Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận...

Tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh ninh thuận

.PDF
121
890
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -- NGUYỄN NGỌC SƠN “Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận” LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HÀ NỘI – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -- NGUYỄN NGỌC SƠN “Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận” Chuyên ngành: DU LỊCH (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Lƣu HÀ NỘI – 2014 2 MỤC LỤC Trang Mục lục .................................................................................................................... 1 Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................... 5 Danh mục các sơ đồ................................................................................................ 6 Danh mục các bảng ................................................................................................ 7 Mở đầu .................................................................................................................... 8 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Lý luận chung về phát triển du lịch................................................................. 13 1.1.1 Các khái niệm ................................................................................................ 13 1.1.2. Vai trò của Du lịch và điều kiện phát triển Du lịch .................................... 23 1.1.2.1. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội ................................. 23 1.1.2.2. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ............................................. 24 1.1.3 Nội dung về phát triển du lịch ...................................................................... 29 1.2. Một số kinh nghiệm về phát triển Du lịch ở một số địa phƣơng và bài học vận dụng cho Ninh Thuận ..................................................................................... 34 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương .................................. 34 1.2.2. Những bài học có thể vận dụng cho Ninh Thuận ........................................ 35 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................... 36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở NINH THUẬN ....... 37 2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Ninh Thuận ............... 37 2.2 Điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch Ninh Thuận ................................ 39 2.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ................................................................. 39 3 2.2.2. Điều kiện kinh tế và xã hội ......................................................................... 41 2.2.3.Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 43 2.2.4 Vệ sinh môi trường ....................................................................................... 46 2.2.5 Hệ thống bưu chính viễn thông .................................................................... 46 2.2.6. Môi trường ................................................................................................... 47 2.2.7.Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ...................................................... 48 2.2.8.Cơ chế và chính sách phát triển du lịch của tỉnh .......................................... 56 2.2.9. Đánh giá chung điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch Ninh Thuận....... 57 2.3 Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận ......................................... 60 2.3.1 Số lượng khách du lịch ................................................................................. 60 2.3.2 Doanh thu từ du lịch ..................................................................................... 63 2.3.3. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ........................................................ 65 2.3.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ....................................................... 67 2.3.5 Tình hình đầu tư cho phát triển du lịch ........................................................ 69 2.3.6 Công tác quản lý và khai thác tài nguyên phát triển du lịch ........................ 70 2.3.7 Hoạt động marketing và xúc tiến du lịch ..................................................... 70 2.3.8 Hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch ......................................................... 71 2.4. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận ........................ 72 2.4.1.Những kết quả đạt được ............................................................................ 72 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 74 Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................... 76 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH NINH THUẬN ĐẾN 2020 ...................................................... 78 4 3.1 Định hƣớng phát triển du lịch Ninh Thuận ................................................... 78 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường du lịch .................................................. 79 3.1.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch Ninh Thuận .............................. 81 3.1.3. Định hướng phát triển các điểm du lịch ................................................... 85 3.1.4 Định hướng phát triển các cụm du lịch ..................................................... 87 3.1.5 Định hướng phát triển các tuyến du lịch ................................................... 88 3.2 Xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận ............ 89 3.2 1 Số lượng khách du lịch .............................................................................. 89 3.2.2 Độ dài thời gian lưu trú ............................................................................. 90 3.2.3 Mức chi tiêu bình quân của một ngày/khách ............................................. 90 3.2.4. Doanh thu du lịch ..................................................................................... 91 3.2.5. Công suất buồng phòng ........................................................................... 91 3.2.6. Nhu cầu lao động ...................................................................................... 92 3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh phát triển Du lịch tỉnh Ninh Thuận ..................................................................................................... 93 3.3.1. Giải pháp tổ chức quản lý và quy hoạch .................................................. 93 3.3.2. Giải pháp đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở du lịch .................................... 94 3.3.3.Giải pháp vốn đầu tư cho du lịch ............................................................... 96 3.3.4.Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................ 98 3.3.5. Giải pháp thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch ................................... 99 3.3.6 Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đa dạng hóa sản phẩm .......... 100 3.3.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường .......................................... 102 3.3.8.Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức .............................. 105 5 3.3.9. Giải pháp liên kết và hổ trợ phát triển ................................................... 106 3.4. Kiến nghị ....................................................................................................... 107 3.4.1 Đối với địa phương ................................................................................. 107 3.4.2. Đối với nhà kinh doanh du lịch ............................................................. 110 3.4.3. Đối với cơ quan Trung ương ................................................................. 111 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 111 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... ..... 115 6 BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT --- --- ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BQL: Ban Quản lý DLBV: Du lịch bền vững GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân INCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới LHQ: Liên hợp quốc NGO: Các tổ chức phi chính phủ SNV: Tổ chức phát triển Hà Lan TMDL: Thương mại Du lịch TNDL: Tài nguyên du lịch UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc UBND: Ủy ban Nhân dân USD: Đô la Mỹ HH: Hiện hành 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Biểu đồ: Nội dung biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.1. Khách du lịch quốc tế đến Ninh 61 Thuận năm 2005 – 2012 1 Biểu đồ 2.2 62 Thuận năm 2005 – 2012 2 Biểu đồ 2.3 3 Biểu đồ 2.2. Khách du lịch nội địa đến Ninh Biểu đồ cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 2005-2012 8 68 DANH MỤC CÁC BẢNG TT 1 Bảng Bảng 2.1 Nội dung bảng Trang Hiện trạng khách đến Ninh Thuận giai đoạn 60 2005-2012 2 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Ninh Thuận giai 63 đoạn 2005-2012 3 4 5 6 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Lao động trong ngành du lịch Ninh Thuận giai 66 đoạn 2005 – 2012 Bảng 3.1 Dự kiến khách du lịch đến năm 2020 tại Ninh 90 Thuận Bảng 3.2 Dự báo mức chi tiêu bình quân của khách du 91 lịch Ninh Thuận Bảng 3.3 9 64 đoạn 2005-2012 7 8 Bảng thu nhập du lịch tỉnh Ninh Thuận, giai Bảng 3.4 Dự báo mức doanh thu từ du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 91 Dự báo nhu cầu khách sạn của Ninh Thuận đến 92 năm 2020 Bảng 3.5 Dự báo nhu cầu lao động trong ngành Du lịch tại Ninh Thuận 9 92 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, hoạt động du lịch đã và đang ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, có thể nói là sự bùng nổ du lịch trên toàn thế giới, cuốn hút tất cả con người trên trái đất theo “dòng thác” du lịch với chiều hướng sôi động không ngừng. Bởi vậy du lịch được coi là mũi nhọn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Ở những nước đang phát triển, hoạt động du lịch là con đường ngắn và hiệu quả nhất nhằm nhanh chóng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tại châu Á, ngày nay du lịch là một thị trường đầy triển vọng, đã đem lại điều may mắn cho các di sản văn hóa thế giới và các thể loại sinh hoạt văn hóa. Tuy nhiên, sự phồn thịnh mà ngành Du lịch mang lại cho kinh tế đất nước đi kèm theo điều lo lắng là: Liệu sự phát triển có thể bền vững trong tương lai mà không làm xuống cấp các tài sản vô giá đó không? Sự du nhập ồ ạt của những thể dạng sinh hoạt văn hóa khác nhau tác động mạnh đến truyền thống văn hóa của một quốc gia, làm mai một những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa của quốc gia đó. Du lịch phát triển một cách bừa bãi còn là mối đe dọa đối với môi trường thiên nhiên, là tác nhân lan truyền dịch bệnh... Ở Việt Nam hiện nay, du lịch đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và được Đảng, Nhà nước rất quan tâm. Xu thế đó được thể hiện trong Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII: “Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh”[32,tr.194] . Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã xác định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế-xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…” (Chỉ thị 46/CT-TW Ban Bí Thư 10 Trung ương Đảng khoá VII, ngày 10/1994) và "Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn …" (Văn kiện Đại hội Đảng IX và X) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam . Chính điểm đặc biệt của Ninh Thuận với những di sản văn hóa Chăm cùng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, tình cảm con người nồng hậu chất phác đã tạo ra sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Ninh Thuận là điểm dừng chân hấp dẫn, gợi mở đối với du khách. Do vậy, các giá trị của tài nguyên du lịch Ninh Thuận cần được xem xét một cách đầy đủ và khai thác một cách tốt hơn để phục vụ cho du lịch. Từ những suy nghĩ và đánh giá trên, là một người làm công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Thuận, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp cao học. Mong muốn của học viên là các cấp, các ngành và toàn thể xã hội quan tâm hơn nữa đến phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch của Ninh Thuận. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đề tài du lịch không chỉ được nhiều chuyên gia chú tâm biên khảo, mà còn được không ít nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác quan tâm. Ở những góc độ khác nhau, cũng đã có những đề tài nghiên cứu về du lịch tỉnh Ninh Thuận. Những đề tài về sự phát triển du lịch Ninh Thuận đã được các tác giả quan tâm và nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển ngành Du lịch của tỉnh Ninh Thuận, các cấp lãnh đạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo như: Đề án “Xây dựng và tổ chức city tour trên địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (giai đoạn 2010-2015)” của UBND tỉnh Ninh Thuận, năm 2010; “Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 10/4/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh (khóa XIII) về phát triển du lịch đến năm 2012”. Ngoài ra, trong một số tạp chí như Tạp chí Du lịch, các báo, đài truyền hình trung ương và địa phương, mạng internet… cũng có giới thiệu nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu không chuyên, các nhà báo, các du khách về hoạt động du lịch văn hóa ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, các công trình nêu trên chỉ đề 11 cập những mặt nào đó của sự phát triển du lịch Ninh Thuận; đồng thời điều kiện phát triển du lịch hiện nay ở Ninh Thuận đã có nhiều thay đổi, rất cần phải cập nhật và có biện pháp phù hợp với hoàn cảnh mới. Các giải pháp phát triển du lịch mà các công trình nêu trên đã phát huy tác dụng trong thời gian vừa qua, nhưng phần lớn đến nay đã “hết hạn”. Vì vậy đề tài của luận văn là bước tiếp nối để góp phần phát triển du lịch Ninh Thuận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Góp phần đẩy mạnh phát triển Du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2013-2020 * Nhiệm vụ nghiên cứu:Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá chọn lọc các khái niệm và vần đề lý luận, thực tiễn liên quan đến phát triển du lịch của một địa phương. - Khảo sát, phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận, chỉ ra mặt mạnh và mặt yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Ninh Thuận. - Định hướng phát triển du lịch Ninh Thuận trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu sự phát triển du lịch Ninh Thuận. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch Ninh Thuận dưới góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 12 - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch Ninh Thuận từ năm 2005 – 2012, đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013- 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. + Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liệu, báo cáo của cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương. Dựa trên cơ sở đó đưa ra được những khái niệm chung nhất liên quan đến đề tài đang nghiên cứu, đưa ra được những đánh giá và những giải thật cụ thể để phát triển du lịch Ninh Thuận. + Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng việc khảo sát thực địa, phỏng vấn các cán bộ chuyên trách du lịch của tỉnh Ninh Thuận và một số người dân địa phương ở nơi có tài nguyên du lịch. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích mối quan hệ chặt chẽ giữa du lịch và phát triển du lịch, phân tích các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện. - Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả nghiên cứu có tính xác thực hơn. Việc có mặt tại thực địa sẽ giúp tác giả có điều kiện đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin cần thiết và đưa ra được những giải pháp hợp lý và khả thi. - Phương pháp thống kê: Trong khuôn khổ đề tài này, những thống kê về số liệu có liên quan đến các hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Thuận sẽ được thu thập, thống kê trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2012 làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê để làm căn cứ tính toán, dự báo cho các chỉ tiêu phát triển trong những năm tiếp theo. 13 - Phương pháp bản đồ: Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở kết quả các nội dung phân tích, đánh giá, tổng hợp của đề tài. Với các kết quả đã được nghiên cứu, thông qua phương pháp bản đồ sẽ thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ; xác định đặc điểm và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng được nghiên cứu trên bản đồ (sự phân bố nguồn tài nguyên và mức độ hấp dẫn của chúng, sự phân bố của hệ thống kết cấu hạ tầng, các tuyến điểm du lịch, các hạt nhân du lịch, các dự án ưu tiên đầu tư phát triển...). 6. Những đóng góp chính của đề tài Đề tài hướng tới có những đóng góp chủ yếu sau: - Tổng quan chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch của một địa phương làm cơ sở cho việc nghiên cứu phát triển du lịch Nình Thuận. - Đánh giá sát đúng thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian vừa qua; xác định những thế mạnh nổi trội về tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch của địa phương; phân tích, đánh giá những giá trị nguồn lực phát triển du lịch tại Ninh Thuận. - Đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm làm căn cứ cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết tốt đối với sự phát triển du lịch ở Ninh Thuận hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu , Kế t luâ ̣n, Danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , Phụ lục , luâ ̣n văn gồ m ba chương như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch; Chƣơng 2. Thực trạng phát triển du lịch Ninh Thuận thời gian vừa qua; Chƣơng 3. Một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận. 14 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Lý luận chung về phát triển du lịch 1.1.1 Các khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm du lịch Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp “tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Tiếng Anh “To tour” có nghĩa là đi dã ngoại. Nói chung các từ đó đều bắt nguồn từ tiếng Latinh “Torus” hoặc tiếng Hy Lạp “Tormos” cùng với một nghĩa là đi chơi, đi dã ngoại. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi, nang cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển chỗ của họ. Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, nội hàm khái niệm “du lịch” ngày càng được bổ sung, song cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm du lịch có thể xác định như sau: “Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thuờng xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” ( I.I. Pirogionic, 1985,tr 43). Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra quan niệm: “Du lịch là những hoạt động mà mối quan hệ phát sinh do những tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình đón khách và phục vụ khách du lịch”. Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên hiêp quốc về du lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế 15 bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [59,tr.12] Vào tháng 6 năm 1991, tại Otawa - Cannada, Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Nhà nghiên cứu Trần Nhạn đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền”. [63, tr.30] Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam (2006): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[60, tr.9]. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Tục ngữ Việt Nam có câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, vận dụng kinh nghiệm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm du lịch là học tập, đi xem để mà học. Xuất phát từ luận điểm đó, Người đã đi nhiều nơi để học hỏi. Người nói: “Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” [1,tr.14]. Người thường nói: “ Trong những ngày nghỉ không nên tiêu phí tiền bạc mà nên đi du lịch để học hỏi được nhiều”. [1,tr.41] 16 1.1.1.2. Du lịch sinh thái "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo,1991) . Nhưng gần đây, nội dung căn bản của du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ động cho rằng du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương. Do đó, một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn được hình thành: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương". Như vậy du lịch sinh thái được hiểu là loại hình du lịch của con người liên quan đến môi trường thiên nhiên như rừng núi, vườn cây, sông suối, thác nước… Mục đích chủ yếu của con người khi thực hiện chuyến du lịch sinh thái này là thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, thư giãn, giảm stress, phục hồi sức khoẻ… 1.1.1.3. Du lịch văn hóa Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. 17 1.1.1.4. Du lịch thể thao mạo hiểm Du lịch thể thao mạo hiểm là loại du lịch kết hợp những hoạt động thể thao đòi hỏi tính mạnh mẽ, dũng cảm của người tham gia. Du lịch thể thao mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch, đặc biệt là những khách du lịch ưa khám phá, mạo hiểm, trở về với tự nhiên. Bản chất con người là muốn khám phá những điều mới lạ từ tự nhiên và từ nền văn hoá bản địa, đặc biệt là ở những vùng xa xôi. Do đó, khi đời sống vật chất và tinh thần tương đối đầy đủ, bản chất ấy lại trỗi dậy trong mỗi con người. Nếu như những năm trước, du lịch mạo hiểm là điều gì đó mới mẻ và lạ lẫm thì gần đây, loại hình này được giới trẻ rất ưa chuộng. Trong tương lai không xa, các loại hình du lịch mạo hiểm như đua thuyền, lướt ván, nhảy dù, dù lượn, leo núi, đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển… sẽ là điểm nhấn trong mỗi hành trình khám phá Việt Nam. Có thể nói du lịch thể thao mạo hiểm là một trào lưu mới, đưa con người vượt qua chính bản thân mình, nhận biết giới hạn của mình. Tuy nhiên, song hành với nó là sự nguy hiểm, điều đó đòi hỏi những người tham gia phải thực sự dũng cảm và có kinh nghiệm. Những người tham gia du lịch thể thao mạo hiểm cần tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức y tế cơ bản, đặc biệt là tính kỉ luật. Các nhóm môn Thể thao mạo hiểm như lướt ván trên biển; bơi thuyền trên sông; trượt ván (Shate boarding); trượt patin; leo núi; khám phá hang động; đi bộ du lịch xuyên rừng già; BMX (= Bike Motor Cross) trò chơi mạo hiểm với xe đạp địa hình; đua mô tô… 1.1.1.5. Tài nguyên du lịch Khái niệm chung: Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong điểmvũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội. 18 Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch. Theo điểm 4, điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) thì: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Phân loại tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác.  Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN): TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia làm 4 loại: Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới); phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người; phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra; và phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên). - Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách. Các 19 đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình. Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về mặt ngoại hình, ít gây cảm hứng cho khách tham quan du lịch. Địa hình vùng đồi thường tạo ra một điểmthoáng đãng, bao la... tác động mạnh đến tâm lý của khách ưa thích dã ngoại, rất thích hợp với loại hình du lịch cắm trại, tham quan... Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế đối với hoạt động du lịch vì có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. - Khí hậu: Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu về khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được du khách ưa thích. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp với phát triển du lịch. Mỗi loại hình du lịch thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Chẳng hạn du khách đi nghỉ biển mùa hè thường chọn những dịp ít mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, gió vừa phải. Như vậy, ở mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch. Đó là bão trên các vùng biển, duyên hải, hải đảo, gió mùa đông bắc, gió tây khô nóng, lốc, lũ... vẫn xảy ra ở nước ta. * Nguồn nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng, bao gồm nước đại dương, biển, sông, hồ (tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước... Tài nguyên nước mặt không chỉ có tác dụng hồi phục trực tiếp mà còn ảnh hưởng nhiều đến thành phần khác của môi trường sống, đặc biệt nó làm dịu đi khí hậu ven bờ. Hiện nay, trên thế giới đã “mọc lên” nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, ven hồ,... đã thu hút một lượng lớn du khách. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan