Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp phát triển du lịch việt nam...

Tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch việt nam

.PDF
90
3061
21

Mô tả:

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp : Anh 3 Khóa : K42Q Giáo viên hƣớng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung Hà Nội , tháng 11/2007 Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 1 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................5 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH..................... 7 1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch ........................................................... 7 1.1 Khái niệm "du lịch"........................................................................................ 7 1.2 Khái niệm "khách du lịch" ........................................................................... 10 1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch ......................................................................... 14 1.4 Khái niệm tài nguyên du lịch ........................................................................ 14 2. Các loại hình du lịch ................................................................................. 15 2.1 Phân loại theo lãnh thổ ................................................................................. 15 2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi ............................................................... 16 2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi .................................................................. 16 2.4 Phân loại theo môi trường ............................................................................ 17 3. Đặc điểm của du lịch ................................................................................ 17 3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch ..................................... 18 3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch....................................................................... 20 3.3 Tính thời vụ trong du lịch ............................................................................. 20 3.4 Lao động trong du lịch .................................................................................. 23 4. Vai trò của du lịch .................................................................................... 26 4.1 Vai trò của du lịch về mặt xã hội .................................................................. 26 4.1.1 Vai trò của du lịch đối với đời sống con người ........................................ 26 4.1.2 Vai trò của du lịch với văn hoá và hợp tác quốc tế .................................. 27 4.1.3 Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm .............................................. 28 4.1.4 Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội ............................................ 28 4.2. Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế ......................................................... 29 4.3 Các tác hại về mặt kinh tế-xã hội do việc khai thác và phát triển du lịch quá mức ..................................................................................................................... 30 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA ............................................................................... 31 1. Tổng quan về du lịch Việt Nam ............................................................... 31 Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 2 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung 1.1 Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam .............................................................. 31 1.2 Tài nguyên du lịch của Việt Nam.................................................................. 34 1.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên ................................................................. 35 1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................... 36 1.3 Tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam ............................................................ 37 1.3 Lao động trong du lịch Việt Nam ................................................................. 38 2. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua ................... 41 2.1 Về việc thực hiện các chỉ tiêu........................................................................ 41 2.2 Về tổ chức quản lý......................................................................................... 45 2.3 Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. ................................................................................................................... 46 2.4 Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch ........................................... 47 3. Đánh giá về du lịch Việt Nam .................................................................. 50 3.1 Thành tựu đạt được ...................................................................................... 50 3.1.1 Thành tựu về mặt xã hội .......................................................................... 50 3.1.2 Thành tựu về mặt kinh tế ......................................................................... 51 3.2 Những tồn tại và nguyên nhân................................................................... 52 3.2.1 Những tồn tại .......................................................................................... 52 3.2.2 Nguyên nhân ........................................................................................... 57 CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ........................................................................................................ 60 1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nƣớc Đông Nam Á .......................................................................................................... 60 2. Hƣớng phát triển của du lịch Việt Nam .................................................. 65 2.1 Xu thế phát triển cuả du lịch thế giới............................................................ 65 2.2 Xu hướng phát triển của du lịch Đông Nam Á ............................................. 67 2.3 Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam ..................................................... 69 3. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam ......................................... 70 3.1 Lên kế hoạch phát triển du lịch tổng thể và bền vững .................................. 71 3.2 Thiết lập chính sách đầu tư du lịch hợp lý .................................................... 72 Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 3 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung 3.2.1 Đầu tư các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế làm động lực cho du lịch quốc gia ................................................................................................................... 72 3.2.2 Có cơ chế thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước .... 74 3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý đối với du lịch................................................ 75 3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hành chính................................................................ 75 3.3.2 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch ................................................................. 76 3.3.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các ngành các cấp có liên quan ..................................................................................................... 76 3.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính và xuất nhập cảnh Hải quan ......... 79 3.4.1 Chính sách tài chính ................................................................................ 79 3.4.2 Chính sách xuất nhập cảnh Hải quan ...................................................... 79 3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch ............................................................................................ 80 3.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng .......................................................................... 80 3.5.2 Củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 81 3.6 Tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch .......................................... 81 3.7 Nâng cao ý thức toàn dân về du lịch ............................................................. 82 3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch .............................................. 83 3.9 Phát triển du lịch đi đôi với tôn tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường ................................................................................................................. 85 3.10 Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế ........................................................... 86 3.11 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ............................... 87 KẾT LUẬN ....................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................89 Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 4 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học-công nghệ, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn “hậu công nghiệp”, phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu sang dịch vụ. Trong đó du lịch là một trong những ngành dịch vụ được hầu hết các nước ưu tiên phát triển. Du lịch là một ngành hoạt động tổng hợp có hiệu quả về cả kinh tế và xã hội. Trên giác độ kinh tế đó là ngành thực hiện "xuất khẩu tại chỗ", mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia. Trên giác độ xã hội, du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo; góp phần tôn tạo các giá trị tự nhiên và nhân văn… Trên thế giới, từ thế kỉ 19 du lịch đã chính thức trở thành một ngành kinh tế, theo đấy khoa học du lịch cũng ra đời, với trọng tâm là việc nghiêm cứu nhằm đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch quốc gia. Trước vai trò và đóng góp to lớn của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch 2000-2010 đã xác địch: “đưa du lịch Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Để tiến tới mục tiêu đó du lịch Việt Nam cần phải có các giải pháp hiệu quả và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra. Với đề tài luận văn “Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam”, em mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong việc tìm ra và đề xuất một số giải pháp tích cực, từ đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 5 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Nội dung của đề tài tập trung vào việc đề ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam trên cơ sở: - Nghiên cứu về đặc điểm, tính chất, vai trò của du lịch trên thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng. - Khảo sát xu hướng phát triển của du lịch quốc tế và khu vực. - Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Việt Nam hiện nay, để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở sử dụng các bảng, biểu và các tài liệu tham khảo về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của những nghiên cứu trước đó. Đồng thời, luận văn cũng lấy phép biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Phạm vi nghiên cứu Nội dung luận văn nghiên cứu tổng quan hoạt động du lịch, thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam những năm qua, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững du lịch nước ta. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan về hoạt động du lịch Chƣơng II: Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam những năm qua Chƣơng III: Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 6 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch 1.1 Khái niệm "du lịch" Du lịch ra đời gần như cùng lúc với sự suất hiện của xã hội loài người, tuy lúc đó mục đích du lịch có thể chưa hoàn toàn tách bạch với các mục đích khác. Theo ngành khảo cổ học, Châu Phi được xem là cái nôi của xã hội loài người, tuy nhiên vết tích của người Châu Phi cổ đại đã được tìm thấy ở Châu Á, họ được xem là tiền nhân của giống người Bắc Kinh (Trung Quốc), và người Java (Indonexia). Ngoài giả thiết cho rằng người cổ xưa di cư để tìm thức ăn và trốn tránh nguy hiểm, còn một giả thiết khác được các nhà khoa học đưa ra, đấy là con người quan sát sự di cư của loài chim, muốn biết chúng từ đâu bay đến và sẽ bay đến đâu nên họ di chuyển theo hướng đi của chúng. Tức giả thiết này cho rằng, con người, từ xa xưa luôn có tính tò mò, ham muốn khám phá thế giới chung quanh. Cũng có thể, cuộc di dân này có động cơ từ cả hai giả thuyết đã nêu. Sự xuất hiện của chủng tộc người gốc Á ở Châu Mỹ (người da đỏ) cách hàng vạn năm trước khi Christospher Colombus tìm ra nơi này là khác là một minh chứng khác cho sự hiếu kỳ của người xưa. Trong chuyến chuyến di dân từ Châu Á đến Châu Mỹ thì các nhà nghiên cứu lại nghiêng về giả thuyết cho rằng động lực chính là lòng ham hiểu biết. Nếu chỉ đơn thuần là đi tìm thức ăn thì chưa đủ thuyết phục lý giải cho quảng đường di cư vượt biển dài tới nửa vòng trái đất. Mặc dù có nguồn gốc từ rất lâu, song cho đến nay, những nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Dưới nhiều góc độ và hoàn cảnh chi phối (thời gian, địa lý) đưa đến một cánh hiểu khác nhau về du lịch. Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 7 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Ý nghĩa đầu tiên của từ du lịch là sự khởi hành và sự lưu trú tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ. Có nhiều lý do để kéo con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình như lòng ham hiểu biết về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên... Có thể hiểu lúc này du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của mỗi cá nhân. Với ý nghĩa này, du lịch mang tính chất là một hiện tượng xã hội nhiều hơn một hiện tượng kinh tế, nó ứng với thời kỳ trước cuộc phân công lao động lần thứ hai (lúc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp truyền thống). Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch chỉ rõ nét vào giai đoạn phân công lao động lần thứ ba của xã hội loài người (thương nghiệp ra đời). Lúc này trong xã hội xuất hiện các cơ sở lưu trú, các trung tâm tham quan, vui chơi như Kim tự tháp (Ai Cập), đấu trường La mã, các nhà tắm hơi cổ đại thành Roma, những nơi được sử sách mô tả vào thời hoàng kim luôn tấp nập các du khách. Đặc biệt, du khách đến đây còn có thể mua về các kỷ vật của địa phương. Hiện tượng tham quan của du khách đã mang lại một nguồn thu nhập các kể cho các địa phương này. Khi có sự tiêu dùng các dịnh vụ trong quá trình duy chuyển, du lịch được hiểu là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. Du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XVII khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra kéo theo cuộc cách mạng về giao thông trên thế giới. Đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tầu và công nghiệp sản xuất ô tô. Giao thông phát triển là nguyên nhân chính và là điều kiện vật chất quan trọng thúc đẩy các cuộc khởi hành của con người. Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ IXX thì du lịch mới trở thành một hiện tượng đại chúng. Trong xã hội xuất hiện một nghề mới, rất phát triển ở các địa Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 8 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung phương có nhiều khách tham quan như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lịch, cửa hàng, tiện ăn... cùng các tổ chức và đội ngũ phục vụ du khách ra đời. Với ý nghĩa như đã nêu trên du lịch đã tạo nên nhiều hoạt động thu về lợi ích kinh tế. Lúc này, du lịch từ chỗ xuất hiện ban đầu chỉ là một hiện tượng xã hội đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến, khái niệm ''ngành du lịch'' hay ''kinh tế du lịch'' xuất hiện, nội dung của nó coi du lịch là một ngành kinh doanh kiếm lời từ việc thoả mãn các nhu cầu của du khách. Như vậy du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú. Tuy nhiên du lịch là một hiện tượng có tính hai mặt mặt kinh tế và mặt xã hội, do đó rất khó để gộp chung cả hai mặt này vào một định nghĩa, trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch cũng được xếp vào nhóm các từ đa nghĩa. Do vậy cánh tiếp cận tốt nhất thuật ngữ du lịch là tách nó thành hai phần. Xét trên giác độ xã hội: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của mỗi cá nhân hay tập thể nhằm mục đính phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới quan, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, văn hoá, kinh tế, và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp. Theo góc độ này thì du lịch cần hội đủ ba điều kiện về không gian, thời gian và mục đính chuyến đi. Về không gian, người đi du lịch phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của mình, điều này ngoại trừ các chuyến đi trong phạm vi của nơi ở và các chuyến đi có tính chất thường xuyên hàng ngày. Về thời gian, du lịch phải đảm bảo độ dài thời gian qui định trước của các tổ chức du lịch để loại trừ sự di cư trong một thời gian dài. Về mặt mục đính chuyến đi nhằm loại trừ việc di cư để làm việc tạm thời. Xét trên giác độ kinh tế: Thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 9 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới quan. Trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, các học giả cũng có quan điểm tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ ngơi, dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đính nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật... Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọi mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tại chỗ. 1.2 Khái niệm "khách du lịch" Trên thế giới, khái niệm khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp. Thời đó người Pháp chia các cuộc hành trình của người dân các nước lân cận trên nước Pháp ngoài thành hai loại: - Cuộc hành trình nhỏ: Từ Paris đến miền Đông Nam nước Pháp - Cuộc hành trình lớn: Là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung Hải xuống phía Tây Nam nước Pháp. Trong đó những người thực hiện cuộc hành trình lớn được gọi là khách du lịch hay du khách. Tương tự, tại Vương Quốc Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là những người thực hiện cuộc hành trình lớn xuyên Vương Quốc Anh. Theo cánh hiểu này, những người được gọi là du khách ở đây phải hội Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 10 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung đủ hai điều kiện. Thứ nhất, họ phải là người ngoại quốc; thứ hai, họ thực hiện chuyến hành trình xuyên quốc gia có nghĩa khách du lịch là những người ngoại quốc có khả năng mang lại một một lượng ngoại tệ đáng kể cho nước sở tại. Các định nghĩa này nói chung mang tính chất hẹp và phiến diện thế nhưng bước đầu đã đưa ra một khái niệm để gọi tên những người thực hiện các chuyến du lịch. Một số khái niệm tiếp theo của các nhà kinh tế học cho đến đầu thế kỷ XX cũng mới chỉ mang tính chất chủ yếu phản ảnh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung. Như khái niệm do nhà kinh tế học người Áo đưa ra vào đầu thế kỷ XX: "Khách du lịch là hành khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đính kinh tế". Nhà kinh tế học người Anh cùng thời lại khẳng định để trở thành du khách phải có hai điều kiện: "Thứ nhất phải xa nhà dưới một năm; thứ hai phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác". Sau này khi ngành du lịch ngày càng phát triển và sự ra đời của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế quan tâm đến hoạt động du lịch thì định nghĩa khách du lịch thì mới được nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy. Định nghĩa được chấp nhập rộng rãi đầu tiên là định nghĩa của liên hiệp các quốc gia (League of Nations) vào năm 1937 về ''khách du lịch nước ngoài" trên phương pháp liệt kê và loại trừ: "Bất cứ ai đến thăm một nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h" theo định nghĩa này tất cả những người được coi là khách du lịch bao gồm: 1. Người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình và sức khoẻ. Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 11 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung 2. Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ... 3. Những người khởi hành vì mục đính kinh doanh. 4. Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h. Những người không được xem là khách du lịch 1. Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động. 2. Những người đến với mục đính định cư. 3. Sinh viên hay những người đến học ở các trường. 4. Những người ở biên giới sang làm việc. 5. Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành trình đi qua nước đó có thể kéo dài 24h. Năm 1978 tiểu ban các vấn đề kinh tế-xã hội của Liên hiệp quốc lại phân chia khách du lịch thành khách du lịch chủ động và khách du lịch bị động "khách viếng tham quốc tế là tất cả những người đến thăm một đất nước-chúng ta gọi là khách du lịch chủ động; những người từ một đất nước đi ra một nước ngoài viếng thăm-chúng ta gọi là khách du lịch bị động với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm". Bên cạnh khái niệm về khách du lịch quốc tế tiểu ban này cũng đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địa: "khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đính trừ mục đích hoạt động để được trả phù lao". Ngoài các định nghĩa do các tiểu ban trực thuộc liên hợp quốc đưa ra Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 12 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung thì các hội nghị quốc tế về du lịch cũng đưa ra các định nghĩa quốc tế về du lịch riêng cho mình. Hội nghị quốc tế về du lịch tại Ha Lan năm 1989 đưa ra định nghĩa: "khách du lịch quốc tế là những người đi tham quan một nước khác, với mục đính tham, nghỉ ngơi giải trí, thăm hỏi trong thời gian nhỏ hơn ba tháng, những hành khách này không làm gì để được trả phù lao, sau thời gian lưu trú đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình". Định nghĩa này khác với định nghĩa trước đó và thời gian tối đa lưu lại ở các nước khác thay vì tối đa là một năm được giảm xuống còn ba tháng, không qui định thời gian tối thiểu. Tổng kết về khái niệm khách du lịch Như vậy tổng kết lại khái niệm khách du lịch có hai khía cạnh: Thứ nhất, động cơ khởi hành phải xuất phát từ động cơ du lịch (có thể là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người thân, kết hợp kinh doanh... trừ động cơ lao động kiếm tiền) Thứ hai, vấn đề thời gian: khoảng thời gian tối thiểu và tối đa cư trú ở nơi khác nơi cư trú thường xuyên theo qui định của từng tổ chức, từng quốc gia hay địa phương. Ở Việt Nam thì cụm từ khách du lịch có một từ tương đương là "Lữ khách", hay "khách thập phương", những từ này ra đời từ rất lâu và có nguồn gốc từ Trung Quốc theo nghĩa Hán việt có nghĩa là khách đi vãn cảnh từ phương xa đến với mục đính thăm thú thiên nhiên hoặc các mục đính khác ngoài mục đính lao động kiếm tiền. Trong luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại chương năm, điều ba mươi sáu có nêu khái niệm về khách du lịch như sau: - Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 13 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịnh vụ hàng hoá cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một đơn vị kinh doanh du lịch, một vùng hay một quốc gia. Sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố hữu hình lẫn vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ, nếu liệt kê theo quá trình đi du lịch của khách du lịch thì nó có thể bao gồm: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tham quan giải trí... trong đó, dịch vụ chiếm từ 80 đên 90% thành phần của sản phẩm du lịch 1.4 khái niệm tài nguyên du lịch Du lịch là hoạt động mang tích chất định hướng tài nguyên cao. Muốn phát triển du lịch thì cần phải có tài nguyên du lịch. Một đất nước có càng nhiều tài nguyên du lịch thì càng có cơ hội để phát triển du lịch dựa trên khai thác các tài nguyên đó. Tài nguyên vốn được hiểu là những nguồn vô hình hay hữu hình có khả năng đưa vào khai thác và sử dụng mang lại lợi ích cho con người. Vậy tài nguyên du lịch có thể được hiểu đơn giản là Những nguồn tài nguyên có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người. Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 14 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch thiên nhiên là các điều kiện về môi trường tự nhiên có thể khai thác phục vụ cho các mục đích du lịch như địa hình, khí hậu, thực vật, động vât, tài nguyên nước, vị trí địa lý v.v… Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hoá, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghía đặc trưng cho sự phát triển du lịch tại một địa điểm, một đất nước. 2. Các loại hình du lịch Có nhiều cách để phân loại du lịch, theo các tiêu chí khác nhau, du lịch có thể được chia thành nhiều loại hình. Theo đó, loại hình du lịch được hiểu là các nhóm sản phẩm du lịch có cùng những đặc điểm giống nhau theo tiêu chí phân loại như cùng thoả mãn một nhu cầu, một động cơ du lịch, được tiêu thụ bởi cùng một nhóm khách hàng, có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hay cùng một mức giá. 2.1 Phân loại theo lãnh thổ Nếu lấy tiêu chí là phân chia theo lãnh thổ thì du lịch có thể chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch có sự tham gia của yếu tố nước ngoài (hoặc khách du lịch hoặc nhà cung ứng dịch vụ du lịch). Trong loại hình du lịch quốc tế còn có thể chia tiếp thành hai nhóm nhỏ - Du lịch đón khách: là việc tổ chức phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đến du lịch trong nước của tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch. - Du lịch gửi khách: Phục vụ và tổ chức đưa khách trong nước đi du lịch ở nước ngoài. Du lịch nội địa: Được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 15 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung trong nước đi du lịch, không có sự tham gia của yếu tố nước ngoài. 2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi Phân chia theo mục đính chuyến đi có thể chia thành du lịch thuần tuý với mục đính: tham quan, nghỉ ngơi, giải trí... hoặc kết hợp với các mục đích khác như học tập, công tác, khám chữa bệnh… Hình 1: Phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi 2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi Du lịch trọn gói: Theo hình thức này khách du lịch có thể mua dịch vụ của các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, các công ty này sẽ là người đứng ra tổ chức cho chuyến đi của họ bao gồm: phương tiện đi lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan... theo một lịnh trình đã định trước. Du lịch tự do: Là loại hình du lịch mà cá nhân hay tổ chức tự tổ chức tự xắp xếp cho chuyến hành trình du lịch của mình. Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 16 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung 2.4 Phân loại theo môi trường Hoạt động du lịch theo cánh phân loại này được chia thành hai nhóm: du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên Du lịch thiên nhiên: Là chuyến hành trình đến thăm thú khám phá những nơi có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn. Trong nhóm du lịch này có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như: du lịch biển, du lịch núi, rừng, sông suối, du lịch nông thôn thành thị v.v… Khi xã hội ngày càng phát triển thì con người càng ít có cơ hội gần gũi với thiên nhiên. Bị bao bọc bởi những tiện nghi của cuộc sống hiện đại và áp lực công việc ngày càng gia tăng có thể làm cho con người ta mệt mỏi. Khi đó, việc hoà mình vào thiên nhiên là một nhu cầu nhằm giải toả căng thẳng, nâng cao sức khoẻ và đến với một môi trường đầy mới lạ đầy hấp dẫn. Du lịch văn hoá: Là hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra chủ yếu trong môi trường văn hoá hay có liên quan tới các yếu tố văn hoá tức là khai thác các tài nguyên văn hoá, nó có thể bao gồm: đi thăm các di tích, các công trình văn hoá, các lễ hội, phong tục v.v… Du lịch văn hoá hấp dẫn du khách bởi sự đậm đà, tính truyền thống cũng như sự độc đáo của từng địa phương. Du lịch văn hoá là một hướng mà các quốc gia đều chú trọng phát triển vì nó không chỉ góp phần gìn giữ mà còn là một kênh giới thiệu các giá trị văn hoá đáng quí với bạn bè trên khắp năm châu. Ngoài ra còn có thể phân chia theo một vài tiêu chí khác như phân chia theo thời gian thành du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày; phân chia theo hành trình thành hành trình ngắn và hành trình dài; phân chia theo tiêu chí phương tiện thì có du lịch đường thuỷ, du lịch đường bộ v.v… 3. Đặc điểm của du lịch Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 17 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Đặc điểm của hiện tượng du lịch là các dấu hiệu, yếu tố, tính chất khác biệt của du lịch với các hiện tượng khác. Việc nghiên cứu các đặc điểm của du lịch là rất cần thiết để hiểu rõ bản chất của du lịch và làm cơ sở cho những giải pháp, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch của đất nước. Là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp du lịch có nhiều đặc điểm riêng biệt rất khó liệt kê hết, dưới đây xin nêu ra một số đặc điểm chính yếu của du lịch. 3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch Có bốn nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch bao gồm: Du khách, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và người dân sở tại. Bốn nhóm yếu tố này có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện qua sơ đồ sau. Hình 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hiện tƣợng du lịch Du khách: Là những người thực hiện các chuyến hành trình với mục đích du lịch. Họ phải là những người có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu đi du lịch và đủ khả năng tài chính để đi du lịch. Ngày nay khi mức sống và văn hoá của người dân ngày càng được nâng cao cộng thêm với sức ép của cuộc sống hiện đại thì nhu cầu du lịch cũng tăng theo và trở thành một nhu cầu phổ biến. Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 18 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Nhà cung cấp dịch vụ: Là những người cung cấp trọn vẹn hay một phần của dịch vụ du lịch bao gồm các công ty du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, nhà sản xuất đồ lưu nhiệm... Du khách khi có nhu cầu đi du lịch thì cần tới những nhà cung cấp dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình. Chính quyền địa phƣơng: Sản phẩm du lịch là không thể di chuyển được, do đó nếu muốn tiêu dùng nó thì người có nhu cầu phải đến nơi có tài nguyên du lịch. Chính quyền địa phương là tổ chức quản lý tại nơi có tài nguyên du lịch. Về mặt kinh tế, du lịch mang lại một khoản thu cho địa phương. Nhưng về mặt xã hội, lại đặt ra những thách thức với vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý sinh hoạt của lượng khách từ nơi khác tới để không có tác động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hoá, an ninh trật tự. Trên thực tế, nếu chính quyền địa phương tạo được một môi trường thuận lợi để phát triển du lịch, có hướng phát triển đúng đắn sẽ có tác động thu hút khách du lịch và tạo điều kiện cho việc kinh doanh du lịch tại địa phương phát triển mạnh mẽ. Cƣ dân sở tại: Hiện tượng du lịch có tác động rất lớn đến cư dân sở tại khi nơi họ sinh sống xuất hiện rất nhiều du khách xen vào cuộc sống của họ. Xét về mặt kinh tế, nó mang lại cơ hội việc làm cho họ trong ngành du lịch. Về mặt xã hội, họ có cơ hội giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết với nhiều người từ các vùng miền khác. Tức du lịch giúp cư dân sở tại tăng các mối quan hệ xã hội và mở rộng thế giới quan, nhân sinh quan. Thái độ của cư dân địa phương cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, sự thân thiện, hiền hoà, của người dân địa phương giúp thu hút và tạo sự thoải mái cho du khách, nói cách khác sự hiếu khách của người dân cũng làm giàu thêm cho tài nguyên du lịch. Tuy nhiên, du lịch cũng có thể gây ra tác động tiêu cực như tiêm nhiễm các thói hư tật xấu, ảnh hưởng đến văn hoá và nếp sinh Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 19 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung hoạt thường nhật của người dân. Do có mối quan hệ tương tác lẫn nhau này của bốn nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch nên ngành du lịch cần phải có sự phối hợp đồng bộ để hoạt động du lịch mang lại các lợi ích kinh tề và hiệu quả xã hội cao. 3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch Như đã đề cập ở phần một, sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình, nó là toàn bộ những sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Sản phẩm du lịch về cơ bản có các đặc trưng: Là sự kết hợp của nhiều sản phẩm dịch vụ, có thể liệt kê ra đây như dịch vụ di chuyển, phòng trọ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng... Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ, dịch vụ thường chiếm tới 80%-90%, hàng hoá chiếm tỉ lệ rất nhỏ do đó việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch là rất khó khăn. Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do đó sản phẩm không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, du lịch gắn liền với việc di chuyển, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, phần lớn quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩm du lịch không trùng nhau về không gian và thời gian do đó sản phẩm du lịch không thể cất trữ, tồn kho như các loại hàng hoá khác. 3.3 Tính thời vụ trong du lịch Do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là vấn đề được Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan