Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện yên thế tỉnh bắc giang...

Tài liệu Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện yên thế tỉnh bắc giang

.PDF
63
76
100

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 B. NỘI DUNG .................................................................................................. 4 Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG .......... 4 1. Khái niệm về Lâm nghiệp..................................................................................... 4 1.1. Khái niệm về rừng ................................................................................................ 4 1.2. Khái niệm về Lâm nghiệp .................................................................................... 4 2. Vai trò của ngành Lâm nghiệp ............................................................................ 5 2.1. Lâm nghiệp có vai trò cung cấp gỗ và các lâm sản phục vụ cho nhu cầu xã hội 5 2.2. Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ bảo vệ sản xuất, cũng như đời sống của nhân dân .............................................................................................................................. 7 2.3. Lâm nghiệp có vai trò điều hoà khí hậu đảm bảo môi trường sinh thái .............. 7 2.4. Phát triển Lâm nghiệp có vai trò thu hút lao động, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo ................................................................ 8 2.5. Một số vai trò khác ............................................................................................... 8 3. Đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp ................................................................... 9 3.1. Những đặc điểm chung so với ngành Nông nghiệp ............................................. 9 3.1.1. Sản xuất Lâm nghiệp có chu kì dài, đối tượng là các loại cây trồng có qui luật sinh trưởng và phát triển riêng .................................................................................... 9 3.1.2. Sản xuất Lâm nghiệp mang tính thời vụ cao................................................... 10 3.1.3. Sản xuất Lâm nghiệp cũng như Lâm nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên Việt Nam ............................................................................................. 10 3.14. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo ................................................................. 11 3.2. Những đặc điểm riêng khác mà chỉ có ở ngành Lâm nghiệp ............................ 11 3.2.1. Hoạt động sản xuất Lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa khai thác và tái sinh ............................................................................................................................ 11 3.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên những điều kiện khó khăn ..................... 12 Phan Văn Đạt 1 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT 3.2.3. Về mặt cơ chế .................................................................................................. 12 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nghề rừng ............................................ 13 4.1. Thời tiết khí hậu ................................................................................................. 13 4.2. Đất đai ................................................................................................................ 13 4.3. Kết cấu hạ tầng ................................................................................................... 14 4.4. An ninh lương thực ............................................................................................ 15 4.5. Các chính sách của nhà nước ............................................................................. 16 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG ..................................... 17 I.NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG .................................................................................................... 17 1. Vị trí điạ lý của huyện Yên Thế ........................................................................ 17 2. Thời tiết khí hậu của huyện................................................................................ 18 3. Tình hình đất đai của huyện .............................................................................. 18 4.Tình hình dân số, lao động .................................................................................. 22 5.Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 23 5.1. Hệ thống giao thống vận tải ............................................................................... 23 5.2. Một số điều kiện khác ........................................................................................ 24 6. Tình hình phát triển kinh tế của huyện ........................................................... 25 7. Tình hình xã hội .................................................................................................. 28 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ ................................................................................ 28 1. Qui mô và cơ cấu của rừng huyện .................................................................... 28 2. Thực trạng phát triển giống cây Lâm nghiệp ở huyện ......................................... 31 3. Thực trạng trồng và chăm sóc rừng .................................................................. 33 3.1. Thực trạng trồng rừng ........................................................................................ 33 3.2. Thực trạng chăm sóc rừng .................................................................................. 36 4. Quản lý và bảo vệ rừng ........................................................................................ 36 Phan Văn Đạt 2 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT 5. Hiện trạng khai thác rừng .................................................................................. 39 6. Giá trị sản xuất Lâm nghiệp trên đ ịa bàn huyện ............................................ 40 7. Đánh giá chung .................................................................................................... 42 Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM TỚI ................................................................................................. 45 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI ........................ 45 1. Phương hướng chung ............................................................................................ 45 2. Nhiệm vụ cụ thể trong năm 2007 .......................................................................... 46 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG HUYỆN YÊN THẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI .......................................................................................... 47 1. Phân vùng quy hoạch rừng .................................................................................... 47 2. Nâng cao trình độ thâm canh ................................................................................ 50 3.Tăng cường công tác quản lý đối với công tác trồng và bảo về rừng .................... 51 4. Phát triển trồng rừng đảm bảo tác dụng nhiều mặt của rừng ................................ 53 5. Có chính sách huy động vốn cho sản xuất lâm nghiệp ......................................... 53 6. Xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản, tạo ra nhiều lâm sản hàng hoá ................ 54 7. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước .......................................................... 55 8. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường .......................................... 57 C. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 58 Phan Văn Đạt 3 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Rừng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt đối với dân tộc ta từ ngày lập nước và trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nhờ sự che trở của rừng đã bảo vệ và nuôi sống quân, dân ta, giúp chúng ta thực hiện thành công các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngày nay rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cũng như bảo vệ sự an toàn của nhân dân. Trong kinh tế rừng có vai trò cung cấp gỗ và các lâm sản từ rừng phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển như : Công nghiệp sản xuất giấy, các ngành thủ công mỹ nghệ, cung cấp thuốc, dược liệu chữa bệnh. Bên cạnh đó Ngành Lâm nghiệp phát triển sẽ thu hút một lượng lớn lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp của đất nước, đảm bảo môi trường sinh thái cho nhân loại …Nói rừng tạo ra sự an toàn cho cuộc sống của nhân dân đó là nhờ chức năng phòng hộ nhiều mặt của rừng. Rừng có thể chắn gió, chắn cát, chắn sóng … bảo vệ mùa màng giúp cho quá trình sản xuất của nhân dân tiến hành thuận lợi, cuộc sống của nhân dân được đảm bảo. Nhờ rừng mà mỗi khi mùa mưa về làm giảm tương đối tình trạng lũ lụt, giảm được các hiện tượng nở đất nhờ đó bảo vệ an toàn cho nhân dân. Tuy nhiên trong xu thế phát triển chung của nhân loại tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Ở Việt Nam nếu trước đây tỷ lệ rừng chiếm đến năm 2005 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 3 diện tích tự nhiên thì 4 1 . Như vậy diện tích rừng đã giảm nhanh 4 chóng, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.. Không có rừng chúng ta mất đi nguồn nước ngầm, diện tích rừng giảm gián tiếp làm cho tầng Ozon của chúng ta đã bị thủng nhiệt độ của trái đất tăng, lũ lụt thường xuyên xảy ra, làm cho môi trường bị ô nhiễm, các loài động vật mất nơi cư Phan Văn Đạt 4 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT chú và bị tuyệt chủng … Đây chỉ là một số tác động mà con người đã nhận thức được. Tuy nhiên vì mục đích của sản xuất, vì cái lợi trước mắt người ta đã tàn phá các cánh rừng một cách không thương tiếc làm cho nguồn tài nguyên rừng bị cạn kiệt. Bên cạnh đó người ta cũng chứng minh được nếu biết bảo vệ và khai thác hợp lý thì không những đem lại thu nhập cho người trồng rừng mà cuộc sống của chúng ta cũng được đảm bảo về mặt môi trường, đây là điều kiện để phát triền bền vững nền kinh tế. Vấn đề bảo vệ rừng không còn là vấn đề của một địa phương, một quốc gia, một khu vực hay châu lục mà ngày nay bảo vệ và phát triển rừng đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại. Vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng ngày nay đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Mỗi cá nhân hãy tự ý thức về việc trồng và bảo vệ rừng vì cuộc sống của thế hệ chúng ta và vì tương lai con em chúng ta. Ở huyện Yên Thế hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển Lâm nghiệp với diện tích tự nhiên là 30125,2 ha ( thống kê năm 2005 ) địa hình chủ yếu là đồi núi phù hợp với ngành Lâm nghiệp, trong 23952,4 ha đất Nông nghiệp thì đất Lâm nghiệp là 14623,6 ha chiếm 61,05% so với đất Nông nghiệp và chiếm 48,54% so với diện tích tự nhiên toàn huyện. Hiện nay ngành Lâm nghiệp ở huyện Yên Thế đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là cơ sở tốt cho việc phát triển của ngành Lâm nghiệp trong những năm tiếp theo. 2. Mục đích nghiên cứu Từ những vấn đề nêu trên qua quá trình thực tập ở huyện em đã lựa trọn đề tài : “ Một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang ”. làm chuyên đề tốt nghiệp. Qua việc nghiên cứu đề tài này thì em có thể tìm hiểu rõ một số vấn đề cụ thể sau : - Tìm hiểu được hệ thống những vấn đề lý luận về phát triển rừng. - Đánh giá đúng thực trạng phát triển rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất phương hướng, giải pháp để phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang. Phan Văn Đạt 5 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như sử dụng để tổng hợp trong nghiên cứu. Sau đây là một số phương pháp nghiên cức đựơc sử dụng trong đề tài này: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp … 4. Nội dung và kết cấu của đề tài Dựa trên việc nghiên cứu và tìm hiểu thực tế để tài này sẽ chỉ ra thực trạng ngành Lâm nghiệp ở huyện Yên Thế trong những năm đă qua. Qua đó em đưa ra một số giải pháp để tiếp tục đưa ngành Lâm nghiệp của huyện phát triển mạnh hơn nữa. Nội dung của đề tài này được chia làm 3 chương : Chương 1 : Một số vấn đề lí luận phát triển nghề rừng Chương 2 : Thực trạng phát triển nghề rừng trong những năm qua ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang Chương 3 : Phương hướng và một số giải pháp phát triển nghề rừng ở huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong những năm tới Trong quá trình làm đề tài em đã có rất nhiều cố gắng song do phương pháp tiếp cận, do hạn chế về thời gian cũng như các nhân tố chủ quan và khách quan khác. Nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy ! Phan Văn Đạt 6 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT B. NỘI DUNG Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG 1. Khái niệm về Lâm nghiệp Nói đến Lâm nghiệp người ta thường nghĩ ngay tới rừng, rừng là đặc trưng của ngành Lâm nghiệp, mọi hoạt động của ngành Lâm nghiệp chủ yếu là thông qua rừng. Do vậy để hiểu được khái niệm về ngành Lâm nghiệp thì trước tiên ta cần hiểu khái niệm về rừng và xuất phát từ khái niệm về rừng chúng ta có thể hiểu được khái niệm về ngành Lâm nghiệp 1.1. Khái niệm về rừng Theo giáo trình Kinh Tế Lâm Nghiệp : “ Rừng là một quần thể sinh vật bao gồm có : thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố của môi trường sinh thái như đất, nước, thời tiết, khí hậu … Trong đó, thực vật rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng so với các thực vật khác. Đây là nhân tố cơ bản tạo nên những đặc điểm của Lâm nghiệp so với những ngành khác kể cả nông nghiệp ”. 1.2. Khái niệm về Lâm nghiệp Cũng theo giáo trình : “ Kinh Tế Lâm Nghiệp ” thì hiện nay ở trên thế giới và ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Lâm nghiệp, sau đây là một số quan điểm chủ yếu : Quan điểm thứ nhất quan niệm rằng, Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng rừng nhằm cung cấp lâm sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống. Quan điểm thứ hai cho rằng, Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập của nền Kinh tế quốc dân có nhiệm vụ trồng cây gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển lâm sản từ rừng. Xuất phát từ hai quan điểm trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về Lâm nghiệp như sau : “ Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh Phan Văn Đạt 7 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT tế có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng; Khai thác vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng đồng thời duy trì tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng ”. Theo em định nghĩa về Lâm nghiệp có thể hiểu như sau : ngành Lâm nghiệp đó là một ngành sản xuất độc lập trong nền kinh tế nó có phương pháp sản xuất cụ thể, có đối tượng và những đặc trưng riêng. Trong đó nổi bật nên là vai trò của rừng trong ngành, mọi hoạt động của ngành Lâm Nghiệp chủ yếu thông qua rừng. Các hoạt động của ngành lâm Nghiệp hầu như đều gắn chặt với rừng . Đó là các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo về rừng, và bên cạnh đó là hoạt động khai thác rừng và Lâm sản cũng như việc vận chuyển khi khai thác. Việc phát triển ngành Lâm nghiệp không chỉ là việc khai thác các nguồn lợi từ ngành Lâm nghiệp mà chúng ta còn phải chú ý đến công tác bảo vệ rừng đảm bảo cho tác dụng phòng hộ nhiều mặt của rừng. Đây là một vai trò rất to lớn mà chỉ có riêng ngành Lâm nghiệp mới có. Ngành Lâm nghiệp có vai trò quan trọng trong ngành Nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung. Hàng năm ngành Lâm nghiệp đem lại lượng ngoại tệ lớn thông qua xuất khẩu gỗ hoặc các vật dụng chế biến từ sản phẩm của ngành lâm nghiệp, từ các động thực vật quý hiếm được khai thác từ rừng. Ngành lâm nghiệp cũng thu hút được một khối lượng lớn lao động … Điều này càng nói lên vị trí quan trọng của ngành Lâm nghiệp đối với nền kinh tế. 2. Vai trò của ngành Lâm nghiệp 2.1. Lâm nghiệp có vai trò cung cấp gỗ và các lâm sản phục vụ cho nhu cầu xã hội Lâm nghiệp là ngành kinh tế độc lập nhưng lại gắn chặt với rừng. Do vậy mà vai trò nổi bật của ngành Lâm nghiệp đó là vai trò cung cấp gỗ, cũng như các lâm sản khác phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống cũng như nhu cầu của các ngành thủ công Trạm khắc gỗ, và ngành công nghiệp chế biến gỗ : - Sở dĩ gỗ được chuộng dùng trong đời sống như vậy là do vai trò to lớn của gỗ đối với cuộc sống : Từ xa xưa thì gỗ đã được sử con người sử dụng làm vật liệu Phan Văn Đạt 8 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT để dựng nhà, hiện nay ở nước ta tại một số tỉnh phía bắc thì gỗ vẫn được sử dụng rộng rãi trong việc làm nhà. Bên cạnh đó thì gỗ còn là nguyên liệu của các ngành Trạm khắc cổ truyền, qua bàn tay của các nghệ nhân điêu khắc thì những khối gỗ trở thành những hình ảnh nhân văn như các pho tượng trong các chùa triền, hay là hình ảnh của những vị tướng sĩ anh hùng dân tộc …Không những vậy ngày nay gỗ còn được sử dụng phổ biến để làm sàn nhà, bàn ghế, giường tủ …; đây là những vật dụng quan trọng trong ngôi nhà và nó có giá trị kinh tế rất cao (đặc biệt những vật dụng này được làm từ những loại gỗ quí như : Lim, Sến, Táu , Lát Hương …), tuy nhiên cũng có một số vật dụng rất nhỏ cũng được làm từ gỗ như : tăm, đũa … Đây là những vậy dụng thiết yếu cho cuộc sống không thể thiếu trong đời sống của nhân dân Việt Nam. Như vậy ta có thấy được vai trò to lớn của gỗ nhờ tính năng đa dạng thích ứng rộng của gỗ. Mà nguồn cung cấp gỗ thì chỉ có ở rừng – Ngành Lâm nghiệp không một ngành nào trong nền kinh tế có thể cung cấp được loại nguyên liệu này. - Bên cạnh vai trò chính là cung cấp gỗ thì rừng còn có một số vai trò cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cung cấp các thực phẩm mang tính đặc sản cho các nhà hàng … - Rừng là nguồn gốc cung cấp dược phẩm được sử dụng làm thuốc Nam, đây là các phương thuốc bí truyền được các đồng bào dân tộc ít người sử dụng. Các phương thuốc này có tác dụng to lớn trong việc chữa trị, đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Không những vậy rừng còn là nơi cung cấp các sản phẩm làm thảo mãn các thú vui của con người như các sinh vật cảnh và ngày nay các thú vui này đang trở thành một nét văn hoá trong đời sống của con người. Đời sống ngày càng phát triển thì các nhu cầu về cây cảnh cũng như cũng như các động vật đặc biệt là chim cảnh. Chính vì vai trò tác dụng kinh tế to lớn của các sản phẩm Lâm nghiệp mà con người đã tàn phá một cách không thương tiếc đối với rừng, làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Do vậy cần có những giải pháp thích hợp để đưa ngành Lâm nghiệp phát triển tương xứng với vai trò của nó. Phan Văn Đạt 9 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT 2.2. Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ bảo vệ sản xuất, cũng như đời sống của nhân dân Rừng không chỉ có tác dụng là cung cấp gỗ và các lâm sản từ rừng, mà rừng còn có tác dụng quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ sản xuất, mùa màng. Tác dụng phòng hộ của rừng thể hiện ở nhiều mặt : - Thứ nhất, rừng có tác dụng chống xói mòn, sụt nở đất: nhờ tán cây khi mưa xuống nước được chuyển dần từ tán lá qua thân cây và ngấm dần vào đất ( tạo thành nguồn nước ngầm phong phú ) từ đó làm giảm cường độ dòng chảy, giảm thiểu được tình trạng lũ lụt, xói mòn và sụt nở đất. Từ đó bảo vệ được độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ được quá trình sản xuất. - Thứ hai, thông qua hệ thống rừng phòng hộ làm giảm đáng kể lượng muối, cát … xâm nhập vào ruộng đồng. Như vậy mà rừng có tác dụng trong việc bảo vệ mùa màng, đảm bảo cho việc sản xuất được tiến hành thuận lợi. 2.3. Lâm nghiệp có vai trò điều hoà khí hậu đảm bảo môi trường sinh thái Thông qua quá trình hô hấp của cây xanh, chúng hút CO2 từ môi trường và thải ra O2 . Chính nhờ quá trình hô hấp này mà một lượng lớn CO2 của không khí do sinh hoạt của con người tạo ra (đặc biệt là các ngành Công nghiệp của xã hội ) được cây xanh hút và tạo ra O2. Nếu không có lượng O2 thì không biết con người sẽ lấy O2 ở đâu để thực hiện quá trình hô hấp, và như vậy thì cuộc sống của con người sẽ bị đe doạ. Tuy nhiên ngày chúng ta vẫn sử dụng một lượng O2 khổng lồ mà không phải trả bất cứ một chi phí nào cho ngành Lâm nghiệp. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, trong những năm tới vấn đề phải trả chi phí cho ngành Lâm nghiệp khi sử dụng O2 đã được tính đến, việc này là rất cần thiết để đảm bảo sự công bằng cho các ngành. Tuy nhiên việc chi trả như thế nào và bao nhiêu là điều cần được tính toán kỹ lưỡng. Phan Văn Đạt 1 0 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT 2.4. Phát triển Lâm nghiệp có vai trò thu hút lao động, góp phần tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo Cũng như bất kể một ngành sản xuất trong nền kinh tế ngành Lâm nghiệp cần một khối lượng lớn lao động. Lao động trong ngành Lâm nghiệp có những đặc thù riêng. Lao động trong ngành Lâm nghiệp rất đa dạng đủ mọi lứa tuổi, và có trình độ khác nhau. Lao động có trình độ cao đã qua đào tạo ( các chuyên gia, các kỹ sư đã tốt nghiệp Đại học – Cao đẳng ) cũng rất nhiều, bên cạnh đó thì lao động thủ công hầu hết là chưa qua đào tạo cũng có. Lao động trong ngành Lâm nghiệp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, kiến thức về ngành Lâm nghiệp của đội ngũ lao động này chủ yếu là thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm. Trong những năm trở lại đây thì việc tập huấn, triển khai khoa học kỹ thuật cho ngành lao động ngành Lâm nghiệp đã được chú trọng và trình độ của người lao động đã được nâng cao đáng kể. Nhìn một cách tổng thể thì lao động trong ngành Lâm nghiệp cần một lượng lớn cả những lao động trình độ cao và những lao động tay chân. Nhưng nhìn chung ở Việt Nam hiện nay thì lao động trong ngành Lâm nghiệp thì lao động thủ công chiếm phần lớn. Mà những lao động này chủ yếu có cuộc sống rất khó khăn do vậy trong thời gian tới cần có nhiều chính sách hỗ trợ lao động trong ngành Lâm nghiệp. Do vậy nếu ngành Lâm nghiệp phát triển mạnh sẽ thu hút một lượng lớn lao động trong xã hội. Có thể giảm bớt được tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, khi người lao động có việc làm thì họ cũng có thu nhập và như vậy thì cuộc sống của họ cũng được đảm bảo hơn. Đây cũng là một giải pháp làm giảm tỉ lệ đói nghèo trong nông thôn. 2.5. Một số vai trò khác Ngoài những vai trò trên thì ngành Lâm nghiệp còn có một số vai trò khác như: phục vụ nghiên cứu khoa học, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật … Sở dĩ ngành Lâm nghiệp có vai trò nghiên cứu khoa học là do ngành Lâm nghiệp là ngành sản xuất độc lập và có giá trị kinh tế cao, do vậy để phát triển ngành Lâm nghiệp có Phan Văn Đạt 1 1 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT hiệu quả thì cần phải nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của đất rừng từ đó tìm ra các loại cây trồng phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao. 3. Đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp Giữa ngành Lâm nghiệp và Nông nghiệp có rất nhiều điểm chung. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì ngành Lâm nghiệp là một ngành nhỏ của ngành Nông nghiệp ( Ngành Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản ).Sự phân chia giữa ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp chỉ là tương đối. Do vậy ngành Lâm nghiệp cũng mang đẩy đủ những đặc điểm của ngành Nông nghiệp tuy nhiên sự biểu hiện các đặc điểm đó ở hai ngành vẫn có những đặc điểm riêng. Ở một đặc điểm thì ngành Nông nghiệp biểu hiệu đậm nét hơn, nhưng ở đặc điểm khác thì ngành Lâm nghiệp lại biểu hiện đậm nét hơn. 3.1. Những đặc điểm chung so với ngành Nông nghiệp 3.1.1. Sản xuất Lâm nghiệp có chu kì dài, đối tượng là các loại cây trồng có qui luật sinh trưởng và phát triển riêng Đây là đặc điểm chung của ngành Nông nghiệp và cũng là đặc điểm của ngành Lâm nghiệp. Ngành Lâm nghiệp với đối tượng là các cơ thể sống đó là cây trồng và vật nuôi ( chủ yếu là cây trồng ). Mà mỗi loại cây trồng vật nuôi lại có chu kì sinh trưởng và phát triển riêng, ứng với mỗi một điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thì những đặc điểm này lại biểu hiệu khác nhau. Do vậy ở mỗi vùng thì có một số cây trồng có thể phát triển thuận lợi, và một số loại thì không thể phát triển được, ví dụ như ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long thì chỉ có cây Chàm mới có thể phát triển được , chúng ta không thể đem cây Bạch Đàn trồng ở vùng đó được. Chính vì đặc điểm này mà chúng ta cần tìm hiểu và nắm vững các quy luật sinh trưởng của các loại cây trồng, cũng như tính thích ứng của mỗi loại cây trồng để có thể lựa chọn được những loại cây trồng phù hợp với từng loại điều kiện. Cũng như vậy cần tìm hiểu rõ các qui luật phát triển để có thể tác động vào đúng thời kỳ đúng giai đoạn để đạt được kết quả cao nhất. Phan Văn Đạt 1 2 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Trong ngành Lâm nghiệp thì một chu kỳ sản xuất của cây trồng thường là rất dài. Trung bình một chu kỳ sản xuất thường kéo dài ít nhất là 5 năm. Tuy nhiên với việc khoa học ngày càng phát triển thì có một số loại giống Bạch Đàn được sản xuất bằng phương pháp dâm hom, cấy mô thì đã rút ngắn được thời gian của một chu kỳ sản xuất xuống còn 3 năm. Chính đặc điểm này của ngành Lâm nghiệp đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất Lâm nghiệp phát triển. Vì muốn phát triển thì yêu cầu phải đầu tư một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, do đó khă năng thu hút vốn đầu tư để phát triển Lâm nghiệp là kém hơn so với các ngành khác ( ngay cả với Nông nghiệp ). 3.1.2. Sản xuất Lâm nghiệp mang tính thời vụ cao Cũng như ngành Nông nghiệp trong sản xuất Lâm nghiệp thì tính thời vụ là rất cao. Tính thời vụ của sản xuất Lâm nghiệp là do hai lý do chính đó là : do quy luật sinh trưởng phát triển của mỗi loại cây mang lại, hay nói cách khác đó là do tính sinh học qui định, và do điều kiện tự nhiên qui định. Tính thời vụ do đặc điểm sinh học của từng loại cây được biểu hiện trong một chu kì sống của cây thì tuỳ vào từng thời điểm cây trồng có khả năng sinh trưởng mạnh (đối với cây Lâm nghiệp thì thời gian cây sinh trưởng mạnh nhất kéo dài từ năm thứ 2 đến hết năm thứ 4 ) và ứng với mỗi giai đoạn phát triển của cây thì cần lượng phân bón, chất dinh dưỡng khác nhau. Do vậy nếu nắm rõ được thời gian sinh trưởng thì chúng ta có thể tác động vào cây trồng vào những giai đoạn thích hợp nhất, từ đó thu được hiệu quả cao nhất. Tính thời vụ do điều kiện tự nhiên qui định đó là điều kiện của từng vùng và ở nước ta thì điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến thời vụ trồng cây. Thời vụ tốt nhất là những tháng có mưa đó là thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Tính thời vụ trong Nông nghiệp cũng như trong Lâm nghiệp đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất, do vậy trong quá trình phát triển cần tìm ra những biện pháp để giảm thời vụ sản xuất. 3.1.3. Sản xuất Lâm nghiệp cũng như Lâm nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên Việt Nam Phan Văn Đạt 1 3 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa do vậy nó có rất nhiều những ảnh hưởng đến nền Nông – Lâm nghiệp nước ta. Điều kiện tự nhiên của nước ta ảnh hưởng tới số lượng loại cây trồng, cũng như sự phát triển của mỗi loại cây, sự ảnh hưởng này mang tính chất hai mặt rõ rệt : - Về thuận lợi: chính nhờ vị trí của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt gió mùa quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều điều này tạo ra nguồn giống cây rất phong phú. Ở mỗi miền có một số loại cây đặc trưng riêng. Nhìn chung sự phát triển của cây trồng ở Việt Nam là rất thuận lợi. - Về khó khăn : Cùng với quần thể sinh vật phong phú thì thời tiết khí hậu ở Việt Nam cũng tạo ra rất nhiều loại sâu bệnh có hại. Về mùa mưa thường có lũ ảnh hưởng tới việc vận chuyển và khai thác Lâm nghiệp, mùa khô thiếu nước cây trồng khó phát triển được. 3.14. Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo Lao động trong ngành Lâm nghiệp rất đa dạng, tuy nhiên lao động chủ yếu chiếm phần lớn là lao động gia đình chưa qua đào tạo trường lớp. Lao động bao gồm lao động trong và ngoài độ tuổi lao động. Tuy nhiên do đặc điểm của sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là vùng dân tộc ít người sinh sống. Do vậy trong ngành Lâm nghiệp lao động thường phân bố thưa, nguồn lao động rải rác, không đều nhau giữa các vùng. 3.2. Những đặc điểm riêng khác mà chỉ có ở ngành Lâm nghiệp 3.2.1. Hoạt động sản xuất Lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa khai thác và tái sinh Tái sinh rừng đó là khả năng phát triển lại của cây rừng sau khi đã khai thác. Sau khi khai thác những gốc cây có thể tự nẩy trồi và nếu được chăm sóc tốt thì những mầm cây này có thể phát triển mạnh mẽ và trở thành những cánh rừng mới mà không phải trồng lại. Tuy nhiên khả năng tái sinh tuỳ thuộc vào từng loại cây và thường thì rừng chỉ tái sinh và phát triển tốt khi rừng đó khai thác năm đầu tiên, còn khi khái thác năm thứ 2 trở đi thì khả năng tái sinh giảm rất nhiều. Phan Văn Đạt 1 4 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Trong sản xuất Lâm nghiệp hoạt động khai thác rừng và tái sinh rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trồng và tái sinh rừng tạo ra những cánh rừng và có những cánh rừng thì việc khai thác mới được thực hiện. Khai thác rừng là điều kiện để thực hiện tái sinh rừng. Khi khai thác cần tiến hành khai thác đúng kỹ thuật để đảm bảo tỷ lệ tái sinh tốt. Đây là đặc điểm riêng có của Lâm nghiệp bởi vì trong sản xuất Nông nghiệp sau khi thu hoạch khả năng tái sinh của các cây trồng Nông nghiệp là rất kém, nếu để tái sinh thì hiệu quả kinh tế là rất thấp. Do vậy có thể coi đây là đặc điểm riêng có trong ngành sản xuất Lâm nghiệp. 3.2.2. Sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên những điều kiện khó khăn Hoạt động của ngành Lâm nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Về điều kiện tự nhiên như chúng ta đã biết sản xuất Lâm nghiệp tiến hành trên địa hình là các đồi núi dốc, hiểm trở. Với điều kiện này thì cơ sở hạ tầng rất thấp kém, giao thông không thể phát triển việc vận chuyển là giống, phân bón … là rất khó khăn. Về mặt kinh tế xã hội cũng rất khó khăn phần lớn dân cư ở đây là đồng bào dân tộc ít người, trình độ học vấn kém. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, tình trạng sống du canh du cư còn phổ biến ở nhiều nơi do vậy ảnh hưởng xấu tới việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. 3.2.3. Về mặt cơ chế Hiện nay chúng ta đang thực hiện quá trình mở cửa nền kinh tế và chuyển dần từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đây là bước đi đúng theo qui luật phát triển của thế giới. Tuy nhiên đối với ngành Lâm nghiệp một ngành cần nhiều sự hỗ trợ của nhà nước thì trong khi đổi mới nhà nước cần phải chú trọng để đảm bảo tỷ lệ hỗ trợ cho ngành Lâm nghiệp hợp lý. Khi tiến hành đổi mới cơ chế nền kinh tế thì sẽ có nhiều điều kiện để tiếp thu khoa học công nghệ và các nguồn vốn hỗ trợ từ nhà nước để phát triển ngành Lâm nghiệp. Cùng với xu hướng chung đó thì ngành Lâm nghiệp cần phải chủ động thích ứng, đi lên và phát triển mạnh mẽ, để tương xứng với vai trò và tiềm năng của ngành Lâm nghiệp. Phan Văn Đạt 1 5 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT 4. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nghề rừng 4.1. Thời tiết khí hậu Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của nghề rừng. Thời tiết, khí hậu trước tiên ảnh hưởng trực tiếp tới sự phong phú của quần thể sinh vật.Thời tiết khí hậu ảnh hưởng quyết định tới sự đa dạng của số lượng, chủng loại cây trồng của ngành Lâm nghiệp. Thời tiết khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng, phát triển của các loại cây Lâm nghiệp. Ứng với mỗi một điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau thì có một hoặc một số loại cây trồng phù hợp với điều kiện đó. Do đó trên thế giới mới có nhiều loại rừng khác tùy theo từng khu vực địa lý ( chúng ta có các loại rừng : Rùng ôn đới, rừng nhiệt đới, Rừng lá Kim …) . Thời tiết, khí hậu là một trong những nhân tố tạo nên tính thời vụ cho sản xuất Lâm nghiệp. Bên cạnh đó thời tiết, khí hậu cũng tạo ra những sinh vật và côn trùng đặc trưng, mỗi loại sinh vật và côn trùng này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của cây rừng. Chính nhờ sự ảnh hưởng này đã đem lại những điều kiện thuận lợi khó khăn riêng để phát triển nghề rừng. Về mặt thuận lợi thời tiết, khí hậu có thể tạo ra năng suất sinh khối cho mỗi loại cây, tạo ra sự phong phú về chủng loại các loại giống cây Lâm nghiệp. Bên cạnh đó nó cũng đem lại những ảnh hưởng khó khăn tới sự phát triển của Lâm nghiệp đó là tạo ra nhiều loài sâu hại khác nhau, sự ảnh hưởng của thời tiết như hiện tượng lũ lụt, hạn hán … 4.2. Đất đai Cũng như trong Nông nghiệp, đất đai trong Lâm nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Nếu không có đất thì không có rừng, không có đất thì không thể tiến hành sản xuất Lâm nghiệp được. Đất đai trong Lâm nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành các loại rừng, bởi vì ứng với mỗi loại đất thì có một hoặc một số cây trồng phù hợp phát triển trên đất đó. Điều này là do thành phần cơ giới của đất qui định, ví dụ như đất Phan Văn Đạt 1 6 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT ngập nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long thì chỉ có cây Chàm mới phù hợp, đất đồi núi thì đa dạng hơn : Bạch đàn, Keo … Không chỉ có thành phần cơ giới của đất mới ảnh hưởng tới rừng, mà ngay cả vị trí của đất cũng ảnh hướng tới tính chất, đặc điểm của mỗi loại rừng. Nhờ vậy chúng ta có thể phân biệt một cách rõ ràng các loại rừng và từ đó có chính sách phù hợp với từng loại rừng. Vị trí của đất hình thành nên các loại rừng : Rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh tế … Đất đai đã đem lại nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Lâm nghiệp. Ở Việt Nam do sự phong phú về các loại đất mà có rất nhiều loại cây trồng thích hợp như: Keo, Bạch Đàn, Trám, Lim, Sến …Việc hiểu rõ cơ cấu thành phần đất và vị trí của nó sẽ đem lại nhiều thuận lợi trong việc lực chọn cây trồng hợp lý, tuỳ thuộc vào chức năng phòng hộ, hay là rừng kinh tế. Trong các loại rừng kinh tế chúng ta cũng có thể tiến hành lựa chọn các loại cây phù hợp với từng loại đất để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó thì đất để trồng rừng chủ yếu trên các đồi núi có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc vận chuyển cây giống cũng như khi khai thác khó khăn. Đây là những ảnh hưởng hạn chế sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. 4.3. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là tổng thể các điều kiện tác động tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Lâm nghiệp nói riêng. Kết cấu hạ tầng ở đây có thể kể đến : Đường giao thông, Bưu điện, Mạng điện quốc gia, Thuỷ lợi … Kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của ngành Lâm nghiệp. Trước tiên đường giao thông ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển giống cây, phân bón, khi khai thác thì ảnh hưởng tới việc vận chuyển gỗ. Ngoài ra đường giao thông còn ảnh hưởng tới khả năng giao lưu giữa các vùng. Nếu có mạng lưới đường giao thông tốt thì đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề rừng, và ngược lại giao thông đi lại khó khăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nghề rừng. Phan Văn Đạt 1 7 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Các điều kiện khác như là : Mạng lưới điện quốc gia, Bưu điện … cho phép chúng ta tiếp cận được các chủ trương chính sách của nhà nước một cách kịp thời và đầy đủ. Một vấn đề nảy sinh đó là kết cấu hạ tầng phải đồng bộ, nếu làm được điều này thì hiệu quả kinh tế đem lại là rất lớn. Như vậy có thể kết luận rằng kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, sự ảnh hưởng này là rất quan trọng. Nếu chúng ta có một kết cấu hạ tầng đồng bộ và đầy đủ thì việc trồng rừng sẽ rất thuận lợi. Nếu kết cấu hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ thì việc trồng rừng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam hiện nay kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuât Lâm nghiệp là rất yếu và thiếu điều này gây nhiều trở ngại cho việc phát triển của nghề rừng. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng là rất tốn kém do vây phải khắc phục dần dần, không thể một sớm một chiều có thể khắc phục được ngay. 4.4. An ninh lương thực Ông cha ta đã có câu : “ Có thực mới vực được đạo ”, ý nói muốn làm bất cứ việc gì trước tiên phải lo cái bụng. Cũng như vậy muốn đẩy mạnh được phong trào trồng rừng thì trước tiên cần phải đảm bảo được bữa ăn hàng ngày cho người trồng rừng. Có như vậy người ta mới yên tâm làm ăn, nếu không có ăn thì người trồng rừng sẽ trở thành người phá rừng. An ninh lương thực đây là vấn đề cót lõi để có thể phát triển kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm tới vấn đề này. Đây không chỉ là vấn đề của ngành Lâm nghiệp mà đây là vấn đề mang tính chất chiến lược của mỗi quốc gia. An ninh lương thực có đảm bảo thì chính trị mới ổn định, dân mới tin vào đảng và nhà nước. Trong Lâm nghiệp an ninh lương thực rất quan trọng, phần lớn dân cư hoạt động trong ngành Lâm nghiệp chủ yếu là dân nghèo, thiếu ăn. Do vậy nếu đảm bảo được lương thực cho họ thì việc phát triển rừng sẽ tiến hành rất thuận lợi. Thiếu lương thực sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh, trước tiên thiếu lương thực thì sức khoẻ của con người không được đảm bảo do vậy khả năng lao động kém, thiếu lương thực có thể người trồng rừng sẽ trở thành người phá rừng vì bữa cơm hàng ngày … Phan Văn Đạt 1 8 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Như vậy an ninh lương thực góp vai trò rất quan trọng để có thể phát triển nghề rừng. Chính vì vậy đảng và nhà nước khi tiến hành thực thi các chính sách về phát triển rừng cần chú ý tới chính sách : “ An ninh lương thực ” . Trong những năm qua chúng ta thực hiện rất tốt chương trình này thong qua các chương trình hỗ trợ cho người trồng rừng. 4.5. Các chính sách của nhà nước Các chính sách nhà nước đây là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện quản lý, hướng dẫn trong ngành Lâm nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Thông qua các chính sách nhà nước về Lâm nghiệp nhà nước đề ra chiến lược phát triển cho ngành Lâm nghiệp, từ đó có chủ trương biện pháp cụ thể để thực hiện cho từng giai đoạn. Các chính sách Lâm nghiệp cần đảm bảo những nguyên tắc chung và một số nguyên tắc riêng như : Đảm bảo sự gắn bó chặt chẽ giữa tính kinh tế và xã hội, Phải đảm bảo tính hỗ trợ. Ngoài ra trong từng điều kiện cụ thể của mỗi giai đoạn, mỗi năm các chính sách nhà nước góp phần giải quyết các vấn đề bất cập của ngành Lâm nghiệp. Các chính sách là các văn bản hướng dẫn cho các địa phương thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đây là cơ sở, là hành lang pháp lý để các tác nhân sản xuất yên tâm thực hiện. Một hệ thống chính sách hoàn thiện và đồng bộ sẽ giúp cho ngành Lâm nghiệp hoạt động dễ ràng và thông suốt. Ở Việt Nam chúng ta đã ban hành một số chính sách cơ bản về Lâm nghiệp như: - Chính sách giao đất, giao rừng - Chính sách đầu tư - Chính sách thuế sử dụng đất nông, lâm nghiệp - Chính sách hỗ trợ lâm nghiệp - Chính sách khuyến nông, khuyến lâm Phan Văn Đạt 1 9 Lớp KTNN45 Chuyên đề tốt nghiệp Khoa kinh tế Nông nghiệp và PTNT Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở HUYỆN YÊN THẾ TỈNH BẮC GIANG I.NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGHỀ RỪNG 1. Vị trí điạ lý của huyện Yên Thế Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bắc Giang, diện tích tự nhiên của huyện Yên Thế là 30125,2 ha bằng 7,88% so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Giang. Huyện Yên Thế là huyện có diện tích lớn thứ tư của tỉnh, huyện cách trung tâm Thành phố Bắc Giang 27 Km. Vị trí địa lý : Phía Bắc huyện giáp với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Phía Đông giáp với huyện Lạng Giang - Bắc Giang. Phía Tây giáp với huyện Phú Bình – Thái Nguyên. Nam giáp với huyện Tân Yên. Ta nhận thấy Yên Thế là huyện miền núi nhưng có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển thương mại, giao lưu hàng hoá. Huyện có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi ( đã được trải nhựa ). Ngoài ra còn phải kể đến hệ thống đường sắt nối liền Hà Nội và Lạng Sơn, và tuyến đường sắt thông với Thái Nguyên. Ở huyện Yên Thế có thể giao lưu trực tiếp với Hà Nội thông qua Cầu Vát ở Hiệp Hoà. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Yên Thế có thể phát triển kinh tế đặc biệt là thương mại mà không phải ở huyện nào trong tỉnh cũng có được. Tuy nhiên bên cạnh đó ta cũng thấy được một số khó khăn của huyện Yên Thế Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu, ở huyện trình độ canh tác, thâm canh còn thấp. Đi lên sản xuất hàng hoá với xuất phát điểm thấp. Cơ sở hạ tầng của huyện là tương đối thấp kém do vậy kìm hãm sự phát triển kinh tế của huyện (đặc biệt là việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm Nông sản cho nông dân ). Phan Văn Đạt 2 0 Lớp KTNN45
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan