Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập hoá học tính theo phương trìn...

Tài liệu Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học ở lớp 10 btthc

.DOC
20
97
79

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học A.PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÝ CHỌN ĐỀ TÀI: Hoá học là môn học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc THPT. Chương trình hoá học THPT hiện nay nhằm mục tiêu hình thành một số kĩ năng cơ bản và thói quen học tập, làm việc khoa học, phát triển khả năng nhận thức, năng lực chủ động cho học sinh, đồng thời trang bị cho học sinh một vốn kiến thức cơ bản đầy đủ để tiếp tục học cao hơn nũa và đi vào cuộc sống lao động trong tương lai một cách vững vàng hơn. Trong thực tiễn dạy học có rất nhiều học sinh không nắm được bài từ các thao tác giải những bài tập mẫu đơn giản. Trong khi đó giải bài tập hoá học học sinh không chỉ đơn thuần là vận dụng kiến thức cũ mà cả tìm kiến thức mới và vận dụng kiến thức cũ trong những tình huống mới. Vì vậy một trong những trọng tâm của cải cách giáo dục nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập của học sinh. Nhận thấy được vấn đề này trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh THPT đặc biệt với học sinh THBT, giúp học sinh xây dựng các dạng bài toán hoá học cơ bản thường gặp để các em có một tư liệu học tập và không lúng túng trước các bài tập hoá học. Tôi mong muốn có thể góp phần vào việc giáo dục học sinh giúp các em có phương pháp học tốt nhất, kích thích lòng say mê học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu của các em. Từ những lý do đó tôi viết đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học ở lớp 10 BTTH” . II. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI: Chương trình hoá học THPT ngoài nhiệm vụ hình thành một số kĩ năng cơ bản, thói quen học tập, làm việc khoa học thì việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động và tư duy cho học sinh cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở TTGDTX- Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 1 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học DN Bá Thước, tôi thiết nghĩ việc giải bài tập hoá học thực sự là khó đối với học sinh THBT, đặc biệt là học sinh trung tâm GDTX-DN Bá Thước (do học sinh trung tâm đầu vào rất thấp). Đa số học sinh chưa biết cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập. Từ không biết, không hiểu, học sinh thường chán nản, không có hứng thú trong học tâp.Vì vậy, với mục đích trên, đề tài nhằm hướng dẫn hình thành kĩ năng giải bài tập (vô cùng cần thiết) cho các em .Từ đó gây được hứng thú lòng say mê học tập và yêu thích môn học của tất cả học sinh. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học ở lớp 10 trường Trung Tâm GDTX-DN Bá Thước ” . IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Chương trình hóa học lớp 10, phần hướng dẫn giải bài tập. V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2. Phương pháp thực nghiệm 3. Phương pháp điều tra cơ bản. VI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Hoá học là môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm. Đây là một trong những bộ môn khó đối với học sinh lớp 10 mặc dù các em đã được học ở chương trình THCS, nhưng mãi tới lớp 8,9 mới bắt đầu học. Đây cũng là thời gian một số học sinh lơ là trong việc học tập. Vì vậy việc tiếp thu kiến thức của học sinh gặp không ít khó khăn. Chương trình hoá học lớp 10 ngoài mục tiêu truyền đạt cho học sinh kiến thức theo mục tiêu giáo dục của Bộ giáo dục và Đào tạo, còn nhằm hình thành cho học sinh những kĩ năng giải bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải tích cực tư duy và suy nghĩ để giải một số bài tập hoá học cơ bản, từ đó học sinh mới có thể rút ra phương pháp để tiến hành giải một dạng bài tập hoá học nào đó. Việc giải bài tập hoá học là một Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 2 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học trong những hình thức luyện tập và trao đổi kiến thức chủ yếu cho học sinh và được tiến hành nhiều nhất trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Do đó các bài tập hoá học có một vai trò quan trọng trong việc hình thành kĩ năng và vận dụng kiến thức vào giải bài tập đúng như Đanilôp đã nói:“ Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hình thành những bài tập lý thuyết và thực hành”. Chính vì vậy, trong quá trình giải bài tập hoá học, học sinh bắt buộc phải thực hiện các thao tác tư duy để tái hiện kiến thức cũ đã được học , tìm ra mối liên hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng. Học sinh phải phân tích tổng hợp, biết phán đoán suy luận để tìm ra lời giải cho bài toán . Nhờ vậy tư duy của học sinh được phát triển và khả năng làm việc độc lập của học sinh được nâng cao. Bài tập hoá học là một phương tiện hữu hiệu tích cực hoá hoạt động tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học hoá học. Dạy học để giải bài tập hoá học song song với việc dạy học bằng giải bài tập hóa học, đã giúp học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong việc giải bài tập hóa học, để từ đó tìm kiếm kiến thức và kĩ năng mới cho học sinh. Những kiến thức kĩ năng không phải do giáo viên rót vào học sinh, nhồi cho học sinh mà thông qua hoạt động tích cực tư duy, chủ động ,sáng tạo của học sinh mà các em đã tìm kiếm được và đạt được nó. Việc học của học sinh là một quá trình hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo chính nhờ các bài tập hoá học được đưa ra đúng lúc, vừa trình độ để học sinh có thể tự giải quyết được. Ngoài ra bài tập hoá học còn là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kĩ năng nắm bắt kiến thức cơ bản của học sinh. Nó giúp giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những kiến thức còn thiếu của học sinh trong học tập hoá học, đồng thời có biện pháp giúp học sinh vượt qua khắc phục những kiến thức còn thiếu, còn hổng của học sinh. Bài tập hoá học còn giúp học sinh mở mang hiểu biết thực tiễn của mình, giúp giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn luyện phong cách làm việc của người lao động mới, làm việc có kế hoạch, có phân tích tìm phương hướng trước khi làm việc cụ thể. Rèn cho Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 3 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học học sinh tác phong làm việc tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong công việc. Thông qua các vấn đề nêu trên tôi thấy rất rõ vai trò, tác dụng của bài tập hoá học đối với học sinh. Chính vì vậy tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, nhằm tìm tòi, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh có phương pháp giải bài tập hoá học ở chương trình hoá học THPT nói chung và chương trình hóa học lớp 10 trường Trung Tâm GDTX- DN Bá Thước nói riêng. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Giúp học sinh nắm vững kiến thức giải các bài tập hóa học lớp 10.Thông qua việc giải bài tập hoá học giúp học sinh hình thành kĩ năng cơ bản củng cố kiến thức, kĩ năng về giải bài tập hoá học. Để làm được điều đó, đòi hỏi người dạy phải có phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, và quan trọng hơn phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức giải các bài tập để truyền đạt một cách hiệu quả nhất. B. NỘI DUNG: 1. Thực trạng dạy và học môn hóa học ở trung tâm GDTX-DN Bá Thước: Trung Tâm GDTX- DN Bá Thước là một trường miền núi đang còn nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề đầu vào của học sinh còn quá thấp và sĩ số học sinh không đảm bảo lớp chỉ có 11 học sinh .đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh . Đối với giáo dục học sinh nói chung và truyền đạt kiến thức nói riêng trong các nhà trường hiện nay, việc lựa chọn phương pháp phù hợp là ưu tiên hàng đầu. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, điều tra tìm hiểu, thu thập thông tin tôi nhận thấy học sinh còn mắc nhiều thiếu sót trong khi giải bài tập hoá học và ngay cả giáo viên dù luôn luôn không ngừng học hỏi và phấn đấu để có những giờ dạy tốt nhất thì vẫn còn một số hạn chế trong khi dạy. Ở mức độ của đề tài này tôi chỉ xin nêu lên thực trạng trong giải bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học ở lớp 10 trường Trung Tâm GDTX-DN Bá Thước. Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 4 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học - Về phía học sinh: Do chất lượng không đồng đều, còn rất yếu về kiến thức tự nhiên nói chung, kiến thức về môn hóa nói riêng. Phương pháp học mới là tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự làm thí nghiệm,tự nhận xét để rút ra kết luận là điều hết sức khó khăn đối với học sinh Trung Tâm GDTX- DN Bá Thước. Đa số học sinh học kém, lười học, không nắm vững kiến thức cơ bản nên rất khó khăn trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập lý thuyết và thực hành. Học sinh thường vận dụng và sử dụng chưa thành thạo các phương pháp suy luận hoặc áp dụng các phương pháp một cách máy móc thiếu linh hoạt. Do đó bị hạn chế trong việc rèn luyện năng lực chủ động, sáng tạo trong giải bài tập hoá học cụ thể. - Về phía giáo viên: Với phương pháp giảng dạy hiện nay cũng còn gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục : phòng học thì xuống cấp, số lượng học sinh trong lớp lại ít gây bất lợi cho việc phân nhóm thảo luận nên kết quả thảo luận chưa cao. Mặc dù gặp nhiều khó khăn song thầy trò trường Trung Tâm GDTX- DN Bá Thước. Vẫn ra sức rèn luyện quyết tâm thực hiện tất cả mục tiêu giáo dục của bộ môn hoá học đề ra, tìm ra các biện pháp phù hợp với tình hình của nhà trường để đạt kết quả mong muốn. Giúp học sinh nắm vững được kiến thức và hình thành những kĩ năng mới giải quyết các dạng bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học ở lớp 10 một cách thành thạo. 2. Chuẩn bị thực hiện: Để hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng, nắm vững kiến thức hoá học, một trong những biện pháp là dạy học sinh tìm kiếm lời giải. Muốn vậy cần phải hướng dẫn học sinh để các em nắm được phương pháp chung giải từng dạng bài tập, qua việc hướng dẫn các em giải bài tập theo các dạng bài tập từ đơn giản đến bài tập khó và nâng cao. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy luyện tập giải bài tập hoá học nói chung và bài tập tính theo phương trình hoá học nói riêng cần được thực hiện theo quy trình sau: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 5 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học - Luyện tập theo mẫu: Trước khi cho học sinh giải bài tập một cách độc lập, chủ động thì trước hết các em phải có kĩ năng giải một số dạng bài tập đơn giản, cơ bản .Quá trình luyện tập theo mẫu giúp các em rèn luyện một số kĩ năng cơ bản và có một định hướng chung để giải các bài tập hoá học. Việc luyện tập có thể rải rác ở một số bài học riêng đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển kĩ năng hoạt động sáng tạo của học sinh sau này. - Luyện tập không theo mẫu: Trước khi học sinh nắm được phương pháp chung để giải bài tập tính theo phương trình hoá học, theo tôi cần phải cho các em luyện tập trong những tình huống có biến đổi, những điều kiện và yêu cầu của bài tập đề ra, có thể biến đổi từ dạng bài tập đơn giản đến dạng bài tập phức tạp cùng với sự phát triển của kiến thức hoá học. Đây chính là giai đoạn học sinh tự tập giải các bài tập ở mức độ khó hơn, để các em phát triển kĩ năng tư duy cao hơn , qua đó tôi đã lựa chọn và sắp xếp các bài tập từ mức độ dễ đến mức độ khó. - Luyện tập thường xuyên : Để củng cố và phát triển kĩ năng giải bài tập một cách nhuần nhuyễn, mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo giáo viên cần giúp cho các em học sinh vận dụng các kĩ năng giải bài tập với yêu cầu của bài tập với mức độ khó dần . Mặc dù kĩ năng đã thành thạo nếu không được thường xuyên luyện tập thì kĩ năng đó sẽ không được củng cố và phát triển. - Luyện tập theo nhiều hình thức giải bài tập khác nhau: Sau khi học sinh đã có kỹ năng giải các bài tập cơ bản thì cần cho các em làm đa dạng các bài tập,cần phối hợp nhiều hình thức giải bài tập, học sinh không những giải bài tập ở giờ chính khoá mà còn giải bài tập ở giờ ngoại khoá, tự học ở nhà. Với những yêu cầu đặt ra như vậy trong quá trình dạy học tôi đã tiến hành thực hiện hướng dẫn học sinh lớp 10 giải bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học gồm các dạng như sau: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 6 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học a- Tính khối lượng hoặc thể tích hoặc số mol của một chất khi biết khối lượng hoặc số mol hoặc thể tích của một chất khác trong PTHH mà các em đó được làm quen ở chương trình hóa học THCS: - Hướng dẫn HS giải bài tập tính theo PTHH,tìm số mol của chất A theo số mol xác định của chất bất kỳ trong PTHH. Ở dạng bài tập này trước tiên đưa ra các bài tập mẫu hướng dẫn các em giải bài tập một cách chi tiết. 3. Ví dụ thử nghiệm giải một số bài tập trong chương trình lớp 10 Ví dụ:Tính số mol của kalioxit(K2O) tạo thành nếu có 0,4 mol kali bị đốt cháy hoàn toàn. Giáo viên yêu cầu học sinh Học sinh nghiên cứu đề bài xác định nghiên cứu đề bài được: Giáo viên hướng dẫn học sinh Tính số mol K2O dựa vào tỷ lệ số mol xác định hướng giải. giữa K và K2O trong PTHH. Bước 1: Viết PTHH xảy ra. Học sinh trình bày lời giải : Bước 2:Xác định tỷ lệ số mol PTHH : 4K + O2  2K2O giữa chất cho(K) và chất cần Theo PTHH: 4mol tìm(K2O) Theo đề: 0,4mol Bước 3: thiết lập quan hệ bằng 0,4.2  x=  0,2 (mol) 4 cách theo điều kiện đầu bài . Có 0,2 mol K2O tạo thành . Bước 4: Trả lời 2mol xmol - Hướng dẫn học sinh giải bài tập tính khối lượng chất A theo số mol chất khác trong PTHH. Ví dụ :Tính khối lượng của Kali tác dụng vừa đủ với 0,2 mol khí oxi để tạo thành Kalioxit . Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu Học sinh nghiên cứu đề bài xác định đầu bài. được: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 7 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định Tính số mol K dựa vào tỷ lệ số mol hướng giải. giữa K và O2 trong PTHH. Bước 1: Viết PTHH xảy ra. Học sinh trình bày lời giải : Bước 2:Xác định tỷ lệ số mol giữa chất PTHH : cho(O2) và chất cần tìm(K) 4K + O2  2K2O Theo PTHH: 4mol 1mol Bước 3: Thiết lập quan hệ bằng cách Theođề: xmol 0,2mol theo điều kiện đầu bài . 0, 2.4  x= = 0,8mol 1 Tính số mol chất cần tìm Bước 4:Đổi mol ra đơn vị mà đầu bài Biết MK=39g Vậy khối lượng của kali là: yêu cầu. mK = n.M = 0,8.39 = 31,2g Vậy cần 31,2g K Bước 5: Trả lời - Hướng dẫn học sinh giải bài tập tính thể tích khí tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng: Ví dụ: Tính thể tích khí H2 tạo thành ở( đktc), khi cho 2,7g Al tác dụng với dung dịch HCl dư. Giáo viên yêu cầu học Học sinh nghiên cứu đề bài xác định được: sinh nghiên cứu đầu bài. Tính số mol H2 ,suy ra thể tích H2 ở điều kiện Giáo viên hướng dẫn học tiêu chuẩn. sinh xác định hướng giải - Cách 1: theo 2 cách. Học sinh trình bày lời giải . Bước 1: Đổi ra số mol Al MAl= 27g Bước 2:Tính chất mol H2 Số mol của Al là: - Viết PTHH n= -Xác định số mol Al và H2 theo PTHH m 2,7  =0,1 mol M 27 PTHH 2Al + 6H Cl  2 AlCl3 + 3H2 - Tìm số mol H2 theo đầu TheoPTHH: 2mol Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 3mol 8 Sáng kiến kinh nghiệm bài Môn: Hóa học Theođề: Bước 3: Đổi ra đơn vị x= đầu bài yêu cầu . 0,1mol  x mol 0,1.3 = 0.15 (mol) 2 Thể tích của 0,15 mol Vậy thể tích khí của H2 ở (đktc) là : H2(đktc). V= n .22,4= 0,15.22,4 =3,36 (lít) Bước 4:Trả lời: Thể tích khí hiđrô tạo thành là 3,36 (lít) ở đktc - Cách 2: PTHH 2Al + 6HCl  2 AlCl3 + 3H2 Theo dữ kiện bài ra ta tính được số mol của Al n= m 2,7  =0,1 (mol) M 27 Theo PTHH ta có: nH = 3 3 nAl = 0,1 0,15 2 2 (mol) Vậy thể tích khí của H2 ở (đktc) : V= n .22,4= 0,15.22,4 =3,36 (lít) Thể tích khí hiđrô tạo thành là 3,36 (lít) ở đktc Sau khi giáo viên hướng dẫn các bài tập trên, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra phương pháp chung để giải các bài tập đó Bước 1: Đổi ra số mol (nếu đề tài cho khối lượng hoặc thể tích của chất khí) Bước 2: Viết và cân bằng PTHH. Tìm tỉ lệ số mol giữa chất cho và chất tìm. Bước 3: Lập quan hệ tỉ lệ giữa chất cho và chất tìm. Tính số mol chất tìm Bước 4: Tính ra đơn vị mà đầu bài yêu cầu. Bước 5: Trả lời. Vậy quá trình giải bài tập học sinh đã xác định được phương pháp giải chung, có tác dụng giúp học sinh nắm vững kỹ năng giải bài tập tính theo Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 9 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học PTHH.Khi học sinh đã nắm vững phương pháp giải chung giáo viên còn cung cấp một số bài tập tương tự để học sinh tự giải ngay tại lớp và sau đó giáo viên ra bài tập về nhà để học sinh tự rèn luyện các dạng bài tập đó. Ví dụ: Tính thể tích khí H2và khí Cl2 tham gia phản ứng biết rằng người ta thu được 5,6(l) khí hiđroclorua. Các khí đo ở (đktc) và tác dụng với nhau vừa đủ. Giáo viên yêu cầu học sinh Học sinh trình bày lời giải : tự giải bài tập theo2 cách mà - Cách 1: giáo viên đã hướng dẫn ở Số mol của HCl (đktc) phần trước. V Giáo viên theo dõi học sinh giải bài tập để uốn nắn nếu 5, 6 n= 22, 4  22, 4 0, 25(mol ) PTHH:  2 HCl H2 + Cl2 Theo PT :1mol 1mol Theođề: x(mol) y(mol)  0,25(mol ) cần thiết.  Số mol H2 : x=  Số mol Cl2: x= 2mol 0,25.1 0,125( mol ) 2 0, 25.1 0,125(mol ) 2 Thể tích H2 và Cl2 (đktc) cần dùng là : Thể tích khí H2: V= n .22,4 V= 0,125  22,4 = 2,8 (lít) Thể tích khí Cl2: V= n .22,4 V= 0,125.22,4 = 2,8 (lít) Vậy : Thể tích H2 cần là :2,8 (lít) và thể tích Cl2 cần là :2,8 (lít) HS nhận xét: VH = VCl - Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh PTHH: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 10 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học nhận xét đánh giá H2 Cl2  2 HCl Theo bài ra ta có số mol của HCl (đktc) V 5, 6 n= 22, 4  22, 4 0, 25(mol ) Theo PTHH ta có : nH = nCl = 1 1 nHCl =  0,25 = 0,125 2 2 (mol) Thể tích H2 và Cl2 (đktc) cần dùng là : Thể tích khí H2: V= n .22,4 V= 0,125  22,4 = 2,8 (lít) Thể tích khí Cl2: V= n .22,4 V= 0,125.22,4 = 2,8 (lít) Vậy : Thể tích H2 cần là :2,8 (lít) và thể tích Cl2 cần là :2,8 (lít) Giáo viên có thể đưa ra các bài tập về nhà như sau: Bài 1: Tính khối lượng của Nhôm oxit được tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn 2,7gAl. Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 g S. Tính thể tích ở(đktc) của khí sunfurơ tạo thành. Sau khi học sinh nắm vững được phương pháp giải bài tập tính theo PTHH đơn giản, tôi tiếp tục đưa thêm bài tập dạng này có biến đổi và nâng cao nhằm kích thích lòng say mê học hỏi, tạo hứng thú cho học sinh phát triển năng lực làm việc độc lập, chủ động trong việc giải bài tập hoá học theo PTHH. b.. Bài toán cho biết lượng của cả hai chất phản ứng và yêu cầu tính lượng chất mới sinh ra. Tìm lượng chất dư Giáo viên đưa ra bài tập mẫu , hướng dẫn các em giải bài tập một cách cụ thể. Ví dụ: Cho 50g dung dịch NaOH tác dụng với 36,5g dung dịch HCl. Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 11 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học a. Chất nào còn dư và có khối lượng bằng bao nhiêu. b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Biết sơ đồ phản ứng như sau: NaOH + HCl - NaCl + H2O Giáo viên yêu cầu học Học sinh nghiên cứu đề bài xác định được: sinh nghiên cứu đề bài. NaOH Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định hướng giải. HCl  NaCl + H2O + 50(g) 36,5(g) m=? Dư NaOH hoặc HCl Bước 1:Xác định số mol Học sinh trình bày lời giải: các chất đề cho Theo bài ra ta có số mol của NaOH: ( NaOH,HCl) n= Theo bài ra ta có số mol của HCl: Bước 2: Viết PTHH m Tỉ lệ số mol của NaOH và HCl theo PTHH. Tỉ lệ số mol của NaOH và HCl theo đề bài 36,5 n= M 36,5 1(mol ) PTHH: NaOH + Theo PTHH: HCl  NaCl + H2O 1mol Theo đề bài: 1,25mol Bước 3: Lập tỉ số So sánh tỉ lệ số mol giữa hai chất đề cho (NaOHvà HCl) theo PTHH và theo đề bài. 1mol 1mol 1mol Theo PTHH và đề ra ta thấy số mol của NaOH dư . Số mol NaOH còn dư là: nNaOH dư= nNaOH ban đầu- nNaOH phản ứng nNaOH d = 1,25 –1 = 0,25(mol) Tìm chất dư Bước 4: Tìm khối lượng chất còn dư(NaOH),theo chất phản ứng hết(HCl). Bước5: Tính khối lượng của muối natriclorua m 50  1, 25(mol ) M 40 Vậy khối lượng NaOH dư là : M = n.M = 0,25.40 = 10(g) Theo PTHH thì số nNaCl = nHCl = 1 (mol) Vậy khối lượng NaCl tạo thành là : Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 12 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học (NaCl) tạo thành theo m = n.M = 1.58,5 = 58,5(g) chất phản ứng hết (HCl) Qua bài tập mẫu giáo viên yêu cầu học sinh rút ra phương pháp chung: Bước 1: Tìm số mol của các chất đề cho Bước 2: Viết và cân bằng PTHH. Bước 3: Tìm chất tham gia phản ứng hết và chất còn dư hết. Bước 4: Tính toán (theo yêu cầu của đề bài) theo chất phản ứng hết. Sau đó giáo viên cung cấp thêm cho học sinh bài tập tương tự yêu cầu học sinh tự giải. Ví dụ: Đốt cháy 6,2(g) photpho trong bình chứa 6,72 (l) khí oxi ở (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy. Photpho hay oxi dư và khối lượng là bao nhiêu? Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu? Giáo viên yêu cầu học Học sinh nghiên cứu đề bài xác định được. sinh nghiên cứu đề bài PTHH: 4P + 5O2  2P2O5 6,2g 6,72(l) m= ? Dư phot pho hay oxi. Giáo viên yêu cầu học Học sinh thảo luận tìm cách giải bài tập. sinh thảo luận giải bài Học sinh trình bày lời giải. tập. Số mol photpho n= m 6, 2  0, 2(mol ) M 31 Số mol oxi: V 6, 72 n= 22, 4  22, 4 0,3(mol ) + 5O2  2P2O5 PTHH: 4P Theo PT: 4mol Theo đề : 0,2mol 0,3mol 5mol Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 13 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học Theo PTHH và đề ra ta thấy số mol của oxi dư . Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét Ta có số mol của oxi phản ứng là: nO phản ứng = 0,2.5 0,25(mol ) 4 Vậy số mol oxi dư là: nOdư = nO ban đầu – nO phản ứng= 0,3- 0,25 =0,05mol Vậy khối lượng oxi dư: m = n.M = 0,05 . 32 =1,6(g) Theo PTHH thì số nP O = 2 2 nP = 0,2 = 0,1 (mol) 4 4 Vậy khối lượng của P2O5 tạo thành : m = n.M = 0,1.142 = 14,2g HS nhận xét Học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập tính theo PTHH tìm chất dư, giáo viên đưa thêm một số bài tập về nhà giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức và kỹ năng. Ví dụ: Bài 1: Cho 5,6(g) kim loại sắt tác dụng với 12,25(g) axitsunfuric. Hãy tính khối lượng muối sắt( II) sunfat và thể tích khí hiđrô ở (đktc) được tạo thành. Bài 2.Cho 5,4 (g) nhôm vào dung dịch có chứa 49(g) axitsunfuric thì thể tích khí hiđrô ở (đktc )và khối lượng muối nhôm sunfat thu được là bao nhiêu? Còn rất nhiều dạng bài tập liên quan đến PTHH nhưng trong chương trình lớp 10 tôi chủ yếu rèn luyện cho các em những dạng bài tập cơ bản trên. Qua đó các em có nền tảng để học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn hoá ở các lớp trên một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. 4. Kết quả đạt được: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 14 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học Sau khi hướng dẫn các em phương pháp giải một số dạng bài tập tính theo PTHH như trên tôi nhận thấy đa số học sinh nắm vững phương pháp chung để vận dụng giải tốt các dạng bài tập đó. Kết quả khảo sát trên lớp 10A mà tôi trực tiếp giảng dạy ở trường Trung Tâm GDTX- DN Bá Thước như sau: Kết quả khảo sát ban đầu: Kết quả đánh giá Sĩ số lớp 10 A Loại giỏi Loại khá Loại trung Loại yếu % SL % 45,5 6 54,5 SL % SL % bình SL 0 0 0 0 5 Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy đã đạt được như sau: Kết quả đánh giá Loại giỏi SL Sĩ số lớp 10A(11 HS) % Loại khá Loại trung Loại SL bình SL % yếu S % % L 2 18,18 4 36,36 4 36,36 1 9,1 Vậy qua kết quả bảng số liệu như trên tôi nhận thấy việc giáo viên tìm tòi hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập hoá học tình theo PTHH đem lại hiệu quả cao so với kết quả khảo sát trước khi áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập tình theo PTHH như trên. C: KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 15 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học Trong quá trình áp dụng phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập tính theo PTHH đạt kết quả như trên, bản thân tôi đã rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm quý giá. Muốn học sinh làm tốt các dạng bài tập thì đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên tìm tòi nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp các phương pháp truyền thụ cho học sinh, lựa chọn bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh, đặc biệt chú ý đến học sinh yếu kém. Các bài tập đưa ra phải phù hợp với các đối tượng học sinh đi từ dễ đến khó, giáo viên cần phải giúp học sinh luyện tập thường xuyên trong các giờ học trên lớp sau mỗi tiết học và kết hợp với các tiết luyện tâp, tiết thực hành , các buối học phù đạo thêm ngoại khoá. Sau mỗi buổi học giáo viên cần giao những bài tập phù hợp với khả năng của học sinh về nhà làm nhằm kích thích niềm đam mê nghiên cứu và học bài, làm bài của học sinh. Từ đó giúp các em có vốn kiến thức vững vàng, tự tin và yêu thích môn học, giúp các em giỏi hơn và các em có học lực trung bình, yếu kém cũng có khả năng biết được định hướng giải bài tập của giáo viên đề ra. Từ đó giúp các em có động lực học tốt môn hóa và các em đó nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc học và đang có thái độ học học tập rất tốt. Chính vì vậy việc viết sáng kiến kinh nghiệm là một việc làm hết sức cần thiết và hữu ích nhằm mục đích phục vụ quá trình giảng dạy của giáo viên đạt kết quả cao hơn. Qua đây tôi rất mong có sự góp ý chân thành của người đọc để tôi hoàn thành giải pháp hơn. II. KIẾN NGHỊ: Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy môn hóa ở lớp 10 Trường Trung Tâm GDTX- DN Bá Thước và sự học tập của học sinh. Do đó không tránh khỏi những thiếu xót nên tôi rất mong được sự góp ý chân thành của người đọc để tôi tiếp tục nghiên cưú và hoàn thiện đề tài hơn nữa, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công tác giảng dạy của tôi trong những năm tiếp theo . Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 16 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học Tôi xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC Trang A/- PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................... 01 Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 17 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học I- Lí do chọn đề tài............................ .................................................. 01 II- Nhiệm vụ đề tài ……......................................................................... 01 III- Đối tượng nghiên cứu……………....................................................01 IV- Phạm vi nghiên cứu.............................................. ………………….01 V- Phương pháp nghiên cứu.......................................... ……………….01 VI- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................02 1/ Cơ sở lý luận..................................................................................02 2/ Thực tiễn của đề tài.......................................................................03 B/- PHẦN NỘI DUNG............................................................ ………………03 1. Thực trạng đề tài nghiên cứu...............................................................03 2. Chuẩn bị thực hiện……………………………………………….…..04 3. Ví dụ thử nghiệm ................................................................................ 05 4. Kết quả đạt được..................................................................................11 C/- KẾT LUẬN. ........................................... ……………………………..…11 I. Bài học kinh nghiệm…………………………………………………...11 II. Kiến nghị……………………………………………………………..12 - Mục lục........................... ......................................................................... 13 - Tài liệu tham khảo.................................................................................... 14 Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 18 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........//......... - Sách giáo khoa Hóa học 10 - Sách giáo viên Hóa học 10 - Sách hướng dẫn ôn tập hoá học 10 Giáo viên: Nguyễn Thị Hương 19 Sáng kiến kinh nghiệm Môn: Hóa học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG TRUNG TÂM GDTX-DN HUYỆN BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập hoá học tính theo phương trình hoá học ở lớp 10 BTTH” GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HƯƠNG ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG TRUNG TÂM GDTX-DN HUYỆN BÁ THƯỚC Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Năm học: 2012-2013 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất