cách đáp đơn thuần mà chưa thể hiện được sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè, mọi người. Ví dụ: Đáp lại lời xin lỗi trong trường hợp sau: Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.” (Tập làm văn tuần 22, trang 39, T.V 2, tập 2) Học sinh đáp: “Không sao đâu.”, “Không có gì đâu.” Cách đáp này có thể chấp nhận được, không sai gì cả. Tuy nhiên đáp như vậy chưa thể hiện rõ được sự cảm thông, chia sẻ với bạn. 2.2.2. Đối với Giáo viên - Hiện nay công tác GDKNS của giáo viên tới học sinh đôi lúc chưa được thường xuyên, liên tục và chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên mỗi người hiểu, tiếp cận và thực hiện một cách khác nhau. Một bộ phận giáo viên vẫn coi nhẹ công tác chủ nhiệm lớp do đó công tác rèn KNS cho các em đem lại hiệu quả chưa cao. - Do trình độ và khả năng nhận thức của GV nên hình thức, phương pháp truyền tải KNS đến các em chưa linh hoạt, chưa phù hợp nên dẫn đến học sinh chưa có cơ hội, điều kiện để trải nghiệm, thực hành KNS trong các hoạt động. Đôi khi, có những GV do cố gắng chạy theo chất lượng, dành nhiều thời gian để dạy kiến thức hơn là rèn KNS. Mặt khác, nhiều giáo viên không được tập huấn về công tác giáo dục KNS cho học sinh nên chưa có phương pháp giáo dục phù hợp và thực sự có hiệu quả. - Chương trình GDKNS chủ yếu đang được tích hợp, lồng ghép trong một số môn học và một số hoạt động giáo dục khác cho nên chưa có nhiều thời gian để học sinh vận dụng. Các hoạt động tập thể về GDKNS cơ bản mới đảm bảo được chiều rộng, đó là cung cấp thông tin, lý thuyết mà chưa đi sâu vào các tình huống thực tế để các em có cơ hội thực hành, vận dụng vào tình huống cụ thể. 2.2.3. Về phía địa phương và phụ huynh học sinh Trường Tiểu học tôi đang công tác là một trường miền núi của huyện, người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Số học sinh con em dân tộc thiểu số nhiều, khoảng cách từ nhà đến trường của nhiều em rất xa (có em cách 9 - 10km) nên các em còn rất rụt rè trong giao tiếp, thậm chí các em ở nhà thường xuyên giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng Mường nên khi ra trường, lớp các em vẫn có thói quen nói chuyện, trao đổi với nhau bằng tiếng Mường như ở nhà. Các em chỉ thay đổi khi được giáo viên, bạn bè nhắc nhở thì mới giao tiếp với nhau bằng tiếng phổ thông (tiếng Kinh). Qua đó cũng đủ để thấy được KNS của các em còn hạn chế nhiều. Một số học sinh con gia đình nông nghiệp điều kiện kinh tế khó khăn hơn, bố mẹ thường đi làm ăn xa phải ở với ông bà nên mức độ chăm sóc, dạy bảo có phần hạn chế (do ông bà đã già yếu lại thường chiều chuộng các cháu). Bên cạnh đó vẫn còn bộ phận phụ huynh học sinh chưa thật sự chú ý đến giáo dục KNS cho các em để các em “bơi” tự do. Một số học sinh khác lân la vào các quán xá ven đường vui chơi, chơi điện tử. Đây là điều kiện khá thuận lợi 5 để các tệ nạn xã hội, tệ nạn học đường len lỏi vào các em nếu không có sự quản lí, giáo dục tốt từ nhà trường, gia đình và xã hội. 2.2.4. Kết quả điều tra thực trạng Qua thực tế giảng dạy ở lớp 2B, tôi thấy KNS của học sinh thể hiện chưa rõ rệt, còn rụt rè khi trình bày ý kiến, thiếu tự tin và chưa tự nhận thức được vấn đề, chưa biết hợp tác khi làm việc nhóm, giao tiếp thiếu lịch sự, thiếu lễ phép. Chính vì thế, tôi đã tiến hành khảo sát KNS của học sinh lớp 2B vào thời điểm giữa học kì 1 với chủ đề “Kĩ năng của em”. Tổng số học sinh: 25 em. Kết quả khảo sát thu được như sau: Kết quả Vận dụng tốt Biết cách vận dụng Vận dụng chưa tốt Kĩ năng giao tiếp Kĩ năng hợp tác Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng chia sẻ SL TL SL TL SL TL SL TL 6 24% 5 20% 7 28% 6 24% 8 32% 7 28% 8 32% 9 36% 11 44% 13 52% 10 40% 10 40% Từ kết quả khảo sát ở trên cho thấy, số học sinh có kĩ năng tốt còn ít và số học sinh chưa có kĩ năng tốt còn nhiều. Vì vậy tôi đề cao việc giáo dục KNS cho học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Từ đó từng bước tôi xây dựng kế hoạch, đưa ra các giải pháp và áp dụng trong quá trình dạy học nói chung, trong phân môn Tập làm văn nói riêng. 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề 2.3.1. Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh - Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi, gắn kết giữa học sinh và Giáo viên chủ nhiệm, tôi đã tạo điều kiện để học sinh tự giới thiệu về mình trước cô giáo và tập thể lớp. Khuyến khích các em chia sẻ với giáo viên, với bạn về những đam mê, sở thích, ước mơ và cả những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống mà các em gặp phải. Đây là hoạt động giúp cô trò chúng tôi hiểu nhau hơn. - Tôi chủ động đến từng gia đình học sinh, tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình của từng em. Mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau: Các em Trịnh Đình Ánh Dương, Lê Hoàng Phương Nam, Lê Đình Tùng bố mẹ đi làm ăn xa, em phải ở nhà với ông bà. Em Trần Việt Anh ở nhà với bố mẹ nhưng cả bố và mẹ đều là người khuyết tật, tự phải bươn trải kiếm sống để lo cho hai anh em. Em Tou Neh Bảo Nguyên có hoàn cảnh đặc biệt hơn, bố mẹ em đang sống li thân chờ ngày tòa xử li hôn… Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, hành vi thái độ của các em. Những em này khi đi học, lúc thì thiếu sách vở, khi quên bút thước, việc hoàn thành bài tập ở nhà chưa thường xuyên và hiệu quả chưa 6 cao.… Tôi chủ động động viên, giúp đỡ các em những việc nhỏ như bọc sách vở, hướng dẫn cách ghi nhãn vở, cách giữ gìn sách vở đồ dùng, có khi cho các em cái bút, cái thước… Qua việc làm nhỏ đó, tôi đã gây dựng được niềm tin của các em với Giáo viên. Vì thế những lời nói của tôi được các em lắng nghe và trao đổi một cách tích cực. Tôi nhận thấy, các em bớt nhút nhát, mặc cảm mà đã tự tin hơn về bản thân mình. - Sau khi nhận lớp, tôi cho học sinh tự tìm chỗ ngồi theo ý mình thích. Trong quá trình dạy tôi tiếp tục theo dõi, tìm hiểu để có những điều chỉnh phù hợp với từng em. Đây cũng là một điều kiện theo tôi là rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó, áp đặt. Ví dụ: Thời gian đầu mới nhận lớp, nhiều học sinh chỉ chăm chú làm bài, thậm chí có những chỗ không hiểu nhưng vẫn làm nên dẫn đến sai kết quả. Từ chỗ giáo viên gần gũi học sinh và luôn động viên, tạo điều kiện cho các em được nói, được trình bày nên trong các giờ học, có những chỗ các em chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng, các em đã mạnh dạn giơ tay, nêu câu hỏi để được cô giúp đỡ. 2.3.2. Lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào phân môn Tập làm văn Việc giáo dục KNS cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào. Tuy nhiên tôi đã tìm hiểu nội dung từng bài học, dựa vào mục tiêu của từng bài để lựa chọn nội dung tích hợp KNS phù hợp. Dưới đây là các nội dung và địa chỉ giáo dục KNS mà tôi đã và đang thực hiện. Tuần 1 2 3 4 Nội dung chính bài học Tự giới thiệu Chào hỏi. Tự giới thiệu Sắp xếp câu trong bài; Lập danh sách học sinh Cảm ơn, xin lỗi Các KNS cơ bản được giáo dục - Tự nhận thức về bản thân. - Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. - Tự nhận thức về bản thân. - Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. - Tìm kiếm và xử lí thông tin. - Tư duy sáng tạo: khám phá và kết nối các sự việc, độc lập suy nghĩ. - Hợp tác. - Tìm kiếm và xử lí thông tin. - Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác. - Tự nhận thức về bản thân. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học - Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin. - Đóng vai. - Trải nghiệm - Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin. - Đóng vai. - Động não. - Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin. - Đóng vai. - Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin. - Đóng vai. 7 5 7 8 10 11 13 15 16 17 19 21 Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục sách. Kể ngắn theo tranh; Luyện tập về Thời khóa biểu. - Giao tiếp. - Hợp tác. - Tư duy sáng tạo: Độc lập suy nghĩ. - Tìm kiếm thông tin. - Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. - Lắng nghe tích cực. - Quản lí thời gian. - Giao tiếp: cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng Mời, nhờ, yêu nghe ý kiến người khác. cầu, đề nghị. - Hợp tác. Kể ngắn theo - Ra quyết định. câu hỏi - Tự nhận thức về bản thân. - Lắng nghe phản hồi tích cực. - Xác định giá trị. Kể về người - Tự nhận thức bản thân. thân - Lắng nghe tích cực. - Thể hiện sự cảm thông. - Thể hiện sự cảm thông. - Giao tiếp: cởi mở, tự tin Chia buồn, an trong giao tiếp, biết lắng ủi. nghe ý kiến người khác. - Tự nhận thức về bản thân. - Xác định giá trị. - Tự nhận thức về bản thân. Kể về gia đình - Tư duy sáng tạo. - Thể hiện sự cảm thông. - Thể hiện sự cảm thông. Chia vui. Kể - Xác định giá trị. về anh chị em - Tự nhận thức về bản thân. Khen ngợi. Kể - Kiểm soát cảm xúc. ngắn về con - Quản lí thời gian. vật. Lập thời - Lắng nghe tích cực. gian biểu Ngạc nhiên, - Kiểm soát cảm xúc. thích thú. Lập - Quản lí thời gian. thời gian biểu. - Lắng nghe tích cực. Đáp lời chào, lời - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. tự giới thiệu. - Lắng nghe tích cực. Đáp lời cảm ơn. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. (Bài tập 2) - Tự nhận thức. - Động não. - Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin. - Đóng vai. - Động não. - Làm việc nhóm- chia sẻ thông tin. - Đóng vai. - Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực. - Động não. - Trải nghiệm. - Đóng vai. - Trình bày 1 phút. - Đóng vai. - Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực. - Đóng vai. - Trình bày 1 phút. - Đặt câu hỏi. - Trình bày ý kiến cá nhân. - bài tập tình huống. - Đặt câu hỏi. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Bài tập tình huống. - Đặt câu hỏi. - Trình bày ý kiến cá nhân. - Bài tập tình huống. Thực hành đáp lại lời chào theo tình huống. Thực hành đáp lại lời cảm ơn theo tình huống. 8 25, 26 Đáp lời xin lỗi. (Bài tập 2) Đáp lời đồng ý (Bài tập 1) 28, 29 Đáp lời chia vui (Bài tập 1) 22 31 32 33 Đáp lời khen ngợi (Bài tập1) Đáp lời từ chối (Bài tập 2) Đáp lời an ủi (Bài tập 2) - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Tự nhận thức. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. - Giao tiếp: Ứng xử văn hóa. - Lắng nghe tích cực. Thực hành đáp lại lời xin lỗi theo tình huống. Thực hành đáp lại lời đồng ý theo tình huống. Thực hành đáp lại lời chúc mừng theo tình huống. Thực hành đáp lại lời khen theo tình huống. Thực hành đáp lại lời từ chối theo tình huống. Thực hành đáp lại lời an ủi theo tình huống. Như vậy, nhìn vào nội dung tích hợp GDKNS trong phân môn Tập làm văn lớp Hai, ta thấy có rất nhiều kĩ năng được giáo dục cho học sinh qua các bài tập. Ví dụ: Bài tập 2 trang 39 (Sách Tiếng Việt 2, Tập 2): Em, đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào? a, Một bạn vội, nói với em trên cầu thang: “Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút.” b, Một bạn vô ý đụng người vào em, vội nói: “Xin lỗi. Tớ vô ý quá.” c, Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em: “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.” d, Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em: “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.” Với nội dung bài tập này tôi sẽ hướng dẫn trên lớp như sau: Hoạt động của GV - GV cho học sinh đọc đề bài. - GV gọi H đọc lại các tình huống. Hoạt động của HS - 1 HS đọc đề bài bài tập 2. - 1 HS đọc lại 4 tình huống trong bài tập. - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm - Đáp lại lời xin lỗi trong các trường gì? hợp. - GV hướng dẫn học sinh: Để có lời - H nghe GV hướng dẫn. đáp phù hợp với từng trường hợp các em cần chú ý xác định: Hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp để sử dụng ngôn ngữ, tạo ra lời giao tiếp thích hợp, thể hiện thái độ, tình cảm nhã nhặn, lịch sự và chân tình của mình. - GV hướng dẫn mẫu trường hợp a. - H nêu: + Hoàn cảnh giao tiếp trong trường - Bạn vội ở trên cầu thang. hợp này là gì? 9 + Đối tượng giao tiếp là ai? + Với trường hợp này, nếu là em. Em sẽ đáp lại thế nào? - GV cho H nhận xét cách đáp của bạn vừa nêu: Bạn đáp lại lời xin lỗi trong trường hợp này có phù hợp không? Cách đáp này đã thể hiện sự lịch sự, cảm thông chia sẻ với bạn chưa? + Vậy để thể hiện sự cảm thông chia sẻ, lịch sự với bạn ta có thể đáp như thế nào? - GV chốt lại: Các lời đáp của các em đều đúng, đều phù hợp nhưng chúng ta cần nói những lời đáp thể hiện sự nhã nhặn, lịch sự, biết cảm thông chia sẻ với bạn bè. * Các tình huống b, c, d GV tổ chức cho H thảo luận theo cặp đôi thực hành nói lời đáp cho nhau nghe.(có thể đóng vai). - GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm. - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - … Là bạn (ngang vai) - H có thể đáp: Không sao đâu! Không có gì đâu! - H nhận xét: Cách đáp của bạn phù hợp nhưng chưa thể hiện sự cảm thông với bạn bè. - HS: Vâng! Bạn cứ tự nhiên. Bạn vội, bạn cứ đi trước đi. - 2HS cùng bàn nói cho nhau nghe những lời đáp phù hợp. - H đại diện nhóm trình bày trước lớp + Trường hợp b: Không sao đâu! Không sao đâu! Bạn đừng ngại. Không việc gì đâu bạn. + Trường hợp c: Không việc gì cả. Không ai muốn thế đâu bạn. Không sao đâu! Về mẹ tớ tẩy là sạch vết bẩn thôi mà. Có ai muốn thế đâu. + Trường hợp d: Ngày mai cậu trả tớ cũng được. Mình chưa cần đâu. Cuốn sách ấy tớ đọc rồi, cậu cứ đọc xong rồi trả tớ cũng được. - GV yêu cầu HS nhận xét + Nhóm bạn nói lời đáp đã phù hợp - HS nêu nhận xét. chưa? + Nếu là em, em sẽ đáp như thế nào? VD: Bạn nghịch, làm bắn mực vào áo. Vì sao? Bạn xin lỗi em. Em sẽ đáp: Không sao đâu! Về mẹ tớ tẩy là sạch vết bẩn thôi mà. Có ai muốn thế đâu. 10 Vì cách đáp này thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn, sẽ làm bạn bớt ngại. - GV nhận xét, chốt lại cách đáp phù hợp và khen những HS đã biết nói lời đáp lịch sự, nhã nhặn và biết thể hiện sự cảm thông với người khác. - GV kết luận: Qua lời đáp của các - HS nghe. em, cô thấy đã phù hợp với cách xưng hô với bạn bè, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ để tình bạn thêm thân thiết, gắn bó hơn. Tóm lại, bài tập này, với cách hướng dẫn như trên của giáo viên (có định hướng về hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục đích trong giao tiếp) học sinh của tôi đã phát triển nhiều về kĩ năng giao tiếp. Đó là, học sinh tự tin, mạnh dạn hơn. Ngoài ra những kĩ năng cơ bản như kĩ năng biết hợp tác(qua làm việc nhóm, đóng vai), kĩ năng chia sẻ, kĩ năng bày tỏ ý kiến…… cũng được phát triển theo. Để từ đó các em có cách ứng xử phù hợp với những tình huống tương tự xảy ra trong cuộc sống hằng ngày (có thể là bạn bè cùng tuổi, người lớn tuổi, em nhỏ) thì các em luôn có cách xử lí lịch sự, nhã nhặn. Có thể nói không chỉ có một kĩ năng được giáo dục trong bài tập mà có sự kết hợp nhiều kĩ năng với nhau như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ,….. Cụ thể, học sinh lớp tôi đã mạnh dạn nêu ý kiến riêng của mình, đã biết xử lí phù hợp trong một số tình huống mà tôi đã chứng kiến, nhìn thấy hoặc nghe trao đổi. Ví dụ: - Trong buổi dự Đại hội Liên đội của trường tổ chức, các em đã mạnh dạn giơ tay tham gia phát biểu ý kiến tham luận trong Đại hội. - Kết thúc học kì một trong năm học 2018 – 2019, tôi tổ chức cho học sinh bình bầu danh hiệu học sinh đạt thành tích để được Khen thưởng học kì 1, nhiều em đã mạnh dạn nêu những điểm mạnh, điểm yếu của bạn mình và đã nêu rất to, rõ ràng. - Hoặc qua trao đổi với phụ huynh, tôi được biết có những em sau buổi học về đến gia đình đã nói với bố mẹ là: “Mẹ ơi, mẹ lên xin co cho con làm lớp trưởng đi. Dạo này cô khen con học tốt và giúp đỡ bạn trong học tập rất tiến bộ mẹ ạ.” Quả thật, khi nắm bắt thông tin từ phía phụ huynh về chính con em của họ tôi thấy kĩ năng giao tiếp của các em thật sự đã có tiến bộ nhiều. Mặc dù không biết mình có thể làm tốt được không nhưng em học sinh đó cũng đã tự tin và dám khẳng định mình trước mọi người. Kĩ năng tự nhận thức cũng được tích hợp nhiều trong các bài tập của phân môn Tập làm văn. Qua các bài tập, không chỉ giúp các em biết nói lời đáp thông thường mà còn giúp các em phải tự nhận thức được lời đáp của mình đã 11 thể hiện là người ứng xử có văn hóa hay chưa, tự nhận thức được việc làm cách cư xử của mình với người khác đúng hay chưa. Để kiểm tra việc vận dụng kĩ năng tự nhận thức của học sinh, tôi đã ra một bài tập, yêu cầu học sinh làm vào vở như sau: Nói lời đáp của em trong trường hợp sau: a, Em mặc đẹp, được các bạn khen. b, Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, được bố mẹ khen. Hầu hết đã viết được lời đáp phù hợp, tự nhận thức được lời đáp của mình phải thể hiện sự tôn trọng, lịch sự với người khác như: Câu a: - Cảm ơn bạn. Nhờ có mẹ chọn cho mình đấy. - Cảm ơn bạn. Tớ thấy bộ quần áo bạn mặc cũng đẹp mà. Câu b: - Thật không bố? Thế thì con vui quá. - Dạ, con cảm ơn bố. Từ nay con sẽ quét nhà thật sạch để giúp bố mẹ. Chỉ một vài em có cách đáp chưa lịch sự, chưa tôn trọng bạn bè như: “Không có gì đâu.” sau khi cô giáo nhận xét, góp ý đã viết lại được lời đáp hay hơn, phù hợp hơn thể hiện sự gần gũi, thân thiết với bạn như: Cảm ơn bạn. Bạn làm cho tớ thấy vui hơn đấy. Một tình huống khác, tôi thấy học sinh đã tự nhận thức được vấn đề. Đó là, một hôm trong giờ ra chơi, có một anh học sinh lớp Năm dùng dép ném lên cây bàng lấy quả để ăn. Lúc đó, em học sinh lớp tôi đã mạnh dạn lại gần và nói: “Anh ơi, anh đừng ném bàng. Như thế sẽ làm bẩn sân trường đấy ạ.” Nghe nói vậy, anh học sinh đó liền dừng ngay, cúi xuống nhặt quả bàng, lá bàng rơi trên sân trường và nói: “Anh cảm ơn em vì em đã nhắc nhở anh.” Chúng ta thấy từ việc thông qua bài tập cụ thể mà khi gặp các tình huống trong cuộc sống hằng ngày, học sinh đã tự nhận thức được việc làm nào là đúng, việc làm nào sai và đã mạnh dạn nói lời khuyên nhủ. 2.3.3. Nêu gương người tốt, việc tốt. * Gương tốt đầu tiên phải nói đến là Giáo viên. Giáo viên phải là tấm gương thực hiện tốt các KNS trong sinh hoạt hằng ngày cũng như lúc đứng trên bục giảng. Học sinh Tiểu học có đặc tính hay bắt chước và nghe theo lời thầy cô. Từ việc học, khi làm các bài tập, các em thường nói “Cô con bảo làm như vậy” nếu được người khác hướng dẫn theo cách làm khác. Các sinh hoạt đời thường cũng vậy, “Cô con bảo thế”, “Cô con làm thế” là những câu nói mà ta hay nghe trẻ trả lời lại với các bậc phụ huynh. Từ những việc làm rất nhỏ của giáo viên đều được các em soi vào để bắt chước. Ví dụ: Trước một tình huống đơn giản: Một học sinh trong lớp chẳng may bút hết mực hỏi mượn các bạn không được. Cô giáo cho em đó một cái bút hoặc chỉ là cho em mượn cái bút. Các bạn học sinh trong lớp nhìn thấy sẽ học theo sẵn sàng cho bạn mượn bút nếu tình huống này lặp lại. Tôi đã nhìn thấy các em mời bạn ăn chung hộp xôi, ăn chung mẩu bánh mì khi bạn chưa kịp ăn sáng. Thậm chí, tôi còn được nghe phụ huynh nói lại là có những em bắt chước đúng giọng của cô, cách chỉ bảng và nhớ lại cách dạy, cả các câu hỏi cô hỏi ở lớp để tổ chức “Trò chơi lớp học” ở nhà với một nhóm bạn. 12 Điều này chứng tỏ tôi đã hình thành được cho các em kĩ năng thông cảm, chia sẻ, kĩ năng ra quyết định khi giải quyết vấn đề. Vì vậy, hơn ai hết người Giáo viên phải là tấm gương chuẩn mực để học sinh noi theo. * Những tấm gương mà các em được biết qua sách báo, nghe kể lại cũng góp phần GDKNS cho các em rất tốt. Tuy nhiên theo tôi, tấm gương gần gũi nhất, trực quan nhất chính là bạn bè trong lớp. Trong lớp tôi có những học sinh biết giúp đỡ bạn trong học tập, trung thực, thật thà, có kĩ năng giao tiếp tốt, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo… Đó chính là những tấm gương để bạn khác học theo. Cụ thể: Đầu năm học tôi đã phát động tới học sinh phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” nhằm tạo cơ hội cho các em phát huy khả năng của mình. Trong các hoạt động dạy học cũng như những lúc cô trò giải lao tôi thường nhắc nhở học sinh phải thực hiện tốt “Năm điều Bác Hồ dạy”, phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, phải thật thà, trung thực. Chính vì thế, học sinh lớp tôi luôn “gọi bạn – xưng tôi”, tạo ra cách ứng xử văn hóa, gần gũi với nhau. Mỗi lần như vậy, tôi thường khen để những em khác bắt chước, noi theo. Bên cạnh đó, rất nhiều em đã xung phong kèm cặp, giúp đỡ bạn trong học tập nên đã được cô và các bạn tuyên dương kịp thời. Học sinh luôn được cô nhắc nhở là sống phải đoàn kết, trung thực thật thà nên rất nhiều em khi nhặt được của rơi đã nhờ cô trả lại cho người mất như quyển sách, cái thước, sợi dây chuyền bạc …… đều được tuyên dương trước cờ. Nnhững đồ vật này tuy giá trị không cao nhưng đó lại là những việc làm tốt luôn được động viên, khích lệ các em nhằm nhân rộng tấm gương làm việc tốt để học sinh trong lớp nói riêng và toàn trường nói chung noi theo. Vì sao các em làm được điều đó? Tôi thiết nghĩ, bởi các em đã tự nhận thức được đây không phải là đồ của mình. Tôi không cho rằng, chỉ có một số học sinh có thể làm cán sự lớp hay tổ chức hoạt động nhóm. Mọi học sinh đều có thể làm được nếu các em được trao cơ hội và được giúp đỡ. Trong việc tổ chức hoạt động nhóm, tổ, tôi thường hướng dẫn cho một số học sinh, chọn học sinh có kĩ năng tốt thực hiện trước một vài lần, sau đó luân phiên tạo cơ hội cho những học sinh khác được trải nghiệm trong vai trò tổ chức. Dần dần các học sinh chậm hơn cũng đã tự tin về bản thân, tự xác định giá trị của mình, giao tiếp mạnh dạn, trình bày ý kiến rõ ràng. Mỗi lần học sinh thực hiện tốt so với bản thân tôi cùng các bạn trong lớp cổ vũ, tuyên dương kịp thời để khích lệ các em. Mặc dù việc làm của các em tuy nhỏ bé nhưng lại có giá trị rất lớn trong việc giáo dục ý thức, giáo dục KNS. * Một tấm gương tốt không thể không nhắc tới đó là Bác Hồ. Toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Các em học sinh lớp 2B của tôi cũng đã và đang tích cực học tập và làm theo đạo đức, phong cách vĩ đại của Người. Trong chương trình Tiếng Việt 2 có chủ điểm Bác Hồ, dạy học trong tuần 30, tuần 31 của chương trình nên rất thuận lợi trong việc tích hợp giáo dục KNS cho các em qua việc học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 13 Ví dụ: Bài tập 1 trang 114 (Sách TV2, tập 2): Nói lời đáp của em trong trường hợp sau: Em vứt một hòn đá nằm giữa đường sang bên đường để người qua đường khỏi bị vấp; một cụ già nhìn thấy, khen em.” Với tình huống trong bài tập này, tôi thấy giống câu chuyện Qua suối. Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh như sau: Hoạt động của GV - GV gọi HS đọc đề bài. - GV gọi H đọc lại tình huống. - GV hỏi: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV nhắc HS: Bài tập yêu cầu đáp lại lời khen ngợi. - GV kể cho HS nghe câu chuyện “Qua suối” kết hợp chỉ trên tranh. - GV hỏi: + Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ? + Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? Hoạt động của HS - 1 HS đọc - 1 H đọc lại tình huống. - HS trả lời - Nói lời đáp - HS nghe, nhớ. - HS nghe, kết hợp quan sát tranh GV chỉ. - HS trả lời - Một chiến sĩ trượt chân bị ngã. - Bác Hồ bào anh chiến sĩ kê lại hòn đá để người khác qua suối không bị ngã nữa. + Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều - Bác Hồ rất quan tâm đến anh chiến sĩ gì về Bác Hồ? và quan tâm đến mọi người. - GV chốt lại, hỏi HS: + Vậy tình huống của bài tập hôm nay - HS nêu: Có có giống trong câu chuyện cô vừa kể không? - GV gợi ý thêm: + Hoàn cảnh giao tiếp ở tình huống - HS nêu: ở ngoài đường này là gì? - Cụ già (người lớn tuổi) + Đối tượng giao tiếp là ai? - Để người khác không bị vấp ngã. + Mục đích giao tiếp là gì? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm - Các nhóm bàn thảo luận. bàn để tìm ra cách đáp. GV lưu ý HS chọn những lời đáp thể hiện sự lịch sự, cảm thông, chia sẻ. - Đại diện nhóm trình bày, HS nhóm - GV cho HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, chốt những cách đáp khác nhận xét, bổ sung. phù hợp, khen những HS có cách đáp thể hiện sự cảm thông, chia sẻ. - GV hỏi thêm: + Vì sao khi thấy hòn đá nằm giữa - Để người khác đi qua không bị vấp đường em lại vứt sang bên? ngã. 14 + Việc làm đó thể hiện điều gì? - Thể hiện sự quan tâm của mình đến người khác. + Việc làm của bạn có giống anh chiến - Có sĩ trong câu chuyện “Qua suối” không? - GV giáo dục HS: Vậy qua tình huống - HS nghe, ghi nhớ. này ta đã học tập được phong cách của Bác Hồ đó là dù mình đã vượt qua khó khăn nhưng hãy biết quan tâm đến những người xung quanh. - GV đưa ra một tình huống tương tự: - HS nghe, nêu cách xử lý “Khi đi trên đường làng, em dẫm phải Nhặt gai ném vào bụi cây rậm; nhặt cái cái gai, em sẽ làm gì với cái gai đó?” . gai bỏ vào túi bóng và khi nào gặp hố Yêu cầu H nêu cách xử lý. rác thì bỏ vào hố,… - GV chốt lại: Các cách xử lý đều hợp lí. Được cô giáo kể cho nghe những mẩu chuyện về Bác Hồ, các học sinh của tôi thêm kính yêu Bác. Từ lòng kính yêu đó mà việc học tập, noi theo tấm gương Bác Hồ đã trở nên rất tự nhiên trong ý thức của các em. Học sinh của tôi đã tự nhận thức được vấn đề, biết quan tâm, chia sẻ với bạn, với người xung quanh nhiều hơn. Trên thực tế, tôi đã nhìn thấy học sinh của tôi học tập và làm theo tấm gương của Người từ những việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày để thể hiện sự quan tâm đến mọi người. Ví dụ: - Trên đường đi học về, có một cành rào nằm ngay bên vệ đường. Một học sinh nhìn thấy, đợi cho xe đi qua hết, em liền chạy lại kéo cành rào đó ép sát vào bụi tre bên đường để mọi người và các phương tiện qua lại được dễ dàng, thuận tiện. - Một trường hợp khác: Trong giờ học của tôi, một học sinh không may nôn bị bẩn hết áo. Thấy thế, các bạn liền thưa cô giáo. Một số em đã đến bên cạnh bạn hỏi han, lau cho bạn. Vì áo bị ướt và bẩn nhiều, một bạn bên cạnh xung phong cởi áo khoác ngoài của mình cho bạn mượn. Như vậy với việc nêu những tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo đã tạo cơ hội cho các em được vận dụng, phát huy những kĩ năng sống của mình phù hợp trong cuộc sống hằng ngày, tạo cho các em hứng thú học tập và củng cố, khắc sâu kiến thức. 2.3.4. Tăng cường thực hành, trải nghiệm Muốn hình thành được KNS cho mỗi học sinh thì không thể thiếu bước thực hành, trải nghiệm. Càng thực hành nhiều thì các kĩ năng mới thực sự là kĩ năng sống. Đối với các dạng bài tập đáp lời chào, lời khen, lời an ủi… tôi thường yêu cầu học sinh thảo luận nhóm xây dựng các tình huống dưới dạng tiểu phẩm rồi đóng vai. 15 Ví dụ: Nói lời đáp của em trong tình huống: Em quên chiếc áo mưa trong lớp, quay lại trường để lấy. Bác bảo vệ sắp đi nghỉ, thấy em xin vào, bác mở cửa nói: “ Cháu vào đi!” (TV 2, Tập 2 trang 76) Với tình huống này có thể xây dựng thành tiểu phẩm gồm 3 nhân vật: em, bạn em và bác bảo vệ. Chẳng hạn: Em và Lam đang trên đường về thì sực nhớ mình để quên áo mưa trong ngăn bàn. Em bảo Lam: - Mình để quên áo mưa rồi. Quay lại trường cùng mình nhé! Em và Lam quay lại thì thấy bác bảo vệ đã đóng cửa, đi nghỉ. Ngại ngần một lát em quyết định gọi cửa. Bác bảo vệ mở cửa nói: - Cháu vào đi! Em nói với bác: - Cháu cảm ơn bác! Cháu làm phiền bác quá. Theo tôi, việc xây dựng thành tiểu phẩm sẽ hấp dẫn học sinh hơn vì học sinh thích được đóng vai. Hơn nữa, những tiểu phẩm như vậy cũng rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Hơn nữa, trong đóng vai sẽ giúp các em có cơ hội hợp tác với nhau, được thể hiện trước đông người sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn. Một ví dụ khác: Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) để nói về một con vật em thích. (Tiết 10 – Tuần 27 – TV2, Tập 2) Đối với học sinh lớp Hai, yêu cầu viết đoạn văn là rất khó khăn. Các em không biết phải kể những gì về con vật, không tìm được đặc điểm nổi bật của con vật. Với những dạng bài tập này, tôi định hướng cho học sinh về thực hành chăm sóc, vuốt ve, chơi với con vật như con chó, con mèo, gà,…. ( GV lưu ý HS không trêu chọc con vật để tránh bị cắn, tránh bị cào). Hoặc quan sát thật kĩ qua nhiều hoạt động như lúc con vật ăn, con vật ngủ (con gà, con lợn, con chim…). Gần gũi với con vật giúp các em có tình cảm yêu quý con vật thực sự và khi đó việc viết đoạn văn xuất phát từ tình cảm thật sẽ dễ dàng hơn. Để tăng cường tính thực hành, vận dụng các KNS cho học sinh tôi phối kết hợp với Ban chỉ huy Liên đội của nhà trường tổ chức những buổi sinh hoạt dưới cờ với nhiều hình thức như múa hát, kể chuyện, đọc thơ, sinh hoạt sao nhi đồng,…tạo điều kiện để các em thể hiện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị. 2.3.5. Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc GDKNS tại gia đình. Đây cũng là một biện pháp mà tôi cho là hết sức hiệu quả. Việc GDKNS cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà đó còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Vì gia đình luôn là nơi giáo dục tốt nhất cho việc hình thành mỗi nhân cách. Do đó, cần có một môi trường giáo dục thích hợp và mang định hướng cho trẻ để trẻ có thể tự phát triển bản thân.Với những bài học Tập làm văn mang tính thực hành KNS tôi thường chủ động trao đổi với phụ huynh cách thức, nội dung thực hành các kĩ năng khi ở nhà. Tôi cũng mạnh dạn trao 16 đổi, đề nghị phụ huynh tạo môi trường sống tích cực, lành mạnh, giao tiếp lịch sự, ứng xử văn hóa để tạo sự đồng nhất giữa môi trường ở gia đình và môi trường trên lớp học. Chẳng hạn: Ở trên lớp các em vừa biết nói lời cảm ơn khi nhận được lời khen trong khi về nhà lại “quên” nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Bên cạnh những kĩ năng trong từng bài học (như tôi đã trình bày ở mục 2.3.2, tôi còn lưu ý phụ huynh hãy chú ý rèn KNS cho con em mình ở mọi lúc mọi nơi, từ những việc nhỏ nhất. Ông bà, cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại. Những kĩ năng trong văn hóa ăn uống như ăn uống sạch sẽ, ăn chậm nhai kĩ …… và những kĩ năng khác trong gia đình đều rất cần thiết để giúp các em ứng phó thích hợp trong môi trường sống. Mặt khác, dần dần xây dựng nếp sống khoa học gia đình: rèn cho con nề nếp học tập và đức tính tốt như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng, năn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục nội dung văn hóa khác cho trẻ như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử như biết xử lí phù hợp khi chỉ một mình con ở nhà mà có người lạ muốn vào nhà …… Cần tập luyện cho con ý thức lao động chân tay hằng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…. Qua đó, giúp con mình hình thành nhân cách, sớm có ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Như vậy, cùng một lúc học sinh luôn luôn được hình thành những kĩ năng cần thiết từ phía cô giáo và từ phía gia đình sẽ nhanh chóng giúp các con hoàn thiện các KNS. Vì vậy, việc giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh cùng chung tay rèn KNS cho học sinh là hết sức cần thiết. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Với tinh thần trách nhiệm của một người giáo viên, cộng với lòng yêu nghề, mến trẻ và áp dụng những biện pháp trên cho đến nay tôi thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em không chỉ tiếp thu bài tốt hơn mà còn biết vận dụng các kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể: Nhiều em mạnh dạn trong giao tiếp; Tự tin trong học tập, nhiều em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, nói to, rõ ràng; Tự chủ trong quan hệ xã hội; Thích tham gia các hoạt động giáo dục và các hoạt động tập thể. Trong các mối quan hệ đó các em biết nói lời chào hỏi, lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp; Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng người khác; Biết bày tỏ quan điểm của mình và xử lí tình huống một cách hợp lí. Không những thế, nhiều em còn biết nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân, từ đó có những biện pháp tự điểu chỉnh, điều khiển cho phù hợp cũng như thích ứng được dễ dàng với các quan hệ xã hội. 17 Sau khi tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy và tiến hành khảo sát KNS của học sinh lớp 2B với chủ đề “Kĩ năng của em”. Tổng số học sinh 25 em. Kết quả thu được như sau: Kết quả Vận dụng tốt Kĩ năng giao tiếp Kĩ năng hợp tác Kĩ năng tự nhận thức Kĩ năng chia sẻ SL TL SL TL SL TL SL TL 15 60% 13 52% 16 64% 14 56% Biết cách vận 7 28% 7 28% 4 16% 8 32% dụng Vận dụng 3 12% 5 20% 5 20% 3 12% chưa tốt Như vậy, với kết quả đạt được chứng tỏ phần nào sáng kiến của bản thân đưa ra và áp dụng có hiệu quả đối với học sinh trong lớp. Bản thân tôi thiết nghĩ, nếu áp dụng được thường xuyên, liên tục trong thực tế thì học sinh sẽ có các KNS tốt hơn, thích ứng được với các quan hệ trong sinh hoạt hàng ngày, tự nhận thức được vấn đề và tự mình có cách ứng xử, giải quyết phù hợp mà không lệ thuộc vào người khác. 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu nếu thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh. Vì vậy, qua việc áp dụng các biện pháp nêu trên, để các em có kĩ năng sống tốt, xử lí phù hợp trong các tình huống thì giáo viên cần làm tốt các việc sau: - Giáo viên cần xác định đúng các KNS và mục tiêu của từng kĩ năng cần được giáo dục trong bài học. - Giáo viên cần tổ chức tích hợp một cách linh hoạt, sáng tạo các KNS trong từng hoạt động, từng bài phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp nhằm giúp các em vừa tiếp thu được kiến thức vừa tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng trong giờ học. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan