Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng anh trong trườn...

Tài liệu Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng anh trong trường phổ thông

.DOC
15
282
91

Mô tả:

Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị TRƯỜNG THPT NHƠN TRẠCH Mã số: ................. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN ANH Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ môn: TIẾNG ANH 1 Phương pháp giáo dục 1 -1- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông Lĩnh vực khác: ...................................... 1 Có đính kèm: 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2011 – 2012 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ LAN ANH 2. Ngày tháng năm sinh: 20 – 10 - 1974 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: Ấp II xã Phú Thạnh – Nhơn Trạch - Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613518789 (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Đơn vị công tác: trường THPT Nhơn Trạch I. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 1997 -2- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông - Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh II. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 14 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: * Kỹ năng dạy đọc hiểu. * Biện pháp Nâng cao chất lượng tú tài. * Một số trò chơi ngôn ngữ gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Tên sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ HỌAT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ GIẢNG DẠY KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG -3- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới trong giảng dạy là nhiệm vụ trọng tâm mà mỗi giáo viên đều cố gắng thực hiện trong quá trình giảng dạy. Với mục tiêu lấy học sinh làm trọng tâm, phát huy tính tích cực của học sinh, để học sinh chủ động trong học tập, giáo viên cần phải tìm ra nhiều họat động thiết thực và những phương pháp mang lại hiệu quả cao giúp học sinh phát huy được kỹ năng ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên một trong những môn học khiến học sinh trở nên thụ động nhất là môn Tiếng Anh. Mặc dù sách giáo khoa đã biên sọan mỗi đơn vị bài học gồm có năm phần, trong đó có đủ các kỹ năng ( Nghe, Nói, Đọc, Viết ) nhưng hầu hết giáo viên và học sinh chỉ tập trung vào phần văn phạm vì mục tiêu để phục vụ cho kì thi tốt nghiệp, nên các giờ dạy của các kỹ năng chỉ có một vài học sinh khá chủ động sọan bài trườc ở nhà, đến lớp tích cực tiếp thu bài giảng, phát biểu ý kiến để xây dựng bài, phần lớn học sinh còn lại tập trung ghi chép, đối phó với giáo viên bằng sách giải, từ đó những học sinh này biểu hiện vẻ chán chường, mệt mỏi khi ngồi học ngọai ngữ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các em chưa đủ điều kiện để phát huy kỹ năng nói. Chẳng hạn như trong lớp học sinh được học những câu giao tiếp thông thường nhưng ít có cơ hội được lập đi lập lại trong quá trình học dẫn đến việc học sinh dễ dàng quên, hơn nữa, một số đề tài nói trong sách giáo khoa là những đề tài khó, không gần gũi với cuộc sống các em. Do vậy để đáp ứng yêu cầu của việc rèn luyện kỹ năng nói, chúng ta phải vượt qua nhiều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của thầy và trò trong một thời gian dài. Nhằm giải quyết một phần khó khăn trong việc dạy kỹ năng nói Tiếng Anh và góp phần vào việc rèn luyện kỹ năng này tốt hơn cho học sinh, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số họat động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh trong trường phổ thông” . Trong những năm học vừa qua tôi được phân công giảng dạy ở các khối lớp 10,11 & 12 tại trường THPT Nhơn Trạch, tôi thật sự quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Bản thân tôi đã áp dụng rất nhiều biện pháp thích hợp và thu được những hiệu quả nhất định, tôi xin trao đổi chút kinh nghiệm nhỏ bé của mình. Mong đồng nghiệp góp ý, xây dựng thêm để việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh ngày một hòan thiện hơn. -4- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN Phương pháp chủ yếu mà tôi áp dụng để nghiên cứu là phương pháp trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy của mình. Bên cạnh đó tôi còn nghiên cứu, học hỏi thêm từ một số đồng nghiệp trong việc dạy kỹ năng nói Tiếng Anh trong trường THPT Nhơn Trạch và một số đồng nghiệp từ trường bạn. Qua mỗi lần tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh cho học sinh các khối, tôi cũng thu thập phản hồi từ học sinh và rút ra những ưu khuyết cần phát huy hoặc khắc phục. Ngòai ra tôi còn thực hiên phương pháp đối chiếu, so sánh (so sánh các tiết dạy của đồng nghiệp và phương pháp mà tôi đang áp dụng để rút ra kết quả, kinh nghiệm cho bản thân) 1.1 THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC KỸ NĂNG NÓI Ở CÁC TRƯỜNG THPT  THUẬN LỢI - Sách giáo khoa đã phân bổ đủ các kỹ năng , trong đó có kỹ năng nói. - Khá nhiều đề tài hay phù hợp với tư duy của học sinh và gần gũi với đời sống hàng ngày.  KHÓ KHĂN  - VỀ PHÍA GIÁO VIÊN Giáo viên chưa chú trọng việc rèn luyện nói cho học sinh, chỉ chú trọng rèn luyện kỹ năng viết và đọc. Trong một tiết dạy giáo viên phần lớn chỉ chú trọng đến việc cung cấp từ vựng và cấu trúc ngữ pháp… -5- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông - Mặt khác giáo viên chưa tạo nhiều cơ hội cho học sinh rèn luyện nói trên lớp. - Mặc dù giáo viên có cung cấp cho học sinh các mẫu đàm thọai , nhưng mục đích chỉ để rèn luyện kỹ năng đọc. - Bên cạnh đó giáo viên chưa phát huy hết được tính chủ động trong học tập cho học sinh, đôi khi còn áp đặt học sinh trả lời theo ý mình.  VỀ PHÍA HỌC SINH - Phần lớn học sinh rất e ngại khi nói trước đám đông. - Đại đa số các em tỏ ra lúng túng khi nói, thiếu tự tin. - Nhiều học sinh phát âm không chuẩn, sai ngữ điệu. - Vốn từ vựng của các em rất nghèo nàn. - Nhiều học sinh xây dựng ý tưởng rất chậm.  NGUYÊN NHÂN Sở dĩ có thực trạng nêu trên, theo tôi là do những nguyên nhân chủ yếu như sau: - Trong các kì thi tốt nghiệp Bộ GD & ĐT chỉ tổ chức thi viết, chưa có hình thức kiểm tra nói, nghe. Do vậy, các trường phổ thông chỉ chú trọng rèn luyện kỹ năng viết là chủ yếu. - Phương pháp giảng dạy kỹ năng nói của giáo viên chưa phù hợp. - Giáo viên chưa tìm mọi cách để khuyến khích học sinh giao tiếp bằng tiếng Anh. - Giáo viên thường hay sửa lỗi mỗi khi học sinh nói sai điều này sẽ dẫn đến việc học sinh rụt rè trong giao tiếp. - Giáo viên không tin tưởng vào học sinh của mình, gợi ý vấn đề cho học sinh quá rõ, làm cho học sinh cảm thấy mình bị áp đặt , mất tính tư duy của học sinh. - Số lượng học sinh trong một lớp đông ( trên 40 học sinh ) nên cơ hội để từng em có thể tham gia kỹ năng này còn chưa được đồng bộ. - Cơ sở vật chất ( bàn, ghế ) chưa phù hợp cho một lớp học giao tiếp dẫn đến học sinh lúng túng mất thời gian. - Kỹ năng nghe của học sinh còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến kỹ năng nói. - Học sinh không có một cơ hội nào được tiếp xúc với người nước ngoài nên không kích thích được niềm say mê học ngoại ngữ của học sinh. - Môi trường giao tiếp cho học sinh còn nhiều hạn chế. 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI -6- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông MỤC TIÊU - NHỮNG NGUYÊN TẮC – MỘT SỐ HỌAT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ GIẢNG DẠY ÁP DỤNG CHO KỸ NĂNG GIAO TIẾP MỤC TIÊU Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nêu ra mục tiêu của việc rèn luyện kỹ năng nói ở bậc trung học phổ thông như sau: - Yêu cầu học sinh trao đổi trực tiếp bằng ngôn ngữ nói ở mức độ đơn giản các tình huống giao tiếp hằng ngày thông qua việc vận dụng các kiến thức ngôn ngữ cơ bản về ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp. - Mặt khác, học sinh diễn đạt ý mình trong những tình huống giao tiếp thông thường có liên quan đến chủ điểm quen thuộc, thông qua việc vận dụng các chức năng ngôn ngữ đã học. - Việc dạy nói thường nhằm vào hai mức độ: Nói trôi chảy (fluency) và nói chính xác (accuracy) NHỮNG NGUYÊN TẮC Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên dạy ngoại ngữ cần tuân theo các nguyên tắc sau đây: 1. Giới hạn mục tiêu để tránh việc vượt quá sức đối với học sinh. 2. Phổ biến mục tiêu của họat động đến cho học sinh biết. 3. Phối hợp những họat động nói với tìm hiểu nghĩa. 4. Cung cấp các họat động liên quan đến các cuộc đàm thọai và việc sử dụng các chức năng ngôn ngữ. 5. Không nên quá chú trọng đến các lỗi của học sinh. 6. Cung cấp những đề tài hấp dẫn đối với học sinh. 7. Sắp xếp học sinh thành các nhóm phù hợp theo từng kiểu bài giao tiếp. 8. Tạo nhiều cơ hội để học sinh được thực hành nói trong các tiết học và trong các buổi ngoại khóa. 9. Luyện nói cần được tích hợp với một số kỹ năng khác như: nghe, đọc, và viết. 10. Học sinh ( người nói ) phải thật sự mạnh dạn, phải luôn ở thế chủ động, phải tranh thủ mọi cơ hội để được nói. Muốn được như vậy học sinh phải có sự chuẩn bị bài tốt, trên lớp phải tích cực tham gia họat động cặp nhóm, ở nhà phải tự trao dồi vốn từ vựng, phải tự thực hành giao tiếp hằng ngày. -7- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông MỘT SỐ HỌAT ĐỘNG ÁP DỤNG CHO KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH  HỌAT ĐỘNG NGOẠI KHÓA a. Greeting b. Activity 1: General Knowledge Quiz c. Activitu 3: Games Game 1: Shopping List Game 2: Whispering Game 3: Guessing d. Activity 4: Eloquencing Đây là ví dụ của một số họat động ngoại khóa nêu trên , được tổ bộ môn chúng tôi tổ chức cho đối tượng học sinh khối 10 vào năm học 2011 – 2012. Nhằm giúp học sinh khối 10 thấy tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh, và coi việc học tiếng Anh là một niềm vui, từ đó các em sẽ đầu tư cho việc học tiếng Anh để tạo nền cho kiến thức lớp 12.  MÔT SỐ HỌAT ĐỘNG CHO VIỆC GIẢNG DẠY KỸ NĂNG GIAO TIẾP Để thực hiện tốt việc dạy nói tiếng Anh, tùy thuộc vào nội dung từng bài dạy cụ thể, khả năng nắm bắt của học sinh từng lớp, giáo viên có thể áp dụng linh họat một số họat động quan trọng dưới đây: a/ HOẠT ĐỘNG 01: HỎI – TRẢ LỜI Giáo viên cung cấp cho học sinh câu hỏi, giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời. Ở hình thức này, giáo viên đã biết trước hoặc dự đóan trước được phần nào của câu trả lời. VÍ DỤ: UNIT 6 – FUTURE JOB - ENGLISH 12 – SPEAKING Mục đích của bài luyện nói: Học sinh hỏi – đáp những vấn đề về việc làm: Câu hỏi 1: Do you want to work in a hospital? Câu hỏi 2: Do you know what doctors do? Câu hỏi 3: If you are a tour guide, what can you do? Câu hỏi 4: Who tells stories through pictures? Câu hỏi 5: Do you think working on a farm is still hard nowadays? – why or why not? Câu hỏi 6: What job would / woldn’t you like to work as? – why? -8- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông b/ HỌAT ĐỘNG 02: LẬP LẠI Giáo viên có thể đọc hoặc cho học sinh nghe một đọan hội thọai. Sau đó yêu cầu từng học sinh hay cả lớp lập lại những gì mà các em đã nghe được. Họat động này thuận lợi cho học sinh không những rèn luyện kỹ năng nói mà còn rèn luyện cả kỹ năng nghe. VÍ DỤ: UNIT 2 – CULTURAL DIVERSITY - ENGLISH 12 – SPEAKING DIALOGUE A. Are there two generations live in a home in Viet Nam? B. No, there are three or four generations. A. Do old – aged parents live in a home in American? B. No, they live in a nursing home. A. How about in Viet Nam? B. They live with their children and take care of their grandchild. A. Is it impolite to ask questions about age, marriage and income in Viet Nam? B. No, it is acceptable. c/ HỌAT ĐỘNG 03: BÁO CÁO Trên cơ sở cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, đến lớp, giáo viên cho các em báo cáo ( theo cá nhân ) hoặc bằng hình thức phỏng vấn thông tin từ bạn sau đó báo cáo trước lớp những vấn đề như kinh nghiệm của bản thân về vấn đề gì đó; suy nghĩ về lợi ích của sách; kế họach cho kì nghỉ mát, và các ngày lễ trong năm; những nguyên nhân dẫn đến việc nghiện và những ảnh hưởng xấu của ma túy; cuộc sống gia đình… VÍ DỤ: UNIT 1 – HOME LIFE – ENGLISH 12 - SPEAKING  Theo gợi ý của giáo viên, học sinh chuẩn bị trước ở nhà những điều cần trình bày trước lớp như: - How many members are there in her / his family? - Who works? - Who does the household chores? - What is her / his responsibility in her / his family? - What is the interest her/ his family members share closely? - Whom do you often share secrets with? - Whom do you often talk to befor making an important decision? -9- Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông  Giáo viên cho các em đóng vai là một phóng viên, đi phỏng vấn bạn mình soay quanh đề tài về gia đình, ghi nhận lại thông tin của bạn sau đó báo cáo trước lớp về thông tin mình phỏng vấn được. d/ HỌAT ĐỘNG 04: THẢO LUẬN Giáo viên cho học sinh đề tài cụ thể và yêu cầu các em thảo luận hoặc tranh luận với nhau trong thời gian khỏang 7’. Giáo viên có thể hoặc không có sự sắp xếp trước các nhóm. Sau khi thảo luận xong, giáo viên mời đại diện của một số nhóm lên trình bày trước lớp. VÍ DỤ: UNIT 7 – ENGLISH 10 – SPEAKING Phần Post- speaking: Giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm 04 em thảo luận với nhau để tìm ra một số thuận lợi và bất lợi của việc sử dụng T.V và Internet. e/ HỌAT ĐỘNG 05: TRÒ CHƠI Đây là một họat động rất dễ lôi cuốn học sinh. Tuy nhiên, có nhiều trò chơi khác nhau ( What’s in the box?; What’s my job?; A day in the life…..). Vấn đề ở đây là giáo viên phải biết chọn lựa các trò chơi nào có liên quan đến việc rèn luyện kỹ năng nói của các em. Mặt khác, phải biết sử dụng nó vào thời gian thích hợp thì nó sẽ phát huy tác dụng hơn. ( thường sử dụng vào đầu hoặc cuối tiết học) VÍ DỤ: UNIT 6 – FUTURE JOB - ENGLISH 12 – SPEAKING ( Dùng cho phần dạy Warm – Up ) Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi rút thăm cho sẵn, giáo viên ghi sẵn từ “ Taxi driver” lên thăm thứ nhất, từ “ doctor” lên thăm thứ hai. Chia lớp học thành hai nhóm, mỗi nhóm cử đại diện lên rút thăm, sau đó về nhóm chuẩn bị khỏang 7 – 10 câu hỏi Yes / No để hỏi và đóan ra nghề nghiệp của nhóm bạn. Câu hỏi 1: Do you work in an office? Câu hỏi 2: Do you wear a uniform? Câu hỏi 3: Do you get a big salary? Câu hỏi 4: Do you travel in your job? Câu hỏi 5: Do you meet different people? Câu hỏi 6: Is your job dangerous? Câu hỏi 7: Are you a…………………? f/ HỌAT ĐỘNG 06: ĐỘNG NÃO - 10 - Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông Là một hình thức chuẩn bị trước cho bài học, cũng giống như thiết lập tình huống, nhưng có đóng góp tự do, không được hướng dẫn trước của học sinh và giáo viên đối với một chủ điểm bài học nhằm tạo ra nhiều thông tin liên quan đến chủ điểm. Giáo viên không cần phân tích hoặc diễn giải các thông tin được đưa ra này. VÍ DỤ: UNIT 3 – WAYS OF SOCIALISING - ENGLISH 12 – SPEAKING ( Speaking – Give and Respond to compliments in situation ) Phần Task 4: Giáo viên cung cấp cho học sinh một số từ như: Hairstyle; dinner; lovely home; good voice; nice gift……sau đó giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, dực vào những từ cho sẵn, tạo ra lời khen và lời đáp lại.  VD: Dinner Học sinh 1: The dinner was delicious Học sinh 2: I’m glad you enjoyed it.  VD: Lovely home Học sinh 1: What a lovely home you have! Học sinh 2 : Thanks for your compliment. g/ HỌAT ĐỘNG 07: DÙNG TRANH: ( Giảng dạy trong phần WARM – UP ) Tranh ảnh là một hình thức dễ dàng thu hút sự chú ý của học sinh, tranh ảnh giúp học sinh hào hứng hơn trong tiết học, hơn nữa nó còn giúp học sinh tư duy được vấn đề một cách nhanh chóng. Do đó giáo viên có thể chọn lựa các bức tranh phù hợp cho tiết dạy và tích cực sử dụng chúng để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. VÍ DỤ: UNIT 7 - WORD POPULATION - READING – ENGLISH 11 - Giáo viên cung cấp cho học sinh một bức tranh như: - 11 - Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông - Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bức tranh và đặt cho học sinh một số câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời theo cách nhìn nhận của chính mình. - Câu hỏi như sau: a. Do they live in a home? b. How many people are threre in this family? c. If each family has many people, what will happen? d. Do you think that the lager in population a country is, the stronger or weaker it is? 3. TIẾN TRÌNH DẠY MỘT TIẾT DẠY NÓI TRÊN LỚP 3.1 WARM – UP :  Thời lượng khỏang 05’  Mục đích: Giới thiệu một cách tổng quát chủ điểm, nội dung thông tin bài. Ngoài ra phần này cũng giúp học sinh hứng thú hơn khi vào đầu tiết học. Để thực hiện được mục đích trên giáo viên có thể thực hiện các hình thức như: dùng cử chỉ để diễn đạt thông tin, bài hát, kể chuyện, dùng tranh, diễn kịch, trò chơi, một số câu hỏi gợi ý, thảo luận….để thu hút học sinh. 3.2 PRE – SPEAKING  Thời lượng: khỏang 10’ - 12 - Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông  Mục đích: Tạo điều kiện cần thiết để học sinh có cơ hội thực hành nói ( bàn bạc, thảo luận ….) những vấn đề trọng tâm ở phần While – Speaking. Ở phần này giáo viên giới thiệu đề tài và hướng dẫn một số gợi ý có liên quan đến đề tài. 3.3 WHILE – SPEAKING  Thời lượng khỏang 20’  Mục đích: Để luyện nói cho học sinh, giáo viên tạo mọi cơ hội để học sinh luyện nói. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, điều hành nói cho các em. Thông thường giáo viên chia học sinh thành những nhóm nhỏ để các em dễ dàng luyện nói. Giáo viên phải lần lượt tham gia vào các nhóm, một mặt để hướng dẫn, động viên, giúp đỡ học sinh; mặt khác, giáo viên giúp các em uốn nắn về cách dùng từ, ngữ điệu, phát âm; ngoài ra, giáo viên cũng ghi nhận lại những lỗi sai về ngữ pháp để sửa sai cho học sinh vào cuối giờ học. 3.4 POST – SPEAKING  Thời lượng: khỏang 3’  Mục tiêu: Phần này giúp học sinh bàn bạc, mở rộng thêm vấn đề, làm cho đề tài đang thảo luận hòan chỉnh hơn. 3.5 CONSOLIDATION  Thời lượng: khỏang 3’  Mục tiêu: Nhằm giúp học sinh củng cố, ôn tập các kiến thức đã học, yêu cầu học sinh nắm lại các từ ngữ, cấu trúc, nội dung vấn đề vừa thực hành. 3.6 HOMEWORK  Thời lượng : khỏang 2’  Mục tiêu: Phần này yêu cầu học sinh về nhà thực hành lại vấn đề đã thảo luận và chuẩn bị bài sẽ học cho tiết học kế tiếp. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua quá trình thực nghiệm của bản thân và qua tìm hiểu kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trong việc đổi mới phương pháp dạy nói tiếng Anh, tôi rút ra được một số kết quả như sau:  VỀ PHÍA GIÁO VIÊN - Tôi thật sự thấy yêu nghề hơn, cảm thấy tiết dạy của mình nhẹ nhàng và đạt kết quả hơn. Học sinh gần gũi, thân thiện và nhiệt tình hợp tác với tôi trong tiết học, làm cho không khí lớp học sôi động hơn. Học sinh không còn sợ hãi, e ngại như trước kia. - 13 - Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông - Tôi đã tiếp cận và dần nhận thấy nhuần nhuyễn với phương pháp dạy học mới (phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm ) - Tòan thể giáo viên trong tổ, hào hứng thảo luận các đề tài, phục vụ cho các buổi ngoại khóa.  VỀ PHÍA HỌC SINH ( Trên lớp học ) + Giai đọan đầu học kì 1 Hầu hết học sinh tỏ ra thật sự lúng túng khi được yêu cầu nói trước đám đông; phát âm không chuẩn; từ vựng hạn hẹp; nói thiếu tự nhiên. Do vậy, học sinh rất e ngại, thậm chí lo sợ khi được giáo viên yêu cầu nói tiếng Anh. + Giai đọan giữa học kì 2 Khả năng nói tiếng Anh của học sinh ( trong những lớp tôi dạy ) có tiến bộ hơn so với đầu học kì 1. Cách nói của các em tự nhiên hơn; các em mạnh dạn hơn; các em không những không còn e ngại khi giáo viên yêu cầu nói mà ngược lại còn cảm thấy thích thú khi được gọi lên nói tiếng Anh; vốn từ vựng của các em phong phú hơn; độ chính xác về ngữ điệu cao hơn; phản xạ của các em nhậy hơn; các em có thể tự nói được một số đề tài gần gũi với đời sống như: về gia đình; việc làm….. . Từ đó các em nhận thấy, học tiếng Anh vui và không khó lắm. Tôi thiết nghĩ nếu tiếp tục làm như vậy cho các năm học sau thì tình hình học và dạy môn tiếng Anh sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy năm học này tôi cũng tiếp tục áp dụng những họat động nêu trên trong giảng dạy cho các lớp của mình.  VỀ PHÍA HỌC SINH ( Tham gia ngoại khóa ) - Số lượng học sinh tham gia ngày một đông hơn. - Đối tượng không chỉ là những học sinh khá, giỏi mà dần dần đã có những học sinh trung bình cùng tham gia . - Học sinh thấy mạnh dạn hơn trong giao tiếp, trong ứng xử. - Học sinh cũng đưa ra nguyện vọng được tham gia nhiều họat động bổ ích trong CLB tiếng Anh hơn nữa. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đối tượng học sinh ở trường tôi là những đối tượng học sinh trung bình và trung bình yếu. Vốn kiến thức ít ỏi về ngoại ngữ dễ khiến các em chán nản, mệt mỏi và dễ buông thả bộ môn này. Nên việc rèn luyện các kỹ năng là một công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh chúng tôi. - 14 - Một số hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông Vì vậy, việc ứng dụng giao tiếp vào bài giảng dễ gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí sôi nổi ở lớp học là điều hết sức cần thiết. Khi thực hiện các hoạt động trên tôi thấy các em rất hứng thú học tập. Từ cảm giác nhẹ nhàng, không căng thẳng như các tiết luyện nghe hay ngữ pháp. Rồi từ việc được cộng điểm tốt hay được quà khi tham gia trả lời câu hỏi đã khiến các em học tập hăng say và luôn tỏ ra cố gắng. Ngoài ra tổ chức các họat động đố vui để học cũng tạo một sân chơi lành mạnh bổ ích cho học sinh, nó thúc đẩy cảm hứng học tập của học sinh rất tốt. Chính nhờ kết quả gặt được sau một thời gian khá dài như vậy, đã khiến tôi áp dụng ngày càng nhiều hoạt động giao tiếp vào bài giảng của mình và tôi chịu khó nghiên cứu chương trình để tổ chức cho các em những buổi ngoại khóa bổ ích nhất. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT Nhơn Trạch. Nhìn chung trên mặt bằng giảng dạy môn tiếng Anh tỉnh nhà – Đồng Nai, vận dụng “hoạt động ngoại khóa và giảng dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong trường phổ thông” nói trên, đem lại nhiều bổ ích cho học sinh- giáo viên và là niềm tin tưởng nhất ở “sáng kiến kinh nghiệm” này V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5.1 Sách giáo khoa lớp 11 5.2 Sách giáo khoa lớp 12 5.3 English for today NGƯỜI THỰC HIỆN NHAN XET CUA BGH (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Lan Anh - 15 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan