Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trường mầm non hiện n...

Tài liệu Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay

.PDF
38
380
75

Mô tả:

CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM: 2007 Tên công trình MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN KHI DẠY DÂN CA CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HIỆN NAY Thuộc nhóm ngành: XH 1 Công trình nghiên cứu bao gồm các phần sau: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích nghiên cứu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Giả thiết khoa học VI. Phƣơng pháp nghiên cứu VII. Đóng góp của đề tài VIII. Giới hạn đề tài IX. Cấu trúc đề tài Chương I: Cơ sở lý luận về dân ca và dạy dân ca cho trẻ mầm non §1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non khi hát dân ca I. Khả năng về âm vực giọng hát II. Sự phát triển của tai nghe và trí nhớ âm nhạc III. Khả năng diễn đạt tiết tấu IV. Sự phát triển về ngôn ngữ §2. Cơ sở lý luận về dân ca I. Khái niệm dân ca II. Bản chất và đặc trƣng nghệ thuật dân ca III. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên 1. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Bắc Bộ 2. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Trung Bộ 3. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Nam Bộ IV. Vai trò của dân ca trong việc góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Chương II: Thực trạng của việc dạy dân ca cho trẻ mầm non I. Kết quả điều tra thực trạng II. Dự giờ giáo viên III. Một số khó khăn của giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ IV. Biện pháp khắc phục khó khăn của giáo viên mầm non khi hát dân ca V. Một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ VI. Minh họa VII. Một số phƣơng án đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học VIII. Một số phƣơng pháp cần lƣu ý khi dạy dân ca cho trẻ Chương III: Thực nghiệm sư phạm I. Mục đích thực nghiệm II. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm III. Tổ chức thực nghiệm IV. Đánh giá kết quả thực nghiệm Kết luận chung và đề xuất 2 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có rất nhiều loại hình giải trí khác nhau, trong đó có âm nhạc. Khi thƣởng thức âm nhạc, ta bắt gặp nhiều loại hình âm nhạc khác nhau, trong đó có một loại hình âm nhạc mà phần lớn mọi ngƣời đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay ít quan tâm, không yêu thích và ngày càng xa lạ hơn, đó chính là dân ca. Để dân ca ngày càng đến gần với mọi ngƣời, đến gần hơn với bạn trẻ, ta cần đƣa dân ca vào chƣơng trình giáo dục âm nhạc các bậc học đặc biệt từ bậc học mầm non. Nhƣng theo thống kê điều tra trên 53 giáo viên với 15 bài hát dân ca của chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ thì có: + 15% giáo viên không biết + 25% giáo viên biết nhƣng không thể hát đƣợc + 60% giáo viên hát đƣợc nhƣng không đạt yêu cầu Thêm vào đó là tình hình thực tế của việc giáo dục âm nhạc ở các trƣờng mầm non của chúng ta hiện nay, thì chính những bài học đầu tiên trong cuộc đời ấy, việc nuôi dƣỡng và phát triển những giá trị tâm hồn dân tộc ấy lại chƣa thật sự đƣợc phát huy tích cực. Giáo viên không biết dân ca thì làm thế nào có thể dạy dân ca cho trẻ tốt đây? Chẳng lẽ "dân ca sẽ bị lãng quên mà mất đi hay sao"? Vậy "Phƣơng thức nào, theo tiêu chí nào để lựa chọn một bài dân ca phù hợp cho trẻ? Làm cách nào để các cô mạnh dạn, tự tin dạy dân ca cho trẻ? Khi dạy dân ca cho trẻ các giáo viên cần phải lƣu ý những điều gì?". Đây là điều mà có lẽ còn rất ít ngƣời để ý, nghiên cứu và cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì tất cả những lý do trên, tôi thấy đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm, cần đƣợc tìm hiểu và cần đƣa ra hƣớng khắc phục phù hợp nhất. Vì thế, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: « Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trƣờng mầm non hiện nay». II. Lịch sử vấn đề Dân ca là bài học đầu tiên trong cuộc đời, là nguồn sữa mẹ ngọt ngào nuôi dƣỡng tâm hồn. Nếu mỗi chúng ta không biết từ những câu hát dân gian truyền môi, không biết "Đãi cát tìm vàng" để phát hiện ra những giá trị làm nên bản sắc dân tộc độc đáo ấy thì điều đó đồng nghĩa với việc tự làm cho mình bị "suy dinh dƣỡng" về mặt tinh thần vì đã chối bỏ "nguồn sữa" ngọt lành của âm nhạc dân gian - dân tộc. Đáp ứng yêu cầu "Giáo dục âm nhạc" theo hƣớng mới và khuyến khích các giáo viên đƣa dân ca vào chƣơng trình dạy, Vụ giáo dục Mầm non chỉ đạo biên soạn cuốn sách "Trẻ mầm non ca hát" với nội dung bao gồm các ca khúc mầm non và các làn điệu dân ca chọn lọc phản ánh nhiều khía cạnh tình cảm sâu sắc dành cho các cháu nghe và ca hát. Nhƣng việc đƣa dân ca đến gần với trẻ chƣa đƣợc các cô thực hiện tốt. III. Mục đích nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm hiểu những lý luận cơ bản nhất về dân ca, đặc biệt là dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên của ba miền: Bắc, Trung, Nam nhằm giúp cho giáo viên mầm non có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về dân ca. Đồng thời, tôi cũng muốn tìm hiểu về một số khó khăn của giáo viên 3 mầm non khi dạy dân ca cho trẻ. Để từ đó, đề ra một số biện pháp và một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ nhằm giúp giáo viên mầm non nâng cao phần ca hát của mình; tự tin, mạnh dạn hơn khi dạy dân ca cho trẻ. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn về "Dân ca và dạy dân ca cho trẻ" trong các trƣờng mầm non. - Tìm hiểu thực trạng của việc "Dạy dân ca cho trẻ" trong các trƣờng mầm non. - Đƣa ra một số khó khăn, biện pháp khắc phục và vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ. V. Giả thiết khoa học Nếu chúng ta đề ra đƣợc "Một số khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ ở các trƣờng mầm non hiện nay", đƣa ra một số cơ sở lí luận cơ bản nhất về dân ca sẽ giúp cho giáo viên nắm bắt đƣợc những đặc điểm cơ bản nhất của dân ca. Từ đó, giúp cho giáo viên hiểu rõ và khắc phục đƣợc những khó khăn của mình, tự tin hơn và mạnh dạn hơn khi dạy dân ca cho trẻ. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp quan sát, khảo sát - Phƣơng pháp thực nghiệm - Phƣơng pháp tổng hợp và rút ra kinh nghiệm VII. Đóng góp của đề tài 1) Về lý luận Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dân ca và dạy dân ca cho trẻ, về một số mặt còn tồn tại, khó khăn của giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ và một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ. 2) Về thực tiễn - Phân tích các bài dân ca trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. - Quyển sách "Dân ca và trẻ thơ" gồm các bài dân ca phù hợp với lứa tuổi mầm non, đặt lời mới cho các làn điệu dân ca đó và phân chia theo chủ đề chủ điểm. - Đĩa nhạc nền 45 bài dân ca. VIII. Giới hạn đề tài Dân ca là mảng đề tài rất phong phú, đa dạng và sâu sắc. Do thời gian và kiến thức không chuyên sâu về âm nhạc nên tôi chỉ đề cập đến một số khó khăn, một số vấn đề cần lƣu ý đối với giáo viên khi dạy dân ca cho trẻ, cụ thể là đi sâu vào dân ca lao động, dân ca trữ tình của 15 bài hát dân ca trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non. IX. Cấu trúc đề tài Mở đầu Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về dân ca và dạy dân ca cho trẻ mầm non Chƣơng 2: Thực trạng của việc dạy dân ca cho trẻ mầm non Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm Kết luận chung và đề xuất 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN CA VÀ DẠY DÂN CA CHO TRẺ MẦM NON §1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non khi hát dân ca I. Khả năng về âm vực giọng hát So với các ca khúc thiếu nhi thì các làn điệu dân ca khó nghe và khó hát hơn. Một bài dân ca có nhiều nốt luyến láy, buộc ngƣời hát phải nhả chữ mềm mại, luyến láy đủ nốt, đảm bảo đủ lƣợng hơi để hát, cấu trúc bài tƣơng đối phức tạp, có nhiều nốt hoa mỹ,... Bài dân ca cho trẻ hát tƣơng đối đơn giản, dễ hát hơn của cô. Qua hai bài: "Gà gáy le te"- Dân ca cống Khao và bài "Hoa thơm bƣớm lƣợn" - Dân ca Quan họ Bắc Ninh, ta thấy rõ điều này. Bài "Gà gáy le te" có cấu trúc đơn giản, phách-nhịp rõ ràng, chủ yếu đƣợc cấu tạo bằng các nốt mốc đơn, đen, trắng, ít chỗ luyến láy, có ít nốt hoa mỹ, có nhiều nhịp nghỉ. Trái lại bài "Hoa thơm bƣớm lƣợn" cấu trúc phức tạp hơn, bài sử dụng nhiều nốt đôi, nhiều nốt hoa mỹ, nhịp hổn hợp (nhịp 2/4 và 3/4). Do vậy, cô cần phải tìm hiểu bài dân ca thật kỹ trƣớc khi dạy trẻ. Chúng ta biết rằng: So với ngƣời lớn thanh quản trẻ mẫu giáo chỉ bằng một nửa, các dây thanh âm dài bằng một phần ba, lƣỡi hình thành chƣa hoàn chỉnh và lấp khá đầy khoang miệng. Trẻ chƣa điều khiển đƣợc hệ cơ thanh quản và hệ hô hấp của mình. Giọng trẻ tuy yếu nhƣng lại vang. Âm vực rộng thuận lợi để trẻ có thể hát một cách tự nhiên, cũng khác nhau theo từng độ tuổi. - Trẻ 2-3 tuổi có âm vực giọng từ Mi - La - Trẻ 3-4 tuổi có âm vực giọng từ Rê 1 – La 1 - Trẻ 4-5 tuổi có âm vực giọng từ Rê 1 - Si 1 - Trẻ 5-6 tuổi có âm vực giọng từ Đô 1 – Đô 2 Đa số cô và trẻ ở lứa tuổi mầm non có âm vực giọng thấp hơn, lƣợng hơi ngắn hơn so với yêu cầu của các bài dân ca trong chƣơng trình vì do cả cô và trẻ ít nghe cũng nhƣ hát các bài dân ca. Ví dụ nhƣ bài "Cò lả "- Dân ca Bắc Bộ, có âm vực giọng từ Rê 1 – Rê 2, bài "Cây trúc xinh "-Dân ca Quan họ Bắc Ninh có âm vực từ Rê 1 – Fa 2 nhƣng một số cô, trẻ không hát đúng âm vực đó. Cô và trẻ thƣờng hát dân ca bằng chất giọng tự nhiên và theo khả năng của bản thân. Cô-trẻ có âm vực giọng cỡ nào thì sẽ hát bài dân ca theo âm vực đó (có thể thay đổi âm vực giọng bài hát bằng nút transpose trên đàn). II. Sự phát triển của tai nghe và trí nhớ âm nhạc. Ở tuổi này, các cháu thích nghe và chăm chú lắng nghe cô giáo hát hoặc chú ý lắng nghe các bài hát dân ca trong các băng đĩa, trên đài phát thanh, truyền hình,... Từ đó, các cháu đã nhận ra đƣợc tên bài hát, nói đúng tên bài hát khi nghe lại âm điệu 5 (không cần có lời). Nhƣ vậy, là đã có sự phát triển về trí nhớ các giai điệu bài hát. Nhƣng trẻ con ngày nay ít đƣợc nghe và hát các bài dân ca nên việc phát triển tai nghe và hoàn thành trí nhớ âm nhạc cho trẻ khó có thể thực hiện tốt. Mặt khác, phần lớn các bài dân ca có ca từ, nội dung tƣơng đối xa lạ với trẻ, trẻ không hiểu nên trẻ khó nhớ và khó hát đúng đƣợc. Qua việc so sánh giữa hai bài dân ca "Bèo dạt mây trôi" - dân ca Bắc Bộ và bài "Thật đáng chê" - Theo điệu "Bắc kim thang", lời Việt Anh, ta sẽ thấy rõ điều này. "Bèo dạt mây trôi" nghiêng về tình cảm lứa đôi với các ca từ khó hiểu, với nội dung mà trẻ chƣa từng trải nghiệm đƣợc, các ca từ không nằm trong vốn ngôn ngữ riêng của trẻ. Vì thế, khi cho trẻ nghe bài hát này giáo viên cần có sự giải thích nghiêng về tình cảm gia đình nhiều hơn. Còn bài "Thật đáng chê" nói về những tính "không ngoan" của trẻ khi đi học, khi ăn uống qua những hình ảnh thật sinh động, gần gũi với trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ (sử dụng hình ảnh chim chích chòe, cò), bài hát gần gũi, mang tính giáo dục nhẹ nhàng đối với trẻ. Đấy chính là những điều, những cảm xúc thật mà trẻ đã trãi qua kèm theo là những ca từ gần gũi với trẻ nên trẻ có thể cảm nhận bài dân ca tốt hơn. Kèm theo đó là sự phát triển sinh lý của trẻ về tai nghe và trí nhớ âm nhạc chƣa hoàn chỉnh nên trẻ khó có thể hát và nghe tốt các bài dân ca khó đƣợc. Vai trò của giáo viên mầm non rất quan trọng, khi cô hát cho trẻ nghe, cần cô phải hát đúng chất giọng, ca từ, diễn cảm đúng nội dung bài hát. Có nhƣ thế mới truyền tải hết tác dụng của dân ca đối với sự phát triển của trẻ. Nếu ngƣợc lại, cô hát chƣa đúng chất giọng dân ca theo vùng miền, từ ngữ không giải thích cho trẻ hiểu đúng thì sẽ ảng hƣởng rất lớn. Nhƣng hiện nay, phần lớn các giáo viên còn rất hạn chế về mặt này; các cô không có năng khiếu về âm nhạc, năng khiếu về dân ca chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao. Ở trẻ 3-4 tuổi có những xúc cảm và hứng thú âm nhạc vẫn chƣa ổn định, nhanh chóng xuất hiện và cũng mất đi ngay nên giáo viên cần có sự lựa các bài dân ca phù hợp, các phƣơng tiện, cách thức đƣa dân ca đến với trẻ thật hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nhiều hơn. Điều này rất khó cho những giáo viên có năng khiếu âm nhạc, năng khiếu về dân ca còn hạn chế. Đặc điểm của trẻ là thích hát và trẻ có thể tự hát. Đôi khi, trẻ tự nghĩ ra một câu nào đó để hát theo một giai điệu mà trẻ thích, trẻ nhớ đƣợc. Có thể, trẻ không hát đƣợc hết bài nhƣng trẻ có thể nhái theo ngƣời lớn và có thể chủ động nhớ đƣợc một số câu ở trong bài hát đó. Sự phân biệt về cao độ, nhịp độ ở trẻ cũng chƣa chính xác, đa số trẻ hát mà cũng nhƣ nói. Điển hình là các nhóm trẻ ở nhà trẻ, do sự phát triển cơ quan phát thanh chƣa hoàn chỉnh nên trẻ hát còn khó khăn. Ví dụ nhƣ khi trẻ hát các bài "Lý cây xanh", "Bắt kim thang" (Dân ca Nam Bộ) ta nghe nhƣ trẻ đang nói, từ ngữ thì không rõ ràng. Tuy nhiên, có một số trẻ có khả năng phân biệt và nhắc lại chính xác những giai điệu đơn giản. Các giáo viên cần nắm bắt điều này để có thể có những phƣơng pháp giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc và thích dân ca. Trẻ 4-5 tuổi, có thể xác định đƣợc các âm thanh cao, thấp, to, nhỏ thậm chí cả hƣớng chuyển động của giai điệu đi lên hay đi xuống, âm sắc giọng của ai hay tiếng đàn nào, biết phân biệt tính chất âm nhạc vui vẻ, sôi động hay yên tĩnh, êm ả, nhịp độ nhanh hay chậm. Trẻ hiểu đƣợc yêu cầu thể hiện bài hát. Tuy nhiên, có một số giáo viên do khả năng âm nhạc (khả năng hát dân ca) còn hạn chế nên cô hát chƣa đủ độ 6 cao của một số nốt, khả năng luyến láy, nhả chữ chƣa tốt, khả năng diễn cảm các âm sắc giọng chƣa đúng làm cho trẻ cảm nhận chƣa đúng với giai điệu cũng nhƣ nội dung bài hát. Trẻ đã bắt đầu có sự phân biệt và cảm nhận bài hát này hay hoặc bài hát kia không hay tuỳ theo ý thích của mình. Trong một nhóm trẻ hoặc trong một lớp có trẻ thích bài hát này, lại có trẻ thích bài hát kia. Trẻ thƣờng thích các bài dân ca có cấu trúc đơn giản, ít luyến láy, ca từ dễ hát dễ nhớ, lƣợng hơi tƣơng đối ngắn,... nhƣng các bài dân ca nhƣ thế thì hiện nay rất ít để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Các giáo viên mầm non cần sƣu tầm các bài dân ca theo nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ. Ở trẻ có đặc điểm: khi trẻ đã thích một bài hát nào đó thì trẻ sẽ hát hoài, hát mãi một cách say sƣa, không mỏi mệt. Và trong quá trình hát đó, trẻ từ từ hoàn thiện dần những khuyết điểm lúc đầu khi mới hát nhƣ: hát sai lời, thiếu lời, sai giai điệu, sai tiết tấu mỗi một lần hát lại, trẻ vừa nghe ngƣời lớn hát vừa hát theo, cùng lúc đó các cơ quan về tai nghe cũng nhƣ trí nhớ của trẻ làm việc rất tích cực và từ từ trẻ hoàn thiện dần những khuyết điểm đó, để đi đến kết quả cuối cùng là trẻ thuộc bài hát đó. Vì giọng hát của cô là cơ sở để trẻ dựa vào đó để nghe để bắt chƣớc nên cô cần hát thật chuẩn xác về cao độ, ca từ, giọng điệu và diễn cảm thật phù hợp với bài dân ca. Trẻ có khả năng ghi nhớ giai điệu bài hát và thể hiện lại theo hứng thú của trẻ. Chúng ta thƣờng thấy không chỉ ở trong lớp học, mà còn ở mọi nơi trong cuộc sống đời thƣờng, trong sinh hoạt hằng ngày xung quanh nơi ta ở, nhiều trẻ vừa đi vừa hát rất vô tƣ, rất tự nhiên những giai điệu bài hát một cách say sƣa mặc dù chỉ là hát cho chính mình nghe. III. Khả năng diễn đạt tiết tấu Trẻ đã có thể vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu của bài dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo. Để làm đƣợc những điều đó, đòi hỏi trẻ cần đƣợc thƣờng xuyên học tập và rèn luyện trực tiếp trên các bài dân ca nhƣng do hiện nay trẻ đƣợc làm quen với ca khúc thiếu nhi nhiều hơn dân ca nên khi thực hiện trên các bài dân ca trẻ rất lúng túng. Thêm vào đó là tiết tấu, cấu trúc các làn điệu dân ca tƣơng đối phức tạp, có nhiều nốt luyến láy, nốt hoa mỹ, đảo phách,... nên trẻ khó có thể gõ theo tiết tấu đƣợc tốt. Trẻ có thể cuộn cổ tay, nâng tay lên và hạ xuống; bƣớc nhúng phối hợp với các động tác tay và chân - bƣớc đầu hình thành động tác múa. Khi nghe và hát các bài dân ca trẻ cũng rất khó khăn khi múa. Do sự phát triển cơ thể trẻ cũng nhƣ khả năng múa của cô còn hạn chế nên cả cô và trẻ đều khó khăn trong việc múa các điệu múa của các bài dân ca dân tộc ít ngƣời (Thái, Khơmer,...). Có một số cô rất ngại khi phải múa minh họa cho các bài hát dân ca, cô chƣa thể uốn dẻo cổ tay mềm mại, chân đi chƣa nhịp nhàng. Cụ thể khi cho trẻ nghe và hát bài "Cò lả "-dân ca Bắc Bộ, thì động tác một con cò đang bay (cổ tay cuộn tròn, chân đi nhịp nhàng, cánh tay giơ lên xuống mềm mại,...) thì cô rất khó thực hiện tốt nên chƣa thể hƣớng dẫn cho trẻ làm tốt đƣợc. Chính vì thế đòi hỏi các giáo viên cần nâng cao khả năng múa của mình để hƣớng dẫn trẻ trong việc minh họa các bài hát. Ở tuổi này, trẻ đã biết sử dụng nhạc cụ nhƣ: phách (hoặc mõ, thanh la), trống con để đệm cho bài hát theo nhịp và tiết tấu của bài. Nhƣng hiện nay, các trƣờng mầm non rất ít các dụng cụ âm nhạc dân tộc cho cô và trẻ sử dụng. Điều này gây khó 7 khăn cho các giáo viên mầm non trong việc cho trẻ làm quen với các dụng cụ âm nhạc dân tộc. IV. Sự phát triển về ngôn ngữ Trẻ từ 3-4 tuổi, thƣờng phát âm chƣa đúng, phát âm sai một số âm. Ví dụ: Con cò bé bé nó đậu cành che, con gà gáy le ché le che, con chim chích chè, đi đến chường, ... Ở tuổi này, các cháu phát âm hoàn toàn bắt chƣớc phản xạ theo ngƣời lớn, các cháu chƣa hiểu hết đƣợc ý nghĩa của các câu hát trong bài nhƣng vì thích hát, thích bắt chƣớc theo ngƣời lớn nên trẻ vẫn hát vô tƣ, hồn nhiên theo sự cảm nhận của trẻ mặc dù sự phát âm của trẻ còn khó khăn, còn cứng với các âm khó. Chất lƣợng ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi có nhiều tiến bộ đặc biệt là khả năng phát âm và khả năng diễn đạt. Lúc này, trẻ đã nói đƣợc những từ "chích chòe", "le té le te", "đến trƣờng",... mà lứa tuổi trƣớc chƣa phát âm đƣợc. Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ vẫn thƣờng phát âm sai những từ không khó nhƣng còn xa lạ với trẻ nhƣ: "quết trầu" thành "quyết trầu"; "việt vị" thành "liệt vị",... Điều này cho thấy sự phát âm của trẻ đã có chủ đích, có sự suy nghĩ, sắp xếp theo sự hiểu biết của trẻ, từ ngữ nào trẻ hiểu đƣợc ý nghĩa thì thƣờng trẻ phát âm đúng và chính xác hơn từ lạ mà trẻ chƣa hiểu ý nghĩa của nó. Đối với những trẻ phát triển bình thƣờng, nếu đƣợc thƣờng xuyên tiếp xúc giữa những ngƣời nói và hát đúng giọng chuẩn, thì việc tiếp thu cách phát âm chuẩn sẽ dễ dàng. Nhƣng nếu ở gần những ngƣời phát âm không đúng cách trẻ có thể bị "nhiễm" các tật phát âm không đúng của ngƣời ấy. Vì vậy, những ngƣời sống xung quanh trẻ cần chú ý đến cách phát âm của mình khi nói cũng nhƣ khi hát cho trẻ nghe. Đặc biệt, ở các trƣờng mầm non cần phải chú ý nhiều đến vấn đề trên, cần tập cho trẻ nói và hát đúng theo cách phát âm chuẩn mực. Ca từ trong các bài dân ca thƣờng mang nét riêng của phƣơng ngôn vùng miền, phụ thuộc vào chất giọng của vùng miền đó. Do các giáo viên mầm non và trẻ không biết rõ về ý nghĩa của các từ ngữ đó, phát âm chƣa đúng chất giọng của vùng miền dẫn đến không thích nghe và hát dân ca. Các bài dân ca thuộc nhiều vùng miền nhƣng do điều kiện và nơi sống khác nhau nên một số ngƣời gặp rất nhiều khó khăn trong việc hát các bài dân ca vùng miền khác. Ví dụ nhƣ một giáo viên Nam Bộ thì khó có thể hát đúng chất giọng, ca từ của dân ca Bắc Bộ hoặc Trung Bộ và ngƣợc lại giáo viên Bắc Bộ (Trung Bộ) thì cũng khó có thể hát ra "chất" các bài dân ca Nam Bộ. Vì thế, giáo viên khó có thể truyền tải tốt các bài dân ca khác vùng miền cho trẻ cảm nhận. Nếu cô phát âm sai sẽ làm cho trẻ bị "nhiễm" cách phát âm đó. Điển hình qua bài "Cây trúc xinh" hay bài "Xe chỉ luồn kim" nếu cô không nắm bắt ngôn ngữ cũng nhƣ chất giọng Bắc Bộ thì sẽ không thể hát và giải thích cho trẻ đúng các từ nhƣ: "cây trúc xinh, xe chỉ luồn kim, vuông nhiễu tím". Do đó, đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu đặc điểm dân ca các vùng miền, cấu trúc âm nhạc, ca từ, giai điệu của các bài dân ca trƣớc khi giới thiệu đến trẻ. Nhƣng do điều kiện sống, môi trƣờng làm việc của các cô nên cô không có thời gian, điều kiện học tập, rèn luyện và nâng cao khả năng âm nhạc cũng nhƣ khả năng hát dân ca của mình. 8 §2. Cơ sở lý luận về dân ca I. Khái niệm dân ca Mọi ngƣời chúng ta, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ đến lúc trƣởng thành đều đƣợc nghe và hát những bài dân ca. Lúc còn đƣợc bế trên tay mẹ, đƣợc bà bồng trong lòng, chúng ta đã đƣợc nghe những làn điệu êm dịu, nhẹ nhàng trìu mến của những bài hát ru. Thuở còn là trẻ, ta chơi đùa cùng với những bài đồng dao đến khi trƣởng thành, ta đƣợc nghe những làn điệu giao duyên, những lời ca tình tứ, duyên dáng và dí dỏm của những điệu hát đối đáp nam- nữ. Dân ca cổ vũ ta trong những lúc lao động cực nhọc, hô hào hợp sức cùng nhau trong những công việc nặng... dân ca là những bài hát gắn bó với mỗi giai đoạn của đời ngƣời, gắn bó với con ngƣời, là tiếng nói của mỗi dân tộc. Vậy, dân ca là gì ? "Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc. Dân ca là một loại hình nghệ thuật dân gian do nhân dân sáng tạo, là tài sản chung của xã hội. Dân ca ra đời từ trước khi có nền âm nhạc chuyên nghiệp. Lúc đó, xã hội loài người chưa có chữ viết cũng như chưa có những phương pháp, phương tiện ghi âm. Do đó, dân ca tồn tại và phát triển chủ yếu là do sự truyền miệng từ đời này qua đời khác". [45 (4)] Nói rằng dân ca là những sáng tác của tập thể nhƣng cũng không thể phủ nhận vai trò của vai trò cá nhân. Khi sáng tác của cá nhân đƣợc đáp ứng đƣợc nhu cầu của tập thể cộng đồng liền đƣợc chấp nhận và sử dụng trong sinh họat hằng ngày của mọi gia đình trong xã hội. Trong quá trình sử dụng, ngƣời ta có thể thêm bớt hoặc giữ nguyên nhƣ trƣớc tùy theo thẩm mỹ của mỗi ngƣời. Vì thế, có những hiện tƣợng "Đại đồng - tiểu dị" trong cùng một bài dân ca. II. Bản chất và đặc trưng nghệ thuật dân ca Tiếng Việt của chúng ta có thể coi là một biểu hiện của thơ ca và nhạc do có các dấu thanh. Mỗi từ trong tiếng việt khi đƣợc phát âm đã có âm điệu trầm bỗng riêng, mang nhạc tính. Trong mỗi câu văn, thơ cũng có nhịp điệu riêng. Trên nền tảng âm điệu và nhịp điệu của thơ dân gian, nhân dân đã xây dựng và phát triển thành những bài dân ca. Hay nói cách khác, khi ta bỏ những tiếng đệm, tiếng láy, những âm láy, âm đệm đƣa hơi... thì những bài dân ca chỉ là những bài thơ dân gian. Đó là những bài thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, song thất lục bát, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do... đƣợc những giọng hát dân gian ở các địa phƣơng "phổ nhạc" trở thành những bài hát ru, điệu hò, điệu lý. Nghệ thuật phổ nhạc vào thơ ca dân gian có thể tóm tắt trên một số phƣơng pháp nhƣ sau: a) Điệp lại hay đảo lộn trật tự các từ trong thơ gốc Ví dụ: Câu 6 trong một điệu xẩm Huê tình: Đêm rằm gió gác trăng sân (Bầu tiên chuốc rượu câu thần ngâm thơ) Khi vào câu hát sẽ là: Gió gác trăng sân (cái) đêm (hôm) rằm (Nàng ơi) gió gác (cùng là) trăng sân... 9 b) Đƣa những từ mới, nhiều dạng và nhiều chức năng khác nhau. Ta có thể phân biệt: ❖ Những âm luyến láy (a, ơ, y ...), những tiếng "đƣa hơi" đặc trƣng cho các lối Ru, Hò (à ơi, ạ ơi, ầu ơ, hò ơ...) ❖ Những từ "đƣa đẩy" hầu nhƣ chỉ có ý nghĩa nhịp điệu (mà, thời, mà rằng, ấy mấy, là rằng,...) ❖ Những cụm "tiếng đệm" vừa có ý nghĩa giai điệu, nhịp điệu, vừa có chức năng hoàn chỉnh khúc thức. ❖ Những từ đặc trƣng cho lối hò lao động (dô ta, dô hò, dô huậy, dô khoan, hò khoan...) ❖ Những tiếng gọi: Ơi nàng ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, ơi rƣợng ơi, anh cả anh hai đó ơi, cô mình ơi... ❖ Những tiếng tƣợng thanh nhạc khí phụ họa: tình tính tang, tang tính tình (Cò lả), tang tít tang nòn nang (Lý tang tít), ố tang tình tang (Lý tình tang)... ❖ Dùng ngay từ "lý" trong tiếng đệm: ta lý, ta lới (lới =lý), qua lý, qua lới, ba lý tang tình (Hò ba lý) c) Phát triển điệu thơ gốc. Biện pháp này thật đa dạng trong thực tế. Có thể quy ra mấy hƣớng sau: ❖ Minh họa ý trong thơ. Ta thử so sánh một cặp 6- 8 khi còn là thơ gốc và khi trở thành lời ca trong điệu "Lý cây đa" (Dân ca Quan họ Bắc Ninh). Thơ gốc: Chẻ tre đan nón ba tầm Cho cô xem hội đêm rằm tháng giêng Ca từ: Chẻ tre đan nón đan nón ới tầm ba tầm Rằng tôi lý ới a ba tầm rằng tôi lới ới a ba tầm Ai xui ối a tính tang tình rằng Cho cô mình đội xem hội cái đêm trăng rằm Rằng tôi lý ối a tháng giêng Rằng tôi lới ối a tháng giêng Từ 14 từ của cặp 6-8 thơ gốc, lời ca "Lý cây đa" - dân ca Quan họ Bắc Ninh có hai câu, câu thứ nhất 24 từ và câu thứ hai 32 từ. Lời ca đã dài gấp 4 lần thơ. ❖ Phát triển thêm ý tứ trong thơ, nhƣ trong bài "Lý quạ kêu" câu: Quạ kêu nam đáo nữ phòng Người dưng khác họ đem lòng nhớ thương Khi hát ra nghe: Kêu (cái mà) quạ kêu Nay vìa mai ở (vìa= về) Kêu (cái mà) quạ kêu Bằng ngày mắc cở (bằng= ban) Nam đáo (tắc đáo) nữ phòng Tối ở quên vìa Ngƣời dƣng khác họ Rằng (a ý a) ra vìa Chẳng nọ thời kia Lòng thƣơng nhớ thƣơng Trong dân ca Viêt Nam chủ yếu sử dụng nhịp hai phách - loại nhịp cơ bản nhất, tự nhiên nhất đƣợc bắt nguồn từ nhịp điệu cuộc sống con ngƣời và nhịp điệu thiên nhiên. Ngoài ra, còn có loại nhịp một, ba, sáu phách... 10 Giá trị nghệ thuật của dân ca còn biểu hiện ở lĩnh vực thang âm điệu thức. Dân ca đã thừa kế các dạng thang âm cổ truyền của dân tộc, phổ biến nhất là dạng thang 5 âm Khúc thức: dân ca Việt Nam rất đơn giản, chủ yếu là các bài hát đƣợc viết ở thể một đoạn. Những làn điệu dân ca mà ngày nay chúng ta đƣợc nghe và hát không hoàn toàn giống những làn điệu lúc mới hình thành. Những bài bản dân ca đầu tiên bao giờ cũng có hình thức thô sơ, đơn giản. Do thẩm mỹ ngày một phát triển, do giao lƣu, tiếp thu các thể loại âm nhạc khác hoặc dân ca từ nơi khác mang đến và do sức sáng tạo của nhân dân, dân ca cũng do đó có nhiều thay đổi. Những bài hát dân gian ngày phát triển nhịp nhàng cân đối hơn, lời ca đƣợc trau chuốt hơn, nhiều hình ảnh, biểu cảm hơn và phù hợp với tình cảm, cách sống ngày càng phát triển của nhân dân. Tính thay đổi, phát triển không ngừng là một trong những bản chất của dân ca. III. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Khi nói đến dân ca lao động, ngƣời ta lại nghĩ đến những điệu "hò". "Hò" là một hình thức văn nghệ dân gian đặc biệt phổ biến nhất ở nông thôn Việt Nam khắp Bắc - Trung Nam đều có những điệu "hò" lao động. Hò lao động có cấu trúc là các câu hò, câu xƣớng (hay kể) và câu xô. Câu xƣớng (hay kể) chính là câu thơ gốc, thƣờng là một cặp 6- 8. Khi trình diễn, nó thƣờng do một ngƣời "lĩnh xƣớng" dựa trên nhạc điệu thơ đƣợc ngắt nhịp bằng những tiếng xô ngắn. Tiếng xô thƣờng đặt sau từ 2 và từ 6 câu 6, sau từ 4 của câu 8. Hết câu 8 cặp thơ là đến câu xô. Phần xô là tiếng đồng ca tập thể hƣởng ứng tạo thêm không khí rộn ràng khẩn trƣơng thích hợp với khung cảnh lao động. - Hát giao duyên là một trong những loại hình dân ca phổ biến và đa dạng ở khắp các vùng của đất nƣớc. Hát giao duyên là lối hát đối đáp giữa nam nữ trong những ngày mùa, những dịp lao động nông nghiệp nhiều ngƣời, những đêm trăng sáng, những hội đám và những ngày mùa xuân ... Tình cảm của con ngƣời đƣợc thổ lộ qua nhiều khía cạnh trong sinh hoạt hàng ngày nhất là qua diễn xƣớng văn nghệ. Vì vậy mà ngay cả trong các bài dân ca lao động là hình thức hò hát khi làm việc không mang tính chất giải trí mà vẫn chứa đựng nội dung giao duyên rất rõ rệt. Các lối hát giao duyên này đƣợc chia làm hai loại: các lối hát giao duyên - đối đáp trong lúc lao động, không có lề lối, không tổ chức phƣờng, họ ... gồm: điệu Cò lả, hát Đò đƣa, hát Trống quân, hát Ví... Và các lối hát có lề lối, theo quy định tƣơng đối chặt chẽ, có tổ chức phƣờng họ nhƣ hát Đúm, hát Ghẹo, hát Quan họ. 1. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Bắc Bộ Phần lớn các điệu hò miền Bắc là những điệu hò lao động, là những câu ca dao đƣợc hát to lên theo nhịp điệu của công việc với những từ đệm nhƣ: dô ta, hò khoan, đố khoan đố huầy, hụ là khoan, la hỡi... kèm theo những động tác, nhịp điệu lao động rất gần gũi với những tiếng đệm. Có thể cùng một loại công việc, nhƣng mỗi điệu hò đều có giai điệu khác nhau, nhịp điệu khác nhau. Những điệu hò miền Bắc phần lớn là hò đơn xƣớng kết hợp đồng xƣớng, một ít là hò đơn xƣớng. Dựa theo môi trƣờng lao động và diễn xƣớng, các điệu hò miền Bắc chia làm hai loại: hò trên cạn và hò trên sông nƣớc. Hò trên cạn: phổ biến là hò Dô ta (hò kéo gỗ), hò Đẩy xe... 11 Hò trên sông nƣớc: có nhiều điệu hò khác nhau nhƣ điệu "Dố khoan dố huậy" (hát chèo thuyền), những điệu hò bơi thuyền, hò Bắt cái hò khoan, hò giao duyên. Ngoài ra, ở đồng bằng Bắc Bộ có các điệu hát trữ tình giao duyên: cò lả, hát trống quân, hát đò đƣa, hát đúm, hát ví, hát ghẹo, hát quan họ. 2. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Trung Bộ Thanh Nghệ Tĩnh là một trong những khu vực có nhiều điệu hò nhất nƣớc. Các điệu hò ở đây có đủ các hình thức diễn xƣớng: hò đơn xƣớng, hò đồng xƣớng, hò đố đáp nam nữ với các nội dung phổ biến nhƣ: hò lao động, hò trữ tình giao duyên, hò đố đáp phổ biến ở tất cả các môi trƣờng diễn xƣớng: trên cạn, trên sông nƣớc, trong lao động, sinh hoạt, giao duyên, tỏ tình ... Hò ở Thanh Nghệ Tĩnh có một số bài nhƣ: Hò sông Mã, Hò Nghệ Tĩnh, Hò Bình Trị Thiên . Các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều làn điệu hò, gần gũi với đời sống, sinh hoạt, lao động, vui chơi, tâm tình của ngƣời dân nhƣ: hò trên cạn, hò trên sông nƣớc. Còn về các làn điệu dân ca trữ tình có: Hát Ghẹo Thanh Hóa, Hát ví Nghệ -Tĩnh, Hát Giặm Nghệ Tĩnh. 3. Dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên Nam Bộ Hò là loại hình ca hát dân gian đƣợc ƣa chuộng ở Nam Bộ nhƣng ít mang dáng dấp của lao động. Nội dung nghiêng về thơ ca dân gian trữ tình, môi trƣờng chèo ghe, cấy lúa trở thành bối cảnh để hò phát sinh và phát triển. Nam Bộ có nhiều điệu hò đƣợc hình thành và phát triển trong môi trƣờng sống, lao động, sinh hoạt của ngƣời dân. Có thể chia làm hai hệ thống: hò trên cạn và hò trên sông nƣớc: + Hò trên cạn: có nhiều làn điệu nhƣ: hò cấy, hò mái ố,.. + Hò trên sông nƣớc: Nam Bộ có địa hình nhiều kênh rạch cùng với nhiều lối sinh hoạt, lao động trên địa hình này nên có nhiều điệu hò đƣợc hình thành và phát triển mang tên khác nhau: hò chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trƣờng, hò mái một, hò mái hai, hò mái ba,... Dân ca trữ tình giao duyên Nam Bộ: bao gồm nhiều hình thức thể hiện nhƣ qua các điệu hò, các bài lý trữ tình. Lý đƣợc hiểu với nghĩa là ca hát. Các bài lý mang những nội dung khác nhau nhƣng nội dung giao duyên vẫn đƣợc phản ánh đậm nét trong các điệu lý (lý cây bông, lý chiều chiều, lý Ba tri,...) IV. Vai trò của dân ca trong việc góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ "Ngƣời không thích âm nhạc là ngƣời mất tính nhân bản"- GS-TS-NSND Quang Hải. Dân ca có một sự tác động mạnh mẽ đối với con ngƣời, hình thành nhân cách trọn vẹn cho con ngƣời. Nó giúp cho trẻ làm quen với các điệu hát dân gian của dân tộc cùng chung sống trên đất nƣớc Việt Nam. Dân ca tạo cơ sở cho việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, nhận thức vẻ đẹp và có tình cảm yêu quý, trân trọng nền âm nhạc dân gian và âm nhạc dân tộc. Các nghiên cứu khoa học cho thấy âm nhạc có tác dụng giúp trẻ thông minh hơn. Âm nhạc (Dân ca) làm phát sinh những tình cảm đặc biệt. Nó có thể làm cho trẻ uốn éo thân hình theo điệu nhạc hay lắc lƣ cái đầu theo mỗi dòng cảm xúc. Dân ca giáo dục truyền thống, giáo dục tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, giáo dục phong tục tập quán, tình yêu quê hƣơng - đất nƣớc, yêu cha mẹ, yêu nhân loại, yêu hoà bình,... Dân ca làm cho tâm hồn ta rộng mở, chắp cánh cho trí 12 tƣởng tƣợng bay cao. Khi nghe bất cứ một làn điệu dân ca nào, tâm hồn ta nhƣ nhẹ lại, một cảm giác yên bình, ấm cúng lan tỏa khắp nơi. Dù đi bất cứ đâu, khi nghe dân ca ta đều nhớ về gia đình, quê hƣơng - đất nƣớc, nơi "chôn nhau cắt rốn". Nhà tâm lý học về trẻ T.S Nguyễn Ánh Tuyết có nói rằng: "Tuổi thơ là bình minh của cuộc đời, là giai đoạn phát triển nhanh nhất của các chức năng tâm lý ... là thời kỳ tiếp nhận cái đẹp dễ dàng". Trẻ không thể tự nhận ra cái hay cái đẹp nếu ta không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, với âm nhạc, với những làn điệu dân ca. Trong khi nghe dân ca, trẻ cảm nhận đƣợc tính chất, tình cảm của những làn điệu, hƣởng ứng với những trạng thái cảm xúc khi nghe. Dân ca đƣa trẻ đến với tình cảm dịu dàng, nhẹ nhàng, ấm áp ... Trên cơ sở đó, dân ca giúp trẻ nảy sinh tình yêu âm nhạc, hứng thú và có nhu cầu hoạt động âm nhạc. Với những giai điệu, tiết tấu... độc đáo của dân ca, giúp trẻ thể hiện một cách diễn cảm trong hoạt động âm nhạc của bản thân. Trẻ cảm nhận và đánh giá đƣợc cái hay, cái hấp dẫn khi nghe cô hay bạn biểu diễn. Qua các bài hát nhƣ: "Hoa thơm bƣớm lƣợn", "Xe chỉ luồn kim", "Bèo dạt mây trôi"... với những giai điệu nhẹ nhàng, trầm bỗng du dƣơng, với sự phong phú về âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loại đã đƣa trẻ vào thế giới kỳ diệu của nhạc và thơ, giúp hình thành ở trẻ khả năng cảm nhận về dân ca. Qua các bài hát ấy, giúp trẻ cảm nhận đƣợc vẽ đẹp của thiên nhiên nhƣ bèo trôi trên mặt nƣớc xanh mƣợt, những đám mây bồng bềnh trôi nhè nhẹ; sự nhẹ nhàng, khéo léo đôi bàn tay mẹ may đồ, vá áo cho bé,... Đối với trẻ mầm non, tùy theo đặc điểm lứa tuổi mà trẻ có quá trình cảm nhận dân ca ngày một phức tạp hơn. Điều này đòi hỏi trẻ phải tích cực tƣ duy, tƣởng tƣợng và sáng tạo hơn nữa. Ví dụ: Trẻ nhỏ sẽ nghe và hát những bài hát dễ (bài "Inh lả ơi -dân ca Thái", còn trẻ lớn hơn thì ta sẽ cho trẻ nghe và hát bài khó hơn (Gà gáy le te - dân ca Cống Khao, "Bắc kim thang" - dân ca Nam Bộ, "Trống cơm" - dân ca Quan họ Bắc Ninh). Hay khi cho trẻ tiếp xúc với bài dân ca khó, đòi hỏi trẻ phải tích cực, phải chú ý lắng nghe cô, biết bắt chƣớc cô và bạn nhƣng không rập khuôn mẫu của cô và bạn. Sau khi, trẻ đã hiểu rõ bài hát, ta có thể cho trẻ sáng tạo trong phong cách biểu diễn của mình. Dân ca đƣa trẻ đến với ngôn ngữ của dân tộc. Các bài hát dân ca các vùng miền còn mang đến cho trẻ lòng tự hào dân tộc, những cảm xúc trữ tình. Chẳng hạn nhƣ giáo viên có thể giúp trẻ làm quen, hiểu rõ hơn các từ lạ nhƣ "vuông nhiễu tím" ("Xe chỉ luồn kim "-dân ca Quan họ Bắc Ninh), "bèo dạt mây trôi" ("Bèo dạt mây trôi"-dân ca Quan họ Bắc Ninh). Qua bài "Ru con"-dân ca Nam Bộ, với làn điệu nhẹ nhàng, trầm bỗng ... dễ dàng đƣa trẻ vào giấc ngủ. Qua đó, giúp trẻ cảm nhận tình cảm ấm áp, yêu thƣơng ... của mẹ, khắc sâu trong lòng trẻ lòng biết ơn cha mẹ đã sinh thành và dạy dỗ. Qua giờ nghe - hát dân ca, trẻ có thể biểu diễn minh họa bằng các cử động khéo léo của bàn tay, tay, chân, lƣng, đầu, vai và toàn thân ... Đồng thời, nhờ sự minh họa của những giai điệu làm cho các chuyển động của trẻ càng chính xác và nhịp nhàng hơn. Ví dụ: Khi nghe bài " Trống cơm" - Dân ca quan họ Bắc Ninh, trẻ có thể múa vận động theo. Trẻ có thể vỗ tay vào trống, lắc lƣ cái đầu, chân thì hơi khụy xuống, múa theo để minh họa cho bài hát sinh động hơn. 13 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY DÂN CA CHO TRẺ MẦM NON ♦ Để nắm bắt đƣợc thực trạng của việc dạy dân ca cho trẻ mầm non tại các trƣờng mầm non hiện nay, tôi đã thực hiện cuộc khảo sát nhƣ sau: - Phát các phiếu điều tra, thăm dò cho cho ban giám hiệu 3 trƣờng mầm, cho các giáo viên, cho phụ huynh, sinh viên khoa giáo dục mầm non. - Đi dự các giờ dạy dân ca cho trẻ tại các nhóm lớp - Trực tiếp lên tiết dạy dân ca cho trẻ I. Kết quả điều tra thực trạng Bảng 1: Trình độ của giáo viên tại ba trường mầm non Trình độ Trƣờng Mầm Non 4A MN Đồng Xanh MNTT Lan Thảo Tổng kết Đại học Ngƣời Tỉ lệ (%) 6 17.7 1 11.1 2 10 9 16.98 Cao đẳng Ngƣời Tỉ lệ (%) 23 67.6 0 0 1 20 24 45.28 Trung học Ngƣời Tỉ lệ (%) 5 8 7 20 14.7 99.9 70 37.74 ♦ Nhận xét: Qua thống kê trên, chúng ta nhận thấy rằng trình độ của các giáo viên ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, tỉ lệ giáo viên mầm non bậc đại học (16.98%) và cao đẳng (45.28%) vẫn còn thấp nên chúng ta cần phải chuẩn hóa trình độ của các giáo viên lên cao hơn nữa, để đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của ngành giáo dục. Bảng 2: Khả năng âm nhạc của giáo viên tại ba trường mầm non Khả năng Trƣờng Mầm Non 4A MN Đồng Xanh MNTT Lan Thảo Tổng kết Tốt Ngƣời 13 1 2 16 Khá Tỉ lệ (%) 38.24 11.1 20 30.19 Ngƣời 16 4 7 27 Trung bình Tỉ lệ (%) 47.05 44.45 70 50.94 Ngƣời Tỉ lệ (%) 5 4 1 10 14.71 44.45 10 18.87 ♦ Nhận xét: Theo thống kê, chúng ta nhận thấy rằng khả năng âm nhạc (khả năng về dân ca) của các giáo viên mầm non chƣa đồng đều. Khả năng âm nhạc (khả năng về dân ca) ở mức trung bình chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao. Điều này gây khó khăn cho các cô trong vấn đề dạy dân ca cho trẻ. 14 Bảng 3: Khả năng sử dụng nhạc cụ âm nhạc, hát, múa Khả năng Sử dụng nhạc cụ Hát Múa Không Không Không Biết Biết Biết Trƣờng biết biết biết MN4A 53.3% 14.7% 100% 0 100% 0 MN Đồng Xanh 44.44% 55.56% 100% 0 77.8% 22.2% MNTT Lan Thảo 100% 0 100% 0 100% 0 43 10 53 51 2 Tổng kết 0 (81.13%) (18.87%) (100%) (96.23%) (3.77%) ♦ Nhận xét: Theo điều tra, tôi nhận thấy rằng, hầu hết các giáo viên mầm non đều có khả năng hát, múa và sử dụng nhạc cụ một cách cơ bản. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chƣa thể sử dụng nhạc cụ và múa đƣợc vì những lý do cá nhân (năng khiếu, thời gian, tuổi đời,...). Bảng 4: Trang thiết bị âm nhạc tại ba trường STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Phƣơng tiện phục vụ Phòng âm nhạc Đàn organ Đàn ghita Máy cassette Băng, đĩa nhạc Đầu đĩa Tivi Nhạc cụ dân tộc (trống lắc, phách tre...) Trang phục dân tộc Số lƣợng 3 46 6 31 382 28 29 45 Tỉ lệ phần trăm thức hiện 50% 70% 0 100% 100% 80% 80% 50% Rất ít 65 30% Rất ít Ghi chú ♦ Nhận xét: Hầu hết các trƣờng có số lƣợng các trang thiết bị dành cho việc dạy âm nhạc (đặc biết là dạy dân ca) cho trẻ còn ít và ít đƣợc sử dụng. Trong đó, tỉ lệ các nhạc cụ âm nhạc dân tộc, trang phục dân tộc còn rất ít. Bảng 5: Phụ huynh rất thích nghe và hát dân ca Thích 59 78.6% Tỉ lệ (ngƣời, %) Không thích 16 21.4% Bảng 6: Phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ nghe dân ca Tỉ lệ (ngƣời, %) Thƣờng xuyên 5/75 6.5 % Tƣơng đối 22/75 29.5% ít khi 43/75 57.5% Không bao giờ 5/75 6.5% 15 ♦ Nhận xét: Hầu hết, các phụ huynh đều thích nghe và hát dân ca nhƣng do điều kiện và môi trƣờng sống nên ít khi họ cho con đƣợc nghe - hát dân ca. Bảng 7: Khả năng dân ca của giáo viên Chất giọng Nét mặt Phong cách Điệu bộ Động tác minh họa Giao lƣu Trang phục 40% 80% 70% 60% 20% 90% ♦ Nhận xét: Các bài hát trong chƣơng trình theo các cô đa số là dễ hát. Các cô có những thuận lợi trong việc dạy dân ca cho trẻ nhƣ: về cách thể hiện điệu bộ, nét mặt, động tác minh hoa, giao lƣu với trẻ một cách nhẹ nhàng nhƣng có hiệu quả cao, một số cô có khả năng đàn và hát tƣơng đối tốt. Bảng 8: Ảnh hưởng vùng miền Vùng miền Bắc Trung Nam Tỉ lệ (%) Ngƣời Tỉ lệ Ngƣời Tỷ lệ Ngƣời (53) Trƣờng (53) (%) (53) (%) Mầm Non 4A 9 26.5 1 2.9 24 70.6 MN Đồng Xanh 1 li 0 0 8 99 MNTT Lan Thảo 2 20 4 40 4 40 Tổng kết 12 22.6 5 9.4 36 68 ♦ Nhận xét: Đa số giáo viên tại các trƣờng mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là ngƣời miền Nam (70.5%), Ngƣời miền Trung chiếm tỉ lệ thấp (3%). Do đó, đa số các giáo viện thích hát và nghe dân ca Nam Bộ và cho rằng dân ca Nam Bộ dễ hát nhất Bảng 9: Làn điệu dân ca dễ hát nhất Dân ca Trƣờng Bắc Ngƣời Trung Tỉ lệ (%) Ngƣời Nam Tỉ lệ (%) Ngƣời Tỉ lệ (%) Mầm Non 4A 7 20.5 0 0 27 79.5 MN Đồng Xanh 0 0 0 0 9 100 MNTT Lan Thảo 3 30 3 30 4 40 Tổng kết 10 18.87 3 5.7 40 75.5 ♦ Nhận xét: Theo khảo sát thì ta nhận thấy rằng: Các làn điệu dân ca Nam Bộ thì tƣơng đối dễ hát.Nhƣng dân ca Trung Bộ thì tƣơng đối khó hát so với các giáo viên mầm non hiện nay. 16 Bảng 10: Cô thích hát dân ca Dân ca Trƣờng. Mầm Non 4A MN Đồng Xanh MNTT Lan Thảo Tổng kết Thích Không thích Tỉ lệ (%) Ngƣời (53) Tỉ lệ (%) Ngƣời (53) 25 73.5 9 26.5 8 88.9 1 11.1 8 80 2 20 41 77.6 12 22.4 ♦ Nhận xét: Theo khảo sát, tôi nhận thấy rằng đa số các giáo viên mầm non đều rất thích nghe và hát dân ca. Bảng 11: Tỉ lệ bài dân ca cô thích STT Cô thích Tên bài hát Số Cô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 l1 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Inh lả ơi Lý cây xanh Múa đàn Thật đáng chê Gà gáy le te Ru con (DC Nam bộ) Mƣa rơi Cò lả Đi cấy Cây trúc xinh Bèo dạt mây trôi Trống cơm Hoa thơm bƣớm lƣơn Hát ru Xe chỉ luồn kim Chim bay Hò ba lý Lý hoài nam Ru em Lý cây xanh Ngày mai đi trẩy hội Lý cây bông Lý chiều chiều Lý con sáo Lý con sáo Gò Công 39 44 41 53 41 45 44 45 28 47 47 51 20 30 34 28 23 16 36 42 8/ 53 50 37 31 Cô không thích Tỉ lệ (%) 73.58 83 77.35 100 77.35 84.9 83 84.9 52.83 88.67 88.67 96.23 37.73 56.6 64.15 52.83 43.39 30.18 67.92 79.24 15.09 100 94.43 69.81 58.49 Số Cô Tỉ lệ (%) 14 9 12 0 12 8 9 8 25 6 6 2 33 23 19 25 30 37 17 l1 45 0 3 16 22 26.42 17 22.65 0 22.65 15.1 17 15.1 47.17 11.33 11.33 3.77 62.27 43.4 35.85 47.17 56.61 69.82 32.08 20.76 84.9 0 5.67 30.19 41.51 17 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Gửi anh một khúc dân ca Tiếng sáo Xa Lá Ru con (Nọong ơi) Ví giặm Lý cây đa Chim sáo Qua cầu gió bay Ra ngõ mà trông Ngồi tựa mạn thuyền 30 8 26 11 31 22 45 14 9 56.6 15.09 49.06 20.75 58.49 41.5 84.9 26.41 16.98 23 45 27 42 22 31 8 39 44 43.4 84.91 50.94 79.25 41.5 58.5 15.1 73.59 83.02 ♦ Nhận xét: Theo khảo sát, các giáo viên mầm non đều thích các bài hát dân ca trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ nhƣng do tập quán vùng miền, do sở thích cá nhân nên có một số bài trong chƣơng trình không phù hợp đối với họ. Bảng 12: Tỉ lệ bài dân ca khó - không khó đối với giáo viên mầm non S T T Tên bài hát Bài khó Số cô 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 l1 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Inh lả ơi Lý cây xanh Múa đàn Thật đáng chê Gà gáy le te Ru con (DC Nam bộ) Mƣa rơi Cò lả Đi cấy Cây trúc xinh Bèo dạt mây trôi Trống cơm Hoa thơm bƣớm lƣợn Hát ru Xe chỉ luồn kim Chim bay Hò ba lý Lý hoài nam Ru em Lý cây xanh Ngày mai đi trẩy hội Lý cây bông 23 2 9 2 l1 16 23 3 28 3 14 2 34 31 28 30 26 42 9 2 48 0 Bài không khó Tỉ lệ (%) 43.4 3.77 16.9 3.77 20.75 30.2 43.4 5.66 52.83 5.66 6.41 3.77 64.1 58.5 52.83 56.6 49 79.24 16.9 3.77 90.56 0 Số cô Tỉ lệ (%) 30 51 44 51 42 37 20 50 25 50 39 51 19 22 25 23 27 l1 44 51 5 53 56.6 96.23 83.1 96.23 79.25 69.8 56.6 94.34 47.17 94.34 73.59 96.23 35.9 41.5 47.17 43.4 51 20.76 83.1 96.23 9.44 100 18 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 Lý chiều chiều Lý con sáo Lý con sáo Gò Công Gửi anh một khúc dân ca Tiếng sáo Xa Lá Ru con (Nọong ơi) Ví giặm Lý cây đa Chim sáo Qua cầu gió bay Ra ngõ mà trông Ngồi tựa mạn thuyền 0 16 23 31 50 45 44 19 28 15 45 48 0 30.18 43.4 58.5 94.33 54.9 83 35.8 52.8 28.3 84.9 90.6 53 37 30 22 3 8 9 34 25 38 8 5 100 69.82 56.6 41.5 5.27 15.1 17 64.2 47.2 71.7 15.1 9.4 ♦ Nhận xét: Theo khảo sát, đối với các giáo viên mầm non hiện nay thì phần lớn các bài dân ca trong chƣơng trình giáo dục âm nhạc cho trẻ lứa tuổi mầm non là dễ hát. Theo điều tra, đa số các giáo viên ở trƣờng mầm non hiện nay là ngƣời Nam nên họ thích dân ca Nam Bộ hơn. Còn dân ca Bắc Bộ và Trung Bộ là khó đối với họ trong việc dạy dân ca cho trẻ. Các giáo viên ít nghe nên cũng ít khi cho trẻ nghe dân ca, họ ít sƣu tầm cũng nhƣ đặt lời mới cho các làn điệu dân ca. Qua nghiên cứu có một vấn đề đƣợc đặt ra nhƣ sau: "Hầu hết các giáo viên mầm non đều cho rằng họ rất thích nghe và hát dân ca, các bài dân ca trong chƣơng trình phần lớn là dễ hát, họ khẳng định vai trò giáo dục cao của dân ca đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ,... nhƣng khi tiến hành tiết dạy hay lồng ghép dân ca vào các hoạt động hằng ngày thì các cô rất ngại, ít khi các cô thực hiện tiết âm nhạc về dân ca". Đây là vấn đề cần đƣợc khắc phục Các cô ít dạy dân ca vì: làn điệu dân ca trong chƣơng trình có nội dung không phù hợp với trẻ, trẻ không hiểu, các cô khó có thể giải thích hết những từ ngữ trong bài hát cho trẻ hiểu đƣợc; nội dung các bài dân ca không phù hợp với chủ đề, chủ điểm trong chƣơng trình. Đặc biệt về khả năng của các cô, các cô gặp khó khăn trong việc gieo vần, đặt lời mới cho các bài dân ca một cách phù hợp nhằm đảm bảo "chất" riêng của dân ca từng vùng miền. Hiện nay, trong trƣờng mầm non có rất nhiều cô có năng khiếu âm nhạc, năng khiếu về dân ca nhƣng phần lớn các cô rất "ngại" khi phải dạy hoặc lồng ghép dân ca vào các hoạt động hằng ngày của trẻ. Vì tiết âm nhạc về dân ca đòi hỏi nhiều công phu (trang phục, đạo cụ âm nhạc dân tộc,...) mà các thể loại âm nhạc khác không cần thiết phải có. Ngoài ra, còn một tỉ lệ khá lớn các giáo viên không có năng khiếu hay năng khiếu chƣa đạt yêu cầu về âm nhạc (về dân ca). Đối với các cô này thì lại càng ít dạy hoặc ít lồng ghép dạy dân ca vào các hoạt động cho trẻ. Với chƣơng trình mới nhƣ hiện nay, thì chƣơng trình tạo rất nhiều điều kiện cho các cô trong việc giáo dục trẻ các cô có thể "tránh" dạy dân ca cho trẻ nhƣng vẫn đảm bảo sự phát triển cho trẻ về các mặt, đặc biệt là giáo dục tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, tinh thần dân tộc cho trẻ thông qua các hoạt động dạy khác nhƣ qua việc dạy trẻ làm quen môi trƣờng quanh, dạy trẻ làm quen văn học,... 19 Trong các trƣờng mầm non hiện nay đang tiến hành dạy các ca khúc thiếu nhi cho trẻ chiếm tỉ lệ cao hơn so với việc dạy dân ca cho trẻ. Vì phần lớn các giáo viên cho rằng: "Tính giáo dục của các ca khúc thiếu nhi gần gũi, trực tiếp hơn là tính giáo dục của các ca khúc dân ca". Tôi không phủ định ý kiến trên nhƣng dân ca có tính giáo dục mà không một thể loại âm nhạc nào có thể sánh đƣợc đó chính là giáo dục truyền thống, giáo dục tâm hồn dân tộc, ngôn ngữ dân tộc, giáo dục phong tục tập quán, tình yêu quê hƣơng - đất nƣớc, yêu cha mẹ, yêu nhân loại, yêu hoà bình. Chất tâm hồn Việt Nam là quan trọng, không thể thiếu đƣợc trong mỗi chúng ta. Vì vậy nó cần phải đƣợc giáo dục ngay từ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi mầm non. I. Dự giờ giáo viên - Trực tiếp dạy một tiết về dân ca và một tiết tích hợp dân ca. - Hai tiết dạy dân ca của hai giáo viên với hai giáo án khác nhau. - Mƣời tiết dạy dân ca của 10 giáo viên trên cùng một giáo án mẫu. III. Một số khó khăn của giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ Khó khăn của giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ có thể kể một số điểm đáng chú ý nhƣ sau: - Không có năng khiếu âm nhạc (năng khiếu về dân ca) - Đặc điểm ngôn ngữ từng vùng miền Khó khăn lớn nhất của giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ là năng khiếu về âm nhạc (năng khiếu hát dân ca). Khi cô không có khả năng âm nhạc (khả năng về dân ca) thì khó có thể hoàn thành tốt việc dạy nhạc, dạy dân ca cho trẻ. Không có năng khiếu âm nhạc chính là không biết cách luyến láy, không biết cách nhả chữ, không biết cách lấy hơi, không biết cách đẩy, không biết cách chia câu để lấy hơi, không có khả năng diễn cảm (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ), không có khả năng minh họa (múa, vận động theo nhạc), ... kết hợp với không có chất giọng. Một bài dân ca, nhìn chung có nhiều chỗ luyến láy, nhiều chỗ cần lƣợng hơi tƣơng đối dài, nhiều chỗ cần có sự nhả chữ mềm mại, cần phát âm rõ ràng, chuẩn xác,... Điều này, gây khó khăn cho một số cô không có năng khiếu âm nhạc. Hiện nay, trong các trƣờng mầm non, đa số giáo viên có năng khiếu về âm nhạc hay khả năng âm nhạc không đồng đều, đặc biệt là không năng khiếu hát dân ca chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao, không có khả năng sử dụng nhạc cụ (organ, guita,...) vì thế mà các cô ít dạy dân ca cho trẻ. Mặt khác, do sống ở các vùng miền khác nhau nên các giáo viên không nắm rõ đƣợc đặc điểm ngôn ngữ từng vùng miền, đặc điểm đời sống - sinh hoạt, phong tục - tập quán của các miền, đặc biệt là đặc điểm dân ca từng vùng miền nên càng khó khăn hơn khi dạy dân ca cho trẻ. Tuy nhiên, có một số giáo viên có năng khiếu âm nhạc, có thể tìm hiểu và nắm bắt đƣợc cách phát âm chuẩn nhƣng họ không thực hiện dạy dân ca, họ rất "ngại" khi phải dạy dân ca cho trẻ. Hiện nay, ở một số trƣờng mầm non (đặc biệt là ở các tỉnh vùng sâu vùng xa) không có điều kiện về cơ sở vật chất (phòng âm nhạc, đàn organ, đàn ghita, máy cassette, băng, đĩa nhạc, đầu đĩa, tivi, nhạc cụ dân tộc (trống lắc, phách tre...), trang phục dân tộc,...), không có điều kiện học tập nâng cao kỹ năng âm nhạc, không có điều kiện luyện tập kỹ năng hát dân ca, đây cũng là khó khăn cho giáo viên mầm non
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất