Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường Trung học phổ thông tỉnh...

Tài liệu Một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục ở trường Trung học phổ thông tỉnh Bình Phước

.PDF
122
202
132

Mô tả:

B Ọ G IA O D Ụ C VA Đ A O TẠ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÒNHƯDUYÉN MỘT SÓ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC • • • • Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2013 B Ọ G IA O D Ụ C VA Đ A O TẠ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HÒ NHƯ DUYÉN MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG TỈNH BÌNH PHƯỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LỶ GIÁO DỤC MÃSÓ: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN BÁ MINH NGHỆ AN - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Vinh; Cảm ơn quý thầy, cô giáo trường Đại học Vinh đã tham gia giảng dạy lóp cao học khoá 19B chuyên ngành Quản lý giáo dục. Cảm ơn quý thầy, cô giáo đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh; Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng, ban sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và quý Thầy, cô giáo các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Phước; bạn bè, đồng nghiệp, giáo viên; phụ huynh học sinh đã có ý kiến đóng góp, nhận xét cho đề tài này. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Bá Minh Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và đào tạo, nguyên Trưởng Khoa Giáo dục học trường Đại học Vinh đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý Thầy, cô cùng các đồng nghiệp. Tác giả, học viên HÒ NHƯ DUYÉN DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCHTW Ban chấp hành trung ương CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân HĐGD Hội đồng giáo dục CLGD Chất lượng giáo dục LLXH Lực lượng xã hội KT-XH Kinh tế- xã hội QLGD Quản lý giáo dục QLNN Quản lý nhà nước THPT Trung học phổ thông ƯBND ủy ban nhân dân XHH Xã hội hóa XHHGD Xã hội hóa giáo dục MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................4 4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu............................................. 5 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5 7. Đóng góp của luận văn ...................................................................................5 8. Cấu trúc của luận v ăn :....................................................................................5 Chương I: c ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TH PT............................................................................................................7 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu VẤN ĐỀ.................................................7 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài........................................................ 7 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước.......................................................9 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐÉN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG......................................... 12 1.2.1. Giáo dục trung học phổ thông........................................................... 12 1.2.2. Xã hội hóa giáo dục............................................................................ 13 1.2.3. Giải pháp............................................................................................... 15 1.3. MỘT SỐ VẤN ĐÈ VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TH PT.......16 1.3.1. Mục tiêu xã hội hoágiáo dục THPT...............................................16 1.3.2. Nội dung và bản chất xã hội hoá giáo dục trung học phổ thông 17 1.3.2.1. Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục:............................................................................................... 17 1.3.2.2. Huy động xã hội tham gia vào quá trình giáo dục................. 17 1.3.2.3. Huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hình thức học tập và các loại hình nhà trường................................18 1.3.2.4. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục............18 1.3.3. Hình thức xã hội hoá giáo dục trung học phổ thông................19 1.4. NỘI DƯNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRƯNG HỌC PHỔ THÔNG......................................................................... 21 1.4.1. Ke hoạch thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục........................21 1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục.............................22 1.4.2.1 Vai trò của sở Giáo dục và đào tạo đối với công tác xã hội hóa giáo dục.............................................................................................. 22 1.4.2.2. Xây dựng, củng cố mối qua hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội để xây dựng và phát triển giáo dục, trong đó mối quan hệ nhà trường và gia đình là cơ bản nhất.............................................. 23 1.4.2.3. Thực hiện dân chủ hoá giáo dục, tạo điều kiện để mỗi người dân có điều kiện nắm thông tin về hoạt động giáo dục, tham gia ý kiến vào giáo dục:..................................................................................... 24 1.4.2.4. Đa dạng hoá giáo dục tạo điều kiện tiến tới xây dựng một “xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời” .................25 1.4.2.5. Tổ chức Đại hội giáo dục các cấp........................................... 26 1.4.3. Kiểm tra đánh giá công tác xã hội hoá giáo dục.......................... 27 1.4.4. Xây dựng cơ chế, chính sách cho công tác xã hội hoá giáo dục 28 KÉT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................. 30 Chương 2: c ơ SỞ THựC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP THựC HIỆN XHHGD Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÌNH PHƯỚC 31 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI,GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC..................................................................31 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội..................................................................31 2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo........................................ 33 2.1.2.1. Quy mô giáo dục và đào tạo.....................................................33 2.1.2.2. Chất lượng giáo dục và đào tạo................................................34 2.1.2.3. Tài chính đầu tư cho giáo dục và đào tạo............................... 35 2.1.2.4. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo..................................... 36 2.1.2.5. Đội ngũ giáo v iên.......................................................................37 2.1.2.6. Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học (CSVC-TBDH)................37 2.1.2.7. Hạn chế.........................................................................................38 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC THPT TỈNH BÌNH PHƯỚC...................................................................................... 38 2.2.1. Thực trạng nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục trung học phổ thông trong cán bộ quần chúng...........................................................38 2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.......................................................................... 38 2.2.1.2. Nhận thức về ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông............................................................................................ 39 2.2.1.3. Nhận thức về mục tiêu và những yêu cầu chính của xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông......................................................... 40 2.2.1.4. Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông.......................................................................... 44 2.2.1.5. Nhận thức về vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông............................................. 46 2.2.2. Ket quả thực hiện xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông của tỉnh...................................................................................................................47 2.3. THỰC TRẠNG THựC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH PHƯỚC................49 2.3.1. Thực trạng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục....49 2.3.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục..........50 2.3.2.1. Chỉ đạo thực hiện việc phát huy vai trò chủ động của ngành giáo dục.......................................................................................................51 2.3.2.2. Chỉ đạo, thực hiện tổ chức đại hội giáo dục các cấp............ 52 2.3.2.3. Chỉ đạo, thực hiện việc huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, các lực lượng xã hội tham gia giáo dục.........................................53 2.3.2.4. Chỉ đạo, thực hiện đa dạng các loại hình trường ngoài công lập. 54 2.3.3. Thực trạng kiểm tra đánh giá công tác xã hộihoá giáo dục.........54 2.3.4. Thực trạng xây dựng cơ chế, chính sáchcho công tác xãhội hoá giáo dục.......................................................................................................... 55 2.4. ĐÁNH GIÁ CHƯNG VỀ THựC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THỒNG TỈNH BÌNH PHƯỚC 56 2.4.1. Thành tựu............................................................................................ 56 2.4.1.1. về tác động nhận thức và huy động các lực lượng xã hội. .60 2 .4 . 1. 2 . về việc huy động nguồn lực ........................................................................................ 62 2.4.2. Những tồn tại........................................................................................63 KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 66 Chương 3: MỘT SỔ GIẢI PHÁP THựC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH PHƯỚC 67 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................67 3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục......... 67 3.1.2. Đảm bảo tính pháp lý của công tác xã hội hóa giáo dục............. 67 3.1.3. Đảm bảo tính thống nhất, liên tục, hiệu quả..................................68 3.1.4. Ke thừa truyền thống và khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh.......................................................................................................... 69 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÌNH PHƯỚC.................70 3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cho mọi người nhằm nâng cao nhận thức chủ trương của Đảng và Chính phủ về thực hiện xã hội hóa giáo dục..............................................................................71 3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp.............................................................. 71 3.2.1.2. Nội dung, ý nghĩa của giải pháp................................................ 71 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp...................................................... 72 3.2.2. Phát huy vai trò chủ đạo, nòng cốt của các trường trung học phổ thông trong thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục............................... 76 3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp................................................................76 3.2.2.2. Nội dung, ý nghĩa của giải pháp................................................ 76 3.2.2.3. Tổ chức thực hiện giải pháp...................................................... 76 3.2.3. Làm tốt công tác tham mưu các chính sách đặc thù của địa phương nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục trung học phổ thông.......................................................................79 3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp................................................................79 3.2.3.2. Nội dung, ý nghĩa của giải pháp................................................ 79 3.2.3.3. Tổ chức thực hiện giải pháp...................................................... 80 3.2.4. Củng cố hội đồng giáo dục các cấp, xây dựng tốt quy chế hoạt động của hội đồng giáo dục các cấp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục cấp trung học phổ thông.......................................................................82 3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp.............................................................. 82 3.2.4.2. Nội dung, ý nghĩa của giải pháp................................................ 82 3.2.4.3. Tổ chức thực hiện giải pháp...................................................... 82 3.2.5. Huy động và quản lý sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp các lực lượng xã hội, phù hợp thế mạnh của Bình Phước trong công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông................................................. 83 3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp.............................................................. 83 3.2.5.2. Nội dung, ý nghĩa của giải pháp................................................ 83 3.2.5.3. Tổ chức thực hiện giải pháp...................................................... 84 3.3. KHẢO SÁT TÍNH CẦN THIẾT, TÍNH KHẢ THI VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP...................................................................................88 3.3.1. Mục đích khảo sát..............................................................................88 3.3.2. Đối tượng khảo sát.............................................................................88 3.3.3. Nội dung khảo sát..............................................................................89 KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 92 1. Kết luận........................................................................................................... 92 2. Những kiến nghị.............................................................................................93 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo................................................................. 93 2.2. Với Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh.......................................... 94 2.3. Với ngành Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước..............................................................................................95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHU LUC 96 MỞĐẰU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có bản chất xã hội. Xã hội càng văn minh, giáo dục càng phát triển. Trình độ phát triển của giáo dục đồng hành với việc bộc lộ ngày càng rõ nét, cụ thể và đầy đủ bản chất xã hội của giáo dục. Chính từ bản chất đó mà “xã hội hoá” đã trở thành cách làm giáo dục, con đường và định hướng phát triển giáo dục của nhiều quốc gia. Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong bối cảnh hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, cùng với nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, tạo ra những thách thức, những vận hội mới. Đảng và Nhà nước ta chọn giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, phát huy yếu tố con người, coi con người là “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 đã ghi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Và mục tiêu của giáo dục nước ta là “Đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe thầm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Trong thời đại hiện nay khi mà sự giàu mạnh và phát triển toàn diện của một quốc gia không chỉ là tài nguyên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người. Tiềm năng và sức sáng tạo con người thông qua việc phát triển đúng định hướng và có hiệu quả của sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là sự đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ những vấn đề trên đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và bức thiết là nâng cao chất lượng và hiệu 1 quả của giáo dục. Điều đó đã được chỉ rõ trong nghị quyết Trung ương II khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng: “Giáo dục và đào tạo nước ta còn yếu kém bất cập về cả qui mô, cơ cấu, nhất là chất lượng và hiệu quả chưa đáp ứng kịp với những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [15]. Từ thực tế và yêu cầu trên đòi hỏi nhất thiết phải thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực, các thành phần xã hội tham gia làm giáo dục, để tăng nguồn lực mọi mặt cho giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trong Văn kiện đại hội IX của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, cũng khẳng định thực hiện xã hội hóa giáo dục là bước đột phá quan trọng trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Luật Giáo dục năm 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Điều 12 về nội dung XHHGD nêu rõ : “ Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn ” [7]. Nhà nước phải chăm lo tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục, vì thế, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất mở mang trường lớp, xác định mục tiêu phát triển, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, Nhà nước còn phải huy động mọi lực 2 lượng, mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Toàn dân và toàn xã hội tự nguyện tham gia xây dựng trường lớp, tham gia chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ với mọi khả năng của mình. Từ khi có Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, công tác XHHGD tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục hằng năm đều tăng. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước là chính, Ngành GD-ĐT còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước. Sự hỗ trợ đó góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, mua sắm các thiết bị hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHHGD đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập, Nhà nước chưa xây dựng được những chiến lược dài hạn nhằm giải quyết những vấn đề cốt lõi, lâu dài và có sự đồng thuận của xã hội về XHHGD. Cũng chính vì vậy, mặc dù các biện pháp huy động XHHGD đa dạng, phong phú nhưng vẫn mang tính “tình thế”. Cho đến nay, công tác XHHGD còn gặp khó khăn và vướng mắc một phần là do chưa có một môi trường thể chế phù hợp và các biện pháp hỗ trợ để định hướng, dẫn dắt và khuyến khích xã hội tham gia sâu rộng hơn nữa vào sự nghiệp giáo dục. Cùng với sự phát triển giáo dục của đất nước, giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Phước đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh con em các dân tộc trong tỉnh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân đế lựa chọn hướng phát triển. Mạng lưới trường trung học phổ thông tại tỉnh Bình Phước đã phát triển rộng khắp, cơ bản đáp ímg yêu cầu học tập của các vùng dân cư trong tỉnh. Trong giai đoạn mới, giai đoạn hiện nay đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước là nâng cao 3 chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung và chất lượng giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Trong thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Phước đã có nhiều cố gắng về nhiều mặt, song do đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương còn khó khăn, đã có ảnh hưởng hạn chế nhiều đến sự phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh. Thực tế cũng chứng minh: để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT của tỉnh Bình Phước, cần thiết phải có sự tham gia của các lực lượng xã hội trong tỉnh, của các tầng lớp nhân dân và sở Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng cùng với những giải pháp phù hợp trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng. Giải pháp được chọn là đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục trung học pho thông tại tỉnh Bình Phước” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục dích nghiên cứu Đe xuất một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT tỉnh Bình Phước. 3. Khách thế và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác xã hội hóa giáo dục THPT . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông tại tỉnh Bình Phước. 4 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực thi một hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học phù hợp với tình hình thực tế thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Phước. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận của giải pháp thực hiện xã hội hóa giảo dục trung học phổ thông. - Xây dựng cơ sở thực tiễn của giải pháp thực hiện xã hội hóa giảo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Phước. - Đe xuất các giải pháp phát triển xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông tỉnh Bình Phước. 6. Phương pháp nghiên cúu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận; 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7. Đóng góp của luận văn 7.1. về mặt lý luận Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận vềXHHGD;làm rõ những nguyên tắc, nội dung của việc thực hiện XHHGD tronggiai đoạn hiện nay. 7.2. v ề mặt thực tiễn Luận văn đã khảo sát toàn diện thực trạng XHHGD ở tỉnh Bình Phước. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD ở tỉnh Bình Phước. 8. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị luận văn cấu trúc gồm 3 chương . Chuơng 1: Cơ sở lý luận của công tác XHHGD THPT. 5 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giải pháp thực hiện XHHGD ở các trường THPT tỉnh Bình Phước. Chương 3: Đe xuất giải pháp thực hiện XHHGD ở các trường THPT tỉnh Bình Phước. 6 Chương I C ơ SỞ LỶ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XẴ HỘI HOÁ GIÁO DỤC THPT 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN cứu VẤN ĐÈ 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, các quốc gia đều chú trọng phát triển giáo dục, coi giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Mặt khác, giáo dục còn mang một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội. Trung Quốc đặc biệt quan tâm vấn đề lôi cuốn xã hội tham gia xây dựng giáo dục. Tinh thần của họ là "Lấy ngân sách nhà nước là chính, là rất quan trọng, đồng thời phải lôi cuốn xã hội, đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia phát triển giáo dục theo nguyên tắc tự nguyện, lượng theo sức mình để quyên góp vốn, chung vốn làm giáo dục không thu thuế. Hoan nghênh sự quyên góp, trợ giúp cho giáo dục của đồng bào Hương Cảng, Áo Môn, Đài Loan và các nhân sỹ hữu nghị các đoàn thể có quốc tịch nước ngoài". Nhật Bản đã bước vào giai đoạn đại chúng hóa giáo dục đại học với tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học bậc cao vào các trường cao đẳng/ đại học khoảng 60% (2007). Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế và những kết quả tốt của học sinh Nhật Bản trong các kỳ đánh giá của khối OECD (Organization for Economic Cooperration and Development) về chat lượng giáo dục đã phần nào cho thấy tính đúng đắn và hiệu quả của các chính sách phát triển giáo dục của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua. Xây dựng xã hội học tập, chuẩn bị một thế hệ trẻ phát triển toàn diện, năng động, tự chủ, sáng tạo, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện 7 đại Nhật Bản trong nền kinh tế tri thức với quá trình toàn cầu hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản trong trường quốc tế. Indonesia đặc biệt quan tâm đến giáo dục không chính quy và sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục. Phong trào xây dựng "Quỹ học tập" phát triển rầm rộ nhằm hỗ trợ cho trẻ em và người lớn đi học. Ở các vùng nông thôn, phụ nữ được vận động đi học với sự tham gia giảng dạy của các lực lượng tôn giáo theo đạo Hồi. Đức là một trong những nước phát triển hàng đầu Châu Au. Theo quan điểm của chính phủ Đức thì nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định là tạo điều kiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường và những gì cản trở nó đều không phải XHHGD. Không được lợi dụng XHHGD để biến giáo dục, nhiệm vụ chính danh của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu thay thế. Học sinh, sinh viên ở đây từ cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế độ miễn học phí. Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo không đủ điều kiện vật chất sống tối thiểu còn được nhà nước trợ cấp, để họ có thể an tâm sống và học tập. Mỹ là nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới. Giáo dục ở Mỹ chủ yếu là nền giáo dục công do chính quyền liên bang, tiểu bang, và địa phương ở Mỹ điều hành và cung cấp tài chính. Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc được thực hiện thông qua nền giáo dục công. Giáo dục công có tính chất phổ cập ở cấp tiểu học và trung học. Ở các cấp học này, hội đồng học khu gồm những thành viên được bầu chọn thông qua bầu cử ở địa phương đề ra chương trình học, mức độ hỗ trở tài chính, và những chính sách khác. Chính quyền các tiểu bang thường quyết định các tiêu chuẩn giáo dục và thi cử. Độ tuổi bắt buộc đi học thay đổi tùy theo tiểu bang, độ tuổi bắt đầu ở khoảng từ 5 đến 8 tuổi và 8 độ tuổi có thể nghỉ học ở khoảng từ 14 đến 18. Càng ngày càng có nhiều tiểu bang yêu cầu thanh thiếu niên phải học cho đến khi đủ 18 tuổi. Những năm gần đây, UNESCO hết sức quan tâm đến "Giáo dục cho mọi người - EFA, và mọi người cho giáo dục - AFE" (Education For All, All For Education). Thực chat đây là việc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục và cũng qua đó mọi người được hưởng quyền giáo dục, một quyền cơ bản của con người theo Hiến chương Liên Hợp Quốc. Như vậy mỗi quốc gia có những chính sách giáo dục riêng, nhưng đều hướng đến một mục tiêu chung đó là tất cả mọi người đều được học tập. Mặc dù với nhiều loại hình học tập khác nhau, sir đầu tư khác nhau, nhưng đều thể hiện cả xã hội chăm lo cho giáo dục. 1.1.2. Những ngỊiiên cứu ở trong nước Đất nước ta đang chuyển mình để bước sang một thời kì đổi mới tư duy trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam phải phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. XHH GD đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Quan niệm đa dạng hoá, đa phương hoá trong công tác giáo dục vốn có được tiếp tục khơi dậy và nâng cao lên một tầm mới. Tư tưởng XHHGD đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII ngày 14/01/1993 đã xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu và định hướng đường lối XHHGD: “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”; “Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo; Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”. 9 Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII ( năm 1997) yêu cầu cụ thể hơn về chủ trương XHHGD: “ Cụ thể hóa và thể chế hoa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sự nghiệp GD &ĐT, trước hết là về đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỉ lệ thích đáng cho sự nghiệp phát triển GD &ĐT, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho GD &ĐT. Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách GD &ĐT. Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội, loại bỏ những đóng góp không họp lý, nhằm bảo đảm tốt hơn kinh phí giáo dục, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho học sinh nghèo” [15]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Theo đó, XHH hoạt động giáo dục được hiểu như là một cuộc vận động quần chúng rộng rãi nhằm làm cho mỗi người được hưởng đầy đủ quyền lợi, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với hoạt động GD &ĐT. Trong hội nghị lần thứ sáu BCHTW, khóa IX ( năm 2002 ), tư tưởng cốt lõi của XHHGD được Đảng ta xác định: “GD & ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Mọi người chăm lo giáo dục. Các cấp ủy và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp GD &ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD &ĐT”. Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế văn hoá và thể dục thể thao, nêu rồ: “Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo. Tăng cường quan hệ của 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất