Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam...

Tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam

.DOCX
71
176
140

Mô tả:

LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay Lời mở đầu Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế hàng trăm triệu USD và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm nghìn hộ gia đình ở các khu vực miền núi và Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tổng công ty cà phê Việt Nam là một đơn vị lớn của ngành cà phê Việt Nam chiếm tỷ trọng 25% - 30% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, với vị trí đầu tầu của mình đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và những thuận lợi về khách quan và chủ quan, trong những năm qua Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành đối với hoạt động kinh doanh,xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Tổng công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn, đó là: sự biến động tiêu cực về giá trên thị trường thế giới và trong nước cùng với những bất cập trong khâu tổ chức và tiêu thụ; vấn đề vốn, chất lượng cà phê là những thử thách hết sức gay gắt trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. Để phát huy vai trò nòng cốt của ngành cà phê Việt Nam, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu cà phê đang trở thành mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Kinh doanh có hiệu quả để công ty bù đắp được chi phí, tạo ra lợi nhuận, có tích luỹ và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây là nhân tố cơ bản để thực hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước, đóng vai trò tạo dựng cơ sở kinh tế cũng như xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Từ những lý do trên cùng với những kiến thức đã được tích luỹ trong nhà trường, cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty . Đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo TS.Bùi Thị Lý và sự giúp đỡ của các cô chú trong Ban kinh doanh tổng hợp Tổng công ty cà phê Việt Nam em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là: Tìm hiểu vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế xã hội; đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê; đưa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp... trong quá trình thực hiện. Nội dung và kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập. Chương I vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội 1.Khái quát tình hình cà phê thế giới và việt nam 1.1. Giới thiệu sản phẩm cà phê: Cà phê là loại đồ uống được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới, nó là sản phẩm nhiệt đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới. Ngày nay cà phê được sử dụng rộng rãi vì trong hạt cà phê nhân sống thông thường có chứa 1 - 2,5% chất cafein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng cường hoạt động của tế bào não. Ngoài ra trong hạt cà phê còn chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Đường, Protein, các sinh tố B (B1,B2,B6,B12). Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống, chủng loại cà phê, nhưng phổ biến sản xuất có những loại sau: - Cà phê chè (arabica): Loại cà phê chè Arabica có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma Etiopia, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất khá, có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển sớm nhất và chiếm 70% lượng cà phê thế giới. Cà phê chè có rất nhiều chủng loại, người ta chia thành các chủng loại sau: + Cà phê Arabica dịu dạng Colombia, các nước sản xuất nhiều loại này là Colombia, Kenya, Tanzania. + Cà phê Arabica Brazil, các nước sản xuất gồm Brazil, Etiopia. + Cà phê Arabica dịu khác, các nước sản xuất gồm Bolivia, Costrica, Cuba, ElSanvađo, Indonesia, Việt Nam. - Cà phê vối (Robusta) : Loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông Công Gô, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Đây là chủng dễ trồng, chịu hạn tốt nhưng phẩm chất không cao, chiếm tỷ lệ trên 25% sản lượng cà phê trên thế giới. - Cà phê mít (Exellsa) : Đây là loại cà phê sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, chịu hạn hán nhưng phẩm chất kém, ít hương thơm và có vị chua, diện tích trồng rất thấp. ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất chiếm 90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm trên 9%, còn lại là cà phê mít. 1.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với cây cà phê: 1.2.1. Đất đai và địa hình: Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là lý tưởng nhất vì loại đất này có đặc điểm lý hóa tinh kết và tầng dày. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng dày từ 70cm trở lên, thoát nước tốt, không bị úng lầy. Đất trồng cà phê có thể có nguồn gốc địa chất khác nhau. Cà phê có thể phát triển trên tàn dư núi lửa mà phần lớn là tro như ở Trung Mỹ, trên đất có tầng phong hóa như Braxin. ở đó người ta trồng trên đất phát triển từ đá mẹ, bazan hoặc sa thạch. ở Tây Phi, ấn Độ chủ yếu trồng trên đất granit. ở Việt Nam, các loại đất như granite, sa phiến thạch, phù sa cổ, dốc tụ đều trồng được cà phê. Phần lớn cà phê ở Việt Nam được trồng trên đất bazan như ở Đăk Lăk, Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Phủ Quỳ (Nghệ An), miền trung du và vùng núi phía Bắc. Cũng có những vùng cà phê trồng trên vùng đất granite như EaKa (Đăk Lăk), trên vùng đất xám pha granite như Đăk Uy (Kon Tum). Các vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta trồng cà phê chủ yếu trên đất có nguồn gốc từ đá thạch. Địa hình trồng cà phê thường bằng phẳng hoặc lượn sóng. Những nơi địa hình có độ 0 dốc > 15 phải xử lý tốt công trình xói mòn, không được trồng cà phê vào vùng trũng không thoát nước được. Dù trồng cà phê trên loại đất nào thì vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất bazan, nếu không được chăm sóc tốt thì cà phê vẫn không phát triển được. Ngược lại, những vùng đất không phải là bazan, nếu tăng cường thâm canh vẫn có thể tạo nên khả năng vườn cây phát triển tốt, năng suất cao. 1.2.2. Khí hậu: Không phải vùng nào trên trái đất cũng trồng được cà phê. Cà phê chỉ trồng được ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý đến các yếu tố quan trọng này. - Nhiệt độ: Phạm vi nhiệt độ phù hợp với mỗi giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè 0 0 ở nơi mát và hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18 c - 25 c. Vì vậy, cà phê chè thường được trồng từ miền núi có độ cao 600 - 2.500m. Ngược lại, cà phê vối thích hợp ở những 0 0 vùng nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 22 c - 26 c. - Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với loại cà phê chè từ 1.300mm - 1.900mm, cà phê vối 1.300mm - 2.500mm. ở nước ta, lượng mưa tập trung 70% - 80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước; mùa khô kéo dài từ 3 - 5 tháng và lượng mưa chỉ chiếm 20% 30% nên nhiều nơi cà phê thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. - Độ ẩm: Độ ẩm của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. - ánh sáng: Cây cà phê chè là loại thích ánh sáng tán xạ, còn cây cà phê vối thích ánh sáng trực xạ yếu. - Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm cho lá bị rách, lá rụng, các lá non bị thui đen; gió nóng làm cho lá bị khô héo và tăng nhanh quá trình bốc hơi nước đặc biệt là về mùa khô. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới. 1.3.1. Nguồn sản xuất cà phê thế giới: Cây cà phê có nguồn gốc từ Châu Phi, vào thế kỷ XVII, cà phê được đưa sang trồng ở Indonesia, sang thế kỷ XVIII nó được đưa sang vùng Tây bán cầu và được trồng đầu tiên ở Matinique và vùng Swriname vùng đảo Caribê. Kể từ đó nó được trồng rộng khắp vành đai nhiệt đới, cận nhiệt đới và Châu Mỹ la tinh. Sau này dù cà phê được nhân rộng ở châu á, châu Phi nhưng Mỹ la tinh vẫn chiếm 2/3 sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 quốc gia trồng cà phê, trong đó có khoảng 51 nước xuất khẩu cà phê. Những nước trồng cà phê chủ yếu là những quốc gia đang hoặc chậm phát triển. Tổng diện tích cà phê thế giới niên vụ 2000/2001 đạt 11,75 triệu ha (tăng 2,2% so với niên vụ 1999/2000). Sản lượng cà phê nhân hàng năm biến động trong khoảng 6,5 - 7,0 triệu tấn. Theo số lượng thống kê của FAO, niên vụ 2000/2001 sản lượng cà phê thế giới đạt 7,259 triệu tấn, tăng 6,0% so với niên vụ trước, trong đó các nước Nam Mỹ và vùng Caribê đạt 4,175 triệu tấn (chiếm 57,6% sản lượng thế giới), các nước Châu á là 1,78 triệu tấn ( chiếm 24,8%), còn lại là Châu Phi - 1,22 triệu tấn (chiếm 16,8%). Nước có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất thế giới là Braxin- chiếm tới 20% diện tích và 25% sản lượng cà phê thế giới. Thứ hai là Colombia (13%), Việt Nam (7,2%), Indonesia (7%), Mexico (5,3%), ấn độ (4,5%) và Guatemala 4.2%. Chính sự tăng giảm cà phê của các nước này sẽ chi phối trực tiếp đến tình hình cung - cầu và giá cả cà phê trên thế giới. Năng suất cà phê trên thế giới hàng năm đạt rất thấp - bình quân khoảng 600kg/ha. Gần đây nhiều nước đã tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, lai tạo ra các bộ giống cà phê mới, tăng mật độ trồng cà phê dày hơn, giải quyết tốt khâu nước tưới nên năng suất cà phê tăng lên đạt đến 1 tấn/ha. Nước có năng suất cà phê nhân cao nhất thế giới là Việt Nam đạt đến gần 2,0 tấn/ha. Trong giai đoạn 1994 - 2005, do giá cà phê trên thị trường thế giới tăng lên đã kích thích việc mở rộng sản xuất nên sản lượng cà phê dự tính tăng 2,7%/năm. Nhưng sau đó do giá giảm nên sản lượng sẽ giảm dần và đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 1,5%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010. Theo dự đoán của FAO, sản lượng cà phê toàn cầu năm 2005 sẽ đạt 7,31 triệu tấn và năm 2010 sẽ là 8,0 triệu tấn. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vẫn là Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê với sản lượng ước đạt 4,78 triệu tấn vào năm 2005, trong đó Braxin đạt 2,3 triệu tấn. 1.3.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới: Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng nhanh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt tập trung ở các nước công nghiệp phát triển. Trong vòng 50 năm kể từ 1947 đến 1997, tổng sản lượng tiêu thụ cà phê từ 27,6 triệu bao lên 99,6 triệu bao(bao 60 kg) tức là tăng khoảng 3,6 lần. Sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ cà phê là khá ổn định với mức tăng bình quân của thế giới 1%/năm. Theo dự đoán của cơ quan thông tin kinh tế Anh (EU), nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới trong những năm tới tăng nhẹ. Nhu cầu trên những thị trường lớn vẫn chủ yếu giống như những năm 1990. Nhu cầu tiêu thụ theo đầu người ở Mỹ giảm với tỷ lệ trung bình 0,7%, ở Tây Âu cũng rất trầm lắng. Vì vậy, trong tương lai nhu cầu tiêu thụ trên những thị trường khác cần phải được thúc đẩy, đặc biệt ở Châu á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; Nga và các nước Đông Âu khác. Lượng tiêu thụ đầu người thấp song do nền kinh tế tiếp tục phát triển sẽ là tiềm năng lớn thúc đẩy tiêu thụ tăng. Những nước xuất khẩu nhiều về loại cà phê chè (Arabica) là Braxin, Colombia, Mexico. Sản lượng cà phê xuất khẩu bình quân những năm gần đây của Braxin là trên 1 triệu tấn/năm, Colombia khoảng 550 - 750 ngàn tấn, Mexico hơn 300 ngàn tấn/năm. Những nước xuất khẩu cà phê vối (Robusta) lớn hiện nay là Việt Nam đạt từ 800 ngàn đến 900 ngàn tấn/năm, Indonesia trên 350 ngàn tấn/năm, Cote Divoa trên 300 ngàn tấn và Uganda khoảng 200 ngàn tấn/năm. Bảng 1: Quan hệ cung cầu về cà phê trên thị trường thế giới. Đơn vị: Triệu bao (1 bao= 60kg) Vụ cà phê 2000/01 01/02 02/03 03/04 04/05 Năm 2010 Sản lượng 116,7 112,1 124,8 109,3 115,4 133,33 Tiêu thụ 106,40 107,60 108,02 109,74 118 123,82 Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng quan hệ cung - cầu cà phê trên thế giới bị mất cân đối trong giai đoạn 2000- 2003. Trong những năm này lượng cung cà phê luôn cao hơn cầu, chính điều này là nguyên nhân khiến cho giá cà phê trên thế giới trong giai đoạn này giảm mạnh. Tuy nhiên đến 2 niên vụ gần đây 2004 và 2005 lượng cung và cầu cà phê thế giới đã cân bằng , đặc biệt niên vụ 2005 lượng cầu đã vượt cung, nguyên nhân là do hạn hán kéo dài ở các nước Châu á và một số nước Nam Mỹ nên sản lượng cà phê thế giới giảm mạnh điều này đã làm cho giá cà phê thế giới những tháng đầu năm 2005 tăng mạnh có khi lên trên 1000 USD/tấn. Còn theo dự đoán của FAO thì năm 2010 nhu cầu cà phê thế giới sẽ là 123,82 triệu bao, trong khi đó lượng cung là 133,33 triệu bao. Như vậy, theo FAO thì trong những năm tới giá cà phê thế giới vẫn khó có thể tăng cao. Trong những nước có nhu cầu cao về cà phê thế giới thì những quốc gia phát triển có nhu cầu tiêu thụ khoảng 4,711 triệu tấn (năm 2005). Trong đó các nước Châu ÂU là 2,736 triệu tấn. Các nước Châu á có nhu cầu tiêu thụ khoảng 400.000 tấn. Cũng theo dự báo của FAO thì cà phê xuất khẩu năm 2005 sẽ là 5,696 triệu tấn cao hơn mức 5,1 triệu tấn năm 2000 và đạt mức tăng trung bình hàng năm khoảng 2%/năm còn nhập khẩu cà phê thế giới năm 2005 sẽ là 5,149 triệu tấn tăng khoảng 1,9%/năm. Đến năm 2010 thì xuất khẩu cà phê thế giới đạt khoảng 6,3 triệu tấn với mức tăng bình quân là 2,2%/năm, còn nhu cầu nhập khẩu là 5,72 triệu tấn với mức tăng bình quân là 2,05%/năm. Đối với các quốc gia phát triển thì nhu cầu về nhập khẩu cà phê tăng chậm hơn với mức tăng trung bình hàng năm chỉ khoảng hơn 1%/năm. Nếu mức tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi trở lại và có mức tăng trưởng cao hơn thì nhu cầu về nhập khẩu cà phê cũng có thể tăng lên trong những năm tới. 1.3.3. Nhận xét chung về xu hướng thị trường cà phê thế giới. Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 ước tính là 115,4 triệu bao. Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2005/2006 được dự đoán ở mức 110 triệu bao, giảm chút ít so với vụ 2004/2005. Nếu so với nhu cầu thì dường như nguồn cung đang bị thiếu hụt nhưng chính lượng tồn kho lớn ở các nước tiêu thụ cộng với khả năng tài chính hạn hẹp và tâm lý muốn bán hàng để thu tiền ngay của hầu hết các nước sản xuất đã làm cho thị trường hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào người mua. Các quỹ và nhà đầu cơ có thể điều tiết thị trường, giá cả theo ý mình. Mặc dù xu hướng giá tăng lên theo quy luật cung cầu nhưng một điều cần lưu ý rằng mức giá cà phê trên thực tế biến động hết sức cao theo giá trên các thị trường kỳ hạn, mức giá có thể tăng lên hoặc giảm xuống hàng chục đô la Mỹ/tấn sau vài phiên giao dịch. Điều này cho thấy rõ là giá cà phê về lâu dài thì phụ thuộc quan hệ cung cầu nhưng trong thời gian ngắn thì hầu như thoát ly khỏi giá trị và cung cầu thị trường. Các chuyên gia cũng dự đoán sản lượng cà phê của Braxin cũng giảm so với vụ trước và nguồn cung Robusta từ các nước khác như: Indonesia, ấn độ là ổn định. Tiêu thụ cà phê có xu hướng tăng ở các thị trường chính do chuẩn bị mua cà phê để phục vụ Nô en và Năm mới cũng như mùa đông sắp đến là các yếu tố hỗ trợ cho giá cà phê trên thị trường thế giới. 1.4. Khái quát tình hình cà phê Việt Nam Cây cà phê được trồng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1857 do các giáo sĩ truyền đạo nhập vào. Trải qua hơn một thế kỷ, đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản chủ lực mang lại một khối lượng kim ngạch đáng kể cho đất nước. Lịch sử của ngành cà phê cũng phải chịu những tác động lịch sử xã hội nên nó cũng có những bước thăng trầm. Chúng ta có thể chia lịch sử của ngành cà phê Việt Nam qua một số mốc thời gian như sau: * Thời kỳ pháp thuộc (1858 - 1945): Đã có những đồn điền cà phê đầu tiên được mở ra ở Hà Nam, Sơn Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang... Sau đó được phát triển ra các vùng Bắc Trung Bộ và Trung du Bắc Bộ. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, khi Pháp có âm mưu đặt Đông Dương vào thuộc địa khai thác thì chúng mới bắt đầu tập trung vốn phát triển cà phê. Thời kỳ 1920 - 1923, sau khi phát hiện ra vùng đất đỏ Bazan ở Tây Nguyên, người ta bắt đầu khai khẩn và lập ra những đồn điền cà phê ở đây. Trước Cách mạng tháng Tám, diện tích cà phê toàn quốc là 10.500 ha, sản lượng năm cao nhất đạt 4.500 tấn. Hầu hết cà phê được xuất sang Pháp qua cảng nhập Le Havre của Pháp. * Thời kỳ kháng chiến chống pháp (1946 - 1954): Thời kỳ này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập ra các doanh điền quốc gia quản lý những đồn điền cũ do Pháp mở ra. Do chiến tranh, vùng trung du và miền núi là vùng tranh chấp nên một phần lớn diện tích bỏ hoang. Đến năm 1954, diện tích cà phê cả nước còn lại khoảng 4.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, sản lượng cà phê còn khoảng 2.500 tấn, trong đó Tây Nguyên sản xuất được 2.300 tấn. * Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975): Sau khi miền Bắc giải phóng Nhà nước chủ trương xây dựng các nông trường quốc doanh trong đó có nông trường cà phê, chủ yếu tập trung ở Phủ Quỳ, Nghệ An. Trong vòng 6 năm 1956 - 1962, diện tích cà phê từ 500 ha tăng lên 14.800 ha, sản lượng từ 225 tấn tăng lên 4.850 tấn (1968). Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất sang các nước Liên Xô và Đông Âu. ở miền Nam, tình hình cà phê không có nhiều biến động. Từ 1946 - 1957, cà phê tăng không đáng kể, từ 3.019 ha lên 3.370 ha. Từ năm 1957 - 1964 Ngụy quyền Sài Gòn chủ trương lập các khu định điền khuyến khích tư nhân khai hoang, nên diện tích tăng nhanh từ 3.370 ha(năm 1957) lên 11.120 ha(năm 1964). Năm 1963, sản lượng cà phê đạt 3.000 tấn, năm 1973 trên 3.500 tấn, đại bộ phận cà phê được tiêu dùng trong nước, xuất khẩu không đáng kể. * Thời kỳ 1976 đến nay: Sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Nhà nước đã quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngành cà phê. Để đưa ngành cà phê trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Nhà nước đã thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam, ở các địa phương đều có các công ty cà phê, đưa vào phát triển kinh tế về quy mô, tốc độ và các dự án đầu tư phát triển. Qua gần 30 năm phấn đấu, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao vượt bậc. Đến nay diện tích cà phê cả nước đã là 500.000 ha, sản lượng xấp xỉ đạt 800 - 900 ngàn tấn/năm. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và đứng đầu về sản xuất cà phê Robusta. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê 2.1. Các nhân tố thuộc về vĩ mô 2.1.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước. Cũng như các loại hàng hoá khác, xuất khẩu cà phê cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính sách mở cửa hội nhập. Nhờ có chính sách mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới mà thị trường cho xuất khẩu cà phê được mở rộng, cà phê Việt Nam có thể tiếp cận được với các thị trường rộng lớn như EU, Hoa Kỳ qua đó làm tăng kim ngạch và số lượng xuất khẩu của cà phê Việt Nam. Ngoài ra do có chính sách mở cửa hội nhập đúng đắn của Đảng và Nhà nước nên ngành cà phê mới có thể tiếp cận được với các công nghệ sản xuất và chế biến cà phê tiên tiến của thế giới thay thế cho các công nghệ cũ kỹ, lạc hậu trước đó, từ đó mới nâng cao năng suất và chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài chính sách mở cửa hội nhập ra thì việc tham gia các tổ chức định chế tài chính nói chung và các tổ chức về cà phê thế giới nói riêng. Như việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), tham gia vào các khu vực thực hiện chung về thuế quan của các quốc gia Đông Nam á (CEPT/AFTA)... Rồi tổ chức cà phê thế giới (ICO), Hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê thế giới (ACPC). Việc tham gia vào các tổ chức này sẽ giúp cho việc xuất khẩu cà phê giảm thiểu những rào cản tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê. Bên cạnh đó còn giúp cho chúng ta quản lý tốt hơn hoạt động xuất khẩu cà phê tránh tình trạng bị các nhà nhập khẩu, những nhà đầu cơ và các nhà rang xay ép giá giúp cho nước xuất khẩu cà phê như chúng ta có được sự phát triển bền vững. Hiện nay nước ta đang trong tiến trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế nên phải cam kết mở rộng thị trường, nới lỏng tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Theo lịch trình thực hiện AFTA từ 1/7/2003, thuế nhập khẩu cà phê thành phẩm giảm từ 50% xuống còn 20%. Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - Asean quy định: thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống 0% đối với Trung Quốc vào năm 2010 và vào năm 2015 đối với các nước Việt Nam, Lào, campuchia, Myanma. Lộ trình cắt giảm này đang được đàm phán để đẩy nhanh hơn nữa. Như vậy việc nhập cà phê thành phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam từ Lào và Trung Quốc sẽ có tác động tích cực. Việc giảm thuế nhập khẩu cà phê thành phẩm để phục vụ cho chế biến xuất khẩu sẽ làm giảm giá thành cà phê xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy lượng cà phê thành phẩm nhập khẩu là không đáng kể, nhưng điều này cũng làm cho việc kinh doanh xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi để kinh doanh mặt hàng cà phê trên thị trường quốc tế. 2.1.2. Cầu và thị trường nước nhập khẩu. Cũng như bất kỳ một loại hàng hoá nào khác, cà phê xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng bởi cầu của nước nhập khẩu. Khi các nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê sẽ giúp cho nước xuất khẩu cà phê thúc đẩy xuất khẩu cà phê của mình. Nhưng nhu cầu từ nước nhập khẩu không chỉ là nhu cầu chung về cà phê mà là nhu cầu về loại cà phê nào. Như chúng ta đã biết cà phê có loại cà phê Arabica(cà phê chè), Robusta(cà phê vối). Việt Nam là nước chủ yếu sản xuất cà phê vối, nếu nước nhập khẩu cà phê có nhu cầu cao loại cà phê này thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu cà phê của chúng ta, còn nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê nhưng lại là loại cà phê chè thì cũng không làm tăng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Dung lượng của thị trường nước nhập khẩu về cà phê cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu nước nhập khẩu có nhu cầu về cà phê nhưng dung lượng của thị trường này không lớn thì lượng cà phê được nhập vào thị trường này cũng không lớn và cũng không làm tăng xuất khẩu cà phê của nước nhập khẩu là bao nhiêu. Ngoài nhu cầu ra thì thị trường nước nhập khẩu cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu. Cho dù nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê và dung lượng thị trường lớn nhưng nước nhập khẩu có các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu cà phê nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất cà phê trong nước thì cũng làm hạn chế khả năng xuất khẩu cà phê của các nước xuất khẩu cà phê. 2.1.3. Môi trường cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì dễ làm giảm xuất khẩu cà phê của chúng ta nhất là khi cà phê của chúng ta là cà phê Robusta có giá trị thấp hơn cà phê Arabica. Chất lượng cà phê của chúng ta lại thấp hơn các nước khác như Braxin, Colombia, Indonesia. Làm cho việc xuất khẩu cà phê của chúng ta gặp nhiều khó khăn. Ngược lại khi mà thị trường cà phê thế giới có sự cạnh tranh không cao như cầu quá cung thì sẽ làm cho xuất khẩu cà phê có nhiều thuận lợi. 2.1.4. Các chính sách của Chính phủ. Với cà phê xuất khẩu trong những năm vừa qua được Chính phủ hỗ trợ rất nhiều thông qua các chương trình phát triển, thông qua các chính sách hỗ trợ về tài chính như khoanh nợ, xoá nợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ xúc tiến thương mại vì vậy mà đã thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam phát triển trong những năm vừa qua. Trong thời gian mà ngành cà phê gặp khủng hoảng do sự biến động giá cả phức tạp của cà phê trên thị trường thế giới, nhờ các chính sách này mà ngành cà phê Việt Nam vượt qua được cơn khủng hoảng và vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới sau Braxin và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Có thể nói các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Nếu không có các chính sách hỗ trợ này thì cà phê xuất khẩu Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và Việt Nam không thể trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới như hiện nay được. Tuy nhiên, các chính sách này còn nhiều hạn chế và vướng mắc vì vậy nó chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê. 2.1.5. Yếu tố về sản xuất chế biến. Việc quy hoạch vùng trồng cà phê hợp lý sẽ giúp cho chúng ta khai thác được lợi thế vùng trong sản xuất cà phê. Nâng cao được năng suất, chất lượng của cà phê, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chế biến và xuất khẩu cà phê. Công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê. Nếu chúng ta có được công nghệ chế biến cà phê hiện đại với công suất lớn thì chúng ta sẽ nâng cao được giá trị của cà phê xuất khẩu. Tạo ra sức cạnh tranh mạnh cho cà phê xuất khẩu của chúng ta so với các nước xuất khẩu cà phê khác. Việc phân bố các nhà máy chế biến, các cơ sở kinh doanh cà phê cũng như các vùng sản xuất cà phê hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua đó sẽ giảm được chi phí trong hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu trên thị trường cà phê thế giới. Ngoài ra các yếu tố cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu cà phê. Nếu có được cơ sở hạ tầng tốt thì giúp cho việc vận chuyển cà phê từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận tiện. Cơ sở hạ tầng tốt cũng tạo điều kiện giúp cho việc chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê thuận lợi. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê xuất khẩu, qua đó nâng cao được kết quả và hiệu quả của cà phê xuất khẩu. 2.1.6. Các nhân tố thuộc về quản lý. Có thể nói con người có ý nghĩa quyết định trong mọi vấn đề, đặc biệt là trong kinh doanh. Với kinh doanh xuất khẩu cà phê cũng vậy, cho dù có đầy đủ các nhân tố thuận lợi khác nhưng nếu như không có những công nhân lành nghề, có khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật hay khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại trong sản xuất chế biến cà phê thì cũng làm cho hoạt động xuất khẩu cà phê không có hiệu quả. Ngoài ra, cho dù chúng ta có được mặt hàng cà phê có chất lượng và có sức cạnh tranh cao nhưng không có người am hiểu về kinh doanh xuất nhập khẩu để tham gia quản lý điều hành công việc kinh doanh xuất nhập khẩu thì xuất khẩu cà phê của chúng ta cũng không thể có được kết quả tốt. Những người làm công tác quản lý vĩ mô, hoạch định các chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu cà phê cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu cà phê. Những người này sẽ cố vấn cho Chính phủ điều tiết và quản lý hoạt động xuất khẩu cà phê. Nếu những người này có khả năng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu cà phê theo hướng bền vững và có hiệu quả cao. 2.2. Các yếu tố thuộc vi mô. 2.2.1. Kênh và dịch vụ kênh phân phối của doanh nghiệp xuất khẩu. Một kênh phân phối tốt không những giảm chi phí trong hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn giúp cho quá trình xuất khẩu cà phê của doanh nghiệp được nhanh chóng, dễ dàng và nắm bắt tốt thông tin từ nguồn cung ứng cũng như từ phía khách hàng. Dịch vụ phân phối tốt sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn khi mua cà phê của doanh nghiệp. Dịch vụ phân phối còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của các nhà xuất khẩu nhằm tăng sức cạnh tranh của cà phê xuất khẩu của doanh nghiệp qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của cả nước. 2.2.2. Giá cả và chất lượng. Bất kể hàng hoá nào cũng vậy, nếu chất lượng tốt thì có sức cạnh tranh cao và sẽ được tiêu thụ nhanh và mạnh hơn. Nếu cà phê có chất lượng tốt và đồng đều được khách hàng đánh giá cao thì sẽ giúp cho các nhà xuất khẩu thúc đẩy hoạt đỗng xuất khẩu cà phê của mình. Không những thế giá cà phê xuất khẩu còn cao hơn là cà phê của các đối thủ khác và sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu. Qua đó làm tăng hiệu quả xuất khẩu cà phê. Giá cả luôn bị ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu. Giá thấp thì khối lượng xuất khẩu có thể tăng lên nhưng giá trị xuất khẩu sẽ không tăng hoặc thậm chí là giảm làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất khẩu cà phê. Ngược lại khi giá cà phê cao thì sẽ khuyến khích các nước xuất khẩu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của mình còn các nước nhập khẩu thì giảm nhu cầu từ cà phê, qua đó nước xuất khẩu cà phê có thể xuất khẩu với lượng ít đi nhưng giá trị lại tăng lên, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xuất khẩu cà phê. 2.2.3. Công nghệ chế biến của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có công nghệ chế biến hiện đại thì sản phẩm chế biến của doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường xuất khẩu. Năng suất lao động được nâng lên, chất lượng hàng hoá được tốt hơn, giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị hàng hoá sẽ cao hơn. Qua đó sẽ tạo cho doanh nghiệp được lợi thế cạnh tranh tiêu thụ tốt hàng hoá của mình trên thị trường thế giới, lợi nhuận sẽ tăng lên qua việc tăng năng suất lao động và giá trị gia tăng trong mỗi đơn vị sản phẩm. Vì thế sẽ thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của mình. Ngược lại nếu doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê có máy móc, trang thiết bị và công nghệ lạc hậu thì các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ không có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ chỉ là sản phẩm thô, cà phê nhân có giá trị và chất lượng thấp nên sẽ bị ép giá. Qua đó sẽ kìm hãm xuất khẩu của doanh nghiệp và cũng làm ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của cả ngành, đặc biệt với đơn vị lớn của ngành như Tổng công ty Cà Phê Việt Nam. 2.2.4. Nguồn lực tài chính của công ty. Nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ công ty nào đặc biệt là những công ty tham gia xuất khẩu cà phê. Nếu không có đủ nguồn lực tài chính thì các công ty xuất khẩu cà phê sẽ không thể dự trữ cà phê lâu để chờ đợi thời cơ thuận lợi để xuất khẩu và như vậy sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của các công ty. Mặt khác khi không đủ nguồn lực tài chính thì các công ty không thể tiến hành các biện pháp liên quan đến xúc tiến bán hàng và tìm kiếm thị trường xuất khẩu như thế sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu cà phê của công ty và góp phần ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của cả ngành. 2.2.5. Nguồn nhân lực của công ty. Có thể nói trong các yếu tố thuộc vi mô thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực không chỉ ảnh hưởng tới khâu sản xuất, chế biến cà phê mà ngay cả trong quản lý, kinh doanh thương mại quốc tế về cà phê. Chính trình độ tay nghề của những công nhân, nhân viên sản xuất, chế biến của công ty sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cà phê xuất khẩu. Qua đó ảnh hưởng đến giá cả cà phê xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu cà phê của công ty và của cả ngành. Ngoài ra, trình độ, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh thương mại thế giới liên quan đến cà phê cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu cà phê của công ty. 2.2.6. Các nhân tố khác. Thương hiệu của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường, giá trị của sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp cũng được nâng cao do thương hiệu. Có thương hiệu mạnh doanh nghiệp sẽ chủ động xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình mà không phải qua các trung gian vì thế sẽ kích thích doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có thương hiệu thì sản phẩm của doanh nghiệp rất khó tiêu thụ trên thị trường thế giới đặc biệt là thị trường đòi hỏi cao về nhãn mác như thị trường Hoa Kỳ, EU. 3.Vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam 3.1. Tiềm năng các lợi thế về sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. * Tiềm năng lợi thế về sản xuất. - Việt Nam là nước nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theo kinh 0 0 tuyến 8 30’ đến 23 30’ vĩ độ Bắc. Điều kiện khí hậu và tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê. Phía Bắc với điều kiện mùa đông lạnh thích hợp với phát triển cà phê chè(cà phê Arabica). Phía Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với việc phát triển cà phê vối(cà phê Robusta). - Hiện nay Việt Nam có diện tích trồng cà phê rất lớn với khoảng 500.000 ha, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 800.000-900.000 tấn. Năng suất bình quân đạt gần 2 tấn/ha. - Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Hơn nữa Việt Nam là nước nông nghiệp, người nông dân có kinh nghiệm trồng cây lâu năm, khả năng nắm bắt kỹ thuật và chăm sóc các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê là rất tốt. * Tiềm năng lợi thế về xuất khẩu. - Nhu cầu về cà phê trên thế giới không ngừng tăng lên, mà sản lượng cà phê của Việt Nam là khá lớn trong khi nhu cầu trong nước về cà phê là không cao. Nên khả năng cung cấp cà phê của Việt Nam cho thị trường thế giới là cao. - Cùng với chính sách và đường lối mở cửa và chỉ đạo phát triển kinh tế sáng suốt của Đảng và Nhà nước thì thị trường cho cà phê Việt Nam cũng không ngừng được mở rộng. - Cà phê xuất khẩu của Việt Nam được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và các chính sách hỗ trợ gián tiếp khác nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam có đủ khả năng tài chính để tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới. 3.2. Vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì cà phê là mặt hàng có nhiều lợi thế và cũng là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của chúng ta. Vì vậy khi nghiên cứu vai trò của xuất khẩu cà phê với kinh tế xã hội thì nó có vai trò sau: a. Vai trò đối với kinh tế. - Đối với nền kinh tế. + Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500 triệu USD. Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Mặt khác, xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế. + Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào sự phát triên kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Chính sự phát triển nhanh của xuất khẩu cà phê trong những năm vừa qua đã góp phần vào thực hiện thành công nhiệm vụ xuất nhập khẩu của quốc gia qua đó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. + Mặt khác khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê. + Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình. + Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê, nâng cao được uy tín hình ảnh của đơn vị trong con mắt bạn hàng và trên thị trường thế giới, từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế canh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận. + Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó có thể lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng thêm lợi nhuận uy tín. - Với người sản xuất cà phê. + Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của người Châu á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê. Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập. + Cà phê là một loại cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình. + Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu còn giúp họ giải quyết được việc làm cho người nhà trong thời buổi nông nhàn. Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vốn, giống và kỹ thuật chăm sóc làm cho họ nâng cao năng suất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ. b. Vai trò đối với xã hội. Cà phê là một ngành sử dụng nhiều lao động cả trong sản xuất cũng như chế biến. Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì ngành sản xuất, xuất khẩu cà phê mỗi năm thu hút 600.000 đến 700.000 lao động, thậm chí vào vụ thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động. Chính điều này đã giải quyết nhiều vấn đề xã hội, đặc biệt những vùng trồng cà phê lại là những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Vùng núi phía Bắc... Ngoài ra vụ thu hoạch cà phê thường vào tháng 9, tháng 10 khi mà vụ thu hoạch lúa chưa tới nên việc thu hoạch cà phê sẽ thu hút thêm nhiều lao động trong thời buổi nông nhàn, tạo cho người nông dân không những có việc làm, có thu nhập mà còn giúp họ tránh mắc phải những tệ nạn xã hội vô ích khác như rượu chè, cờ bạc, gây gổ mất trật tự... Như người ta vẫn thường nói “Nhàn cư vi bất thiện”. Như vậy, xuất khẩu cà phê giúp cho chúng ta giải quyết nhiều vấn đề xã hội như việc thực hiện kế hoạch xóa đói giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội... c. Vai trò đối với môi trường. Như chúng ta đã biết, cà phê là loại cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đồi núi, vùng đất đỏ, những vùng mà có ít loại cây có thể thích ứng được với điều kiện thổ nhưỡng ở đó. Chính vì vậy việc cây cà phê được trồng ở những vùng này sẽ giúp chúng ta phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ được môi trường sinh thái. Tuy nhiên việc chế biến cà phê còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, nhất là phương pháp chế biến ướt dùng nhiều nước sạch trong quá trình chế biến và thải ra nhiều chất thải không có lợi cho môi trường xung quanh. Nhưng với sự tiến bộ ngày càng cao, công nghệ chế biến cà phê cũng ngày càng được hiện đại hoá thì vấn đề này đã và đang được ngành cà phê Việt Nam quan tâm và thử nghiệm nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. chương II thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong thời gian qua. 1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của cà phê việt nam trong thời gian qua. 1.1. Tình hình sản xuất của cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Kể từ khi cây cà phê được trồng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1857. Đến nay diện tích cà phê của Việt Nam không ngừng được tăng lên qua các năm. Nếu sau ngày giải phóng cả nước chỉ có khoảng 20.000 ha chủ yếu là ở hai tỉnh Gia Lai KonTom và Đăk Lăk với sản lượng chỉ khoảng 4.000 - 5.000 tấn. Năm 1992, năm mà giá cà phê thế giới xuống thấp kỷ lục, sau đó giá cà phê được phục hồi mọi người đua nhau mua đất trồng cà phê làm cho diện tích trồng cà phê của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2000 diện tích trồng cà phê của cả nước là 500.000 ha với sản lượng lên tới 80 vạn tấn mỗi năm. Bảng 2 : Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê của Việt Nam trong những niên vụ vừa qua. Niên vụ Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1999/2000 520.000 700.000 2000/2001 500.000 900.000 2001/2002 450.000 650.000 2002/2003 460.000 680.000 2003/2004 480.000 900.000 2004/2005 500.000 800.000 Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam 1.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường cà phê xuất khẩu Việt Nam cũng được mở rộng. Tính đến năm 2003 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 60 nước và vùng lãnh thổ, gồm 65 hãng. Trong đó có những công ty kinh doanh hàng đầu thế giới như Neumann Group (Đức), ED&FMan (Anh), Volcafe (Thuỵ Sỹ), Tardivat (Pháp), Itochu (Nhật Bản), Nestle',... Đây cũng chính là những thị trường lớn của cà phê Việt Nam trong những năm trở lại đây. Bảng 3: 10 thị trường chính của Cà phê Việt Nam qua hai niên vụ. Niên vụ 2001/2002 TT Thị trường Giá trị (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1. Đức 60.054.805 14,87 2. Mỹ 59.371.585 14,70 3. Bỉ 57.947.984 14,35 4. Tây Ban Nha 31.666.889 7,84 5. Italia 27.796.789 6,88 6. Pháp 20.147.381 4,99 7. Ba lan 17.171.839 4,25 8. Nhật Bản 13.274.686 3,29 9. Anh 13.055.058 3,02 10. Hàn Quốc 11.310.104 2,80 311.797.120 77,21 Cộng Niên vụ 2002/2003 1. Đức 66.429.372 15,34 2. Mỹ 51.704.900 12,15 3. Bỉ 33.152.589 8,7 4. Tây Ban Nha 36.819.818 8,65 5. Ba Lan 35.279.792 8,27 6. Italia 32.947.315 7,47 7. Pháp 24.008.977 5,6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan