Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp tiếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại ...

Tài liệu Một số giải pháp tiếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường ptdtbt thcs tam chung

.DOCX
16
41
93

Mô tả:

1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây nhiều phong trào thi đua và các cuộc vận động đã diễn ra sôi nổi trong ngành giáo dục như phong trào “Dạy tốt - Học tốt”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”... . Trong đó phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là nhiệm vụ trọng tâm của mọi cơ sở giáo dục bởi tầm quan trọng của việc xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả cao mà phong trào này mang lại. THCS là bậc học đóng vai trò quan trọng trong qua trình học tập và phát triển của học sinh, là bậc học phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy có thể nói bậc THCS chính là cầu nối then chốt để đào tạo nguồn lực tương lai vì sự phát triển giàu mạnh của đất nước. Nhận thức đúng tầm quan trọng của cấp học và ý nghĩa của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một người quản lý, bản thân tôi đã suy nghĩ, quyết tâm đẩy mạnh phong trào này hơn nữa để nhà trường thực sự là nơi an toàn, thân thiện với học sinh đặc biệt là khi Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tam Chung là ngôi trường có những đặc trưng riêng và những khó khăn nhất định. Cùng với sự khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học và sinh hoạt của học sinh trong nhà trường, cơn lũ lịch sử đầu tháng 09 năm 2018 đã để lại hậu quả hết sức nặng nề. Toàn bộ khu nhà ở của học sinh bị cuốn trôi, bùn đất tràn vào trường cao hơn 2 mét. Những thành quả của công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trước đó không còn nhiều. Hệ thống cây xanh, bồn hoa, cây cảnh bị gãy hoặc chết, sân chơi bãi tập nhếch nhác, sân trường bị bung lốc… ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học tập, vui chơi của các em. Các hoạt động tập thể thực hiện các nội dung xương sống của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không thể triển khai. Cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, học tập của các em vốn dĩ đã nhiều thiếu thốn nay lại càng thêm khó khăn. Vì vậy vấn đề xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn tại thời điểm hiện tại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương xã Tam Chung, tôi thực hiện đề tài: “Một số giải pháp tiếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tam Chung”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo ra một môi trường kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, giáo dục nhận thức mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác 1 động tích cực và tiêu cực của môi trường đến đời sống con người; động viên giáo viên và học sinh có ý thức xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn Bên cạnh đó, thúc đẩy nhà trường có biện pháp kết hợp rèn luyện các kỹ năng, tác phong công tác xã hội cho học sinh, rèn luyện tính tự giác và ý thức kỷ luật cho các em. Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đep, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với học sinh, giúp các em thực sự cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ đó khích lệ, động viên các em phấn đấu, học tập, tu dưỡng ngày càng tốt hơn.[1] Xây dựng trường học thân thiện không những có tác động đến sự phấn đấu của học sinh mà còn tạo ra một môi trường làm việc an toàn, hợp vệ sinh cho các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường từ đó an tâm công tác, tự tin làm việc, nhiệt tình giảng dạy tạo nên các giờ học hấp dẫn, có chất lượng cao góp phần vào sự nghiệp trồng người, nâng cao chất lượng của nhà trường. Với những ý nghĩa kể trên, việc nghiên cứu đề tài nhằm nêu lên một số giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại của nhà trường để góp phần thực hiện chủ đề năm học cũng như đẩy mạnh hiệu quả của phong trào xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu thực trạng của nhà trường; đưa ra một số giải pháp để tiếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong tình hình hiện tại và hiệu quả của các giải pháp đó trong năm học vừa qua. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực… để xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề, khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục học sinh của giáo viên, việc học tập, rèn luyện của học sinh trong môi trường sư phạm. - Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học của trường. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường. - Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Năm học 2019-2020 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành trung ương về “ Đổi mới căn bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo”, tiếp tục thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW 2 ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Bộ chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo”, và cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.[1] 2.1.1. Thế nào là trường học thân thiện, học sinh tích cực? a. Trường học thân thiện Trường học thân thiện trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trong độ tuổi quy định đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập và vui chơi cho học sinh. Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong cách đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, sạch sẽ, là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu cho học sinh như: phòng học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, có sân chơi bãi tập, phòng y tế, nhà vệ sinh, có cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát… Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của chính quyền, địa phương, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài xã, các bậc cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên cùng đồng lòng, đồng sức để xây dựng nhà trường. b. Học sinh tích cực Học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập và nâng cao dần các thói quen, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết các vấn đề để nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất. Các em có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc, bảo vệ và vệ sinh môi trường lớp học, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, văn nghệ và các trò chơi dân gian. 2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường trường học thân thiện, các em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát 3 triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.[3] 2.1.3. Nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; - Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; - Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; - Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.[2] . 2.2. Thực trạng vấn đề Trường PTDT bán trú THCS Tam Chung được thành lập theo Quyết định số: 1492/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 trên cơ sở là trường THCS Tam Chung. Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và đào tạo Mường Lát, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp ủy chính quyền địa phương, tuy nhiên do là trường bán trú với số học sinh nội trú lên tới 65% trên tổng số 340 học sinh lại mới được thành lập nên nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn: - Trường nằm trên địa bàn xã Tam Chung, nơi sinh sống chủ yếu của ba dân tộc Thái, H’Mông, Mường, trong đó người H’Mông chiếm trên 50% dân số trong xã. Người dân sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, kinh tế xã hội còn nghèo nàn, trình độ văn hóa thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn. Do vậy gười dân chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, còn giao phó hoàn toàn cho nhà trường. Học sinh là người dân tộc thiểu số nên tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Đó là trở ngại khi các em đến trường bởi các em tự ti, mặc cảm do khi học các em khó tiếp thu, không hiểu bài. Chính vì vậy các em sợ đến trường, sợ học, hay vắng học, nghỉ học vô lí do, ngại giao tiếp. Một số em còn mang nặng tư tưởng phân biệt dân tộc, thường xuyên gây mất đoàn kết, chưa yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập. Phong trào học tập của các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện của các em chưa cao, các em chưa thực sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em”. - Công tác xã hội hóa giáo dục chưa được đông đảo nhân dân tham gia nên chưa đạt được hiệu quả cao. - Phong tục tập quán của người dân bản xứ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Còn xảy ra tình trạng một vài cá nhân gây rối, đe dọa học sinh và nhân viên trong trường học. Việc tuyên truyền, vận động cho người dân trên địa bàn hiểu ý nghĩa việc xây dựng trường học thân 4 thiện, học sinh tích cực chưa đạt yêu cầu. Nhà trường chưa chú trọng đến việc giáo dục ý thức tham gia giữ gìn, xây dựng cảnh quan nhà trường cho học sinh nên các em ít được tham gia hoạt động xây dựng, bảo vệ môi trường, rèn luyện kĩ năng sống. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học, ăn ở, sinh hoạt của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. Khu bán trú của học sinh tuy đã được nhà nước cùng nhân dân đầu tư phòng ở, nội thất nhưng hệ thống phòng và giường nằm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiết bị nghe nhìn để phục vụ cho việc dạy và học chưa đầy đủ.[1] H1: Một phòng ở bán trú của học sinh - Cách trường 200m là con sông Mã có độ sâu hàng trăm mét. Khu nhà ở bán trú còn thiếu tường rào bao quanh nên các em hay trốn ra ngoài đi chơi, đi tắm sông suối rất nguy hiểm. - Trường có diện tích rộng, lại xây dựng ở sườn núi cao, dốc, các công trình nối tiếp chồng lên nhau như ruộng bậc thang. Trường nằm sau bản Lát, phía trên là sườn núi dốc nên vào mùa mưa lũ dễ bị sạt lở gây nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại về vật chất. Đầu tháng 09 năm 2018 nhà trường bị lũ cuốn trôi toàn bộ khu nhà ở học sinh mới xây dựng, hồ sơ, sổ sách bị trôi theo lũ, cây xanh bị chết, bật gốc, gãy đổ, đất đá tràn vào ngập phòng học, sân trường. Khuôn viên trường vốn đã hẹp lại ngổn ngang đất đá sau cơn lũ. Hệ thống điện tại các phòng học, phòng ở, nhà ăn học sinh hầu như đều bị hư hại. Hầu hết kết quả xây dựng trường học thân thiện những năm trước đó đều bị xóa sổ. 5 H2: Dòng sông Mã những năm trước đây thường xảy ra tai nạn đuối nước Với những khó khăn, bất cập kể trên, hiệu quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tam Chung còn chưa cao. Vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào trong công tác quản lý của mình nhằm từng bước nâng cao phong trào xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường. 2.3. Một số giải pháp tiếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2.3.1. Công tác tuyên truyền vận động - Xác định được vai trò giáo dục học sinh cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường, gia đình và xã hội nên các hoạt động của nhà trường đều có sự gắn kết, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của địa phương. Thông qua hệ thống các cấp ủy chính quyền trong xã, nhà trường đã triển khai phong trào thi đua này tới tất cả các bậc phụ huynh học sinh trên toàn xã. - Trong nhà trường, cán bộ quản lí triển khai cụ thể mục đích, yêu cầu các văn bản chỉ đạo thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trên cơ sở các hướng dẫn thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục. - Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong trường. Hiệu trưởng là trưởng ban, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn 6 là phó ban, bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng làm uỷ viên… Ban Chỉ đạo phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thầy cô, với từng phần việc rõ ràng, phù hợp với chuyên môn của từng người, trong đó nòng cốt là các thầy cô phụ trách công tác Bí thư đoàn thanh niên và Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Tổ chức phát động phong trào thi đua giữa các cá nhân và tập thể lớp có sự tham gia giám sát của các thầy cô giáo và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm khuyến khích, đôn đốc, tạo động lực cho các em tích cực thực hiện các phong trào thi đua như: Cây xanh em trồng, Hội thi các trò chơi dân gian và ẩm thực ngày Tết… - Lồng ghép phong trào với cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" nhằm trao thêm trách nhiệm cho giáo viên, để giáo viên đồng hành cùng nhà trường trong công tác xây dựng trường, lớp. - Cần tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với tổng kết năm học. Qua đó nhân điển hình, khen thưởng những cá nhân, có thành tích trong thực hiện tốt phong trào. 2.3.2. Công tác tổ chức, phối hợp các ban ngành ở địa phương - Phối hợp với địa phương vận động nhân dân, các đơn vị đóng chân trên địa bàn như bộ đội, biên phòng … góp công sức nạo vét bùn đất, đá, trồng cây xanh ...trả lại mặt bằng, cảnh quan cho nhà trường. - Kết hợp với Hội cựu chiến binh xã đến báo cáo truyền thống quân đội cũng như truyền thống cách mạng của địa phương cho toàn thể học sinh trong trường. Trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ đầu tuần nhà trường tổ chức lồng ghép kể chuyê ̣n về tấm gương các danh nhân, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tìm hiểu các anh hùng liê ̣t sĩ tiêu biểu của quê hương cũng như anh hùng liê ̣t sĩ địa phương nhằm giáo dục thêm cho các em tình yêu quê hương, đất nước. - Phối hợp với trạm y tế xã, hội người cao tuổi, các ban ngành đoàn thể của địa phương, ban cha mẹ học sinh... để vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông, phòng chống tai nạn đuối nước… - Kết hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên xã, Huyện đoàn thực hiê ̣n các chương trình rèn luyê ̣n cho các đội viên, các kỹ năng về nghi thức đội, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho các em đội viên, thông qua các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt tập thể. - Xây dựng thói quen bảo vê ̣ môi trường xanh, sạch, đẹp và chống bạo lực học đường, các tệ nạn trong trường học bằng viê ̣c phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương, ban cha mẹ học sinh, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, bộ đội, công an đóng trên địa bàn. Thiết lập mối quan hê ̣ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương, thông tin kịp thời ý thức trách nhiê ̣m của học sinh về viê ̣c bảo vê ̣ môi trường và các hoạt động thiếu an toàn ở khu dân cư với nhà trường, để cùng kết hợp giáo dục ý thức giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, 7 an toàn ở mọi nơi. Đồng thời vận động nhân dân địa phương làm gương cho học sinh noi theo, có trách nhiê ̣m nhắc nhở học sinh, thông báo với nhà trường về hành vi bạo lực của học sinh để cùng nhà trường giáo dục, ngăn chặn các hành vi bạo lực có hiê ̣u quả. Sự phối hợp chặc chẽ đó giúp nhà trường ngăn chăn bạo lực học đường cũng như nâng cao ý thức giữ gìn môi trường của học sinh, của người dân trên địa bàn xã. 2.3.3. Giáo dục ý thức học sinh thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực Đây là biện pháp then chốt, quyết định sự thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bởi các em là một trong những chủ thể quan trọng, quyết định sự thành công của phong trào. H3: Một góc trường PTDT BT THCS Tam Chung - Ban giám hiê ̣u, Ban xây dựng trường học thân thiê ̣n, học sinh tích cực kết hợp với giáo viên, Tổng phụ trách Đội xây dựng chuyên đề về dạy tích hợp liên môn, lồng ghép giáo dục về môi trường, pháp luật… trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp… nhằm giáo dục cho các em tầm quan trọng của việc chung tay xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, chống bạo lực học đường và các tê ̣ nạn xã hội. - Thực hiện lao động chuyên tất cả các ngày trong tuần, giao các lớp dọn dẹp vệ sinh toàn bộ khu vực lớp học và khu vực vui chơi kí túc xá, khu vực nhà vệ sinh, tưới nước chăm sóc cây xanh… Giáo viên tuyệt đối không làm thay học sinh những công việc các em tự tổ chức được, tự làm được. Phải làm cho học sinh thật sự có hành vi và thói quen đúng đối với môi trường các em đang sống, vì không ai giữ gìn bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn tốt hơn chính các em. - Đưa các tiêu chí kể trên vào các tiêu chuẩn thi đua của các lớp, phát huy tính tự quản tự giác của học sinh trong việc xây dựng môi trường thân thiện, 8 sạch đẹp của nhà trường. Đoàn thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi sự tham gia của từng học sinh, giáo viên trong nhà trường. - Đoàn đội nhà trường tích cực chủ động triển khai có hiê ̣u quả các phong trào thi đua như “Thiếu niên vượt khó học tập”, “Hoa điểm tốt” “Tiết học tốt, giờ học tốt và ngày học tốt”, phong trào học và làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng… Đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp để nâng cao chất lượng học tập theo hướng tích hợp mà không làm tăng áp lực cho học sinh. Nâng cao dần thói quen tự học, biết cách học, ý thức bảo vê ̣ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp. Nâng cao ý thức thực hiê ̣n pháp luật, hiểu đúng về quyền và trách nhiê ̣m theo luật bảo vê ̣ trẻ em, ý thức chủ động sáng tạo trong học tập, tự tìm hiểu, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất thông qua các hoạt động ngoại khóa, học tổ, học nhóm, bạn giỏi kèm bạn chưa giỏi... Từ đó xây dựng thói quen chia sẻ cộng đồng, biết làm viê ̣c, sống vì mọi người và tránh xa các tê ̣ nạn xã hội. - Phối hợp với giáo viên thể dục tổ chức thi đấu các môn thể thao cho các em học sinh tham gia để rèn luyê ̣n sức khỏe, phát triển kĩ năng làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết đội, nhóm. Tạo sân chơi bãi tập phù hợp đáp ứng được hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi cho các em. - Thực hiê ̣n các cuộc vận động nhân đạo, từ thiê ̣n quyên góp giúp bạn trong trường những bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng quần áo cho học sinh nghèo trong liên đội… Tổ chức hội trại giao lưu với các trường bạn lân cận. - Tổ chức cho học sinh tham gia và làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc di tích lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh. - Tìm hiểu truyền thống nhà trường trong các tiết dạy tích hợp, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chính việc được tham gia những phong trào thi đua, những viê ̣c làm cụ thể kể trên đã làm các em hiểu được ý nghĩa lớn lao trong những viê ̣c làm nhỏ bé. Giúp các em ngày càng yêu trường, yêu lớp và luôn có ý thức xây dựng và gìn giữ mái trường nơi các em học tập. H4: Sân trường đã được học sinh trồng cây xanh sau cơn lũ 9 2.3.4. Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập - Giáo viên tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tìm hiểu đặc điểm môn học, tâm sinh lí của học sinh để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với học sinh, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, xây dựng được mối quan hệ thân thiện trong giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là hướng tới việc lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh vào bài giảng, người giáo viên đóng vai trò hướng dẫn để cá nhân học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy thông qua dạy học tích cực để xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên và học sinh. Ngoài việc đổi mới phương pháp trong các giờ dạy trên lớp, giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá, nghiên cứu thực tế…nhằm hình thành và nâng cao kĩ năng học tập cũng như kỹ năng sống cho các em. Đặc biệt chú trọng tới việc bổ sung, bồi đắp khả năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh để các em thêm tự tin khi học tập, sinh hoạt, không cảm thấy khoảng cách hay sự kì thị từ bạn bè đồng trang lứa. - Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường đã áp dụng nhiều phương pháp bồi dưỡng giáo viên dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cũng như nhận thức của giáo viên về tinh thần trách nhiệm với học sinh, với nghề nghiệp của bản thân mình như: + Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, kiểm tra, tập huấn chuyên đề. + Thực hiện làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tập huấn ứng dụng CNTT trong giảng dạy. + Yêu cầu giáo viên thực hiện cam kết về chất lượng, chú trọng diện đại trà, nâng cao chất lượng mũi nhọn. + Đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học như: mua sắm bàn ghế học sinh đạt quy chuẩn, đầu tư đồ dùng, bảng phụ, tủ đựng tài liệu, máy tính, máy chiếu…Trang bị sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài liệu khác để phục vụ việc học tập của học sinh. + Kết nối mạng Internet để giáo viên, học sinh được tìm hiểu nắm bắt thông tin, kiến thức mới. H5: Tiết học kĩ năng sống của học sinh trường PTDT BT THCS Tam Chung 10 Về phía nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng bức thiết của việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên ngay từ khi bước vào năm học mới nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên như: - Xây dựng kế hoạch trường học phòng chống bạo lực học đường, tai nạn thương tích tại nhà trường. - Kiện toàn, củng cố phòng y tế của nhà trường, mua sắm trang thiết bị sẵn sàng xử trí kịp thời những tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường. - Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích, trường học an toàn trong từng nhóm lớp. - Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học phòng chống tai nạn thương tích như thông qua các góc tuyên truyền ở lớp và trường, lồng ghép tích hợp vào các môn học thể dục, sinh học, vật lí... - Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động, can thiệp giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích trong nhà trường. - Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt trong phòng, chống tai nạn thương tích: không để sàn nhà bị ướt nhất là nhà vệ sinh, các cửa ra vào đóng mở phải cài chốt… - Cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân trường trong mùa mưa bão. - Giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội. - Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, lưu ý đến các loại thương tích thường gặp: như tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, đuối nước, cháy nổ, ngộ độc thức ăn…bằng những biện pháp: + Dán tranh về phòng chống tai nạn thương tích + Kiểm tra lại các đồ chơi ngoài trời kịp thời sửa chữa, hạn chế học sinh vấp ngã gây thương tích trong trường. + Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt công tắc đủ cao khỏi tầm tay với học sinh, đảm bảo quy định về an toàn điện + Có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng + Học sinh bước đầu được làm quen có ý thức chấp hành luật giao thông, khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm. + Trước cổng trường quy định nơi phụ huynh để xe, không đi xe trong sân trường. + Hàng tháng kiểm tra và vệ sinh hệ thống nguồn nước nhằm đảm bảo vệ sinh về nguốn nước ăn uống. + Bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn, có mẫu lưu thức ăn hằng ngày theo quy định và quy trình chế biến thức ăn, theo Quyết định số:1246/QĐ-BYT ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Bộ y tế về việc Hướng dẫn kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh và dịch vụ ăn uống. + Sân chơi bãi tập được bố trí nơi an toàn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh. + Nguồn nước bảo đảm hợp vệ sinh, lắp đặt máy lọc nước. Mỗi lớp một bình nước lọc theo tiêu chuẩn. 11 - Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn thương tích ở trường học, cóphương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. - Thiết lập hệ thống ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích. - Đối với các phòng học: đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách, đủ chỗ ngồi, lắp đặt mạng lưới điện để chiếu sáng… 2.4. Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp tiếp tục xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Sau một năm thực hiện các giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, các hoạt động giáo dục có sự chuyển biến tích cực: - Khuôn viên trường lớp được xây dựng, tạo ra cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, phù hợp với môi trường giáo dục. - Nhà trường đã tu sửa, sơn lại toàn bộ khu lớp học, đổ bê tông đường lên trường, láng bê tông sân chơi bãi tập, xây dựng sân chơi thể thao cho học sinh, sân cầu lông cho giáo viên, xây dựng được hệ thống nhà vệ sinh, bể nước sinh hoạt hợp quy chuẩn... - Nhà trường trang bị được hệ thống đèn led bằng năng lượng mặt trời, chiếu sáng khắp trường vào buổi tối giúp các em đi lại, vui chơi, sinh hoạt, học tập thuận tiện. - Các hoạt động tập thể đã được tổ chức không chỉ mang lại không khí vui tươi lành mạnh mà còn rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống cho các em. - Tâm lí tự ti của học sinh không còn, các em tự tin hòa nhập với bạn bè, thầy cô, học tập chăm chỉ, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau vượt lên khó khăn trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt tập thể được hình thành tốt, tích cực trong công tác xây dựng và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Các hoạt động bề nổi được tổ chức thường xuyên vào các tháng trọng điểm, thu hút học sinh tham gia, tạo cơ hội để các em giao lưu, học tập, rèn luyện các kỹ năng sống, tạo không khí vui tươi lành mạnh, lôi kéo học sinh đến lớp. H6: Hội thi ẩm thực mừng xuân Canh Tý 2020 12 - Hoạt động của Hội phụ huynh đã có nhiều chuyển biến, công tác xã hội hóa giáo dục phát triển, phụ huynh chăm lo hơn đến việc học của con em. - Cán bộ giáo viên nhà trường hăng say làm việc, nâng cao chất lượng dạy học. - Công tác bồi dưỡng học sinh mũi nhọn có nhiều chuyển biến, hàng năm nhà trường đều chú trọng bồi dưỡng và phụ đạo, trong đó đặc biệt chú trọng đến môn Toán và Văn. - Học kì I năm học 2019-2020 nhà trường tổ chức thành công nhiều hoạt động có ý nghĩa như: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, xếp thứ 2 toàn đoàn hội thi học sinh giỏi TDTT... - Nhà trường đã trồng được nhiều cây xanh trong sân trường, trong năm học không có học sinh xảy ra tai nạn giao thông, đuối nước, đánh nhau...Phong trào học tập trong trường diễn ra thi đua sôi nổi giữa các học sinh trong lớp, giữa các lớp với nhau. H7: Đạt giải nhất môn bóng đá trong đợt thi học sinh giỏi TDTT năm học 2019-2020 H8: Phong trào thi đua học tập trong nhà trường ngày càng sôi nổi 13 Kết quả về đức dục [4]: Học kì Học kì II (năm học 2018 -2019) Học kì I (năm học 2019 -2020) Kết quả về trí dục [4]: Học kì Số HS Tốt SL 354 317 340 337 Số HS Kết quả hạnh kiểm Khá Tb % 89. 0 99. 1 % 8 11. 0 3 0.9 SL % Kết học lực Khá Tb Tốt SL SL % SL % SL % Yếu S % L Yếu S % L Học kì II 354 34 9.6 320 90.4 (năm học 2018 -2019) Học kì I 340 42 12.4 298 87.6 (năm học 2019 -2020) Chất lượng mũi nhọn: Năm học 2019-2020 nhà trường đã tập trung ôn luyện 16 học sinh gồm các môn: Văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, GDCD...tham gia thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9. Là trường có số lượng thí sinh đông nhất tham gia kì thi. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy, sau gần một năm áp dụng sáng kiến, kết quả hạnh kiểm và học lực của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể: - Về hạnh kiểm: Số lượng học sinh đạt hạnh kiểm tốt từ 89% tăng lên 99.1%; số lượng học sinh đạt hạnh kiểm khá giảm rõ rệt từ 11.0% xuống chỉ còn 0.9%. - Về học lực: Số lượng học sinh đạt loại Khá đã tăng từ 9.6% lên 12.4%. Mặc dù chưa phải là kết quả tối ưu, tuy nhiên với đặc thù của học sinh vùng miền, bản thân tôi nhận thấy đây thực sự đã là bước chuyển mình rất đáng được khích lệ và cần phát huy hơn nữa. Tuy năm học 2019-2020 bị ảnh hưởng bởi đại dịch CoVid-19 nhưng những kết quả thi đua xây dựng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường đã đạt được rất đáng kể, tạo tiền đề thuận lợi cho những năm học tiếp theo. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Trong năm qua việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đã được nhà trường chú trọng, các tiêu chí được xây dựng và hoàn thiện hơn, nhà trường đạt được nhiều kết quả khả quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tuy nhiên bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm qua quá trình thực hiện phong trào như sau: 14 - Để tổ chức thực hiện tốt phong trào trước hết người quản lý phải thật sự quan tâm đầy đủ, hiểu đúng mục tiêu, ý nghĩa và nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Các thành viên trong Ban chỉ đạo phải tâm huyết trong việc thực hiện phong trào nhằm tìm ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đã được phân công. - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về phong trào sâu rộng trong nhà trường và ngoài xã hội bởi nếu không có được hiểu biết nhất quán, sự chung sức, chung lòng giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì hiệu quả của việc thực hiện phong trào sẽ không cao. - Cần quan tâm đúng mức công tác biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể đã có thành tích tốt trong phong trào nhằm tạo động lực phấn đấu cho mọi thành viên tham gia. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể Cần quan tâm, lãnh đạo phối hợp với các nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tích cực phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền, giáo dục công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3.2.2. Đối với Phòng Giáo dục - Cần có những quyết định để ổn định đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý trong một thời gian nhất định để nhà trường có thể bồi dưỡng cho một số đồng chí giáo viên làm công tác xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. - Tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ những đồng chí là trưởng các tổ chức, đoàn thể, các đồng chí trong Ban giám hiệu về công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong giai đoạn hiện nay. - Cần cung cấp tài liệu văn bản kịp thời cho cơ sở thực hiện công tác xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 3.2.3. Đối với nhà trường - Cần thường xuyên coi trọng công tác xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong nhà trường. - Nâng cao năng lực quản lý cho BGH trường THCS và nghiệp vụ cho BGH để các đồng chí quản lý trường học chủ động trong công tác ở đơn vị. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tam Chung, ngày 25 tháng 4 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Văn Hà 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020. 2. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 3. Các công văn hướng dẫn của Phòng Giáo dục và đào tạo Mường Lát về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 4. Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019; Báo cáo sơ kết học kì I năm học 20192020 của trường PTDT Bán trú THCS Tam Chung. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất