Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp quản lý và phát triển mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề tr...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý và phát triển mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề trên địa bàn tỉnh nghệ an

.DOC
120
17
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH UÔNG HỮU PHÚC MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN VỚI LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đình Huân Vinh, năm 2010 2 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Ban lãnh đạo Nhà trường, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. - Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Đình Huân - người thầy người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. - Nhân dịp này cho phép tôi xin được chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, Liên minh các hợp tác xã Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An; Lãnh đạo UBND, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành thị; Phòng Tổng hợp Cục thống kê Nghệ An; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên các cơ sở đào tạo nghề và có đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An; lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các làng nghề trên địa bàn tỉnh; Ban giám đốc các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học cho tôi trong quá trình hoàn thiện đề tài. - Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù bản thân đã nổ lực cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô giáo và bạn đồng nghiệp. Vinh, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Tác giả Uông Hữu Phúc 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 9 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 9 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................... 11 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................... 11 3.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................................................... 11 3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................................... 12 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................................... 12 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................... 12 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................... 12 5.2. Phạm vi nghiên cứu 4 .................................................................................................................... 13 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................... 13 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................................................................................... 13 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................................................................... 13 6.3. Nhóm phương pháp sử dụng toán học thống kê .................................................................................................................... 13 7. Những đóng góp của luận văn .................................................................................................................... 13 7.1 Những đóng góp về lý luận .................................................................................................................... 14 7.2. Những đóng góp về thực tiễn .................................................................................................................... 14 8. Cấu trúc luận văn .................................................................................................................... 14 Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................................................................................... 15 1.1. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu .................................................................................................................... 15 5 1.1.1. Vấn đề đào tạo nghề gắn với làng nghề trong một số nghiên cứu trên thế giới .................................................................................................................... 15 1.1.2. Vấn đề đào tạo nghề gắn với làng nghề trong một số nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................................... 17 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài .................................................................................................................... 21 1.2.1. Khái niệm về quản lý .................................................................................................................... 21 1.2.2. Nghề, đào tạo nghề, các hình thức đào tạo nghề và đặc điểm đào tạo nghề .................................................................................................................... 24 1.2.3. Làng nghề .................................................................................................................... 30 1.2.4. Chất lượng đào tạo nghề .................................................................................................................... 34 1.2.5. Một số khái niệm cơ bản khác .................................................................................................................... 37 1.3. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề trên địa bàn Nghệ An .................................................................................................................... 39 1.3.1. Mục tiêu chung 6 .................................................................................................................... 39 1.3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 39 1.4. Mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn Nghệ An .................................................................................................................... 40 1.4.1. Mục tiêu chung .................................................................................................................... 40 1.4.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................... 40 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài .................................................................................................................... 42 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 42 2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư và lao động .................................................................................................................... 42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế .................................................................................................................... 43 2.2. Thực trạng về công tác đào tạo nghề giai đoạn hiện nay .................................................................................................................... 46 2.2.1 Thực trạng công tác đào tạo nghề ở Việt Nam .................................................................................................................... 46 7 2.2.2. Thực trạng công tác đào tạo nghề tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 47 2.2.2.1. Kết quả chung .................................................................................................................... 47 2.2.2.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................................................................................... 51 2.3. Thực trạng làng nghề giai đoạn hiện nay .................................................................................................................... 52 2.3.1 Thực trạng làng nghề ở Việt Nam .................................................................................................................... 52 2.3.2. Thực trạng làng nghề tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 54 2.3.2.1. Kết quả chung .................................................................................................................... 54 2.3.2.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .................................................................................................................... 69 2.4. Đánh giá về mối liên hệ phát triển giữa đào tạo nghề và làng nghề trong xu thế hội nhập .................................................................................................................... 71 Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý và phát triển mô hình của đào tạo nghề gắn với làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An .................................................................................................................... 74 8 3.1. Cơ sở pháp lý đề xuất giải pháp .................................................................................................................... 74 3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp .................................................................................................................... 79 3.2.1. Nguyên tắc mục tiêu .................................................................................................................... 79 3.2.2. Nguyên tắc thực tiễn .................................................................................................................... 80 3.2.3. Nguyên tắc hiệu quả .................................................................................................................... 80 3.2.4. Nguyên tắc khả thi .................................................................................................................... 80 3.3 Đề xuất một số giải pháp .................................................................................................................... 80 3.3.1 Nhóm giải pháp quản lý và phát triển mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn, xây dựng làng nghề mới .................................................................................................................... 80 3.3.2. Nhóm giải pháp quản lý và phát triển mô hình đào tạo nghề kết hợp xây dựng vùng nguyên liệu, tạo việc làm và bao tiêu sản phẩm .................................................................................................................... 82 3.3.3. Nhóm giải pháp quản lý và phát triển mô hình đào tạo nghề, tổ chức việc làm, duy trì, phát triển làng nghề truyền thống 9 .................................................................................................................... 84 3.3.4. Nhóm giải pháp quản lý chung .................................................................................................................... 86 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của giải pháp .................................................................................................................... 86 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 101 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .................................................................................................................... 104 PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 107 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT 1 2 3 4 5 Ký hiệu viết tắt BCH BKHĐT BLĐTBXH BNN BTC Giải thích ý nghĩa - nội dung Ban chấp hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Tài chính 10 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 CĐN CN CNH-HĐH CP CSDN DN DNTN ĐTN GD ĐT GS.TS GVDN HĐND HN - DN HTX Cao đẳng nghề Công nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Chính phủ Cơ sở dạy nghề Dạy nghề Doanh nghiệp tư nhân đào tạo nghề Giáo dục và Đào tạo Giáo sư - Tiến sỹ Giáo viên dạy nghề Hội đồng nhân dân Hướng nghiệp - Dạy nghề Hợp tác xã International Labour Organization - Tổ chức lao 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 ILO KEI KH KT-XH LĐ LĐTBXH LMHTX MTĐ MTQG NĐ động quốc tế Knowledge Economy Index- chỉ số kinh tế tri thức Kế hoạch Kinh tế - Xã hội Lao động Lao động - Thương binh và Xã hội Liên minh hợp tác xã Mây tre đan Mục tiêu quốc gia Nghị định Non-governmental organization - tổ chức phi chính 30 31 32 33 34 NGO NN NQ NQ.TU NXB phủ Nông nghiệp Nghị quyết Nghị quyết Tỉnh ủy Nhà xuất bản Population and Community Development Association -Hiệp hội Dân số và Phát triển Cộng 35 PDA đồng 11 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 PGS.TS PTNT QĐ QĐ.UB-CN QĐ.UB-VX QH SCN SXKD TB TBXH TCMN TCN THCS THPT TNHH TT TTCN TTg TTLT TU TW TX UBND USD WB Phó giáo sư - Tiến sỹ Phát triển nông thôn Quyết định Quyết định Ủy ban thuộc lĩnh vực Công nghiệp Quyết định Ủy ban thuộc lĩnh vực Văn xã Quốc hội Sơ cấp nghề Sản xuất kinh doanh Thông báo Thương binh Xã hội Thủ công mỹ nghệ Trung cấp nghề Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trách nhiệm hữu hạn Thông tư Tiểu thủ công nghiệp Thủ tướng Thông tư liên tịch Tỉnh ủy Trung ương Thị xã Ủy ban nhân dân Đơn vị tiền tệ của nước Mỹ World Bank - Ngân hàng thế giới World Council on Crafts International - Hội đồng 61 WCCI nghề thủ công thế giới Tổ chức thương mại thế giới - World Trade 62 WTO 63 XDCB Organization Xây dựng cơ bản 12 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh và ngày càng quyết liệt; việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia.Việc mở cửa thị trường lao động tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình; mặt khác, đòi hỏi người lao động phải có năng lực cạnh tranh cao (trên cơ sở nâng cao vốn nhân lực, năng lực nghề nghiệp). Người lao động phải thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề và phải có năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của công nghệ và đòi hỏi người lao động phải học tập suốt đời. Hiện nay hầu hết các nước đã chuyển đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động. Chương trình việc làm toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đã khuyến cáo các quốc gia tổ chức đào tạo nghề linh họat theo hướng cầu của thị trường lao động, nhằm tạo việc làm bền vững. Đây là thách thức rất lớn. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn rất thấp. Về cơ bản, hiện tại Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, nghèo [9], chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) chất lượng nguồn nhân 13 lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) - xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng. Nước ta còn thiếu nhiều chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề; chỉ số kinh tế tri thức (KEI) còn thấp (đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại)[9]; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam thấp (Năm 2006 xếp thứ 77 trong 125 quốc gia và nền kinh tế tham gia xếp hạng, đến năm 2009 xếp thứ 75/133 nước xếp hạng). Vì vậy, cần phải đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo [9] có kỹ năng nghề và có năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa. Mục tiêu tổng quát phát triển đào tạo nghề là đến năm 2020 là: đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh với trình độ cao, lành nghề, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô đào tạo nghề cho người lao động, phục vụ có hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho người lao động. Đến năm 2020 trong lực lượng lao động có 27,5 triệu người được đào tạo nghề, trong đó khoảng 10 triệu lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, trong đó 28%-30% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên; khoảng 90% số người học nghề có việc làm và 70% có việc làm đúng với nghề được đào tạo [26]. Trong giai đoạn 2011-2020 đào tạo nghề phải thực hiện được hai nhiệm vụ chiến lược cơ bản, đó là: đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cấp trình độ và có chất lượng cho các ngành , vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, 14 vùng kinh tế trọng điểm, phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá đất nước và hội nhập. Mở rộng quy mô đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhâ p, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an â sinh xã hội. Nhiệm vụ này đã được cụ thể hoá bằng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định 1956 ngày 27 tháng 11 năm 2009). Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn với trên 3 triệu dân, có khoảng 1,8 triệu lao động. Bình quân mỗi năm số người đến tuổi bổ sung vào nguồn lao động hơn 3 vạn người. Trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, khả năng thu hút đầu tư tạo việc làm tại chỗ còn mất cân đối so với tốc độ bổ sung vào nguồn lao động nên giải quyết việc làm luôn là áp lực lớn đối với địa phương. Phát triển làng nghề, nhất là ở khu vực nông nghiệp nông thôn đã và đang thể hiện một ưu thế lớn về khả năng lao động, giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang các nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề một cách bền vững. Trong những năm qua tình Nghệ An đã có sự quan tâm và nỗ lực lớn trong việc phát triển làng nghề, số lượng làng nghề và quy mô lực lượng lao động tham gia làm việc trong các làng nghề đã tăng nhanh qua các năm. Việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý phát triển mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề nhằm gắn đào tạo nghề với địa chỉ việc làm đồng thời góp phần phát triển làng nghề một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nhiệp nông thôn. 2. Mục đích nghiên cứu. 15 Đề xuất các giải pháp phát triển, quản lý mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề nhằm gắn đào tạo nghề với địa chỉ việc làm và phát triển làng nghề bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Quá trình đào tạo nghề và phát triển làng nghề ở Nghệ An. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Các giải pháp phát triển, quản lý mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề nhằm gắn đào tạo nghề với đỉa chỉ việc làm và phát triển làng nghề bền vững, tập trung vào công tác đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho đối tượng lao động nông thôn trong làng nghề, có nói đến trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề cho các đối tượng lao động chủ lực, giáo viên dạy nghề trong các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Một bộ phận lớn nguồn nhân lực lao động của Nghệ An sẽ được nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề cũng như công tác phát triển đào tạo nghề và làng nghề của tỉnh Nghệ An sẽ bền vững và có chất lượng nếu các giải pháp phát triển, quản lý mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An là khoa học, có tính khả thi trong thực tiễn. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý; đào tạo nghề; làng nghề; chất lượng đào tạo nghề và cơ chế phát triển đào tạo nghề cũng như làng nghề. 16 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An và kinh nghiệm phát triển làng nghề và đào tạo nghề của một số tỉnh trong nước và trên thế giới. Đề xuất các giải pháp phù hợp và có hiệu quả nhằm phát triển nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thúc đẩy sự nghiệp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số điển hình đào tạo nghề gắn với làng nghề ở một số tỉnh thành trong nước (Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế;...), tập trung khảo sát đánh giá tại Nghệ An. Thời gian áp dụng: đề tài được nghiên cứu áp dụng trong giai đoạn 2010 đến 2015 và có định hướng đến năm 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của: Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Bộ giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Tổng cục Dạy nghề; Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An;... về đào tạo nghề. Phân tích, tổng hợp các tài liệu về đào tạo nghề, kết hợp đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với các chủ thể, lĩnh vực ở trong tỉnh Nghệ An và ở Việt Nam. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiên - Phương pháp điều tra thu thập thông tin về thực trạng công tác đào tạo nghề, công tác phát triển làng nghề, nhu cầu trang bị kiến thức, tay nghề trong làng nghề và làm cơ sở để đề xuất giải pháp. 17 - Phương pháp chuyên gia: trao đổi, tham khảo ý kiến, thăm dò về thực trạng đào tạo nghề, phát triển làng nghề, tính khả thi và hợp lý của các giải pháp quản lý mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề. 6.3. Nhóm phương pháp sử dụng toán học thống kê - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp xử lý kết quả khảo sát, thăm dò. 7. Những đóng góp của luận văn 7.1 Những đóng góp về lý luận - Hệ thống hóa một số khái niệm như: + Quản lý; Quản lý giáo dục; + Chất lượng; Chất lượng đào tạo; + Nghề; Đào tạo; đào tạo nghề; + Làng nghề; + Dạy nghề; Hoàn thiện nghề nghiệp; - Vai trò của công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh nói chung và trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp - làng nghề nói riêng. - Đề ra các giải pháp quản lý mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 7.2. Những đóng góp về thực tiễn Đề tài sẽ xây dựng được các giải pháp quản lý mô hình đào tạo nghề gắn với làng nghề trên địa bàn Nghệ An góp phần nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, thúc đẩy công tác phát triển đào tạo nghề và làng nghề của tỉnh Nghệ An sẽ bền vững, có chất lượng. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục các ký hiệu, tài liệu tham khảo, kết luận và kiến nghị, luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. 18 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương 3: Một số giải pháp quản lý và phát triển mô hình của đào tạo nghề gắn với làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử các vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Vấn đề đào tạo nghề gắn với làng nghề trong các nghiên cứu trên thế giới. Đào tạo nghề gắn với làng nghề đã được nhiều nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế nghiên cứu, triển khai nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề và chất lượng nguồn lực lao động khu vực nông thôn của các nước, khu vực. Tuy nhiên, quá trình hình thành, phát triển làng nghề của mỗi quốc gia, khu vực luôn gắn liền với bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, khu vực đó. Mặt khác quá trình phát triển đào tạo nghề nói chung có những nét tương đồng, nhưng khi gắn kết với quá trình phát triển làng nghề nó đã bị ảnh hưởng và có những thay đổi lớn do đối tượng tác động của quá trình đào tạo nghề là quá trình phát triển làng nghề có những đặc thù như đã nói ở trên. Trong giới hạn phạm vi của luận văn nghiên cứu, tôi xin trình bày một số nét điển hình của các nước, các tổ chức nghiên cứu điển hình trên thế giới có mục tiêu phát triển làng nghề thông qua quá trình đào tạo nghề nhằm đem lại một tương lai tốt hơn cho người thợ thủ công trên toàn thế giới. Hội đồng quốc tế về nghề thủ công thế giới (World Council on crafts International - WCCI) được thành lập ngày 12/6/1964. Đây là một tổ chức phi 19 lợi nhuận, phi chính phủ. Cung cấp thông tin về nghề thủ công và nhà sản xuất cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân… WCCI cũng theo đuổi mục đích phát triển kinh tế của làng nghề thủ công thông qua việc khảo sát hoạt động xuất nhập khẩu và những hoạt động khác như hỗ trợ sản phẩm, đào tạo đội ngũ thợ thủ công. Mục đích chính của WCCI là nâng cao vị thế của nghề thủ công như là một thành phần quan trọng của đời sống kinh tế văn hóa, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ các nhóm thợ thủ công trên khắp thế giới, khuyến khích, giúp đỡ và tư vấn cho đội ngũ thợ thủ công. WCCI được thành lập cho năm vùng: Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Mỹ La Tinh và Bắc Mỹ. Quốc gia nằm trong các vùng này và là thành viên của WCCI phải thể hiện được nghề thủ công và thợ thủ công riêng của quốc gia mình và thực thi nghĩa vụ thành viên của WCCI. Có thể nói đây là mô hình đầu tiên trên thế giới kích thích sự phát triển bền vững của làng nghề có sử dụng quá trình đào tạo nghề. Cho đến nay nó đã được mở rộng và cung cấp nhiều dự án cho các làng và làng nghề của các quốc gia trên thế giới có hiệu quả. Dự án xuyên quốc gia "Kế hoạch phát triển làng và chính quyền địa phương" có các nước Ireland, Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan tham gia nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của kế hoạch phát triển làng và những nỗ lực của địa phương bằng cách quan tâm rõ ràng để các liên kết giữa các dân làng, trưởng nhóm hành động địa phương, chính quyền địa phương, khu vực và các bên liên quan khác. Dự án không chỉ xây dựng cho kế hoạch phát triển tốt và hiệu quả hơn cho làng nghề, mà còn trao quyền công dân và chính quyền địa phương được cải thiện. Dự án có 5 mục tiêu chính: - Cải thiện mối liên kết giữa cộng đồng dựa trên kế hoạch và các điều lệ chính thức, kế hoạch trong (địa phương) các nhà chức trách. 20 - Hướng tới sự hội nhập đa dạng các hoạt động địa phương trong một kế hoạch thống nhất ở cấp địa phương làng. - Tăng cường xây dựng năng lực và dân chủ của các tình nguyện viên trong quá trình phát triển địa phương. - Tăng cường thực hiện kế hoạch. - Cải thiện khu vực học tập và nhân rộng các kế hoạch địa phương. Ở Ấn Độ, Gandhi cho rằng nguồn nhân lực với công việc đầy đủ là nhu cầu căn bản của đất nước. Thu nhập quốc gia sẽ tăng lên nếu mọi người (dù có tay nghề hoặc không có tay nghề) được sử dụng hoàn toàn. Năm 1934 Gandhi thành lập "Hiệp hội các làng nghề Ấn Độ" tại Wardha và dành phần lớn thời gian của mình đối với việc tổ chức lại các làng Ấn Độ. Gandhi bắt đầu thử nghiệm trong cuộc sống nông thôn bằng việc hồi sinh các làng nghề thủ công thông qua giải pháp đào tạo phát triển đội ngũ thợ thủ công trong các làng và làng nghề. Ở Thái Lan, Hiệp hội Dân số và Phát triển Cộng đồng (Population and Community Development Association - PDA) được thành lập vào năm 1974, PDA là một trong những thành viên đa dạng nhất của Thái Lan thuộc tổ chức phi chính phủ (non-governmental organizations - NGO), với các chương trình, dự án đào tạo nghề nghiệp, giáo dục, lâm nghiệp và bảo tồn môi trường. PDA đã chứng tỏ hiệu quả phát triển phi chính phủ và sáng tạo với một kỷ lục ấn tượng. Như vậy, xác định đào tạo nghề để phát triển làng và làng nghề đã được nhiều nước trên thế giới, tổ chức quốc tế nghiên cứu và lồng ghép áp dụng. Tuy nhiên mỗi quốc gia nghiên cứu, mỗi chương trình dự án được xây dựng triển khai theo điều kiện, đặc điểm của riêng từng vùng miền, quốc gia và khu vực. Các mô hình, phương pháp và giải pháp hoàn toàn không giống nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng