Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi đồ...

Tài liệu Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương

.PDF
24
140
108

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU SẴN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG MỤC LỤC MỤC LỤC MỤC LỤC Tra ng Trang MỞ ĐẦUNgười thực hiện: Lê Thị Na trang Chức vụ: Phó hiệu trưởng Lý do chọn đề tài 1 vị cứu công tác: Trường MN Đông Cương 2 Mục đíchĐơn nghiên Đối tượngSKKN nghiênthuộc cứu lĩnh vực: Quản lý 2 Phương pháp nghiên cứu 2 NỘI DUNG 2 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 Thực trạng vấn đề trước khi sáng kiến kinh nghiệm 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4 Tổ chức hội hảo về đồ chơi và nâng cao kỹ năng làm 5 đồ chơi cho cán bộ giáo viên 2.3.2. Phát động phong trào làm đồ chơi trẻ các nguyên vật liệu dễ kiếm đông thơi sử dụng hiệu quả đồ chơi đã 8 làm THANH HOÁ NĂM 2017 1. 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 2. 1.2. 2.2. 2.3. 2.3.1. MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU trang 1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG 2 1.2. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Tổ chức hội hảo về đồ chơi và nâng cao kỹ năng làm đồ chơi cho cán bộ giáo viên 1 2 4 4 2.3.2. Phát động phong trào làm đồ chôich trẻ các nguyên vật liệu dễ kiếm đông thơi sử dụng hiệu quả đồ chơi đã làm 8 2.3.3. Tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn có 9 2.3.4. Khai thác tiềm năng làm đồ chơi sẵn có từ các bậc phụ huynh, các lực lượng xã hội trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu ủng hộ nhà trường, đồng thời giành thời gian và công sức làm đồ chơi cho trẻ 12 2.3.5 Áp dụng vào hoạt động trong ngày 13 2.3.6 Định hướng kế hoạch thời gian chủ động làm đồ chơi cho giáo viên. 15 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết: Lịch sử của đồ chơi có từ xa xưa và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của xã hội loài người. Trên thế giới, dân tộc nào cũng có đồ chơi, chúng mang những nét riêng biệt, độc đáo của các dân tộc. Đồ chơi phản ánh những đặc điểm sinh hoạt, văn hoá, lao động và cả phong tục tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Vì vậy, đồ chơi của trẻ em bất cứ lúc nào cũng đều mang tính truyền thông và tính hiện đại, đều ghi lại dấu ấn của dân tộc và tinh hoa của nhân loại. Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là phương tiện dùng để vui chơi, là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau, biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và lao động của con người, còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ chơi còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất quan trọng. Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi này rất thích sự tim tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích luỹ thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động vui chơi mà học của trẻ. Ở trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo trong mọi hoạt động của trẻ và đồ chơi giữ một vai trò quan trọng, là phương tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi. Đồ chơi vốn là thứ trẻ yêu thích nhất, không có đồ chơi trẻ không có phương tiện, môi trường để hoạt động và thực hiện các trò chơi. Đặc biệt là đối với chương trình giáo dục mầm non hiện nay việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi cho trẻ chơi là hết sức cần thiết, bởi dùng chính những nguyên liệu cũ, đồ phế thải để tái tạo ra các sản phẩm đồ chơi cho trẻ và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều loại đồ chơi, tham gia trong quá trình vui chơi, đáp ứng nhu cầu hoạt động vui chơi của trẻ mầm non, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ thuở ban đầu, Cũng qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến phụ huynh về bảo vệ môi trường, và như vậy chúng ta đã giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý, góp phần hình thành cho trẻ mầm non kỹ năng, thói quen tốt để bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường ngày càng trong sạch, thân thiện hơn. Đồ dùng đồ chơi mầm non sáng tạo, có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính những vai trò của đồ chơi tự tạo này giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. Từ nhận thức như trên, tôi thiết nghĩ việc trạng bị các kiến thức và nâng cao kỹ năng làm đồ chơi cho giáo viên mầm non là việc làm hết sức cần thiết và 1 bổ ích, làm đồ chơi tự tạo là một hoạt động mang tính sáng tạo và độc đáo ở chỗ cùng một nguyên vật liệu mỗi người lại có một ý tưởng riêng, một cách thức riêng để tạo ra sản phẩm theo phong cách của mình. Chính vì vậy để phát huy năng lực sẵn có của mỗi giáo viên tôi quyết định chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương’’ với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo ở bậc học mầm non. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá tầm quan trọng của đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Tìm ra biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ Mẫu giáo trong trường Mầm non Đông Cương 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, để phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ Mẫu giáo tại trường Mầm non Đông Cương, Thành Phố Thanh Hoá. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhệm vụ nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng làm đồ dùng, đồ chơi đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương’’ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại trường mâmg non Đông Cương, nên tôi đã sử dụng các phương pháp : - Phương pháp lí luận - Phương pháp thực tiễn - Phưong pháp trò chuyện - Phương pháp thống kê toán học - Phưong pháp thực hành 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, đồ chơi nó rất cần cho trẻ trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thoả mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người cán bộ quản lý – giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, mỗi gia đình chúng ta, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng như: vỏ hộp sữa các loại, chai dầu gội, lọ sữa tắm, lon bia, bìa lịch cũ, vỏ trai, vỏ sò, vải vụn, hộp sữ chua,…có rất nhiều hình dáng và kích thước khác nhau, đó là nguồn vật liệu phong phú và đa dạng, có thể tận dụng để làm những việc hữu ích. Việc tận dụng những nguyên 2 vật liệu thiên nhiên và phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ sinh môi trường. Thực tế hiện nay, ở Trường Mầm non Đông Cương, đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho các hoạt động của trẻ còn hạn chế về số lượng, và tính sáng tạo chưa cao. Giáo viên chưa chịu khó nghiên cứu cách làm, tìm kiếm những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mà còn phụ thuộc vào đồ dùng, đồ chơi mua sẵn. Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên, tôi trăn trở và đã quyết định xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại trường mầm non Đông Cương ” 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu * Thuận lợi : Trường Mầm non Đông Cương – Phường Đông Cương – TP Thanh Hoá có 16.800 dân sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau, như tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, kinh doanh buôn bán, nghề dịch vụ..Cũng chính từ nhiều ngành nghề này là cơ sở tạo điều kiện cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu dễ dàng và thuận lợi, có thể nói trong bất cứ nơi đâu và bất cứ chỗ nào cũng có nguồn nguyên vật liệu có thể dùng làm đồ chơi cho trẻ. Trong những năm gần đây nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tạo điều kiện chăm lo về cơ sở vất chất để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học. Trường có sự hỗ trợ đắc lực nhiệt tình của ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, đã luôn sát cánh phối hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, tài trợ thêm kinh phí cho các hoạt động thi đua, tuyên truyền, xây dựng cơ sở vật chất trang bị dạy và học cho nhà trường. Và đặc biệt rất tích cực trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để ủng hộ nhà trường. Nhà trường có đội ngũ giáo viên với 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt 76,5%, bên cạnh đó giáo viên đa phần còn lại rất trẻ, năng động, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, yêu nghề, mến trẻ gắn bó với nhà trường. Các tổ chức chính trị, đoàn thể trong nhà trường hoạt động đều có hiệu quả cao. Bản thân tôi đã tham mưu với hiệu trưởng về việc chỉ đạo các đợt làm đồ dùng đồ chơi và qua hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường, cấp thành phố, học hỏi được kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, từ các trường bạn. Đặc biệt trong quá trình nhà trường tham gia thi đồ dùng đồ chơi cấp thành phố trong những năm học qua đều đạt kết quả cao. * Khó khăn : Do đặc thù riêng của ngành học, giáo viên đứng lớp cả ngày, thời gian dành cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu và làm đồ chơi còn ít, phần lớn chỉ trong thời gian hè, ngày nghỉ và tranh thủ quỹ thời gian còn lại. Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế. Số cán bộ giáo viên hiểu cách làm, biết vận dụng và khả năng sáng tạo chưa 3 cao mới chỉ tập trung ở các giáo viên trẻ, khéo tay và có năng khiếu làm đồ chơi. Một số giáo viên chưa phát huy hết tác dụng của đồ chơi đã làm. Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, thực tế ngay từ đầu năm học 2017-2018 tôi đã phối hợp với các tổ chuyên môn tiến hành khảo sát việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào hoạt động học và chơi của trẻ. * Kết quả của thực trạng Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc hướng dẫn chỉ đạo và động viên giáo viên tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có, nhưng để đáp ứng được yêu cầu thì phần nào còn hạn chế, số đồ chơi phục vụ cho các buổi chơi và các hoạt động khác đã có mặt nhưng chưa phong phú về hình thức và chủng loại, thực tế: Mức độ TT Nội dung Tổng Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu số SL % SL % 1 Số lớp có đủ đồ chơi ở mức 12 12 100 0 0 độ tối thiểu 2 Số lớp có đủ đồ chơi tự làm đảm bảo yêu cầu chất lượng phong phú hấp dẫn. 12 9 75 3 15 3 Số CBGV có ý thức sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ chơi. 24 20 83 4 17 4 Số CBGV sử dụng cách làm và vận dụng sáng tạo 24 18 75 6 15 5 Số CBGV sử dụng có hiệu quả đồ chơi đã làm. 24 18 75 6 15 Xuất phát từ thực tế trên, làm thế nào để giúp giáo viên khơi dậy niềm đam mê hứng thú với đồ chơi và sáng tạo nhiều cách làm đồ chơi cho trẻ, làm thế nào để CBGV nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ chơi từ nguyên vật liệu tận dụng, sẵn có của địa phương để giảm bớt chi phí mua đồ chơi có sẵn, đắt tiền mà nhiều khi không phù hợp với lứa tuổi. Làm thế nào để có đồ chơi hấp dẫn, “ bắt mắt ’’ thì trẻ sẽ nghĩ ngay đến trò chơi? Tôi quyết định lựa chọn các giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiện quả như sau: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng đề giải quyết vấn đê 2.3.1 Tổ chức hội thảo về đồ chơi và nâng cao kỹ năng làm đồ chơi cho cán bộ giáo viên. Bồi dưõng và nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ chơi cho CBGV có rất nhiều hình thức, mỗi hình thức đều mang lại hiệu quả riêng nhưng theo tôi tổ chức hội thảo không những mang lại hiệu quả cao về chuyên môn mà còn là 4 hình thức bồi dưỡng về năng lực giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là năng khiếu cá nhân, bởi qua hội thảo giáo viên đựơc trao đổi, được bàn bạc, được thảo luận đưa ra những ý kiến của riêng mình trên cơ sở đó học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Để tổ chức hội thảo được tốt tôi đã đề nghị với hiệu trưởng để triển khai sinh hoạt chuyên môn và chỉ đạo xây dựng kế hoạch hội thảo, thống nhất nội dung, thời gian tiến hành và hính thức phương pháp tổ chức. * Mục đích của hội thảo: Thứ nhất là: Tận dụng nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm để làm đồ chơi sử dụng vào trò chơi và các hoạt động hằng ngày cho trẻ. Thứ hai là: Phát huy khả năng sáng tạo, kỹ năng làm, rèn luyện tính kiên trì, khả năng khéo léo của đôi bàn tay cho cô và trẻ. * Nội dung của hội thảo Nội dung của hội thảo chúng tôi chỉ tập trung xoay quanh 2 vấn đề chính: Một là: Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm để làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu của địa phương. Hai là: Giúp nhau thực hành làm các đồ chơi theo ý tưởng riêng và cách làm của mỗi người. Để giáo viên được tham gia, phát huy khả năng vốn có của mình chúng tôi thực hiện theo hình thức: Bước 1: Chia thành 4 tổ và yêu cầu công việc cụ thể cho từng tổ : Tổ 1: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các tạp phẩm khác nhau. Tổ 2: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ vải, len, sợi… Tổ 3: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ tre, trúc, gỗ, rơm rạ,,, Tổ 4: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ cậy, cành cây khô, hạt đậu, hạt vừng, các loại hạt trái cây,.. Sau đó lại đổi cho tổ, cá nhân làm các loại đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau. Mời tổ trưởng lên trình bày ý tưởng cho sản phẩm của mình, các tổ khác thảo luận, góp ý bổ sung. Bước 2: Giúp nhau thực hành làm các đồ chơi theo ý tưởng và cách làm mỗi tổ, mỗi người. Để thực hiện tốt bước này tôi đề nghị giáo viên mang đến càng nhiều càng tốt những nguyên vật liệu ở địa phưong (Giấy, bìa các loại, que, hột hạt, vỏ ngao, sò, hến vỏ dừa, vải màu, chai nhựa, các khối gỗ, rơm rạ đã chuốt phẳng, …) với bất kỳ hình dáng và kích thước nào. Trên cơ sở thảo luận sôi nổi, nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm, tạo không khí thoải mái, tin cậy lẫn nhau, hưỡng dẫn nhau về quy trình và kỹ thuật làm. Tổ 1: Đồ chơi làm bằng các loại tạp phẩm khác nhau: Ví dụ: Nắp chai nhựa có thể gắn số làm bộ dạy toán cho trẻ Lõi chỉ bằng gỗ thì làm bánh xe lăn, bằng giấy thì cắt thành khoanh nhỏ nhuộm mầu làm đồ chơi xâu hạt. Những ống nhựa, dây nhựa truyền huyết thanh bỏ đi có thể làm sạch làm ống nghe cho trò chơi bác sỹ… Những dây buộc hàng ni lông màu, đan thành những bộ lồng rất đẹp không kém gì hộp nhựa,… Đồ chơi bằng rơm: Tết thành con tôm, con cá, con cua ( các con vật sống dưới 5 nước) cái bát, cái đĩa, cái thìa, cái nồi ( đồ dùng nấu ăn ) Từ các vỏ chai nước rửa chén, chai Comfor làm thành những cái phích, bình tưới nước, con ếch, hộp sữa chua làm thành con voi, con thỏ, con mèo… Từ những lông gà rửa sạch, phơi khô làm thành mũ công rất đẹp Tổ 2: Đưa ra kinh nghiệm làm đồ chơi từ vải, len, sợi,.. Ví dụ : Từ các mảnh vải vụn cắt thành tạp dề, làm búp bê, các loại củ quả, sợi len làm thành gà mẹ, gà con… Tổ 3 : Đưa ra các kinh nghiệm làm đồ chơi từ các loại tre, trúc, song mây. Ví dụ: Từ các ống, các đoạn tre, trúc có kích thước dài ngắn, to, nhỏ khác nhau, có thể làm bộ lồng ghép, bộ gõ, xuc xắc, con cờ, đũa dài, đữa ngắn, làm tàu hoả, làm cối giã gạo, làm thùng xách nước. Những đoạn trúc nhỏ hơn nữa có thể nhuộm màu làm đồ chơi xâu hạt. Từ các thanh tre, que kem tạo thành các miếng ghép thông minh… Tổ 4: Kinh nghiệm làm đồ chơi từ các đồ vật thiên nhiên: Vỏ cây, cành cây, hạt vừng, các loại trái cây,… Ví dụ: Làm cây phượng: Thân bằng vỏ cây khô, hoa bằng giấy bọc mềm cát nhỏ, cành bằng đất nâu bồi, nên dưới gốc bằng đất màu vàng nhạt… Quả bằng lăng khô làm thành con ong, cành cây khô làm thành con hươu.. Ngoài ra còn được học kỹ năng khác như : Vẽ, xé dán, cắt dán, dập giấy, miết đất, đắp, bồi..để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau mọi người đựoc thực hành nhiều lần và bằng khả năng sáng tạo của mình cho ra đời được nhiều sản phẩm phong phú, đẹp mắt có giá trị sử dụng như cây cối, con vật, tranh ảnh, người, các đồ dùng như mũ dép, quần áo… có thể nói sản phẩm làm ra muôn màu muôn vẻ được trưng bày như là một “ thư viện ’’ đồ chơi, tạo thành bức tranh sinh động và đẹp nhất. Ngoài những đồ chơi tự tạo trong lớp. Tôi còn chỉ đạo giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu phế thải làm những đồ chơi ngoài trời như: lốp xe đã qua sử dụng sau đó rửa sạch phơi khô và phun sơn các màu đẹp mắt để dùng làm đồ chơi vận động cho trẻ chơi như xích đu, con Ếch, cổng chui con sâu … Qua đó trẻ thích thú khi tham ra hoạt động ngoài trời. Kết quả: Về nhận thức: Tất cả mọi người đều phấn khởi và khẳng định sau hội thảo họ học tập được nhiều điều bổ ích như hình thức làm, cách làm , và nhất là kỹ thuật làm nhanh hơn, chính xác hơn và có những đồ chơi mà theo họ cách làm của bạn dễ dàng hơn, nhưng tạo sản phẩm lại đẹp hơn. Về số lượng: Nhiều hơn, đủ cho các hoạt động học và chơi của trẻ. Về sản phẩm: Chất lượng, yêu cầu đảm bảo, hình thức phong phú và nhiều thể loại khác nhau. 6 Hình ảnh con Ếch, xích đu làm từ lốp xe ô tô cũ Hình ảnh đồ chơi ngoài trời con sâu làm từ lốp xe đạp cũ qua sử dụng 7 2.3.2. Phát động phong trào làm đồ chơi cho trẻ từ các nguyên vật liệu dễ kiếm đồng thời sử dụng hiệu quả đồ chơi đã làm. Sau hội thảo bước tiếp theo chúng tôi triển khai phát động phong trào làm đồ chơi tự tạo theo từng đợt để lấy thành tích chào mừng các ngày lễ trong năm, một phần giúp cho cán bộ giáo viên củng cố cách làm, qui trình làm, mặt khác quan trọng hơn cả là họ tạo ra được nhiều sản phẩm cho các cháu học tập vui chơi, sau mỗi đợt phát động trường tổng hợp số lượng làm, chất lượng đồ chơi, để động viên và khuyến khich tinh thần giáo viên. Chúng tôi gắn kết quả làm đồ chơi tự tạo vào tiêu chí thi đua hàng tháng, học kỳ và cả năm để giáo viên phấn đấu. Cũng từ đó trong lớp xuất hiện rất nhiều đồ chơi đẹp, hấp dẫn, có giá trị sử dụng, nhiều đồ chơi còn sáng tạo hơn ban đầu. Các đồ dùng được bố trí sắp xếp phù hợp trong các góc chơi, đặc biệt là các đồ chơi đã đựoc phát huy tác dụng trong mỗi buổi chơi, mỗi trò chơi và nhiều cách khác nhau. Ví dụ: Một bộ vỏ ngao hến có thể phân loại to, nhỏ, nhiều, ít, xếp cao, thấp, xếp hình các loại quả, bông hoa, các con vật hoặc xếp thành nhiều hình dáng khác nhau. Từ con cá đang nằm chỉ cần sáp xếp lại cái đuôi theo hình cong từ dưới lên một chút tạo thành cá đang quẫy đuôi bơi rất đẹp. Trẻ có thể chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm 2-3 trẻ để cùng thảo luận cách chơi. Ngoài những đồ chơi đó, tôi còn thiết kế và cùng giáo viên làm những đồ chơi có tính chất sử dụng và độ khó cao hơn, chú trọng đến khẳ năng sử dụng đồ dùng như ô cửa bí mật, ngôi nhà đa năng, vòng quay đa năng... Ví dụ như với bộ đồ dùng “Vòng quay đa năng” Tôi lấy ý tưởng từ các chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” trên truyền hình, vòng quay có cấu tạo gồm đế và bảng quay, điều đặc biệt ở đây là các hình ảnh, các con số, chữ cái có thể thêm vào, bớt ra. Với đế và khung làm bắng gỗ, phoóc đổ xi măng nên rất bền, có thể tháo lắp để tạo thành các đồ dùng riêng biệt và với mỗi phần riêng của bộ vòng quay khi kết hợp với các đồ dùng khác sẽ tạo thành bộ đồ dùng mới theo từng ý tưởng của cô và trẻ. Với bộ vòng quay này, tôi thấy hầu hết các lớp thường xuyên sử dụng trong các hoạt động, mỗi lần sử dụng có thể thay đổi cách đặt vòng quay nằm hay đứng, tách riêng biệt hay kết hợp vòng quay...là đã tạo ra công năng sử dụng mới cho đồ dùng. Bộ đồ dùng này giúp cho các giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng, đồng thời trẻ rất hứng thú với bộ đồ dùng này, trẻ nghĩ ra rất nhiều cách chơi khác nhau với đồ dùng. Một yếu tố đã phát huy tối đa hiệu quả đồ chơi đã làm, chúng tôi chỉ đạo các giáo viên xây dựng môi trường lớp học khoa học, sắp xếp đồ chơi hợp lý giúp trẻ dễ nhìn thấy, dễ lấy, dễ cất nhằm tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ chơi theo ý thích của trẻ và vận dụng đồ chơi vào giờ học toán, trò chơi với chữ cái, tạo hình, môi trường xung quanh… Để có nhiều đồ chơi cho trẻ chơi và cũng là một hình thức sử dụng có hiệu quả đồ chơi đã làm, chúng tôi chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ cùng tham gia hoạt động làm một số đồ chơi đơn giản cùng với cô giáo, bằng hình thức này trẻ tham gia rất hừng thú, chủ động tìm tòi khám phá, trải nghiệm để lĩnh hội kiến 8 thức một cách tốt nhất, phù hợp với chương trình mà nhà trường đang thực hiện.? Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lạo động ngay khi còn bé. 2.3.3. Tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu sẵn có. Đồ dùng đồ chơi là điều kiện không thể thiếu với từng môn học và hoạt động chơi ở các góc cho trẻ, nếu giáo viên không tích cực và sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi thì hiệu quả đạt được sẽ không cao, trẻ sẽ không hứng thú khi tham gia hoạt động. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung giáo viên để cùng làm đồ dùng, đồ chơi thì cũng chưa khai thác hết được tính sáng tạo, sợ tìm tòi khám phá cũng như phát huy được sự nhiệt tình của giáo viên trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sãn có ở địa phương, chính vì vậy hàng tháng tôi yêu cầu giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi theo môn học cũng như chủ đề duy trì tốt phong trào theo định kỳ để đưa vào đánh giá xếp loại hàng tháng. Việc tổ chức hội thi “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” bằng nguyên vật liệu địa phương cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để giáo viên tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi đồng thời học tập nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra ý tưởng và sáng kiến hay khi làm đồ dùng đồ chơi. Qua hội thi giáo viên có điều kiện để rút kinh nghiệm cho bản thân vận dụng và phát huy kỹ năng, khả năng làm đồ dùng, đồ chơi của mình trước đồng nghiệp và từ đó có hướng phấn đấu tốt hơn. Tôi xác định đây là một giải pháp rất thiết thực để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và đáp ứng được yêu cầu đồ chơi cho trẻ. Trên cơ sở phát động làm đồ chơi dưới các lớp, theo tháng và chủ đề, ngoài ra chúng tôi tổ chức hội thi theo đợt phát động thi đua chào mừng ngày lễ hội như: 20/10, 20/11, 8/3,.. Mục dích phát huy cao độ khả năng tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có và mức độ tham gia của các lớp, đồng thời coi đây là cơ hội để giáo viên bộc lộ hết khả năng của mình. Trước khi chúng chúng tôi yêu cầu mỗi lớp tổng hợp số lượng dự thi, phân loại đồ chơi, làm bằng chất liệu gì, thuyết minh cách làm, cách sử dụng, phực vụ cho trò chơi gì, môn học gì để mọi người cùng biết và vận dụng. Mặt khác chúng tôi yêu cầu đồ chơi dự thi phải đảm bảo nguyên tắc: - Đồ chơi phải đảm bảo tính sư phạm (có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm, khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của các trẻ: trẻ có thể thao tác với đồ dùng trong nhiều trò chơi ). - Đồ chơi phải đảm bảo tính phù hợp, an toàn ( Màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm, cần vệ sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi ). - Đồ chơi phải đảm bảo tính phổ biến (Nguyên liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau). - Đồ chơi phải đảm bảo tính sáng tạo (Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng). - Đồ chơi phải đáp ứng mục đích giáo dục và tính thẩm mỹ. - Đồ chơi phải thoả mãn nhu cầu và ý muốn được hoạt động tích cực trong 9 khi chơi của trẻ. Khi hiểu được nguyên tắc giáo viên đã lựa chọn nguyên vật liệu để làm sao cho không mất thời gian mà đồ chơi lại đạt hiệu quả. Hội thi được tôi triển khai ngay từ đầu năm học nên các đồng chí giáo viên có sự đầu tư sáng tạo ra những bộ đồ chơi, đồ dùng dạy học sáng tạo, những sản phẩm vô cùng ngộ ngĩnh từ ống trẻ, ống nước nhựa thải làm nên chiếc đàn tơ rưng, từ hộp bánh thiếc làm nên bộ trống hoặc cồng chiêng…Những bộ đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu mở, muôn màu muôn vẻ thật xinh động, bền đẹp các cô đã trưng bày sản phẩm của mình cho nhà trường chấm, không khí nhộn nhịp đã thu hút được nhiều xem. Nhà trường đã mời lãnh đạo địa phương, hội phụ huynh, các ban ngành về tham quan. Bằng hình thức này chúng tôi đón nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, những lời động viên khen ngợi, ghi nhận công sức lao động của tập thể cán bộ giáo viên, cũng thông qua đợt phát động phong trào giáo viên hiểu sâu hơn được tầm quan trọng của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là đồ chơi này lại được làm từ chính nguyên vật liệu quanh mình, chúng tôi nghĩ đây là một hình thức tuyên truyền nhanh nhất, dễ hiểu nhất, dễ hiệu quả nhất. Kết quả của phong trào làm đồ chơi phản ánh rõ năng lực, sự sáng tạo của mỗi giáo viên. Số lượng, chất lượng đồ chơi vô cùng phong phú, sinh động dáng tạo, có giá trị sử dụng cao. Đồng thời phong trào làm đồ chơi đã đem lại niềm đam mê, tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của người giáo viên mầm non. Có 12/12 nhóm lớp tham gia trong đó: Giải xuất săc: 2 Giải nhì: 3 Giải nhất: 4 Giải ba: 3 Đồng thời chúng tôi tổ chức trao thưởng cho các bộ đồ chơi đạt giải đúng vào ngày lễ để giáo viên thấy được sự trân trọng và ý nghĩa hơn. Với số tiền thường của mỗi giải là: giải xuất sắc: 300.000đ, giải nhất: 200.000đ, giải nhi: 150.000đ, giải ba: 100.000đ. Tuy số tiền không lớn nhưng đã kịp thời động viên và khích lệ tinh thần của mỗi giáo viên. Ngoài ra còn có giải thưởng riêng cho những bộ đồ chơi sáng tạo nhât, và hiệu quả nhất… Từ những nguyên vật liệu tưởng chừng như đã bỏ đi. Nhưng với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, cần cù, chịu khó của các cô giáo trường mầm non Đông Cương đã tạo ra được bộ đồ chơi rất ngộ ngĩnh và đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi mầm non và giá trị sử dụng cao góp phần làm phong phú thêm nguồn đồ dùng đồ chơi cho các tiết học. Phát huy được tinh thần cố gắng tìm tòi sáng tạo của đội ngũ giáo viên, tạo được nguồn lực dồi dào phong phú đa dạng về đồ dùng dạy học và đồ chơi tự tạo, nhằm đáp ứng cho trẻ được học mà chơi, chơi mà học, đạt đựơc yêu cầu thực tiễn phù hợp với chủ đề giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non . Hội thi đã tạo ra một sân chơi bổ ích tạo điều kiện cho các cô giáo, giao lưu trao đổi kinh nghiệm về giáo dục là dịp để khẳng định và tôn vinh sự khéo léo sáng tạo và tài năng sư phạm của các cô giáo mầm non. Dưới đây là hình ảnh trưng bày đồ dùng, đồ chơi của các lớp tham gia hội thi cấp trường. 10 Hình ảnh các đồ chơi đạt giải làm từ nguyên vật liệu phế thải khác nhau 11 2.3.4. Khai thác tiềm năng làm đồ chơi sẵn có từ các bậc phụ huynh, các lực lượng xã hội trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu ủng hộ nhà trường, đồng thời dành thời gian và công sức làm đồ chơi cho trẻ. Theo tôi đây là giải pháp quan trọng không thể thiếu được trong việc tìm kiếm, nâng cao chất lượng làm đồ chơi cho trẻ, bởi đây là một lực lượng lớn, nếu các giáo viên biết tận dụng và khai thác bằng nhiều hình thức thì sẽ thu về nguồn đồ chơi vô tận. Ý thức được điều này tôi đã chỉ đạo tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường tập trung cho một số vấn đề: - Cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết và phải đảm bảo tính phổ biến (nguyên vậy vật liệu sẵn có, dễ tìm ở địa phương, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau) - Tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh và các các lực lượng xã hội hiểu được tầm quan trọng và nguồn lực đồ chơi sẵn có ở địa phương để họ biết và thu gom giúp nhà trường. - Khai thác khả năng làm đồ chơi của các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội. Đới với công tác tuyên truyền: Tuỳ từng đối tượng và thời gian cho phép chúng tôi đưa ra các nội dung tuyên truyền phù hợp, dễ hiểu, có tính thuyết phục như đồ chơi giúp trẻ củng cố chương trình học, mở rộng sự hiểu biêt về cuộc sống xung quanh, rèn luyện và hoàn thiện các giác quan, phát triển năng lực, chú ý, tư duy ngôn ngữ, nếu không có đồ chơi cho trẻ chơi thì những nội dung trên sẽ không đạt hiệu quả cao, để có nguồn nguyên liệu làm đồ chơi cho trẻ thì các bậc phụ huynh hãy giúp nhà trường có được các nguyên liệu mà hằng ngày chúng ta gặp phải như: Sợi dây buộc hàng, sợi rơm, đến các vỏ hộp, sợi thô, vải, len sợi, lông gà, ống nước, các loại hột, hạt,…đều có thể sử dụng làm đồ chơi được và đề nghị họ mang ủng hộ nhà trường. Với cuộc sống bề bộn ngày nay đã làm cho không ít phụ huynh không còn có thời gian chăm sóc con cái, không có thời gian chơi cùng với con mà thay vào đó là mua sắm những đồ chơi hiện đại, được sản xuất trên các dây truyền công nghiệp hiện đại, trên thị trường đồ chơi Trung Quốc và nước ngoài chiếm đa số, bên cạnh có những đồ chơi mang tính giáo dục, phát huy được trí tuệ, sự thông minh của trẻ nhưng cúng có đồ chơi không an toàn, kích động tính hiếu chiến, bạo lực như súng, gươm, mặt nạ dữ dằn...và nhiều đồ chơi gây sợ hãi, không có tính chân, thiên, mỹ đã gây tác hại không nhỏ đến tâm lý trẻ. Việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở, gắn với trò chơi dân gian, gần gũi, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền. Đồ chơi, trò chơi truyền thống chính là một phần của văn hóa dân tộc, từ việc giáo dục cho trẻ hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc qua đồ chơi, trò chơi dân gian được phục hồi sẽ cho trẻ có cơ hội tiếp cận với văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ví dụ như các trò chơi ném còn, ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu...không cần những đồ chơi tốn kém mà chỉ tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, và tốn ít công sức phụ huynh có thể làm được một đồ chơi cho con trẻ Chúng tôi còn tổ chức tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh, đoàn thanh niên và qua các hoạt động khác như các ngày hội, ngày lễ thi làm đồ dùng 12 đồ chơi… cho tất cả các đối tượng. Ngoài ra chúng tôi tuyên truyền bằng hình thức mời phụ huynh về dự hoạt động chơi tại các nhóm lớp do cô giáo tổ chức để họ được chứng kiến con em mình hoạt động vui chơi với đồ chơi một cách say sưa và hứng thú. Để có thể làm được các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động trong trường mầm non thì việc phối hợp chặt chẽ với phụ huynh là một giải pháp mang lại hiệu quả cao, chính vì vậy tôi đưa ra một số các giải pháp nhằm hướng dẫn cho giáo viên khai thác sự ủng hộ của phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giáo viên trao đổi phụ huynh về chủ đề thực hiện về các loại đồ dùng mà giáo viên dự định sẽ làm, các nguyên vật liệu cần thiết có thể trao đổi với phụ huynh để biết về nghề nghiệp của họ, chúng tôi nghĩ: Chỉ có trẻ và đồ chơi, trẻ không biết chán, quên cả giờ mẹ đón, đã là những màn ảnh rất sinh động để vận động tuyên truyền phụ huynh, từ đó phụ huynh có ý thức sẵn sàng đóng góp nguyên vật liệu cho nhà trường. Hơn thế nữa chúng tôi còn thông báo về chủ đề săp tới để khuyến khích cha mẹ trẻ tham gia đống góp vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chủ để đạt hiệu quả. Đối với việc khai thác khả năng làm đồ chơi từ các bậc phụ huynh và các lực lượng xã hội thì chúng tôi làm bằng cách thông qua tìm hiểu lí lịch của trẻ về nghề nghiệp của từng phụ huynh trong lớp, trong trường. Từ chỗ khai thác đúng nghề, đúng nghiệp cùng với khả năng tham mưu khéo léo, nhiều phụ huynh tích cực thu gom nguyên vật liệu và tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ví dụ: Phụ huynh làm nghề mộc thì làm đồ chơi từ gỗ: tạo ra các khối tròn, vuông, chữ nhật, cuốc, xẻng, liềm cắt lúa, ..phục vụ cho chủ đề ngành nghề. Phụ huynh làm nghề thủ công đan lát thì đan làn, cốc, đĩa, mũ, dép… từ sợi dây để tặng nhà trường, phục vụ cho chủ đề gia đình,.. Phụ huynh làm nghề may thì tận dụng những mảnh vải vụn để may tạp dề, váy búp bê, làm tranh sáng tạo từ vải. Phụ huynh làm nghề cơ khí thì làm từ những thanh thép thừa hàn thành khung sân khấu rối cho cô áp dụng vào giờ kể chuyện…. Có thể nói: thành công của giải pháp này là chúng tôi đã đẩy lên được phong trào làm đồ chơi cho trẻ từ các lực lượng xã hội, tạo được sự gắn bó giữa gia đình – nhà trường – xã hội, nhất là tạo được sự thay đổi hành vi của các bậc phụ huynh, của cộng đồng về đồ chơi và cách làm đồ chơi cho trẻ, kết lại thành sức mạnh tổng hợp, góp tiếng nói chung nâng cao chất lượng ngành học mầm non. 2.3.5. Áp dụng vào hoạt động trong ngày. Sau khi đã làm được đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải ở địa phương, tôi yêu cầu giáo viên đưa vào sử dụng trong các hoạt động hàng ngày của trẻ để nâng cao chất lượng giảng dạy của hoạt động học, hoạt động chơi của các góc. Khi tổ chức hoạt động góc ở chủ đề “Giao thông” thay vì dùng hàng dào có sẵn, giáo viên đã lấy ống hút cùng hộp sữa đã được đục lỗ để cho trẻ xếp hàng rào xây thành khuôn viên bến xe… dùng các hộp sữa chua váng sữa để làm các phương tiện giao thông và nắp chai để làm đèn xanh, đèn đỏ… Ví dụ: Để phục vụ môn văn học, giáo viên đã dùng mô hình sa bàn quay để 13 kể chuyện, đọc thơ với nguyên vật liệu các loại bìa giấy như hộp đựng ti vi hoặc tủ lạnh, điều hòa, nan tre giấy màu dính nhám và keo nến, mô hình sa bàn có thể xoay khi kể chuyện đọc thơ gắn với lời kể hoặc giọng đọc có thể sử dụng cho bất kể câu chuyện và cho nhiều chủ đề của mọi độ tuổi. Đối với âm nhạc: Tôi chỉ đạo giáo viên sử dụng mô hình “ Ô cửa bí mật” được làm từ tấm nhựa tái chế cùng giấy màu, keo nến, đề can tạo ra mô hình ô cửa bí mật theo dạng ngôi nhà ngộ ngĩnh và có rất nhiều ô cửa sổ, trong mỗi ô đều có chứa một nốt nhạc chứa tên bài hát để trẻ lựa chọn, bên ngoài ô cửa có gắn kí hiệu theo độ tuổi để cho trẻ lựa chọn các ô sau đó đưa ra trả lời phù hợp, với trò chơi này trẻ vô cùng hứng thú bởi ô cửa mang đến nhiều điều bí mật khác nhau. Đối với môn thể dục: thì đồ dùng phục vụ cho môn này vô cùng phong phú, tôi đã sử dụng lốp xe máy, xe đẹp đã thải, lon bia, hộp sữa rửa sạch phơi khô phun sơn các màu bắt mắt, tạo ra các cổng chui, vòng bật khép tách chân hay gấu vào hang qua đó giúp trẻ thực hiện được các môn vận động cơ bản.. Hay đối với môn làm quen với toán, các đồ dùng hầu hết được làm từ nguyên vật liệu tìm kiếm là chủ yếu như vở ngao, hộp sữa chua các loại vải vụn, bông cũ, đá sỏi hột hạt dùng để học toán số, chẳng hạn như chủ đề Thế giới động vật trẻ Mẫu giáo lớn học “Số 8- tiết 1 và tiết 2” các cô có thể sử dụng cho trẻ đếm mỗi trẻ 8 con cua, 8 con cá, hoặc 8 con ếch làm bằng ngao, con bướm, con chuồn chuồn làm bằng thìa sữa chua so sách hơn kém nhau với 8 bông hoa… Ngoài ra nhiều môn học khác trẻ và cô cùng sử dụng các loại đồ chơi tự làm mà hiệu quả giúp trẻ không bị nhàm chán và rất hứng thú. Tôi chỉ đạo giáo viên làm đồ chơi ở hoạt động góc tạo các góc mở cho trẻ hoạt động như: Góc toán, làm quen chữ viết, có thể tận dụng các vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, xốp gai dính dây điện để làm nên đồ chơi chơi mang tên “Sâu con học chữ, học toán. Góc tạo hình, góc sách: Từ miếng xốp ép, vỏ lọ hồ dán, đĩa hát nhạc hõng, điac nhự, vải vụn, len, làm con thỏ, rối, con cá, con thỏ, con mèo. Góc bé làm học sĩ: Chỉ đạo giáo viên cho trẻ sử dụng các hộp sữa tươi hộp giấy các loại làm ô tô, tàu hỏa, dây điện cũ làm xe đạp, thuyền buồm, hộp bia, xốp màu làm thành máy bay để phục vụ chủ đề giao thông… Bên cạnh đó tôi chỉ đạo giáo viên cần quan tâm đến môi trường trong và ngoài lớp học trang trí phù hợp trạo góc mở khoa học và sáng tạo theo từng chủ đề, bằng những nguyên vật liệu phế thải để môi trường lớp học phong phú đẹp mắt nhằm thu hút trẻ hứng thú hoạt động. Sau những buổi thao giảng dự giờ tôi thường hướng cho giáo viên trưng bày đồ dùng, đồ chơi tự làm từ nguyên vật liệu dễ tìm ở những nơi phụ huynh dễ nhìn thấy, có thể giải thích cho phụ huynh về cách làm hay ý nghĩa của đồ dùng, đồ chơi tự tạo sẽ an toàn hơn, vệ sinh hơn, và rẻ tiền hơn nhằm tạo sự ủng hộ của phụ huynh...Mặt khác đồ dùng đồ chơi tự làm có tác dụng giáo dục trẻ mang tính tích cực hơn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, phát triển tính sáng tạo của trẻ khi trẻ được tham gia. 14 Hình ảnh đồ dùng dạy toán làm bằng vỏ ngao… Bộ nhạc cụ âm nhạc Vòng thể dục làm từ hộp sữa làm từ hộp sữa, hộp bánh Qua việc sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo trẻ tham gia hoạt động một cách say sưa và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ hoạt động tích cực. 15 Để có đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học tập không phải bất cứ lúc nào cũng có thời gian để làm, hơn nữa các giáo viên lại có ít cơ hội học tập lẫn nhau nâng cao kiến thức kỹ năng làm đồ chơi, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để mình hoàn toàn chủ động có nhiều đồ chơi tự tạo trong suốt năm học, chúng tôi thống nhất. Thứ nhất: Trong thời gian hè tiếp tục phát động phong trào tìm kiếm nguyên vật liệu và động viên giáo viên tập trung về truờng theo tinh thần chung 1 – 2 tuần làm đồ chơi cho trẻ. Thứ hai: Trong thời gian hè và cả trong năm học các giáo viên có kế hoạch bổ sung đồ chơi tự làm theo tháng, theo chủ đề, chúng tôi chỉ đạo giáo viên căn cứ vào chương trình của từng độ tuổi, từng chủ đề, xem độ tuổi đó, chủ đề có những trò chơi gì, học bài gì, cần những đồ chơi gì để chủ động làm. Ví dụ: Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi đang thực hiện chủ đề trường mầm non, chủ đề tiếp theo là chủ đề bản thân thì ngoài những đồ dùng những đồ chơi đã có thể vận dụng được thì cần phải chủ động bổ sung thêm đồ chơi mới phù hợp cho chủ đề bản thân. Thứ ba: Phát huy và sử dụng có hiệu quả những đồ chơi đã làm một cách tốt nhất theo quan điểm làm đồ chơi là để cho trẻ chơi chứ không phải là để trưng bày hay trang trí, luôn luôn thay đổi mẫu, hình thức, kiểu dáng trên cùng một loại đồ chơi để tạo sự hấp dẫn kích thích ham muốn được chơi của trẻ đến mức “ Khi nhìn thấy đồ chơi trẻ nghĩ ngay đến trò chơi và cách chơi với đồ chơi đó’’ 2.4. Hiệu quả của việc sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Như vậy, sau một năm triển khai chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên áp dụng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở 12 nhóm lớp và đã tăng đáng kể về về số lượng, đa dạng, phong phú hiệu quả sử dụng cao, các loại đồ dùng, đồ chơi đã đựơc đưa vào các hoạt động giảng dạy và hoạt động chơi hàng ngày của trẻ tôi thấy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, số lượng các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo đã chiếm nhiều phần lớn trong các hoạt động của trẻ; - Nhà trường được phòng giáo dục, bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao trong hội thi làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và đạt kết quả cao. - Đối với bản thân: Đã tham mưu huy động được các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Cán bộ, giáo viên biên cách sưu tầm và làm thêm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Hàng tháng đã tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi ít nhất là một bộ mới có chất lượng, thường xuyên thay đổi, bổ sung đồ dùng đồ chơi theo các chủ đề tránh sự nhàm chán cho trẻ. Ngoài ra cùng nhà trường phát động phong trào hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các ngày lễ 20/11; 8/3 đạt kết quả rất tốt. - Đối với trên trẻ: trẻ hứng thú tham gia vào các tiết học và hứng thú và các hoạt động vui chơi và trẻ có ý thức biết bảo vệ môi trường hơn, và biết yêu quý cảnh vật thiên nhiên ở xung quanh. Trẻ có ý thức cùng bạn giữ gìn, yêu quý đồ dùng, đồ chơi ở trong lớp và trong trường. Trẻ tích cực tham gia vào quá trình tự 16 làm đồ chơi cùng với cô, với bạn và trẻ có thể tự tạo nhiều đồ chơi cho mình từ các nguyên vật liệu và đồ chơi ở lớp. - Đối với giáo viên: Đã biết tận dụng thời gian như thời gian nghỉ hè, ngày nghỉ cuối tuần... hoặc các gìơ hoạt động vui chơi trên lớp cùng với trẻ làm thêm đồ chơi. Giáo viên đã biết sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở, phong phú của địa phương để làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Khi làm đồ dùng, đồ chơi đã chú ý đến độ bền, và màu sắc của đồ dùng đồ chơi đẹp thu hút trẻ. Cuối năm rà soát lại các đồ dùng đồ chơi của nhóm lớp hầu hết các lớp có đủ đồ dùng phục vụ cho cô và trẻ, nhất là đồ dùng theo thông tư 02. Bằng sự nổ lực của bản thân, những cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên chúng tôi đã đạt được kết quả như sau: * Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp: Mức độ TT Nội dung Tổng Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu số SL % SL % 1 Số lớp có đủ đồ chơi ở mức 12 12 100 0 0 độ tối thiểu 2 Số lớp có đủ đồ chơi tự 12 12 100 0 0 làm đảm bảo yêu cầu chất lượng phong phú hấp dẫn. 3 4 5 Số CBGV có ý thức sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ chơi. Số CBGV sử dụng cách làm và vận dụng sáng tạo Số CBGV sử dụng có hiệu quả đồ chơi đã làm. 24 24 100 0 0 24 23 96 1 4 24 23 96 1 4 Qua bảng kết quả trên cho thấy giáo viên đã cùng trẻ làm được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các môn học cũng như các hoạt động chơi ở các góc, và trên thực tế giáo viên cũng đã nhận thức rõ đựơc rằng việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào các hoạt đông hằng ngày giúp trẻ hứng thú hơn, trẻ được tự tay làm các đồ dùng đồ chơi cũng góp phần giáo dục trẻ biết yêu lao động, chăm chỉ, biết bảo vệ môi trường qua việc sưu tầm nguyên vật liệu phế thải, phát huy được sự khéo léo, cần cù của trẻ và gắn kết thêm tình cảm yêu thương giữa cô và trẻ. Để chủ động đáp ứng được đồ chơi tự tạo cho trẻ ngày càng nhiều, phong phú và có chất lượng. Bản thân là hiệu phó phụ trách chuyên môn đã luôn có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng đựơc ý thức tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có từ đội ngũ giáo viên để có nguyên vật liệu làm đồ chơi. Qua cách tổ chức hội thảo cách làm đồ chơi tự tạo nhà trường đã nâng cao được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên, sử dụng có hiệu quả nguồn đồ chơi làm được, biết cách hướng dẫn trẻ chơi linh hoạt, sáng tạo bằng nhiều cách chơi với bộ đồ chơi mới, tạo điều kiện cho trẻ phát triển trí tuệ. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan