Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ...

Tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Phú Nhuận, thành phô Hồ Chí Minh

.PDF
93
52764
187

Mô tả:

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĨNH PHẠM THỊ THỦY MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC c ơ SỞ QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, tháng 8 năm 2013 Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠĨ HỌC VINH PHẠM THỊ THỦY MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LỶ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC c ơ SỞ QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỶ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: ỌUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SÓ: 60.14.05 Ngưòi hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN VIÉT NGOẠN Nghệ An, tháng 8 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cím và hoàn thành luận vãn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ từ các cấp lãnh đạo, quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đmh đã tạo điển kiện thuận lợi đế tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. M ột lần nữa, tôi chân thành cảm OTÌ Ban giám hiệu trường Đại học ĩ Inh, trường Đại học Sài Gòn, Khoa đào tạo Ouản lý giáo dục và Hội đồng khoa học trường Đại học ỉ Tinh, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh, quý thay giáo, cô giáo, tố trưởng tố Ngữ vãn, giáo viên bộ môn Ngữ vãn, đội ngũ cán bộ quản lý 5 trường Trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, cùng đông đảo bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tế, tham gia đóng góp những ỷ kiến quỷ báu cho việc nghiên cím đề tài. Tôi cũng xỉn bày tỏ lòng biết ơn chân thành, PGS.TS. Nguyễn ĩ lết Ngoạn Người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và viết luận vãn. Mặc dù đã có nhiều cổ gắng, song chắc chan luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong muon nhận được những lời chỉ dẫn của quỷ thầy giáo, cô giáo, ỷ kiến đóng góp trao đoi của các bạn đồng nghiệp đế ỉuận vãn được hoàn thiện hon. Thành phổ H ồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2013 Tác giả Phạm Thị Thủy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tà i........................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứ u ..........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học....................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3 6. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3 8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................................4 9. Đóng góp của luận v ăn ..............................................................................................4 CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.............................................................. 5 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................5 1.2. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................... 6 1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trường trung học cơ s ở ........17 1.4. Sự cần thiết phải quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay..................................................................... 31 Ket luận chương 1 ......................................................................................................... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRƯNG HỌC c ơ SỞ QUẬN BÌNH THẠNH, THẢNH PHÓ HÒ CHÍ MINH....................................................................................... 36 2.1. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục ớ quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh...................................................................................................................36 2.2. Thực trạng dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí M inh..........................................................................41 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh....................................... 52 Ket luận chương 2 .......................................................................................................... 64 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC C ơ SỞ QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH..................................65 3.1.Các nguyên tắc đề xuất giải pháp..............................................................................65 3.2. Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh................................ 66 3.3. Thăm dò tính cần thiết, khả thi của các giải pháp được đề xuất..............................82 Ket luận chương 3........................................................................................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................86 PHỤ LỤC.......................................................................................................................90 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI Trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và môn Ngữ văn nói riêng trong trường phổ thông ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Trong năm học 2012 - 2013, Bộ giáo dục và Đào tạo đã định hướng rất rõ mục tiêu nhiệm vụ chính của ngành giáo dục và đầo tạo qua chủ để năm học “ Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Đối với nhà trường thì việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học luôn được coi là nhiệm vụ đau tiên, quan trọng nhất, là điều kiện để mô hình của các nhà trường tồn tại và phát triển. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đe nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo thì giải pháp có tính quyết định là xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo”. Trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là một đòi hỏi cấp thiết, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công giai đoạn phát triển giáo dục đến năm 2020 của hệ thống giáo dục quốc dân. Và trong đề án chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2011 đến 2020, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế ” Đây cũng điều kiện thuận lợi và cũng là thách thức đối với ngành giáo dục đầo tạo. Những đổi mới trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường nói riêng được xem là khâu đột phá để nâng cao chất lượng học tập nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục đề ra. Các môn học trong nhà trường phải cung cấp kiến thức kỹ năng và hoàn thiện nhân cách cho người học. Môn Ngữ văn là môn học cơ bản trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ trau dồi kiến thức văn học cũng như rèn luyện kỹ năng nói và viết tiếng Việt cho học sinh; ngoài ra còn góp phần hình thành nhân cách, đạo đức và nuôi dưỡng tâm hồn, ý thức dân tộc cho chúng. Thực tiễn cho thấy năng lực của một số giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết và hạn chế về kỹ năng thực hành, kỹ năng đánh giá... chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn đề ra. Chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí 2 Minh hiện nay còn khá thấp. Một trong những nguyên nhân là các trường trung học cơ sở trên địa bàn chưa có các giải pháp hữu hiệu để quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn, thêm vào đó là sự thiếu vắng các nghiên cứu có tính hệ thống về quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ớ các trường trung học cơ sở. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “M ột số giải pháp quản ỉỷ nâng cao chất lưọng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trưòng trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí M inh”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đe xuất một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn, chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 3. KHÁCH THẺ VÀ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 4. GIẢ THUYÉT KHOA HỌC Neu đề xuất được các giải pháp quản lý mang tính khoa học, khả thi thi có thể nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ớ các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 5. NHIỆM VỊT NGHIÊN c ử u 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đe xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 6. PHẠM VI NGHIÊN c ứ l ĩ Đe tài chỉ nghiên cứu một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học bộ môn Ngữ văn của Hiệu trướng ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các công trình nghiên cứu, các quan điểm đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước v.v...nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục - Phương pháp phỏng vấn 7.3 Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý số liệu thu được 4 8. CÁU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài Phần mở đầu, Ket luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được bố trí trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tải - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại các trường tning học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Chương 3: Một so giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường tning học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phổ Hồ Chí Minh. 9. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm về hoạt động dạy học, chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn, quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Chỉ ra được thực trạng quản lý chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ớ các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. - Đe xuất được một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 5 CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Hoạt động quản lý luôn đóng vai trò quan ừọng trong các mối quan hệ xã hội và góp phần làm cho xã hội phát triển. Các tư tưởng quản lý sơ khai xuất phát từ các tư triết học c ổ Hy Lạp và cổ Trung Hoa. Thế kỷ IV - III TrCN có các nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng như: Xôcrat ( 469 - 399 TrCN), Platon (427 - 347 TrCN), Arixtốt (384 - 322 TrCN). Theo Arixtốt, để quản lý được xã hội thì Nhà nước phải dùng quyền lực, quyền lực công, loại trừ quyền lực tư lợi và quyền lực ấy phải phục vụ cho toàn xã hội. Đây chính là tư tưởng khởi đầu về vai trò quản lý của nhà nước là dùng quyền lực phục vụ cho toàn xã hội. Thời Phục hưng, Komensky (1592-1670), nhà sư phạm, nhà lý luận lỗi lạc đã sáng tạo lý luận dạy học cho rằng công việc của ngành sư phạm là ở chỗ tìm tòi và phát hiện ra một phương pháp giúp cho người học lao lực ít hơn, nhà trường đỡ vất vả hơn. Cho đến nay, các chuyên gia sư phạm trên thế giới đều coi Komenskv là người đặt nền móng cho nền lý luận dạy học hiện đại. Nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ, Carl Rogers cũng khuyến nghị việc dạy học phải xuất phát và hướng vào nhu cầu của người học. “ Việc giảng dạy hướng vào người học cũng có thể nói chung là phương pháp tiếp cận hướng vào người học”. Hướng vào người học là cốt lõi của cách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, là phương pháp thầy trò cùng nhau hoạt động, cùng nhau chia sẻ khó khăn, cùng tham gia hoạt động dạy và học. Cơ sở của phương pháp này là sự yêu cầu người thầy tôn trọng học sinh, tin tưởng ở mỗi học sinh có khả năng tiếp nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của dân tộc đã từng căn dặn: “ Mỗi cấp học phải có cách dạy phù hợp”. Trong Nghị quyết của Đảng, trong các hội nghị, hội thảo khoa học, những định hướng chiến lược, những quan điểm chỉ đạo về cách dạy học mới không ngừng được đề xuất. Trong đó đòi hỏi người cán bộ quản lý nhà trường, lực lượng chỉ đạo đổi mới cách dạy, cách học cần đổi mới cơ bản về tư 6 duy và phương pháp quản lý để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tiến sỹ, luận văn thạc sỹ (Lê Thị Lan Anh, năm 2011, Một sổ biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các tmờng Tning học cơ sở, Ouận Thanh Xa ân Hà Nội; Phạm Thị Thanh Thủy, năm 2010, Biện pháp qnản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại Trường tning học CO' sở Giảng Võ, Ba Đỉnh, Hà Nội...) cũng đã đề cập đến những vấn đề cụ thể như: các giải pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông; quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, quản lý việc thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học.... Các đề tài đã thực hiện đều có giá trị. Tuy nhiên hiện nay những đề tài nghiên cứu gắn với những vấn đề nảy sinh ở từng địa phương, từng cơ sở giáo dục thì sẽ có ý nghĩa thực tiễn lớn. Xuất phát từ những lý do trên, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp quản lý nâng cao chất hrợng hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở các trường trung học cơ sở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minli” 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lỷ 1.2.1.1. Khái niệm: Quản lý diễn ra trong mọi lĩnh vực và liên quan đến mọi người. Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội và cả con người với chính bản thân mình xuất hiện theo. Điều này làm nảy sinh nhu cầu quản lý. Theo Karl Marx: “Tat cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tưong đối lón, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chi đạo... Một con người độc tẩu vĩ cầm tự điền khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trường” [31, tr 480]. 7 Henri Fayol cho rang: “Ouản lý là quá trình đạt đến rmỊC tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) khoa học hoá, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm tra” [30, ừ 46]. Marry Parker Follett khẳng định: “Oĩiản lý là một quá trinh động liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại” [29, tr 33 ]. Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguvễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là “Tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [29, tr i] . Từ các quan niệm trên, ta thấy: Oĩiản lý là một quá trình tác động có ỷ thức, có định hưởng và có to chức của chủ thế quản lý đến khách thế quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường. Các khái niệm trên tuy khác nhau nhưng đều nói lên bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề ra. Đe đạt được mục tiêu của tổ chức, người quản lý phải thực hiện các chức năng quản lý. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các chức năng quản lý, đặc biệt là việc phân loại các chức năng quản lý. 1.2.1.2. Các chức năng quản lý Henry Fayol (1841-1925) xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý đã phân loại các chức năng quản lý thành 5 loại, đó là: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra. Viện sỹ V.G. Afanaxiep - nhà lý luận quản lý xã hội có uy tín của Liên Xô trước đây đã nêu 5 chức năng quản lý cơ bản đó là: xử lý và thông qua quy định, tổ chức, điều chỉnh, sửa chữa kiểm kê, kiểm tra. Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng quản lý gồm 4 chức năng chính, đó là: chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra. Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch. Thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược). Thông tin giúp cho người quản lý xem xét mức độ đạt mục tiêu của tổ chức. KH: Ke hoạch TC: Tổ chức CĐ: Chỉ đạo KT: Kiểm tra TT: Thông tin phục vụ quản lý a. Chức năng kế hoạch: là một chức năng, một khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý, lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một tổ chức, chỉ ra các hoạt động, những biện pháp cơ bản, các điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu, kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn đường lối hành động của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. b. Chức năng tố chức: tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bố công việc quyền hành và các nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Nhờ có tổ chức hiệu quả mà người quản lý có thể sử dụng tốt nguồn nhân lực và các nguồn lực khác. Một tổ chức được thiết kế phù hợp sẽ phát huy được nội lực và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực. c. Chức năng chỉ đạo: là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hưởng của mình tác động đến con người trong tổ chức làm cho họ tự giác, phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ 9 chức. Vai trò của người chỉ đạo là phải chuyển được ý tưởng của mình vào nhận thức của người khác, hướng mọi người trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị. d. Chức năng kiểm tra: là một chức năng quan trọng của quản lý, quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý. Nhờ có kiểm tra mà nhà quản lý đánh giá được kết quả công việc, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo. 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội nói chung là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Theo Đặng Quốc Bảo: “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [ 1, tr 31 ]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là những hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, họp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [34, tr 11]. Theo Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân: “ Ouản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (cỏ ỷ thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản lý đến tat cả các mắt xích của hệ thong (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hộị”[33, tr 10]. Quản lý giáo dục bao gồm những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục, được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường, v ề nguyên tắc quản lý giáo dục có mối liên hệ tương tác giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thông qua các nhân tố gồm mục 10 tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện. Chúng nằm trong môi trường bị chi phối bởi các nhân tố tự nhiên, xã hội theo điều kiện lịch sử nhất định. Trên thực tế các yếu tố này luôn tương tác với nhau. Quản lý giáo dục vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Ngày nay, quản lý giáo dục đang phát triển thành một ngành khoa học, có cơ sơ lý luận riêng của nỏ. Đe quản lý tốt, không chỉ cần nắm các luận điểm cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, mà còn cần nắm các quy luật cơ bản về sự phát triển giáo dục cũng như các khoa học liên quan đến giáo dục. Chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý.. .nhằm bảo đảm sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình quản lý. Ngoài trình độ khoa học về quản lý, nhà quản lý còn phải có nghệ thuật quản lý nữa. Nghệ thuật quản lý giáo dục được hiểu là sự tích hợp của khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, kinh nghiệm quản lý và sáng tạo của chủ thể quản lý. Nghệ thuật bao gồm kỹ năng sử dụng phương pháp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử.. .nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Trong quản lý tính khoa học và tính nghệ thuật luôn gắn bó với nhau. Neu chỉ chú ý đến nghệ thuật thì hoạt động của nhà quản lý mất định hướng, kết quả hoạt động thiếu ổn định, có tính may rủi. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến tính khoa học thì dễ rơi vào máy móc giáo điều. Như vậy, quản lý giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Đó chính là đậc thù của quản lý giáo dục. Nhìn chung, có thể coi: Onản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có khoa học, phù họp vói quy luật khách quan của chủ thế quản lý đến đổi tượng quản lỳ nhằm khai thác toi ưu các nguồn lực và phổi hợp những nỗ lực của cán bộ, giáo viên và học sinh để phát triển sự nghiệp giảo dục theo rmw tiêu, qnan điểm giáo dục của Đảng. 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là đối tượng quản lý cơ bản của tất cả các cấp quản lý giáo dục có nhiệm vụ vận dụng những nguyên lý, những phương pháp của khoa học quản lý giáo dục để đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường, đảm bảo sự phát triển toàn diện 11 của thế hệ trẻ nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đật ra ừong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có, tiến lên một trạng thái phát triển mới bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục. Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để đào tạo thế hệ trẻ thông minh, sáng tạo, năng động biết sống vì hạnh phúc của bản thân và xã hội. Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu, {Báo cáo hội thảo đánh giá chất lưọng giáo dục - 2005), đánh giá chất lượng nhà trường dựa vào các yếu tố: yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra, ngữ cảnh sau: Đầu vào 1. Người học 2. Chương trình giáo dục 3. Người dạy 4. Cơ sở vật chât Quá trình 1. Bộ máy quản lý trường 2. Hoạt động giáo dục 3. Hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực Dầu ra 1. Sự phát triển của người học 2. Sự phát triển của người dạy 3. Lợi ích của xã hội Npữ cảnh 1. Dân cư 2. Chính sách 3. Nhân thức của xã hôi 4. Tình hình kinh tê 12 Bản chất của quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy, quản lý hoạt động học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường để đạt được các mục tiêu giáo dục đề ra. 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học 1.2.4.1. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường. Đó là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích dưới sự chỉ đạo của nhà quản lý giáo dục. Đồng thời có sự hoạt động tích cực, tự giác của người học với mục tiêu phát ừiển nhân cách. Hoạt động dạy học bao gồm 2 mặt: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Theo tác giả Phan Trọng Luận: “Học là quá trình tương tác giữa cá thể với mồi trường, kết quả dẫn đến sự biến đối bền vững về nhận thức, trinh độ hay hành vi của cá thể đớ” [32, tr 15]. “Dạy là sự tniyền lại của thế hệ tmớc cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích lũy được qua các thế hệ....[32, tr 16]. Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Neu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra. Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Phân tích hoạt động dạy học, chúng ta đi đến kết luận: Hoạt động học trong đó có hoạt động nhận thức của học sinh có vai trò quyết định kết quả dạy học. Đe hoạt động học có kết quả thì trước tiên chúng ta phải coi trọng vai trò người giáo viên, 13 giáo viên phải xuất từ lôgíc của khái niệm khoa học, xây dựng công nghệ dạy học, tổ chức tối ưu hoạt động cộng tác của dạy và học, thực hiện tốt các chức năng dạy học. Vì vậy muốn nâng cao mức độ khoa học của việc dạy học ở trường phổ thông thì người Hiệu trưởng đặc biệt chú ý hoạt động dạy của giáo viên; chuẩn bị cho họ có khả năng hình thành và phát triển ở học sinh các phương pháp, cách thức phát hiện lại các thông tin học tập. Đây là khâu cơ bản để tiếp tục hoàn thiện tổ chức hoạt động học của học sinh. Neu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò. 1.2.4.2. Onản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là quản lý toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của thầy, việc học tập của trò theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu và đường lối giáo dục của Đảng. * Oĩiảrt lý hoạt động dạy của giáo viên; giáo viên vừa là đối tượng quản lý trong mối quan hệ các cấp quản lý bên trong nhà trường (Ban giám hiện, tổ trưởng chuyên mân ), vừa là chủ thể quản lý {trong mối quan hệ với học sinh). Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bao gồm các nội dung sau: Quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch và chương trình giảng dạy. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài Quản lý giờ lên lớp, việc sử dụng đồ dùng dạy học Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn 14 Onản lý hoạt động học của học sinh: học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể * tự quản lý quá trình học tập của mình. Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh bao gồm: Giáo dục động cơ, ý thức, thái độ học tập của học sinh Quản lý thời gian, chất lượng học tập, phương pháp học tập của học sinh Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh. Khen thưở ng và kỷ luật học sinh Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 1.2.5. Chất lượng và chất lượng dạy học 1.2.5.1. Chất lưọng *Khái niệm về chất lượng Bộ tiêu chuẩn ISO định nghĩa chất lượng là: “Tập họp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những yên cần đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Theo Từ điển Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2000): Chat lượng là tổng thế những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, hiện tưọĩĩg, làm cho sự vật này phân biệt với sự vật khác. Theo Edwards Deming: “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng’'. Chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa, thậm chí khó nắm bắt. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Han ey và Green (1993) nhằm tổng kết những quan niệm chung của các nhà giáo dục, chất lượng được định nghĩa như tập hợp các thuộc tính khác nhau: Chất lượng là sự xuất sac (quality as excellence); Chất lượng là sự hoàn hảo (quality as perfection); Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for 15 purpose); Chat lượng là sự đáng giá với đồng tiền [bỏ ra] (quality as value for money); Chat lượng là sự chuyển đổi về chat (quality as transformation) Các quan niệm về chất lượng tổng quát tuy có khác nhau, nhưng đều có chung một ý tưởng: chất lượng là sự thoả mãn một yêu cầu nào đó. Thực vậy, trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua mức độ đạt các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm. Còn trong giáo dục đào tạo, chất lượng được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra của chương trình giáo dục đào tạo. 1.2.5.2. Chat lượng dạy học Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đau của nền giáo dục trên thế giới. Hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được ken thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế sản xuất, nghiên cứu một cách có hiệu quả, và do vậy càng lúc càng đật ra những yêu cầu gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách quan, công bằng, là động lực thúc đay để người học thấy đó là động lực, mục tiêu phấn đau như bữa com hàng ngày. Vậy chất lượng day học được đánh giá như thế nào? Theo Phạm Quang Huân (Viện Nghiên cứu Sư phạm, Đại học Sư phạm Hà Nội): Có thể coi mức chất lượng là những yêu cầu, những mong muốn đạt được phù hợp với trình độ và điều kiện của giáo viên, của lóp học, của nhà trường đối với các yếu tố tham gia vào quá trình như nội dung kiến thức, phương pháp tổ chức, việc hướng dẫn của người dạy về cách thức hoạt động để chiếm lĩnh tri thức cho người học.. .Chẳng hạn: người giáo viên đặt ra yêu cầu cho người học cần đạt tới mức chất lượng nào về nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ; người dạy cần đạt những yêu cầu chất lượng nào về việc chọn lựa, sắp xếp và trình bày nội dung, về phương pháp hướng dẫn, tổ chức và điều khiển học sinh tiến hành các hoạt động nhận thức, về việc sử dụng, khai thác thiết bị và học liệu hỗ trợ dạy học ...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất