Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong giờ học môn ngữ v...

Tài liệu Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong giờ học môn ngữ văn ở trường thpt thạch thành ii

.DOC
11
51
103

Mô tả:

I. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi đọc hiểu là năng lực chung, cốt lõi cần trang bị cho học sinh phổ thông. Đó là một trong những năng lực cần có của một công dân để tồn tại và phát triển trong xã hội. Vì thế, đọc hiểu đã trở thành một nội dung trọng tâm của chương trình môn ngữ văn ở trường phổ thông của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó đọc hiểu được coi là một kĩ năng then chốt trong nội dung chương trình môn học. Từ năm học 2014 – 2015, Bộ GD có nhiều thay đổi tích cực trong việc sáp nhập hai kì thi Tốt nghiệp và ĐH – CĐ thành một, kéo theo việc thay đổi cách thi, cách ra đề, cách chấm điểm… Cách ra đề hiện nay chú trọng vào khả năng vận dụng kiến thức chứ không phải là tái hiện kiến thức, giúp hs hình thành và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn như: Năng lực sử dụng Tiếng Việt ( Thể hiện ở bốn kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tự học và thực hành, ứng dụng. Ngày 01/04/2014, Bộ GD – ĐT đã gửi công văn số 1656/BGĐT - KTKĐCLG Về việc Hướng dẫn tổ chức thi Tốt nghiệp THPT, trong đó có nội dung: “Đề thi môn Ngữ văn có hai phần: Đọc - hiểu và Làm văn”. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi nhận thấy học văn phải đọc văn, vì văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đã có rất nhiều bài viết đề cập đến tầm quan trọng của đọc văn, không chỉ quan trọng trong môn Ngữ văn, mà còn rất quan trọng trong đời sống xã hội. Đọc hiểu như một khâu đột phá trong việc đổi mới học và thi môn Ngữ văn, góp phần khắc phục lối học cũ: Thầy đọc, trò chép rồi thi theo trí nhớ của học sinh về các bài đã thuộc, góp phần khắc phục hiện tượng sao chép trong các kì thi. Vì vậy, trong kì thi THPTQG năm 2015- 2016 đề thi đã tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng của học sinh: Kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết văn bản. Nhưng thực trạng việc học môn Ngữ văn hiện nay đó là: đa số học sinh học rất thụ động, có tâm lí ngán, ngại và chán học môn văn bởi lí do là văn viết dài, khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện. Học xong một tác phẩm thơ mà không thuộc trọn vẹn bài thơ, không nắm vững nội dung, nghệ thuật cơ bản. Vì vậy kĩ năng đọc hiểu văn bản của các em còn yếu. Đa số học sinh chưa nắm vững các bước tiến hành đọc hiểu. Do không chú tâm vào việc học nên dẫn đến việc tiếp thu bài không đầy đủ, chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, chưa biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Khi sử dụng một văn bản chưa được học vào bài tập vận dụng thì đa số học sinh không biết cách đọc hiểu, không nắm được kiến thức, không nắm vững phương pháp đọc hiểu văn bản dẫn đến hiểu chưa đủ, chưa đúng, thậm chí là hiểu sai. Khi tiếp xúc với văn bản mới, dù kiểu văn bản đó đã được hướng dẫn đọc hiểu rồi nhưng nhiều học sinh vẫn lúng túng không biết khai thác văn bản để làm sao nắm được văn bản ấy một cách trọn vẹn. Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành II, một ngôi trường thuộc miền núi, đa số gia đình học sinh làm nông nghiệp rất vất vả, khó khăn, ngoài giờ học trên lớp các em còn phải phụ giúp gia 1 đình làm kinh tế, các em ít có cơ hội được giao lưu, học hỏi. Mặt khác, phương tiện truyền thông, liên lạc hiện đại còn hạn chế, nguồn tài liệu tham khảo ít nên đó cũng là một trong những lí do ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, đặc biệt là việc tự học, tự nghiên cứu, tự trau dồi kĩ năng đọc hiểu văn bản. Vậy làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ văn thật sự có hiệu quả, thu hút được học sinh say mê học tập? Xuất phát từ mục tiêu và thực trạng nêu trên, mục đích để học sinh có thể làm tốt câu hỏi đọc hiểu trong kì thi Tốt nghiệp và ĐH-CĐ, quan trọng hơn là có kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học thành thạo trong một giờ học văn, vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có sự tìm tòi, học hỏi và vận dụng một số giải pháp để nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn, nhất là trong các giờ đọc văn. Những giải pháp này đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này: “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành II”. Tuy đã cố gắng trình bày vấn đề, nhưng đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, xin chân thành kính mong và tiếp thu những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp! 1.2. Mục đích đề tài Ở chương trình Ngữ văn THPT, mặc dù số giờ luyện kĩ năng đọc hiểu là khá ít nhưng nếu giáo viên bỏ qua hoặc lơ là những tiết học này thì chắc chắn học sinh sẽ không phát huy được năng lực đọc hiểu văn bản của mình. Chính vì thế, với mục đích nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của những tiết Đọc hiểu văn bản đối với học sinh THPT, trong phạm vi hạn hẹp của đề tài nghiên cứu này, tôi xin mạnh dạn chia sẻ những điều bản thân đã lĩnh hội được trong quá trình giảng dạy những tiết Đọc hiểu trong chương trình Ngữ Văn lớp 10, 11, 12 theo sách giáo khoa mới đang hiện hành. 1.3 Đối tượng “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh trong giờ học môn Ngữ Văn ở trường THPT Thạch Thành II”. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dậy dựng cơ sở lý thuyết. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. - phương pháp thống kê… II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1 Cơ sở lý luận Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khoá XI đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc… Nếu như nói, viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ thì nghe, đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường. 2 Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn học sinh chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn chương thì học sinh phải đọc- hiểu văn bản để còn tiếp nhận được giá trị tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, đối thoại với người đọc khác, bày tỏ sự tán thành hay phản đối với văn bản đó. Vì vậy HS phải hình thành kĩ năng đọc, tạo cho mình thói quen đọc sách, nhất là đọc nhiều tác phẩm văn học, tập tra cứu từ điển để hiểu từ ngữ, khái niệm…Điều đó giúp nhiều cho việc phân tích và thưởng thức văn học. Vì thế, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản là rất quan trọng trong quá trình day học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tốt sẽ giúp người học có năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, có khả năng phân tích các vấn đề trong đời sống xã hội. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Thạch Thành II, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có kĩ năng tự đọc hiểu văn bản, thậm chí có em còn không đọc văn, không tự tìm hiểu văn. Với thời gian một tiết học 45 phút, chương trình nhiều, bài học thường dài (so với nhiều môn học khác), nên không có đủ thời gian cho các em đọc văn bản trên lớp. Vì vậy, quan trọng là các em phải hình thành được thói quen tự đọc, tự tìm hiểu văn bản ở nhà. Thế nhưng, chỉ có một số ít học sinh tự giác, chăm chỉ đọc văn bản, còn lại đa số học sinh vẫn thụ động, ỷ lại, lười học. Một số giáo viên có thói quen tóm tắt SGK và ghi lên bảng cho học sinh chép, vì thế học sinh đã không tự mình đọc sách nên dần mất đi việc tự giác đọc, tìm hiểu văn bản. Do không có năng lực đọc hiểu, cho nên nếu cho một văn bản chưa học cùng loại với văn bản đã học trong SGK chắc chắn là đại đa số học sinh sẽ khó khăn trong viẹc tự đọc hiểu. Đọc hiểu văn bản là học sinh phải hoạt động, phải làm việc với những con chữ, những câu văn… để hiểu đúng, hiểu sâu văn bản đó. Thế nhưng, nhiều học sinh coi đọc văn bản là việc đối phó với GV, đọc mà như không, lơ mơ, không nắm vững đựơc nội dung, ý nghĩa, tư tưởng, quan điểm của tác giả trong văn bản đó Với thực trạng nêu trên, chắc chắn giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tổ chức tiết đọc hiểu văn bản, hướng dẫn cho học sinh tiếp nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.Từ đó ta thấy vấn đề đặt ra là: Phải tạo cho học sinh tính tự giác, chủ động, bồi dưỡng thêm vốn từ, rèn kĩ năng đọc hiểu, góp phần nâng cao chất lượng môn học, đồng thời thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn Ngữ văn. Để tạo động lực, niềm tin giúp học sinh có hứng thú với bộ môn Ngữ văn, trước hết, mỗi thầy cô giáo phải tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao năng lực đọc hiểu ở từng học sinh, để các em khi tiếp cận văn bản văn học phải hiểu đúng, hiểu sâu, biết tự khám phá, cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương, từ đó biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản tốt, GV vừa giúp các em rèn luyện tính tự giác, kiên nhẫn, chủ động, vừa giúp các em trau dồi vốn tiếng Việt tốt hơn, nâng cao khả năng phân tích các vấn đề trong cuộc sống, đồng thời góp phần khắc phục những khó khăn, thực trạng mà chúng ta đang quan tâm.. Từ đó nâng 3 cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, đáp ứng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. 2.3. Giải pháp: Để hoàn thành những định hướng đặt ra và giải quyết những vấn đề đã nêu, tôi xin trình bày một số giải pháp như sau: 2.3.1. Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ đọc văn. * Cách thức tổ chức: - Trong mỗi giờ đọc văn, giáo viên phải xây dựng, thiết kế một giờ dạy hứng thú với học sinh, từ đó các em mới tự giác mày mò tìm hiểu văn bản. trong tiêt học, GV luôn tạo cơ hội cho HS trình bày quan điểm cá nhân của mình khi tiếp cận một văn bản văn học, không áp đặt máy móc, không mặc định một cách rập khuôn, GV cùng HS đối thoại để hướng đến một cách hiểu đúng, hiểu sâu về văn bản. - Luôn khen, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của các em trong học tập. Nêu những tấm gương trong xã hội có được thành công trong sự nghiệp là nhờ khả năng giao tiếp. Tuỳ thuộc vào từng bài, từng đơn vị kiến thức, khuyến khích HS diễn đạt ý nghĩ của bản thân bằng nhiều hình thức khác nhau. Từ đó giúp HS có cái nhìn đúng đắn về vai trò, vị trí môn học, GV hướng dẫn cho các em cách vận dụng kiến thức đã học vào đời sống. * Qúa trình thực nghiệm Sau đây là một bài dạy có sử dụng giải pháp trên cho học sinh khối 12 trường THPT Thạch Thành II. Văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh tại lớp 12A3: + Trình chiếu tư liệu về cuộc CMT8- 1945. + Hình ảnh Chủ tich Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào sáng 02- 09- 1945 để các em cảm nhận được khí thế hào hùng, niềm vui , niềm tự hào khi đất nước dành độc lập. + Hình ảnh về tội ác của thực dân Pháp trên đất nước ta khi chúng cai trị để các em hiểu về ý nghĩa của cuộc CMT8- 1945 2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn HS thực hiện các bước Đọc- hiểu. * Cách thức tổ chức: Muốn hiểu đúng, hiểu chính xác về văn bản, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức đọc hiểu văn bản. GV hướng dẫn HS thực hiện trình tự các bước đọc hiểu đối với từng loại văn bản. - Bước 1: Đọc văn bản và phân loại văn bản, bởi vì mỗi loại văn bản sẽ có cách đọc hiểu và yêu cầu đọc hiểu khác nhau. - Bước 2: Tìm hiểu nội dung chính của văn bản bằng cách xác định câu chủ đề, các từ ngữ quan trọng và tần suất xuất hiện của chúng, tìm các ý chính, tóm tắt bằng những câu văn ngắn gọn. - Bước ba: Nhận diện các hình thức biểu đạt trong văn bản, chỉ ra các yếu tố hình thức nổi bật nhất và phân tích tác dụng của chúng (tuỳ theo từng thể loại mà có sự chú ý khác nhau). - Bước 4: Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của văn bản. 4 - Bước 5: Đánh giá giá trị của văn bản (Đem lại cho ta điều gì về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, cảm thụ cái hay, cái đẹp…) Lưu ý: Đây là quy trình chung có tính chất tổng thể, tuỳ theo mức độ yêu cầu, độ dài và thời gian dành cho từng bài tập cụ thể, HS có thể không cần thực hiện hết hoặc đúng trình tự các bước trên nhưng phải nắm được và vận dụng thành thục tất cả các bước. * Qúa trình thực nghiệm - Trong năm học 2018-2019 và 2019- 2020 tôi đã áp dụng giải pháp trên khi dạy giờ đọc hiểu văn bản và ôn luyện thi khảo sát chất lượng, kiểm tra tập trung, ôn thi Tốt nghiệp…ở các lớp 12A3, 12A5 2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức thảo luận nhóm trong giờ đọc văn * Cách thức tổ chức: - Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia trao đổi, bàn bạc, chia sẻ về ý kiến, cắt nghĩa về từ ngữ, hình ảnh, cùng đọc hiểu để có cách hiểu đúng về vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. - Thảo luận nhóm còn là hình thức học hỏi có tính chất dân chủ, trong đó mỗi HS được tự do trình bày quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn. - Chia nhóm khác nhau để gây hứng thú với HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi với các bạn trong lớp. - GV chuẩn bị nội dung thảo luận nhóm: Những câu hỏi, bài tập dạng ngắn gắn với nội dung bài học, huy động ý kiến, suy nghĩ, chia sẻ của nhiều HS để tìm ra các giải pháp và phương án giả quyết. - Nhóm cử một đại diện trình bày những hiểu biết của nhóm qua quá trình đọc hiểu, từ đó GV chỉnh sửa, bổ sung, định hướng cho các em hiểu đúng, hiểu sâu về văn bản đó. * Qúa trình thực nghiệm - Đối với tiết đọc hiểu một tác phẩm văn học trong chương trình, tuỳ từng bài, từng thời gian của bài đọc hiểu mà GV sử dụng hình thức thảo luận nhóm cho phù hợp. + Việt Bắc (Tố Hữu). + Tây Tiến (Quang Dũng). + Sóng (Xuân Quỳnh). + Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân). + Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)… 2.3.4. Giải pháp 4: Kĩ thuật đặt câu hỏi trong giờ đọc hiểu * Cách thức tổ chức: - Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính chính xác của nội dung bài học, phát huy tính chủ động, tích cực, rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS. - Hình thức câu hỏi phải phong phú, tránh câu hỏi nhàm chán, quá hóc búa. - HS trả lời, GV phải có chỉnh sửa, định hướng, giúp các em có kiến thức, hiểu đúng về văn bản đọc hiểu. - GV nên tránh việc ghép nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cùng một lúc, hoặc câu hỏi móc xích không rõ ràng. 5 * Qúa trình thực nghiệm - Dạy bài “Tây Tiến” tại lớp 12A3: GV cho HS một số câu hỏi để chuẩn bị trước: + Hiểu biết của em về đoàn binh Tây Tiến (Thời gian thành lập, thành phần tham gia, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động…) + Cảm xúc chủ đạo của bài thơ. + Y nghĩa nhan đề… - Dạy bài “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân: GV cho HS chuẩn bị trước một số nội dung: + Nạn đói năm 1945. + Cách mạng tháng Tám thành công. - Dạy bài “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm, HS được giao chuẩn bị trước một số nội dung: + Nét phong tục, tập quán của người Việt Nam: ăn trầu, búi tóc, đặt tên con + Các tác giả viết về đề tài Đất nước. + Các địa danh từ Bắc vào Nam… 2.3.5. Giải pháp 5: Đọc hiểu văn bản qua sơ đồ tư duy. * Cách thức tổ chức: - Gv khuyến khích các em tự phát huy tính tưởng tượng, khả năng sáng tạo qua việc đọc hiểu văn bản, Gv nêu câu hỏi, vấn đề cho từng cá nhân hoặc từng nhóm, từ đó Hs phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết, trình bày bằng sơ đồ tư duy, sau đó Hs khác bổ sung, hoàn chỉnh về vấn đề Gv đã nêu. * Qúa trình thực nghiệm Khi dạy bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Gv hướng dẫn hs làm sơ đồ tư duy về hành trình của Sông Hương Thiên nhiên a/ Thượng Nguồn b/ Ngoại vi thành phố Huế 6 c/ Giữa lòng thành phố Huế Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông Thiên nhiên xứ Huế được tác giả thể hiện qua chiều của không gian từ thượng nguồn xuôi về ngoại vi và cuối cùng là ở giữa lòng thành phố Huế. Nhưng dù ở đâu thì dòng sông ấy vẫn toát lên vẻ đẹp thơ mộng của nó. Và nổi bật lên ở vẻ đẹp của thiên nhiên là sự hài hòa của hình ảnh con người 7 Tương tự như vậy, Gv hướng dẫn Hs sáng tạo sơ đồ tư duy về bài “Đất Nước”, “Sóng”, “Vợ nhặt”... 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp, nhà trường. Sau khi áp dụng những giải pháp như đã nêu, cho đến thời điểm này thì kĩ năng đọc hiểu của học sinh đã có sự chuyển biết tương đối tốt. Cụ thể: Số học sinh có khả năng trình bày suy nghĩ, cách hiểu về một văn bản, một vấn đề, phát biểu miệng một cách tự tin, trôi chảy, đạt yêu cầu qua hoạt động thảo luận ở các giờ đọc hiểu tại các lớp 12A3, 12A5 Trường THPT Thạch Thành II như sau: ĐẦU NĂM HỌC 2019-2020: Lớp 12A5 (Lớp đối chứng) 12A3 (Lớp thực nghiệm) Tổng số 35 35 Điểm dưới 5 SL % 20 57,1 15 42,6 Điểm 5-6 SL 10 10 % 28,6 28,6 Điểm 7- Điểm 98 10 SL % SL % 3 8,6 2 5,7 5 14,4 5 14,4 CUỐI NĂM HỌC 2019-2020: Lớp 12A5 (Lớp đối chứng) 12A3 (Lớp thực nghiệm) Tổng số 35 35 Điểm dưới 5 SL % 10 28,6 8 22,8 Điểm 5-6 SL 12 5 % 34,3 14,4 Điểm 7- Điểm 98 10 SL % SL % 9 25,7 4 11,4 14 40 8 22,8 Qua hai bảng số liệu thống kê và so sánh về kết quả trước và sau khi áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả một giờ luyện kĩ năng đọc hiểu, trải qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành 2,với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân trong việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho Hs trong giờ đọc văn, đặc biệt trong ba năm trở lại đây trong việc đổi mới hình thức ra đề thi của Bộ có phần đọc hiểu văn bản, với những giải pháp đã nêu trên, tôi nhận thấy đã có những hiệu quả nhất định: - Hs ở các lớp tôi dạy đã tự giác hơn trong việc tìm tòi, nghiên cứu bài học ở nhà thông qua hệ thống câu hỏi mà Gv đã định hướng cho các em trước. - Trong giờ học, cùng với sự hỗ trợ của Gv, các em đã có kĩ năng đọc hiểu một văn bản mới, đặc biệt là rèn luyện cho các em tính tích cực, chủ động trong học tập, tự giác tìm tòi, nghiên cứu bài học. - Biết tóm tắt, chia đoạn, xác định chủ đề, mối liên hệ giữa các phần trong văn bản và biết đặt tiêu đề cho đoạn văn. - Xác định được các hệ thống luận điểm và tuyến lập luận trong các văn bản qua việc tổng kết các tác phẩm văn xuôi, thơ ca, văn bản nhật dụng, kịch… 8 - Chất lượng các bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết của Hs dần được nâng cao. - Đa số Hs có kĩ năng tự đọc hiểu văn bản, biết phân tích đề, vận dụng bài học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Cuối năm học khi thi học kì 2, Hs các lớp tôi dạy đều đạt 100% điểm trung bình trở lên. Kết quả môn văn cuối năm không có Hs xếp loại yếu. III. Kết luận, kiến nghị 1.Kết luận: 1.1.Tóm lược giải pháp: Muốn đạt được hiệu quả cho mục tiêu giáo dục rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho Hs phổ thông trong giờ học Ngữ văn, Gv cần: - Đầu tư các bài giảng, nghiên cứu kĩ các phương án và kĩ thuật dạy học để nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho Hs. Tuy nhiên, cần áp dụng phương pháp, kĩ thuật phù hợp với từng đối tượng Hs. - Một tiết học thành công, ngoài sự đầu tư bài giảng của Gv rất cần đến khâu chuẩn bị bài ở nhà của cá nhân Hs. 1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng: Đề tài này có thể thực hiện trong phạm vi lớp 10, 11,12 theo SGK cải cách hiện hành, áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh THPT, nhất là đối với học sinh ở vùng ít có điều kiện phát triển giao tiếp như nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. 2. Kiến nghị: Dạy học những tiết đọc hiểu cho học sinh lớp 10, 11, 12 bên cạnh thuận lợi như: Hs lớp khối C,D, em đã có tính tự giác, vốn kiến thức cơ bản thì giáo viên vẫn gặp không ít khó khăn như: - Số lượng bài luyện kĩ năng đọc hiểu ít. - Sách giáo viên chưa có định hướng rành mạch trong việc giúp người dạy dễ dàng khi tổ chức các tiết đọc hiểu. - Thời gian 45 phút cho một giờ đọc hiểu không đủ để giáo viên có thể cho nhiều học sinh phát biểu, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, phát huy sự sáng tạo, chủ động của mình. - Thiết kế lớp học chưa phù hợp cho những giờ rèn luyện kĩ năng đọc hiểu. Đặc biệt là ở miền núi, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, khó khăn. Trên đây là những khó khăn mà giáo viên Ngữ văn thường gặp, nếu được quan tâm giải quyết kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho những giờ luyện nói. Với những điều bản thân đã lĩnh hội được, tôi mong rằng sáng kiến kinh nghiệm của mình có thể đóng góp phần nào đó trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả khi giảng dạy theo tinh thần đổi mới là chú trọng kĩ năng đọc hiểu văn bản, góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói chung và ở trường THPT Thạch Thành II nói riêng. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bản thân tôi luôn muốn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến quý báu ấy để sáng kiến kinh nghiệm của mình được hoàn thiện hơn, được áp dụng rộng rãi trong các giờ đọc văn. 9 Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NH̣N C̉A HIỆU TƯỞNNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 6 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nô ̣i dung của người khác. Người viết sáng kiến Nguyễn Lâm Thùy 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan