Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ lợi ích ngư...

Tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng ở việt nam

.PDF
78
81
58

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp 1 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta đã chuyển mạnh từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đây, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) đã được xác lập với vai trò ngày càng được nâng cao của người tiêu dùng. Hoạt động bảo vệ người tiêu dùng đã được Ðảng và nhà nước quan tâm, đặc biệt từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới. Bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng là biểu hiện của sự tiến bộ xã hội, của việc tôn trọng con người. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vấn đề người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng càng trở nên quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương mà trực tiếp là Cục quản lý cạnh tranh, thực hiện chức năng này. Trong thời gian thực tập tại Ban bảo vệ người tiêu dùng – Cục Quản lý canh tranh, em đã tìm và làm đề tài . Em xin chân thành cảm ơn th y giáo PGS.TS Phạm Văn Vận và các anh chị trong ban Bảo vệ người tiêu dùng đã tận tình hướng d n và gi p đ em hoàn thành bài Chuyên đề thực tập. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp C ơ I. : Cơ 2 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận ậ Tổ 1. Một số khái niệm liên quan Cơ quan quản lý nhà nước Là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một ph n những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước Người tiêu dùng Theo điều 1 pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 1999 quy định: “ Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức”. Theo điều 2 và điều 3 Nghị định số 69/2001/ NĐ-CP ngày 2/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định cụ thể các đối tượng được coi là người tiêu dùng và chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh này, bao gồm: - Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình. - Người mua hàng hóa, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng. - Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng. - Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định số 69/2001/NĐ-CP. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 3 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận - Trường hợp những người mua hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh, tức là phục vụ cho mục đích sinh lời thì không được coi là người tiêu dùng và không được bảo vệ theo Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các quyền của người tiêu dùng Tuy hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được hình thành và phát triển khá lâu song những quyền của người tiêu dùng thì v n chưa được xác định r ràng. Ngày 15 tháng 3 năm 1962, Tổng thống M John Kennedy trong một cuộc họp của Thượng viện M đã phát biểu: “ Theo định nghĩa, người tiêu dùng là tất cả ch ng ta. Họ là nhóm người đông đảo nhất, có tác động và chịu tác động của h u hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Thế nhưng họ lại là những nhóm người quan trọng duy nhất mà quan điểm của họ lại không được lắng nghe ” ( Năm 1983, Liên hợp quốc chính thức tuyên bố ngày 15 tháng 3 trở thành “Ngày quyền của người tiêu dùng thế giới”) Từ những phát biểu của Tổng thống M , những quyền của người tiêu dùng d n được hình thành và phát triển. Đ u tiên, Kennedy đưa ra bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng, đó là “ quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn và quyền được bày tỏ quan điểm” Bốn quyền này là cốt l i của hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trên thế giới vào giai đoạn đó. Qua quá trình hoạt động thực ti n của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới, các quyền của người tiêu dùng đã được bổ sung thêm. Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế và chính phủ các nước đã thừa nhận tám quyền cơ bản của người tiêu dùng. Đó là : Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 4 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận - Quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản: Là quyền được có những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như ăn, ở, chăm sóc sức khỏe, học hành, đi lại Những nhu c u thiết yếu về tinh th n với giá cả hợp lý và có thể chấp nhận được. Nhu c u cơ bản là một khái niệm tương đối và tổng quát. Khi trình độ phát triển của xã hội còn ở mức thấp, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì nhu c u cơ bản là những cái tối thiểu để con người có thể tồn tại được. Còn khi xã hội phát triển ở mức cao hơn, nhu c u cơ bản cũng thay đổi. Khi đó những nhu c u cơ bản tối thiểu không chỉ là để tồn tại mà còn bao gồm những nhu c u về tinh th n như giao tiếp, học hành, đi lại để con người có thể tồn tại và phát triển. Như vậy, quyền được thỏa mãn nhu c u cơ bản của con người của người tiêu dùng cũng thay đổi theo điều kiện của xã hội, con người c n được phát triển cả về thể chất l n tinh th n. - Quyền được an toàn : Là quyền của người tiêu dùng được bảo vệ chống lại những hàng hóa, dịch vụ, quá trình sản xuất có hại đến sức khỏe, đời sống và quyền lợi chính đáng của họ. Để đảm bảo tốt quyền này, hàng hoá, dịch vụ không chỉ c n đảm bảo an toàn trước mắt mà cả sự an toàn dài hạn cho người sử dụng và các thế hệ tương lai. - Quyền được thông tin: Là quyền của người tiêu dùng c n phải được cung cấp thông tin c n thiết về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng để có thể tự quyết định việc có sử dụng hay không trên cơ sở có đ y đủ thông tin. Người tiêu dùng có quyền được tiếp cận thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng, thành ph n của hàng hoá và dịch vụ. Khi có được đ y đủ thông tin của sản phẩm hoặc dịch vụ thì người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định hay lựa chọn đ ng đắn hơn, tránh tình trạng bị trở thành nạn nhân của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị sai lệnh, không trung thực, thậm chí lừa dối người tiêu Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 5 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận dùng. Nội dung thông tin cho người tiêu dùng có thể được thực hiện thông qua việc ghi nhãn hàng hóa, qua các hướng d n sử dụng hay qua giới thiệu quảng cáo trên các phương tiện thông tin. - Quyền được lựa chọn: Là quyền của người tiêu dùng trong việc tự do quyết định dùng hay không dùng sản phẩm, dịch vụ.Người tiêu dùng có quyền được tiếp cận các dịch vụ và hàng hoá đa dạng với chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Các hành vi thông tin không trung thực, tạo ra sự khan hiếm giả tạo để gò p người tiêu dùng, việc lợi dụng vị thế thống lĩnh hay độc quyền để khiến người tiêu dùng bắt buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc việc tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều là hành vi vi phạm quyền được lựa chọn của người tiêu dùng. Việc đảm bảo quyền này sẽ gi p cho người tiêu dùng chọn mua được đ ng sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn. Quyền được lựa chọn sẽ được thực hiện tốt hơn trong nền kinh tế thị trường chống độc quyền, có sự cạnh tranh lành mạnh. - Quyền được lắng nghe: Là quyền của người tiêu dùng được bày tỏ ý kiến của mình đối với các nhà sản xuất, kinh doanh về các loại hàng hóa, dịch vụ do họ cung ứng, kể cả quan hệ thái độ giữa người mua và người bán cũng như bày tỏ ý kiến với nhà nước, với các cơ quan hoạch định chính sách pháp luật về những vấn đề liên quan đến họ.Nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ có cơ hội để tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện chính sách và quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ. Người tiêu dùng có thể trực tiếp góp ý kiến, thông qua đại diện của mình, thông qua các hội người tiêu dùng các cấp hoặc có thể tham gia vào các di n đàn để trao đổi, thảo luận và bảo vệ lợi ích của mình. Các quốc gia c n thành lập các tổ chức, hiệp hội giành cho người tiêu dùng để họ có thể bày tỏ ý kiến cho chính phủ hay các doanh nghiệp. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 6 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Những hành vi không tôn trọng, phớt lờ hoặc đàn áp ý kiến của người tiêu dùng đều là vi phạm quyền được lắng nghe của người tiêu dùng. Tôn trọng quyền được lắng nghe của người tiêu dùng vừa là nghĩa vụ, vừa là lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh, vì thông qua ý kiến của người tiêu dùng họ có thể cải tiến hàng hóa, dịch vụ nhằm giành được lòng tin của người tiêu dùng, là điều kiện mấu chốt để doanh nghiệp phát triển. - Quyền được khiếu nại và bồi thường: Khi gặp những thiệt thòi, những điều không vừa ý trong quan hệ với các nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng có quyền được khiếu nại. Người tiêu dùng có quyền khiếu nại và đòi hỏi bồi thường đối với hoạt động gian lận thương mại hoặc hành động mang tính bóc lột người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng có quyền được giải quyết công bằng những khiếu nại chính đáng. Nhà sản xuất kinh doanh phải bồi thường cho người tiêu dùng nếu sản phẩm, dịch vụ của họ cung ứng không đ ng với nội dung đã giới thiệu, quảng cáo, giao kết hợp đồng. Các khiếu nại của người tiêu dùng có thể được giải quyết bằng cách hòa giải giữa người cung ứng và người tiêu dùng hoặc thông qua các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, trong trường hợp không giải quyết được thì có thể thông qua hệ thống tòa án dân sự. Mỗi quốc gia, doanh nghiệp c n xây dựng cơ chế bồi thường, đền bù đối với những thiệt hại do lỗi của nhà cung cấp chẳng hạn như thông báo sai, các sản phẩm, dịch vụ không đạt tiêu chuẩn, không đảm bảo an toàn, giá cả quá cao v.v .Bồi thường thỏa đáng cho những khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng sẽ nâng cao được tín nhiệm của doanh nghiệp, cải thiện được hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. - Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng: Giáo dục vê tiêu dùng, về những kiến thức và k năng tiêu dùng sẽ gi p cho người tiêu dùng có hiểu Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 7 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận biết về vị thế của mình trong xã hội, có khả năng tự bảo vệ mình, bảo vệ các quyền của mình, để người tiêu dùng có thể có đ y đủ khả năng đưa ra sự lựa chọn phù hợp các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Việc giáo dục người tiêu dùng có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như cung cấp thông tin, kiến thức thông qua các ấn phẩm, báo chí, các buổi hội thảo, hội nghị, triển lãm Nhiều nước đã đưa giáo dục tiêu dùng vào các chương trình giáo dục ở các trường học. Điều quan trọng khi thực hiện quyền này là c n cung cấp đ y đủ kiến thức, thông tin cho người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền n i, vùng sâu, vùng xa. - Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững: Người tiêu dùng không chỉ c n được tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ có chất lượng mà còn có quyền được sống và làm việc trong môi trường lành mạnh, không gây nguy hại đến tính mạng, tài nguyên và sinh quyển được bảo vệ,sức khoẻ cho mình và cho các thế hệ tương lai. Người tiêu dùng cũng được quyền có một môi trường xã hội lành mạnh, trong đó họ được an toàn về vật chất và tinh th n, được sống hòa hợp và thân ái trong cộng đồng, nhân phẩm được tôn trọng. Trách nhiệm của người tiêu dùng * Tự bảo vệ mình trong tiêu dùng Tại điều 12 của Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng có quy định: “Người tiêu dùng có trách nhiệm tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ; thực hiện đ ng hướng d n về phương pháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ, không được tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến môi trường, trái với thu n phong m tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng.” Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 8 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Để tự bảo vệ mình thì người tiêu dùng phải trở thành người tiêu dùng thông thái: có kiến thức về tiêu dùng, về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn thực phẩm ngon, tươi, hợp vệ sinh, không quá hạn sử dụng Khi mua các mặt hàng thì phải xem giá cả, nhãn mắc, nơi sản xuất, thời gian sử dụng, bảo hành, có hoá đơn, địa chỉ cụ thể Nhất là đối với các loại thuốc uống, thuốc chữa bệnh bao giờ cũng phải làm theo yêu c u, chỉ d n của bác sĩ và hướng d n sử dụng thuốc; hay các mặt hàng công nghệ cao c n phải nắm r cách thức sử dụng để đảm bảo tính an toàn Nói chung là người tiêu dùng phải có hiểu biết và kiến thức nhất định để thẩm định được mặt hàng mua sắm và không để trở thành đối tượng tiêu thụ bị mắc lừa. Hiện nay, ý thức tự bảo vệ mình của người tiêu dùng Việt Nam v n còn chưa cao, nhiều người tiêu dùng tỏ ra thờ ơ, hoặc không biết quyền của mình khi đi mua các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Trong một thời gian dài, do thiếu thông tin tuyên truyền, nhiều hộ tiêu dùng điện trong cả nước khi đặt b t ký các hợp đồng mua bán điện với các công ty, chi nhánh điện địa phương không hề biết mình có quyền gì, có trách nhiệm gì, mình đang chịu “l p vế” hay “bất lợi” ở những điều khoản nào trong hợp đồng. Đây không chỉ là hậu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền, mà còn là hậu quả của thời kỳ bao cấp, mọi thứ do Nhà nước cung cấp, Nhà nước quyết định, người tiêu dùng chỉ ký hợp đồng một cách hình thức, cho đủ “lệ bộ” mà thôi. * Nâng cao kiến thức về tiêu dùng Nhận thức về tiêu dùng c n phải được nâng cao, người tiêu dùng phải ch ý đến việc chọn những thương hiệu, nhãn hiệu có uy tín để mua sắm hàng hóa phục vụ cho nhu c u hàng ngày của bản thân, gia đình và của tổ chức. Tuy nhiên, ph n đông người tiêu dùng do thiếu thông tin về hàng hóa hoặc do Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 9 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận kinh tế khó khăn nên cứ chọn hàng hóa rẻ để mua mà không ch ý nhiều đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Người tiêu dùng phải tự nâng cao kiến thức của bản thân để bảo vệ chính mình, gia đình và tổ chức của mình khỏi những hàng giả, hàng nhái, hàng k m chất lượng. Để tránh mua phải những hàng hóa, dịch vụ không như mong muốn, người tiêu dùng trước hết phải nắm r thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà mình định sử dụng, luôn cập nhật thông tin về sản phẩm, tránh những sản phẩm nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là trong vấn đề lương thực thực phẩm c n phải được chọn lựa, xem x t k trước khi sử dụng. Lợi ích của người tiêu dùng rất d bị tổn thương, các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, nạn hàng giả hàng nhái, hàng không đạt tiêu chuẩn, chất lượng vệ sinh hàng hoá và dịch vụ thiếu độ an toàn, giá cả bất hợp lý, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ,... Vấn đề giá cả và độ an toàn của các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng. Vì vậy, khi có bất cứ vấn đề gì làm ảnh hưởng đến sức khỏe, lợi ích của mình, của gia đình mình, người tiêu dùng phải khiếu nại lên các cơ quan chức năng * Phát hiện, tố cáo hành vi gian dối trong kinh doanh Tại điều 13 Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng có quy định :“Người tiêu dùng có trách nhiệm phát hiện, tố cáo các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật.” Phòng, chống hàng giả, hàng k m chất lượng không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương mà còn là của cả người tiêu dùng. Người tiêu dùng chính là nạn nhân của tệ hàng giả, hàng k m chất Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 10 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận lượng. Họ vừa mất tiền, vừa mua phải thứ hàng không tương xứng, thậm chí là đe dọa đến sức khỏe của mình. Người mua hàng luôn phải cẩn trọng để là những khách hàng “thông minh” không mua phải hàng giả, hàng k m chất lượng; đồng thời, tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh với tệ nạn đó bằng cách phối hợp, gi p đ cơ quan chức năng phòng ngừa và ngăn chặn, xử lý hiệu quả các đối tượng, các hành vi gian lận thương mại. Hơn ai hết, chính người tiêu dùng phải trở thành nhân tố quan trọng để công tác đấu tranh phòng, chống tệ sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng k m chất lượng thu được kết quả ngày càng cao hơn. * Cảnh báo cho cộng đồng về hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo Khi người tiêu dùng biết được hàng hóa dịch vụ nào gây hại đến sức khỏe, đến lợi ích của mình thì hãy thông báo cho các cơ quan chức năng và cảnh báo với những người tiêu dùng xung quanh mình, gi p những người xung quanh tránh được những thiệt thòi mà mình đã gặp phải. 2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tất cả mọi người đều c n trao đổi, mua bán để có những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu c u của mình, đáp ứng nhu c u của gia đình, của tổ chức mình. Có thể thấy, người tiêu dùng bao gồm tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, thành ph n, dân tộc, giới tính, địa vị xã hội, họ có mặt ở tất cả mọi nơi: thành thị, nông thôn, vùng sâu, vùng xa Tuy người tiêu dùng có vai trò quyết định nhưng ít được lắng nghe. Quan hệ kinh tế chủ yếu trong xã hội, bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau là quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất kinh doanh. Là lực lượng hết sức đông đảo nhưng vì chưa nhận thức đ y đủ các quyền và trách nhiệm của mình, không có đ y đủ kiến thức về mọi mặt và thường hành Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 11 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận động riêng lẻ nên trong mối quan hệ giữa họ với nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn đang đứng trước nguy cơ sử dụng hàng hóa, dịch vụ thiếu độ an toàn, đặc biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Điều này thật sự đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà hàng trăm năm nay nhiều nước đã nhận thấy sự c m thiết của việc bảo vệ người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng các quyền của người tiêu dùng và có các biện pháp chống lại lạm dụng của các nhà sản xuất kinh doanh. Việt Nam, trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, các nhu c u thiết yếu của người tiêu dùng đều được nhà nước phân phối thông qua hệ thống tem phiếu. Qua hai mươi năm đổi mới, nước ta chuyển mạnh từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Cũng từ đó, quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là những người bỏ tiền ra mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, gia đình, tổ chức đã từng bước hình thành và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng luôn có các đi m b t lợi sau: - Vai trò của sản xuất luôn tỏ ra trội hơn so với vai trò tiêu dùng, kể cả trong mỗi người ch ng ta. - Hoạt động sản xuất thì tập trung, tiêu dùng thì phân tán. Kết quả là nhà sản xuất là các chuyên gia, còn người tiêu dùng chỉ là những tay nghiệp dư. - Các thông tin đến với người tiêu dùng, nhất là giá cả và chất lượng thường không đ y đủ hay bị bóp méo. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 12 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận - Vai trò của người tiêu dùng ít được ưu tiên hơn so với các đại lý. - Ðôi khi việc cạnh tranh không đ y đủ có thể tạo ra các tình trạng khan hiếm giả tạo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. - Ưu thế về kinh tế của các doanh nghiệp có thể tác động tạo ra các chính sách có lợi cho họ. Tuy nhiên người tiêu dùng phải trả tiền cho các chi phí đó, qua sản phẩm. người tiêu dùng phải trả tiền cho các hành động chống lại chính mình! - Số lượng nhà sản xuất và bán hàng luôn lớn và được tổ chức tốt. Trong khi đó các tổ chức hoạt động bảo vệ người tiêu dùng chỉ rất hạn chế về số lượng và tổ chức. Trong cơ chế thị trường, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ hơn nhưng đồng thời lại đứng trước nguy cơ sử dụng hàng hóa, dịch vụ thiếu độ an toàn, không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là thực phẩm, m phẩm, dược phẩm. Đồng thời, trên thị trường xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng không tem mác, không r nguồn gốc xuất sứ. Hiện nay nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, các loại hàng hóa từ nước ngoài được nhập khẩu vào trong nước rất nhiều. Đa số các công ty nước ngoài đ u tư vào nước ta đều mang những dây truyền sản xuất tiên tiến, hiện đại, có kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ một số công ty biến Việt Nam làm nơi giải quyết hàng tồn kho, lắp ráp các dây truyền công nghệ lạc hậu cho nhà máy ở Việt Nam hoặc tiến hành các chiêu thức tiếp thị gây nh m l n cho người tiêu dùng. Một số công ty lẽ ra nên đ u tư vốn vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì lại giành những khoản chi phí khổng lồ cho các chiến dịch quản cáo, tiếp thị. Kết quả là trong nhiều Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 13 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận trường hợp chính người tiêu dùng là nạn nhân của các chiến dịch quảng cáo r m rộ nhưng thiếu chính xác và có l c sai lệch này. Mặt khác, hiện nay còn xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới: bán hàng đa cấp, kinh doanh qua mạng, bán hàng tại nhà... Nhiều nhà kinh doanh lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về những hình thức kinh doanh này để kiếm lợi. Ví dụ đối với hình thức bán hàng đa cấp bất chính, người được tuyển dụng vào mạng lưới bán hàng đa cấp có thể bị lừa bằng nhiều chiêu thức như: bị yêu c u muốn tham gia phải đóng một khoản đặt cọc lớn, phải mua một số lượng hàng hóa ban đ u hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp( ví dụ như của công ty bán máy lọc ô xy, công ty kinh doanh sản phẩm chức năng) Trong nền kinh tế thị trường, thị trường chủ yếu do người tiêu dùng điều tiết. Người tiêu dùng có ảnh hưởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của khu vực nhà nước hay của khu vực tư nhân. Người tiêu dùng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các quyết định về kinh tế. Bảo vệ người tiêu dùng còn là một hoạt động nhằm thực hiện công bằng xã hội, dân chủ, văn minh, đồng thời cũng nhằm xây dựng một nền kinh tế bền vững. Khi nền kinh tế càng phát triển thì vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng càng trở nên c n thiết. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng còn khá mới mẻ đối với nước ta, vì vậy còn nhiều người tiêu dùng chưa thực sự hiểu hết được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp H II. GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận 14 ứ y ủ ơ ạ V 1. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam Sơ đồ hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: - Trung ương: Bộ Công Thương( Cục Quản lý cạnh tranh) - Địa phương: UBND tỉnh (Sở Thương mại/ Sở Thương mại và du lịch) Cơ quan có liên quan trực tiếp: Cơ quan có liên quan khác: - Tổng cục TC-ĐL-CL & các Chi Cục - Bộ KH và CN - Cục Quản lý thị trường & các Chi Cục - Bộ Y tế - Cục X c tiến thương mại - Bộ Xây dựng - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ GTVT - Cục Quản lý chất lượng hàng hóa - Bộ VH-TT-DL - Bộ NN & PTNT Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận 2. Vai trò và chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam Cơ quan nhà nước cấp Trung Ương( Cục Quản lý cạnh tranh) Quyền hạn trong công tác bảo vệ người tiêu dùng được quy định theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh: - Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công thương) các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành. - Hướng d n kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt về các lĩnh vực thuộc chức năng của cơ quan quản lý cạnh tranh. - Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Yêu c u tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu c n thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp c n thiết theo yêu c u của công việc theo quy định của pháp luật. - Tuyền truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 16 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận - Tổ chức bồi dư ng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ người tiêu dùng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thương Mại( nay là Bộ Công Thương) giao. Cơ quan quản lý cấp địa phương( UBND tỉnh, các sở thương mại/ sở thương mại và du lịch) Theo điều 12 nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau: - Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy điịnh của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn. - Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương. - Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi quyền hạn hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 17 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận Các Bộ, Ngành có liên quan Vai trò và trách nhiệm của các Bộ, Ngành có liên quan được quy định tại điều 10, 11 Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc chính phủ trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ( trên thực tế công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được chuyển cho Bộ Công Thương ) thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng trình chính phủ ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực của mình quản lý có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành phụ trách. Đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù có liên quan đến môi trường sống, chất lượng, giá cả, vệ sinh, an toàn, sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể sau: - Bộ Thương Mại chủ trì và phối hợp với các Bộ liên quan thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra việc lưu thông trên thị trường đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu có điều kiện; đối với việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và thực hiện theo giá đã niêm yết: tiến hành xử lý nhằm ngăn chặn việc lưu thông trên thị trường các loại hàng giả, hàng nhái, hàng k m chất lượng, Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 18 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận hàng hóa vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa, các loại hàng hóa và dịch vụ không đảm bảo an toàn, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại theo thẩm quyền. - Bộ Y tế thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại m phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, chất lượng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp; các loại nước uống, rượu và thuốc lá. - Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng. - Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, ga đường sắt, bến cảng và các trang thiết bị sử dụng cùng với phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong các dịch vụ về vận chuyển hoặc khi người tiêu dùng mua để sử dụng các phương tiện, thiết bị này. - Cục hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các phương tiện vận chuyển hàng không, sân bay, cảng hàng không và cá phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vận chuyển hàng không. - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng phân bón, thuốc th y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây. giống con, các sản phẩm sinh học phục vụ trông trọt và chăn nuôi, thức ăn gia súc. Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận - Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng theo quy định của pháp luật đối với các loại hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp, các loại hóa chất công nghiệp, hàng hóa, máy móc, trang thiết bị công nghiệp. - Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các chủng loại động, thực vật thủy sản, thức ăn cho thủy sản, hải sản, thuốc bảo vệ và thuốc th y thủy sản, ngư lưới, dịch vụ đánh cá. - Tổng cục Bưu điện thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra giá cả, chất lượng dịch vụ, mạng lưới, vật tư, thiết bị, công trình bưu chính vi n thông, mạng Internet. - Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường thực hiện việc thống nhất quả lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật. 3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của một số nước trên thế giới 3.1 Indonexia 3.1.1 U ban bảo vệ người tiêu dùng quốc gia (NCPB) U ban bảo vệ người tiêu dùng quốc gia được thành lập tại thủ đô Jakarta và chịu trách nhiệm trước Tổng thống nước Cộng hòa Inđônêsia. U ban có trách nhiệm chính là tư vấn cho chính phủ về các chính sách người tiêu dùng, tiến hành các nghiên cứu các vấn đề và pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, nghiên cứu về hàng hóa và dịch vụ liên quan đến an toàn của người tiêu dùng, th c đẩy sự phát triển của các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng và tiếp nhận các Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46 Chuyên đề tốt nghiệp 20 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Vận khiếu nại về bảo vệ người tiêu dùng. U ban cũng có trách nhiệm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề liên quan thông qua các phương tiện thông tin đại ch ng. Theo quy định tại Chương 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng thì U ban Bảo vệ người tiêu dùng quốc gia chức năng và nhiệm vụ như sau: - Tư vấn và đề xuất ý kiến cho Chính phủ trong việc xây dựng chính sách về bảo vệ người tiêu dùng; - Nghiên cứu và đánh giá luật và các qui tắc hiện hành về bảo vệ người tiêu dùng; - Nghiên cứu về hàng hóa và các dịch vụ liên quan đến sự an toàn của người tiêu dùng; - Th c đẩy sự phát triển các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng; - Phổ biến thông tin liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại ch ng; - Tiếp nhận khiếu nại về bảo vệ người tiêu dùng từ mọi người, từ các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoặc từ các doanh nghiệp; - Khảo sát về nhu c u của người tiêu dùng. Để triển khai những nhiệm vụ nêu trên, U ban Bảo vệ người tiêu dùng quốc gia có thể hợp tác với các tổ chức người tiêu dùng quốc tế. U ban Bảo vệ người tiêu dùng quốc gia sẽ bao gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch làm việc đồng thời như một thành viên, và không dưới 15 và không nhiều hơn 25 thành viên đến từ các khu vực (Chính phủ; doanh nghiệp; các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng; các viện sĩ (học giả); các chuyên gia. Các thành viên của U ban bảo vệ người tiêu dùng quốc gia sẽ được chỉ bổ nhiệm và mi n nhiệm bởi Tổng thống theo đề nghị của Bộ trưởng, sau khi Vũ Thị Thu Ngân_ KTPT46
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan