Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty tnhh thái bình dươn...

Tài liệu Một số giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty tnhh thái bình dương

.PDF
27
94
114

Mô tả:

Lời nói đầu Thế giới hiện nay đang diễn ra một xu hướng chủ đạo là khu vực hoá và toàn cầu hoá các nền kinh tế. Không thể đứng ngoài xu thế này, nước ta đã chủ động tham gia với quá trình hội nhập. Quá trình hội nhập đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội lớn và những thách thức gay gắt, buộc các doanh nhân, doanh nghiệp nước ta phải nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng, phát huy nội lực và biết tận dụng môi trường, ngoại lực thuận lợi để nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của mình. Trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh thì vấn đề khai thác, phát huy nội lực không thể bỏ qua công tác nghiên cứu và phát triển văn hoá kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cùng với quá trình quan sát tìm hiểu vấn đề Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thái Bình Dương em đã chọn đề tài "Một số giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thái Bình Dương". Đề tài gồm ba phần chính: Phần I. Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp. Phần II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thái Bình Dương và thực trạng về văn hoá doanh nghiệp tại công ty. Phần III. Một số giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thái Bình Dương. Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Sái Thị Lệ Thuỷ, sự giúp đỡ của cơ quan thực tập. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng kiến thức còn hạn chế, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn có những ý kiến đóng góp để đề tài được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Phương Thảo PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP. I. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP - NỀN TẢNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN: Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp gắn với đặc điểm của từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân từng người lao động. Do đó văn hoá doanh nghiệp rất phong phú đa dạng, Tuy đa dạng nhưng văn hoá doanh nghiệp không phải vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp, mà cả trong hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, từ mẫu mã kiểu dáng đến nội dung chất lượng. Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở của toàn bộ chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói thành công hay thất bại của các doanh nghiệp đều gắn liền với việc có hay không có văn hoá doanh nghiệp theo đúng nghĩa của khái niệm này. Ở nước ra nếu tính trong một thập kỉ qua, thì trong những năm đất nước bị đô hộ, nhiều doanh nghiệp đã khởi xướng những ý tưởng rất mới trong việc phát triển công thương nghiệp, hình thành những nền móng đầu tiên của Văn hoá doanh nghiệp nước ta, đó là tinh thần dân tộc trong kinh doanh, dũng cảm cạnh tranh với tư bản Pháp, Hoa, lúc đó đang làm chủ trên thị trường. Trong những năm thực hiện kế hoạch hoá tập trung do thị trường và các quy luật của thị trường không được công nhận, các doanh nghiệp nước ta tiến hành sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh được ban hành từ trên sản phẩm làm ra được giao nộp lên cấp trên, không tính đến nhu cầu thị trường, không hạch toán đến giá cả, cộng với tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp không gắn với kết quả sản xuất... thể chế kế hoạch hoá tập trung cũng không bảo đảm trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp với tư cách là một thực tể kinh doanh, hạn chế tính sáng tạo, tinh thần kinh doanh của người quản lý doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng trong thời kỳ này những cán bộ quản lý doanh nghiệp đã mạnh dạn tìm tòi thử nghiệm cách làm ăn mới, tạo ra một số mô hình kinh doanh có hiệu quả. Những mô hình này đã nêu lên một số đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam thời đó: tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động sáng tạo, vươn lên khắc phục khó khăn thiếu thốn. Truyền thống văn hoá đó đã có ảnh hưởng tốt đối với thế hệ doanh nhân ngày nay. Công cuộc đổi mới đã đem lại cho các doanh nhân, doanh nghiệp nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa từng bước hình thành Văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội nước ta, đó là Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Công cuộc đổi mới đã đem lại sự giải phóng các lực lượng sản xuất, quyền tự do kinh doanh của mỗi công dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Đó cũng là phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp. Chúng ta đã đấu tranh chống ngoại xâm hàng thế kỷ đã đem lại sự tự do cho dân tộc, thì ngày nay không cam chịu mãi cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, từng doanh nhân, doanh nghiệp phải vận dụng được tinh thần bất khuất ấy vào sản xuất. II. HAI MẶT CHÍNH CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP: Tính cụ thể của Văn hoá doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt là mục đích kinh doanh và phương pháp kinh doanh. 1. Mục đích kinh doanh: Thường có hai điểm chung như sau: - Thứ nhất là đạt hiệu quả cao tức là lợi nhuận tối đa cho cá nhân, cộng đồng và hiệu quả xã hội. Điều cần thiết phải coi trọng là mục đích lợi nhuận và hiệu quả cá nhân, vì đó là động lực trực tiếp của mỗi doanh nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Nhưng trong thực tế có xảy ra trường hợp mục đích lợi nhuận và hiệu quả cá nhân mâu thuẫn với mục đích và hiệu quả xã hội, muốn đảm bảo sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích cộng đồng thì cần phải xác định đúng mức độ của từng mục đích cụ thể và phương pháp để đạt hai phần mục đích. Việc xác định cho đúng mức độ và phương pháp để đạt sự thoả mãn của mục đích cá nhân, cộng đồng thuộc về giới lãnh đạo của doanh nghiệp, đó chính là văn hoá doanh nhân. - Thứ hai là có tính nhân văn, thể hiện ở hai mặt: đối với con người và đối với tự nhiên. Đối với con người (là quan trọng nhất) đó là đáp ứng tới mức cao nhất nhu cầu con người, là tôn trọng phẩm giá, nhân cách con người, loại trừ việc xây dựng sự làm giàu bất chính, không chơi xấu, dùng những thủ đoạn mánh khoé, cạm bẩy để hại nhau trong kinh doanh. Đối với thiên nhiên, đó là gắn kinh doanh với bảo vệ môi trường sinh thái, không làm ô nhiễm môi trường, huỷ hoại môi trường sinh thái. 2. Phương pháp kinh doanh: Tức là doanh nghiệp đạt tới mục đích bằng con đường nào với những nguồn lực nào. Nếu mục đích kinh doanh là yếu tố quyết định tạo dựng nền văn hoá doanh nghiệp, thì phương pháp kinh doanh lại là yếu tố liên quan chặt chẽ đối với việc thực hiện mục đích đó, điều này nói lên trong kinh doanh không thể đạt mục đích bằng bất cứ giá nào mà phải tuân theo những nguyên tắc luật pháp và đạo đức trong khi thực hiện các phương pháp kinh doanh, đó chính là văn hoá trong phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp. Những điểm chung về phương pháp kinh doanh, đó là: - Tuân thủ pháp luật (kể cả luật pháp quốc gia, quốc tế cũng như điều lệ, nội quy của từng doanh nghiệp) bảo đảm tính minh bạch, công khai trong kinh doanh. - Dựa vào khoa học, kỹ thuật, vận dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành sản xuất kinh doanh. - Quý trọng quan hệ con người, phát huy năng lực xã hội bao gồm các yếu tố: giới lãnh đạo chính trị, quan chức quản lý, tri thức, doanh nghiệp và người lao động. IV. VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY: Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện nay có tác dụng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam được hình thành là một phần quan trọng của văn hoá Việt Nam được lưu truyền và bù đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hoá doanh nghiệp nước ta tiếp thu những nhân tố văn hoá trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh tế hàng hoá trên thế giới, đồng thời tiếp thu và phát huy những tinh hoa văn hoá trong kinh doanh của cha ông, vận dụng phù hợp đặc điểm của xã hội ngày nay, đó là hiện đại hoá truyền thống hoá... chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền thống và hiện đại, đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành văn hoá doanh nghiệp mang đặc sắc Việt Nam. * Một số điểm nổi bật về văn hoá doanh nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 1. Kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và vì lợi ích của dân tộc: Từ công cuộc đổi mới được bắt đầu đến nay, ở nước ta đã dần dần hình thành kinh doanh mới, đó là kinh doanh vì lợi ích của mỗi doanh nghiệp và lợi ích của cả dân tộc. Tranh thủ của các doanh nghiệp, của mỗi doanh nhân. Vì vậy chúng ta luôn cần phải đặc biệt quan tâm đến lợi ích của cá nhân không vì nhấn mạnh lợi ích chung mà coi nhẹ lợi ích kinh doanh của mỗi cá nhân doanh nhân. Ngày nay, mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp gắn với công cuộc phát triển kinh tế đất nước, vì lợi ích cá nhân, gia đình và lợi ích của các đất nước, dân tộc. Khác với doanh nhân các nước kinh tế phát triển và cũng không nên bị nhìn nhận như giai cấp bóc lột, doanh nhân nước ta ngày nay có nổi đau trăn trở riêng, nổi đau của một dân tộc kiên cường, thông minh mà vẫn phải chịu cảnh lạc hậu kém phát triển. Mỗi doanh nghiệp phát triển không chỉ vì bản thân của doanh nhân mà còn vì sự phát triển của quê hương, của mỗi huyện, tỉnh, động cơ đó thúc đẩy mỗi doanh nhân ngày càng vươn lên. Cái mục đích ấy đang được thể hiện trong các doanh nghiệp có hàng hoá được người tiêu dùng bình chọn đạt chất lượng cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng mục đích kinh doanh của mỗi doanh nhân ở nước ta hiện nay rất đa dạng về tính chất, bởi vè lẽ sống của con người là đa dạng, phóng phú , nhiều màu vẽ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi lên cơ chế thị trường. Qua các cuộc kiểm tra xã hội học, có thể thấy một số khuynh hướng nổi bậc như: có người kinh doanh để mong kiếm được nhiều tiền, có người muốn thông qua kinh doanh để có danh tiếng lớn, uy tín và địa vị xã hội cao, có người muốn vươn lên tiếp nối truyền thống gia đình, lại có người kinh doanh vì khát khao tự hoàn thiện bản thân, có ý chí mạnh mẽ về sự phát triển tự do của con người trong chế độ xã hội mới. 2. Văn hoá doanh nghiệp đòi hỏi gắn bó chặt chẽ hiệu quả kinh doanh và tính nhân văn trong kinh doanh: Không thể đạt được hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà phải coi trọng giá trị nhân văn. Kinh doanh đi đôi với việc tôn trọng con người và bảo vệ môi trường. Điều đặc biệt quan trọng là nâng cao tinh thần cộng đồng dân tộc trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, một đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp mà chúng ta cần xây dựng, chúng ta đề cao ý chí tự lập tự cường vươn lên của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời huy động tính cộng đồng, tính truyền thống "chị ngã em nâng", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc. Đồng thời chúng ta khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội như xoá đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, tham gia các hoạt động từ thiện... Điều cần nhấn mạnh hiện nay là khắc phục chủ nghĩa thực dụng, dùng mọi thủ đoạn để đạt được lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, bất kể việc làm đó có hại cho người khác, các thủ đoạn làm giàu bất chấp tình nghĩa, thậm chí làm giàu trên sự đau khổ của đối tác, trên sự phá sản của những doanh nghiệp yếu thế. Có thể thấy rõ nhược điểm về mặt này của doanh nghiệp nước ta trong nhiều trường hợp như cạnh tranh bất hợp pháp, tranh giành thị trường, đáng phê phán nhất là những thủ đoạn hạ giá, phá giá khi xuất khẩu hàng hoá. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực hiện nay, khi cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả diễn ra gay gắt, chúng ta đề cao việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp lại càng phải đề cao tính tập thể, truyền thống đoàn kết dân tộc trong kinh doanh. Do vậy, cần phải đặc biệt phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp để khai thác tốt hơn mọi nguồn lực trong xã hội, kể cả thu hút tài trợ từ bên ngoài, phát triển các hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả, khắc phục những yếu kém của doanh nghiệp khi hoạt động riêng lẻ. Các hiệp hội doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho từng hội viên như cung cấp thông tin tư vấn, đào tạo, cùng nhau thương thảo giải quyết những vấn đề cụ thể mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không tự giải quyết được để đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành, bảo đảm văn hoá doanh nghiệp, khắc phục những khuyết điểm của thị trường. 3. Con người là yếu tố cho sự hình thành và phát huy văn hoá doanh nghiệp: Trong việc phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp không chỉ tăng vốn, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động mà phải tạo ra môi trường văn hoá doanh nghiệp tiến bộ cũng tức là tạo ra sức mạnh tổng thể cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp, lao động sáng tạo với niềm tin lý tưởng cao đẹp. Văn hoá doanh nghiệp là lý tưởng và các nguyên tắc chi phối hành động của doanh nghiệp cũng như của mọi thành viên, là hệ giá trị tạo nên nguồn lực cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Do vậy càng cần thiết phải phát huy nhân tố con người trong khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp có thể nêu ba cấp độ trong việc phát huy nhân tố con người trong doanh nghiệp. + Cấp độ thứ nhất là nâng cao năng lực tiềm năng của mỗi công nhân, viên chức thông qua biện pháp giáo dục đào tạo về kinh tế, công nghệ, quản lý. + Cấp độ thứ hai là biến năng lực tiềm năng đó thành hiện thực, thông qua các biện pháp khuyến khích, kích thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất. + Cấp độ thứ ba là tập trung cho các tiềm lực cá nhân của công nhân viên chức và việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, thông qua các biện pháp tổ chức quản lý và nhân sự. Cấp độ thứ ba có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì văn hoá doanh nghiệp không phải là kết quả của sự phát triển tự phát trong quá trình sản xuất kinh doanh mà nó được định hướng xây dựng và hình thành trong ý thức của người quản lý doanh nghiệp. Do vậy, phải đào tạo và trọng dụng đội ngũ doanh nhân nắm được văn hoá doanh nghiệp và vận dụng được văn hoá doanh nghiệp, trong quan hệ với các đối tác cũng như trong việc quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp. 4. Những nét chung của từng doanh nghiệp Việt Nam và từng nét riêng của từng doanh nghiệp: Từng doanh nghiệp có những đặc sắc độc đáo riêng không trộn lẫn với các doanh nghiệp khác được. Ví dụ nét độc đáo của doanh nghiệp A là xây dựng đội ngũ nhân viên rất nhã nhặn, chu đáo với khách hàng và đối tác, nét độc đáo của doanh nghiệp B là luôn đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới, nét độc đáo của doanh nghiệp C là tận tình bồi dưỡng đào tạo phát triển nguồn nhân lực... Có thể nói: văn hoá doanh nghiệp là cái nhãn hiệu đặc sắc của doanh nghiệp, đó là niềm vinh quang tự hào của doanh nghiệp được xây dựng, lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác. PHẦN II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH DƯƠNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH DƯƠNG: 1. Quá trình hình thành: Công ty Thái Bình Dương là doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập ngày 06/11/1992 theo quyết định số 3165/QĐ-UB của UBND tỉnh QN-Đà Nẵng (cũ) với chức năng ban đầu: - Kinh doanh vật liệu xây dựng. - Kinh doanh các mặt hàng phục vụ tiêu dùng, may công nghiệp. Đến năm 2000, công ty mở rộng hoạt động và tham gia vào lĩnh vực xây dựng, địa ốc. Các chức năng hiện có của công ty là: + Xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp. + Xây dựng công trình giao thông thuỷ lợi. + Xây dựng công trình kiến trúc hạ tầng khu dân cư. + Công trình điện. + Kinh doanh vật liệu xây dựng. Tên và địa chỉ của công ty: - Doanh nghiệp: Công ty TNHH Thái Bình Dương. - Trụ sở chính: 104 Nguyễn Văn Linh - Q. Hải Châu - TP Đà Nẵng. - Giám đốc: Mai Thị Thi. - Điện thoại: 0511.656455 - 816879 - 871975 - Fax: 0511.871975 - Tài khoản số: 7301-5879C tại Ngân hàng đầu tư - Phát triển Đà Nẵng - Mã số thuế: 04-00129897 - Vốn điều lệ: 4.100.000.000VNĐ - Hình thức sở hữu: Cổ phần 5 thành viên. 2. Quá trình phát triển của công ty: Trong những năm qua, công ty đã không ngừng củng cố bộ máy quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Đến nay, đội ngũ kỹ sư, cán bộ quản lý của công ty đã lớn mạnh hơn nhiều, với mỗi thành viên có trình độ học vấn phù hợp với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác thi công và quản lý tài chính, huy động vốn và điều hành thi công công trình. Bên cạnh là một lực lượng công nhân lành nghề, thành thạo và nhiệt tình trực tiếp tham gia sản xuất. Tính từ năm 2000 đến nay, công ty đã trúng thầu và được giao thầu thi công nhiều công trình đạt chất lượng cao về kỹ mỹ thuật và đảm bảo yêu cầu tiến độ. Bên cạnh việc huy động vốn kinh doanh bằng hình thức vay vốn nfh công ty đã không ngừng phát triển vốn bằng việc kêu gọi thêm vốn của các thành viên trong công ty, đến năm 2000 vốn điều lệ của công ty đạt mức 4.100 triệu. Trong mối quan hệ vay vốn, công ty cũng đã tạo được sự tín nhiệm đối với ngân hàng, cân đối và thanh toán vốn đúng thời hạn. Các yếu tố trên kết hợp tạo cho công ty một sức mạnh lớn đủ để có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trên thương trường. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY: 1. Chức năng: Xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp. Xây dựng công trình giao thông vận tải. Xây dựng công trình kiến trúc hạ tầng khu dân cư. Công trình điện Kinh doanh vật liệu xây dựng. 2. Nhiệm vụ: Công ty có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, lấy thu bù chi, có lãi để phát triển vốn. Công ty làm hoàn thành mọi chỉ tiêu Nhà nước giao và tập trung quản lý tốt về vốn, đặc biệt là nguồn vốn xây dựng cơ bản, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng nguyên tắc và hiệu quả. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn quản lý tay nghề công nhân. * Về mặt xã hội: Phải quan tâm đến các mối quan hệ xã hội, thực hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. * Về mặt kinh tế: Mục tiêu là làm sao kinh doanh có lời, đây là mục tiêu quan trọng nhất. Song song với thực hiện mục tiêu kế hoạch đặt ra, công ty phải hoàn thành nhiệm vụ khác nữa như: nộp ngân sách, đảm bảo đời sống tinh thần vật chất cho nhân viên, nâng cao hiệu quả máy móc thiết bị, lao động, tạo ra sản phẩm và đáp ứng nhu cầu kịp thời khách hàng như trên thị trường hiện nay. 3. Quyền hạn của công ty: Công ty có quyền liên doanh, liên kết để mở rộng phát triển sản xuất có hiệu quả, đổi mới công nghệ trang thiết bị, đặt chi nhánh và văn phòng công ty trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất theo khả năng của công ty, nghiên cứu lựa chọn thị trường. Công ty có quyền sử dụng vốn tài nguyên và các nguồn lực khác, các quỹ của công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc có bảo toàn, được hưởng các chế độ trợ cấp giá hay các ưu đãi khác của Nhà nước, nhằm mục đích tái đầu tư theo quy định của Nhà nước. Xây dựng áp dụng định mức lao động, vật tư, tiền lương, thuê mướn, bố trí, sử dụng đào tạo lao động, lựa chọn các chương trình hình thức thưởng phạt theo quy định của pháp luật và bộ quốc phòng. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH DƯƠNG: 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kế hoạch Tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Đội sản xuất Phòng thiết bị vật tư Quan hệ trực tuyến * Nhận xét: trên môhệhình có ưu, nhược điểm sau: Quan chứcnày năng Nhìn chung, mỗiphòng ban trong công ty đều có chức năng riêng biệt nhưng không thể tách rời nhau. Cơ cấu tổ chức của công ty theo dạng trực tuyến chức năng. Các bộ phận trong bộ máy quản lý chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của giám đốc. * Ưu điểm: giám đốc kiểm soát và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của các phòng ban thông qua phó giám đốc. - Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, giản đơn. - Công việc được giải quyết nhanh chóng. - Có sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ của từng bộ phận tránh tình trạng công việc bị chồng chéo. - Ít tốn kém về chi phí quản lý doanh nghiệp với mô hình này giúp cho giám đốc thoát khỏi các công việc sự vụ và tập trung ở tầm vĩ mô yên tâm đầu tư ra bên ngoài. * Nhược điểm: - Thiếu sự linh hoạt trong việc ra quyết định giữa các phòng ban. - Giản đơn dễ xảy ra những thiết sót. 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định cao nhất trong việc lựa chọn các giải pháp kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. - Phó giám đốc: là người giúp cho giám đốc điều hành hoạt động của công ty. Phó giám đốc có thể thay mặt giám đốc thực hiện một số công việc khi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực hoạt động của mình. - Phòng kỹ thuật: + Có nhiệm vụ lập hồ sơ đấu thầu khi đã có hồ sơ mời thầu. + Lập dự toán cho từng công trình, hạng mục công trình khi khách hàng yêu cầu. + Kết hợp với các phòng khác lập hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên chủ đầu tư và bên nhận thi công. + Theo dõi và giám sát công trình để đảm bảo tiến độ kỹ thuật theo đúng thiết kế được duyệt. + Tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành. + Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp bàn giao, nghiệm thu công trình, lập phương án trình giám đốc trong công tác tiếp khách. - Phòng kế hoạch tổng hợp: tham mưu cho giám đốc trong công việc tổ chức cán bộ lao động, tiền lương, các chính sách chế độ bảo hiểm, quản trị hành chính trong toàn công ty. + Lập kế hoạch nhận định cán bộ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong toàn công ty, đáp ứng nhu cầu đổi mới trong kinh doanh thúc đẩy phát triển. + Thực hiện đầy đủ các chính sách chế độ của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên và xây dựng nội quy lao động và theo dõi chặt chẽ việc thực hiện nội quy, quy chế của cán bộ công nhân viên. - Phòng tài chính - kế toán: Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản trong quá trình kết quả sản xuất kinh doanh. Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình tài chính hoạt động kinh doanh. Thực hiện tốt pháp lệnh thống kê kế toán Nhà nước ban hành. Xây dựng các quy chế quản lý tiền hàng quy định mức độ công nợ và theo dõi chặt chẽ các hoạt động kế toán tài chính trong toàn công ty kịp thời điều chỉnh những phát sinh bất hợp lý. Thu hồi công nợ đúng hạn và xử lý các trường hợp trả chậm chiếm dụng vượt quá định mức. Tổng hợp báo cáo chính xác với lãnh đạo và đưa ra các đề xuất về các biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. - Phòng kỹ thuật: Thực hiện các chức năng chỉ đạo thiết kế. Theo dõi kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu sản xuất sản phẩm, kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm mà cụ thể là các công trình hạng mục công trình. Lên thiết kế các công trình theo đúng yêu cầu của khách hàng: lập dự án và báo giá với khách hàng. Theo dõi và quản lý chất lượng công trình. - Đội sản xuất: Quản lý kỹ thuật thiết bị trong công ty: quản lý chất lượng nguyên vật liệu và thành phẩm trong công ty đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ sản xuất. Có chức năng quản lý đội ngũ sản xuất ra thành phẩm đảm bảo đúng quy cách, số lượng và chất lượng công trình đạt yêu cầu. - Phòng thiết bị vật tư: Kiểm tra giám sát chất lượng vật tư quản lý và cung ứng vật tư kịp thời nhanh chóng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và thường xuyên. Kiểm tra và quản lý máy móc thiết bị, máy thi công công trình và quản lý việc sử dụng đầu tư. Phản hồi thông tin phát sinh trong cung ứng vật tư. IV. TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY: Con người là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. Có thể nói con người sẽ làm ra tất cả, do đó cần phải xem xét nguồn nhân lực của công ty để thấy rõ khả năng kinh doanh của công ty. CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH DƯƠNG ĐVT: người 2002 Năm Khoản mục 2003 2004 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1. Tổng số lao động 223 100 231 100 240 100 - Lao động gián tiếp 28 12,6 30 12,9 30 12,5 - Lao động trực tiếp 195 87,4 201 87,1 210 87,5 + Đại học 8 3,5 9 3,9 9 3,75 + Cao đẳng 10 4,4 12 5,3 12 5 + Trung cấp 8 3,5 6 2,6 6 2,5 + Sơ cấp 2 0,9 3 1,3 3 1,25 50 22,4 53 22,9 60 25 2. Trình độ - Lao động gián tiếp - Lao động trực tiếp + Bậc 1,2 + Bậc 3,4 60 26,9 60 25,9 63 26,2 + Bậc 5 48 21,5 50 21,6 47 19,5 + Bậc 6 35 15,7 38 16,4 40 16,6 (Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp) * Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy qua 3 năm, số lượng lao động ở bộ máy quản lý không thay đổi vẫn giữa ở con số 30 người. Về số lượng công nhân tham gia thường xuyên thì biến động tăng dần cho thấy công ty thi công ngày càng nhiều công trình. Lao động gián tiếp chiếm tỉ lệ thấp. Đây là một lực lượng có vai trò quan trọng vào việc thành công của công ty. Về trình độ của công nhân tham gia công trình thì tuỳ thuộc vào từng công việc mà đòi hỏi trình độ khác nhau. Công ty có bộ máy quản lý khá chặt chẽ, có trình độ và kinh nghiệm. Bên cạnh đó với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và làm việc hết mình nên công ty luôn đạt được doanh thu cao qua từng năm. Ngoài ra, công ty TNHH Thái Bình Dương là công ty xây dựng nên tuỳ theo công trình mà nhu cầu lao động của công ty khác nhau. Công ty còn có chế độ tuyển nhân công theo thời vụ. Tuy nhiên tốc độ nâng cao tay nghề của công nhân chưa đáp ứng kịp thời với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, chưa đủ khả năng vận hành máy móc thiết bị hiện đại, nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, công ty cần quan tâm đến vấn đề tái tạo và cập nhật thường xuyên đối với người lao động. V.TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI CÔNG TY: 1. Tình hình mặt bằng nhà xưởng: Công ty có trụ sở đóng tại 104 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng. Công ty có tổng diện tích 1000m2 và được sử dụng hết. Hệ thống văn phòng làm việc được trang bị hiện đại với các máy tính nối mạng, các thiết bị văn phòng đầy đủ như: điện thoại, máy in, máy fax. 2. Tình hình về máy móc thiết bị: ĐVT: máy Nhãn hiệu và thông số kỹ thuật Tên thiết bị Nước sản xuất Số lượng Xe đào bánh xích Nhật Solar 220 1 Xe đào bánh xích Nhật Solar 220 1 Xe đào bánh xích Hàn Quốc Samsung MX10 1 Xe đào bánh lốp Hàn Quốc Samsung MX6 1 Xe ủi DT75 Liên Xô DT75 1 Xe ủi DT75 Liên Xô DZ42 1 Xe ủi D30P Nhật Komatsu 2 Xe ủi D50P Nhật Komatsu 1 Xe lu 3 bánh Nhật 10 tấn - Wanatable 1 Xe lu 3 bánh Nhật 12 tấn - Wanatable 1 Xe lu rung Đức 12 tấn - 24 tấn RV5 1 Xe lu rung Nhật 4 tấn - 8 tấn Sakai 1 Xe tải ben Hàn Quốc Hundai 15 tấn 1 Xe tải ben Liên Xô Bomazz - 10 tấn 1 Máy trộn bêtông Nhật 350 lít - Honda 2 Máy đầm bàn Nhật Honda 2 Máy đầm cóc Nhật Honda 5 Máy phát điện Nhật Honda 3 Máy thổi bụi Nhật Honda 1 Máy nén khí Nhật Honda 1 (Nguồn: phòng thiết bị vật tư) * Nhận xét: Công ty TNHH Thái Bình Dương với chức năng chính là xây dựng công trình nên hầu hết lượng máy móc thiết bị mua về phục vụ cho các công trình. Phần lớn máy móc thiết bị mua về từ nước ngoài có công suất hoạt động tương đối lớn. Công suất sdk củab các máy này rất lớn chứng tỏ khả năng sử dụng máy móc thiết bị trong thời gian qua có hiệu quả. Máy móc được nhập về từ những nước phát triển do đó kinh phí công ty đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn. Máy móc hiện đại, tuổi thọ lâu dài sẽ nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng công trình. Mặc dù máy móc thiết bị vẫn đang trong tình trạng ổn định song công ty vẫn cần có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy móc luôn hoạt động tốt. VI. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐVT: đồng Tài sản Năm 2002 GT Năm 2003 % GT I. TSLĐ 3.277.123.750 42.1 10.240.167.033 &ĐTNH 668.185.047 8.5 3.484.941.269 1. Tiền mặt 320.786.144 4.1 1.823.085.000 2. Khoản phải 2.144.958.622 27.5 4.782.407.594 thu Năm 2004 % GT % 20,3 23.189.589.522 37,78 6,9 31.619.483.997 2003/ 2002 211,3 5,89 421,5 3,6 13.792.044.973 22,47 468,3 9,4 122,9 5.664.742.975 9,23 3. Hàng tồn kho 143.193.937 1.8 143.733.170 0,28 113.317.577 0,18 0,37 0 0 0 0 0 0 0 4. TSLĐ khác 79,7 38.179.902.616 62,2 789,6 5. Đầu TCNH 8,19 6,6 -9,23 0 0 22.725.303.502 45,07 22.725.303.502 37,03 0 0 0 13.387.407.181 26,55 11.387.407.181 18,5 0 100 546,6 4.520.645.823 57.9 40.215.983.831 tư 4.520.645.823 57.9 4.103.273.148 II. TSCĐ&ĐTDH 4.067.191.933 1. TSCĐ 2. Đầu TCDH tư 3. CP XDCB dở dang Tổng tài sản 7.797.769.573 I. Nợ phải trả 3.725.668.998 47,7 4.927.542.996 9,7 15.890.156.568 25,89 32,26 ngắn 3.725.668.998 47,7 4.927.542.996 9,7 15.890.156.568 25,89 32,26 1. Nợ hạn 0 2. Nợ dài hạn 100 50.420.150.864 0 0 100 61.369.492.138 0 0 0 0 4.072.100.574 52,3 45.492.607.868 90,3 45.479.335.570 74,1 1017,1 II. Nguồn vốn 4.072.100.574 52,3 45.492.607.868 CSH 0 0 0 1. Nguồn vốn quỹ 90,3 45.479.335.570 74,1 1017,1 0 0 0 0 100 61.369.492.138 100 546,6 2. Nguồn kinh phí Tổng vốn nguồn 7.797.769.573 100 50.420.150.864 (Nguồn: Phòng Kế toán tài chính) * Nhận xét : Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2003 tăng 42.622.381.291 đồng so với năm 2002. năm 2004 tăng 10.949.341.274 đồng so với năm 2003 quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. * Phần tài sản: - TSLĐ&ĐTNH tăng liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt tăng từ 6.668.185.047 đồng đến 3.619.483.997 đồng, tiếp theo là do các khoản phải thu tăng từ 320.786.144 đồng đến 13.792.044.973 đồng. Ngoài ra hàng tồn kho cũng tăng mạnh trong 3 năm. Điều đó cho thấy công ty có khả năng thanh toán và chủ động trong việc mua hàng nhờ lượng tiền mặt tăng. Các khoản phải thu tăng chứng tỏ công tác thu hồi công nợ của công nợ còn yếu kém, công ty cần tập trung nhiều vào việc thu nợ khách hàng. Còn hàng tồn kho tăng cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho chưa tốt. - TSCĐ&ĐTDH cũng tăng trong năm 2002 và năm 2003 nhưng lại giảm đi vào năm 2004. Cụ thể là TSCĐ giảm đi qua 3 năm nguyên nhân của việc giảm TSCĐ là do công ty đã thanh lý nhượng bán một số TSCĐ cũ kĩ không còn dùng nữa. * Phần nguồn vốn: - Đối với nguồn hình thành tài sản ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm lớn hơn nợ phải trả rất nhiều. Điều đó cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tối thiểu việc đi vay, làm tốt công tác sử dụng vốn kinh doanh của công ty để đảm bảo về mặt tài chính. Với số lượng trên đã chứng tỏ công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn kinh doanh để đầu tư TSCĐ. - Riêng nợ phải trả tăng đều qua 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2004. Trong đó chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn. Điều đó thể hiện công ty còn nợ rất nhiều từ các ngân hàng, nhà cung ứng. Do đó công ty cần giảm các khoản nợ ngắn hạn bằng cách giảm các khoản vay. Nếu giữ nguyên tỷ số này thì công ty khó có thể vay mượn thêm được tiền cho các nhà tài trợ bởi rủi ro đối với họ là rất lớn. VII. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG Năm 2002 Chỉ tiêu GT Năm 2003 % GT 2003/2002 Năm 2004 % GT % Mức ch/lệch % 1. Doanh 1.605.939.549 100 8.312.834.166 100 8.545.690.657 100 6.706.894.617 417,6 thu thuần 1.270.467.171 79,1 8.279.598.564 99,6 7.783.426.463 91,8 7.009.131.393 551,6 2. Giá vốn 335.472.378 20,8 83.235.602 1,001 762.264.194 8,9 -252.236.776 -75,1 hàng bán 0 0 0 0 0 0 0 0 3. Lợi 300.994.025 18,74 0 0 0 0 -300.994.025 0 nhuận gộp 34.478.353 2,14 33.235.602 0,4 39.966.814 0,46 -1.242.751 -3,6 4. Chi phí 0 0 8.240.328 0,09 17.077.977 0,19 8.240.328 0 bán hàng 0 0 0 0 7.840.818 0,09 0 0 5. Chi phí 0 0 8.240.328 0,09 0 0 8.240.328 0 QLDN 390.837.217 24,3 0 0 0 0 -390.837.217 0 6. LN 368.597.181 23 0 0 0 0 -368.597.181 0 thuần từ 22.240.036 1,38 0 0 0 0 -22.240.036 0 HĐKD 56.718.389 3,53 41.475.930 0,5 49.203.973 0,57 -15.242.459 -26,8 - Thu nhập 18.149.884 1,13 13.272.298 0,16 13.777.112 0,16 -4.877.586 -26,8 HĐTC 38.568.505 2,4 28.203.632 0,4 35.426.861 0,44 -10.364.873 -26,8 - Chi phí HĐTC 7. TL thuần từ HĐTC - Thu nhập bất thường ĐVT: đồng 2004/2003 Mức % ch/lệch 232.856.491 2,8 -5,9 774.295.070 815,8 679.028.592 0 0 0 0 20,25 6.731.212 107,2 8.837.649 0 7.840.818 0 -8.240.328 0 0 0 0 0 0 18,6 7.728.043 3,8 504.814 25,6 7.223.229 - Chi phí bất thường 8. Lợi nhuận bất thường 9. Tổng lợi nhuận trước thuế 10. Tổng thu nhập DN phải nộp 11. Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: phòng Tài chính - kế toán) * Nhận xét : Qua bảng thống kê ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm qua tiến triển tốt. Cụ thể là doanh thu tăng liên tục qua các năm. Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm như sau: + Chỉ tiêu doanh thu thuần: - Doanh thu thuần năm 2003 tăng 417,6% về tương đối hay tăng 6.706.894.617 đồng về tuyệt đối so với năm 2002. - Doanh thu năm 2004 tăng 2,8% về tương đối hay tăng 232.856.491 đồng về tuyệt đối so với năm 2003. - Doanh thu qua các năm tăng cao (nhất là năm 2002 - 2003) là do tốc độ tăng của các công trình thu công là lớn, năng suất lao động tăng, hiệu quả sử dụng vốn tăng. Mặt khác, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của cả doanh thu thuần và tăng doanh thu, cũng là một xu hướng không tốt, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. * Chỉ tiêu lợi nhuận thuần: Lợi nhuận thuần năm 2003 giảm 3,6% về tương đối hay giảm 1.242.751 đồng về tuyệt đối so với năm 2002. Lợi nhuận thuần năm 2004 tăng 20,25% về tương đối hay tăng 6.731.212 đồng về tuyệt đối so với năm 2003. Ta thấy giai đoạn năm 2002 - 2003 doanh thu thuần tăng cao hơn so với năm 2003 - 2004 nhưng lợi nhuận thuần lại tăng chậm hơn. + Hiệu suất sử dụng vốn: Trong năm 2003, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm tới 99 đồng, lợi tức gộp lại là 1 đồng, lợi nhuận còn lại trước thuế chỉ có 0,5 đồng. Trong năm 2004 hiệu quả thấp hơn cụ thể cứ 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán chiếm 91,8 đồng (cao hơn năm 2003), lợi nhuận gộp chỉ còn 8,9 đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ còn 0,57 đồng. Tuy lợi nhuận trước thuế năm 2004 không cao bằng nhưng do thuế năm 2004 phải đóng thuế thu nhập nên lượng thuế tăng từ 41.475.930 đồng lên 49.203.973 đồng nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế của năm 2004 tăng so với năm 2003 là 7.223.229 đồng hay 25,6% làm cho quy mô tăng từ 0,4% đến 0,44%. Tóm lại, quy mô chung của năm 2004 đều tăng so với năm 2003 duy chỉ có giá vốn hàng bán thấp hơn năm 2003. Xét riêng về lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần thì ta thấy năm 2004 cao hơn nhiều so với năm 2003. tức là nếu ta bỏ ra 100 đồng doanh thu thuần thì trong năm 2003 chỉ thu được 0,4 đồng, còn năm 2004 thu được 0,44 đồng. Điều này chứng tỏ được khả năng sinh lời của công ty vẫn tiếp tục tăng. VIII. THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH THÁI BÌNH DƯƠNG 1. Tình hình thực hiện công tác tại công ty: 1.1 Công tác tư tưởng văn hoá: Được thực hiện định kỳ hàng tháng, tổ chức sinh hoạt toàn đơn vị thông báo chính trị quán triệt tình hình chính trị thế giới, khu vực, trong nước, kế hoạch công tác và tình hình của đơn vị để định hướng tư tưởng, xác định nhiệm vụ trong toàn đơn vị. Tổ chức các đại hội công viên chức để quán triệt công tác chính trị, công tác xã hội cho toàn nhân viên công ty. 1.2 Công tác cán bộ chính sách: Lãnh đạo công ty chỉ đạo thực hiện kê shoạch công tác cán bộ đúng qui định, tiến hành nhận xét và thông báo cho từng cán bộ Công tác bổ nhiệm, đề đạt, thực hiện chế độ cho các cấp trong công ty luôn thực hiện một cách trung thực, khách quan và tiến hành một cách đều đặn. Lãnh đạo công ty cũng quan tâm đến các hoạt động văn hoá như công tác đền ơn đáp nghĩa, phong trào thể dục thể thao. 1.3 Công tác bảo vệ an ninh: Lãnh đạo công ty luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, trật tự an toàn trong đơn vị, đơn vị luôn giữ được đoàn kết nội bộ tốt. 1.4 Công tác dân vận. Các đơn vị công ty luôn chủ trương quan tâm đến việc giữ mối liên hệ mật thiết, đoàn kết với địa phương nới các đơn vị công ty hoạt động, tuyên truyền và vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá dân cư. 1.5 Công tác quần chúng: Các tổ chức của công ty luôn đi đầu trong việc hởng ứng thực hiện tốt các phong trào quần chúng 2. Tính nhân văn tại công ty trong thời gian qua : 2.1 Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới: Trong công ty, không có sự phân biệt cứng nhắc giữa "cấp trên" và "cấp dưới". Lãnh đạo công ty luôn giữ mối quan hệ mật thiết với các nhân viên. Quan điểm của lãnh đạo công ty là "một tập thể chỉ mạnh và hoạt động có hiệu quả khi mỗi thành viên trong đó đều tôn trọng lẫn nhau" Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng không khí làm việc mang tính tập thể cao trong toàn công ty. Nhân viên trong công ty luôn nắm bắt được ý đồ, mục đích của lãnh đạo công ty. Do đó, giữa người lãnh đạo và nhân viện luôn có mối quan hệ mất thiết với nhau, tạo nên một môi trường làm việc hoà đồng và sôi nổi. 2.2 Mối quan hệ giữa các nhân viên trong công ty: Đối với người lao động, công ty không chỉ quan tâm đến trình độ nghiệp vụ mà còn rất chú trọng đến tư cách thông qua ứng xử, tác phong sinh hoạt và thái độ trong hợp tác công việc. Công ty chú trọng đến quan điểm "đơn vị sản xuất nơi công tác to-ót, học tập tốt, là môi trường lao động có tính kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, nơi thể hiện tình bạn, tình đồng chí, đồng đội". Mọi người cùng nhau làm việc vì sự thành công của công ty. Các vị trí công việc đều tương tác với nhau. Cách thức quản lý đã tạo nên một bầu không khí thoải mái và lôi cuốn được sự đồng tâm nhất trí của mọi người. Mọi thành viện xem công ty như là gia đình thứ hai của mình, tất cả đều quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong đời sống xã hội. - Đối với đời sống tinh thần của nhân viên, vẫn có nhãng tổ chức văn hoá mạnh mẽ trong nội bộ công ty. Ví dụ như công ty chỉ tổ chức đi dã ngoại vào mọt ngày lễ trong năm, không tổ chức những buổi tiệc thân mật, tham gia phong trào thể thao,... - Môi trường làm việc hiện tại của công ty khiện nay tương đối thoáng mát, thuận tiện cho việc bố trí máy móc thiết bị. Tuy nhiên công ty cần mở rộng thêm phòng ốc để các nhân viên được làm việc thoải mái, phù hợp với từng vị trí của họ. - Nơi tiếp đãi khách hàng cũng là một nơi không kém phần quan trọng. Nhưng hiện nay công ty vẫn còn chưa quan tâm đúng mức về vấn đề này. Do đó cần xây dựng thêm một phòng tiếp khách lịch sự, mát mẻ, trang trí nhã nhặn để khách hàng ngoaig việc đến bàn bạc kinh doanh còn có một cái nhìn thiện cảm về công ty. - Hoạt động công dân hiện nay tại công ty TNHH Thái Bình Dương chữa mạnh, chưa thu hút sự quan tâm cuả cán bộ công nhân viên. Công ty còn phải đẩy mạnh hoạt động này nằm tạo ra niềm tin và chỗ dựa cho công nhân đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan