Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng công thương (in...

Tài liệu Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng công thương (incombank)

.DOCX
69
481
112

Mô tả:

LUẬN VĂN: Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Công thương (Incombank) Lời mở đầu Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đã nhận định công tác thanh toán trong nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay là nền kinh tế “thanh toán bằng tiền mặt”. Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương diện thanh toán qua hệ thống các tổ chức cung ứng các dịch vụ thanh toán của nước ta hiện nay ở mức trên 20% vẫn là con số quá cao. Thanh toán bằng tiền mặt là một trong những hình thái vận động của đồng tiền trong nền kinh tế. Thanh toán bằng tiền mặt là lợi thế của việc trao đổi mua bán nhỏ, ngược lại là bất lợi cho trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ lớn bởi nó vừa làm tăng chi phí sử dụng tiền, tăng rủi ro vừa tạo điều kiện cho nhiều tiêu cực phát sinh quanh nó trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy mà khuynh hướng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Có nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: Sec, uỷ nhiệm thu chi, các giấy tờ có giá, thẻ nhưng có thể nói thanh toán bằng thẻ là hình thức được biết đến nhiều nhất và ngày càng được mọi người ưa chuộng sử dụng nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Thanh toán bằng thẻ là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rất nhanh chóng, an toàn, hữu hiệu, văn minh; là thước đo của nền văn minh thanh toán trong thời kì hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực; khắc phục được rất nhiều nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt. Nhận thấy được những ưu điểm đó của thanh toán thẻ, thị trường thẻ Việt Nam trong hai năm trở lại đây dường như sôi động hẳn lên, như được thổi luồng sinh khí mới mà trước đó, hình thức thanh toán thẻ còn khá mới lạ với người dân Việt Nam. Thị trường thẻ Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, do đó để hoàn thiện hoạt động thanh toán thẻ các ngân hàng cần học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển và tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Xuất phát từ nhu cầu đó, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Công thương (Incombank)” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình. Chuyên đề này được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về dịch vụ thanh toán thẻ Chương II: Thực trạng phát triển thị trường thẻ thanh toán của ngân hàng Công thương Chương III: Một số giải pháp tăng trưởng quy mô khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của ngân hàng Công thương. Chương I: lý luận chung về phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng công thương I. Thẻ thanh toán và vai trò của thẻ thanh toán: 1) Khái niệm và đặc điểm của thẻ: Thẻ Ngân hàng (bankcard) được sử dụng phổ biến trên thế giới vào những năm 50 nhưng thẻ mới thực sự du nhập vào Việt Nam vào những năm 90 với việc chấp nhận làm đại lí thanh toán cho các loại thẻ nước ngoài phát hành của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhiều năm sau đó thẻ phát triển ở nước ta rất chậm chạp và ít ai biết đến. Đến năm 1998, sau gần 8 năm có mặt tại Việt Nam nhưng doanh số thanh toán thẻ mới chỉ đạt 68000 triệu đồng thẻ nội địa và 175 triệu USD thẻ quốc tế (Nguồn báo cáo Hội các Ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam) số lượng các Ngân hàng phát hành thẻ vẫn còn rất ít chỉ có 2 ngân hàng là Ngân hàng Công thương Hà Nội (ICB) và Ngân hàng thương mại cổ phần á châu (ACB). Thị trường thẻ trong nước ít ai quan tâm đến mặc dù tính ưu việt của nó đã được chứng minh trên toàn thế giới. Bức xúc trước một thị trường đầy tiềm năng nhưng đang bị bỏ ngỏ, nhiều cuộc hội thảo, nhiều công trình nghiên cứu nhằm phát triển thị trường thẻ ở nước ta đã được tổ chức. Thành quả đạt được là thị trường thẻ thực sự khởi sắc vào những năm 2000-2001. Số lượng các ngân hàng tham gia phát hành thẻ ngày càng tăng lên, ngoài ICB và ACB còn có: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu(Eximbark). Đến năm 2006 thì thị trường thẻ thực sự trở lên sôi động và có những bước phát triển vượt bậc. Thẻ ngân hàng đã nổi lên như một phương tiện thanh toán đa năng đem lại nhiều tiện ích cho chủ thẻ , cho ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế. Vậy thẻ là gì?  Khái niệm: Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, mà người chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động(ATM) hay các ngân hàng đại lí trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. Thẻ một công cụ thanh toán do các ngân hàng , tổ chức tài chính hay các công ty phát hành.  Đặc điểm thẻ: Thẻ là một công cụ thanh toán có những đặc điểm khác biệt hẳn so với các công cụ thanh toán khác. Trong điều kiện ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển ở trình độ cao thì thanh toán bằng thẻ là phương thức thanh toán phổ biến thay thế cho các phương tiện thanh toán truyền thống khác. Bởi lẽ, thẻ có rất nhiều đặc tính vượt trội so với các phương tiện thanh toán khác, đó là: - Tính linh hoạt: Với nhiều loại thẻ đa dạng và phong phú thẻ thích hợp cho mọi đối tượng từ những khách hàng có thu nhập cao (thẻ vàng), đến những khách hàng có thu nhập thấp (thẻ chuẩn), thẻ có thể dùng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, ...Thẻ được coi như “ví tiền điện tử” an toàn, nhanh chóng hiện đại giúp các chủ thẻ kiểm soát hoạt động chi tiêu của mình. - Tính thuận tiện: Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng mà không một phương tiện thanh toán nào có được. Chủ thẻ có thể dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ ở bất cứ nơi đâu , bất cứ lúc nào mà không phải mang theo tiền mặt hay sec du lịch. Đối với thẻ tín dụng khách hàng còn có thể được ngân hàng cung cấp cho một hạn mức tín dụng, khách hàng có thể thực hiện cac giao dịch trước sau đó thanh toán mà không bị tính lãi trong thời hạn. Ngoài ra chủ thẻ còn được hưởng nhiều ưu đãi do ngân hàng cung cấp như: thông tin miễn phí về dịch vụ tài chính ngân hàng, thông tin tài khoản, thông tin tỷ giá, dịch vụ 24/24, chủ thẻ còn có thể được giảm giá ưu đãi khi thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ, hưởng lãi xuất cạnh tranh trên số dư tài khoản. - Tính an toàn và nhanh chóng:Thẻ được chế tạo dựa trên kỹ thuật hết sức tinh vi, hiện đại và khó làm giả vì vậy độ an toàn của thẻ rất cao. Đặc biệt là khi thẻ thông minh được tung ra thị trường thì độ an toàn của nó tăng lên do đó nó được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Khi mất thẻ hay lộ PIN, chủ thẻ có thể thông báo cho ngân hàng để kịp thời khoá tài khoản thẻ nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm. Kích thước thẻ rất gọn nhẹ, chủ thể có thể dễ dàng mang theo người với số lượng thanh toán lớn hoặc di chuyển xa. Khi mua sắm hàng hoá dịch vụ khách hàng chỉ cần xuất trình thẻ và kí vào hoá đơn thanh toán thì coi như việc thanh toán đã xong, như vậy khách hàng đã tiết kiệm được các chi phí vận chuyển tiền và chi phí kiểm đếm. 2) Cấu tạo thẻ: Hầu hết các loại thẻ hiện nay đều được làm bằng nhựa (plastic), hình chữ nhật có kích thước được tiêu chuẩn hoá quốc tế 54mm x 84mm, dày 1mm có bốn góc tròn, thẻ có 3 lớp. Hai mặt của thẻ có những dấu hiệu nhận biết sau:  Mặt trước của thẻ gồm: - Biểu tượng của thẻ: Mỗi loại thẻ có một biểu tượng riêng, mang tính đặc trưng của Tổ chức phát hành thẻ. Đây được xem như thương hiệu của tổ chức phát hành thẻ và là yếu tố an ninh chống lại sự làm giả. VISA CARD: Ô hình chữ nhật phía góc trái, phía trên gồm 3 màu: xanh, trắng, vàng có dòng chữ VISA chạy ngang giữa màu trắng, dưới ô này là hình chim bồ câu in chìm. MASTERCARD: Có hai nửa hình cầu lồng nhau phía dưới góc phải của thẻ ( một hình màu cam, một hình màu đỏ)và dòng chữ MASTERCARD màu trắng chạy giữa. + Số thẻ: Đây là số dành riêng cho mỗi chủ thẻ, số được dập nổi trên thẻ. Tuỳ theo từng loại thẻ mà số có cấu trúc khác nhau và nhóm số khác nhau + Ngày hiệu lực của thẻ: Là thời gian thẻ được cấp phép lưu hành. + Họ và tên của chủ thẻ: Tức họ và tên của người sở hữu thẻ, được in nổi trên thẻ. Ngoài ra có một số thẻ in cả ảnh của chủ thẻ. + Ký tự an ninh: là mật mã của đợt phát hành, in phía sau của ngày hiệu lực. - Mặt sau của thẻ gồm: + Dải tính từ: có khả năng lưu giữ các thông tin bảo mật. + Băng chữ kí: trên băng giấy này là chữ kí của chủ thẻ để cơ sở chấp nhận thẻ có thể đối chiếu khi thanh toán. +Các phần khác: Điện thoại dịch vụ khi có thắc mắc sử dụng thẻ (có thể có). 3) Phân loại thẻ Thẻ được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau bao gồm: phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ, phân loại theo đặc tính kĩ thuật thẻ, phân loại theo hạn mức tín dụng, phân loại theo phạm vi lãnh thổ, phân loại theo mục đích sử dụng.  Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Theo tính chất thanh toán của thẻ thì thẻ được phân làm 3 loại: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt.  Thẻ tín dụng (Credit Card) Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng tuần hoàn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, siêu thị, khách sạn, sân bay, khu vui chơi giải trí...chấp nhận loại thẻ đó. Thẻ tín dụng thường do ngân hàng phát hành và ngân hàng quy định một hạn mức tín dụng cụ thể căn cứ theo khả năng tài chính hay tài sản thế chấp của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong phạm vi hạn mức tín dụng. Tính chất tín dụng của thẻ được thể hiện ở chỗ chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ phải thanh toán sau một kì hạn nhất định, chủ thẻ cũng sẽ không phải trả lãi nếu thanh toán đúng hạn.  Thẻ ghi nợ (Debit Card) Là loại thẻ có quan hệ gắn liền với tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiền thanh toán của chủ thẻ. Khi mua hàng hoá, dịch vụ giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay vào tài khoản của chủ thẻ thông qua các thiết bị điện tử đặt tại các cơ sở chấp nhận thẻ đó và đồng thời sẽ ghi có vào tài khoản của các đơn vị chấp nhận thẻ đó. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Thẻ ghi nợ có hai loại cơ bản sau:  Thẻ on-line: Là thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.  Thẻ off- line: Là loại thẻ ghi nợ mà giá trị giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.  Thẻ rút tiền mặt (Cash Card) Là loại thẻ dùng đẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc ở ngân hàng và các dịch vụ khác do máy ATM cung cấp ( ví dụ: kiểm tra số dư, chuyển khoản, chi trả các khoản vay...). Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng đẻ rút tiền, chủ thẻ phải kí quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rủt ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền kí quỹ.  Thẻ rút tiền mặt có hai loại:  Loại 1: Chỉ dùng đẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động của Ngân hàng phát hành thẻ.  Loại 2: Được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ hợp thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.  Phân loại theo đặc tính kĩ thuật - Thẻ khắc chữ nổi: Tấm thẻ đầu tiên được chế tạo theo công nghệ này, loại thẻ này được chế tạo dựa trên kĩ thuật khắc chữ nổi. Trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cần thiết. Hiện nay người ta không sử loại thẻ này nữa vì nó được chế tạo quá thô sơ, dễ bị làm giả, không an toàn cho chủ thẻ. - Thẻ băng từ: Được sản xuất dựa trên kĩ thuật từ tính với một băng từ chứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Thẻ này được sử dụng phổ biến trong vòng 20 mươi năm nay nhưng hiên nay dễ bị lợi dụng vì thông tin trên thẻ không tự mã hoá, thẻ mang thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp không áp dụng các kĩ thuật mã đảm bảo an toàn. - Thẻ thông minh: Là thế hệ thẻ mới nhất hiện nay, được chế tạo dựa trên kĩ thuật vi xử lí tin học nhờ gắn vào thẻ một “Chip” điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo, dung lượng nhớ của “Chip” điện tử khác nhau. Do có con chip gắn trên thẻ nên ngoài khả năng lưu trữ số liệu còn có thêm một tính năng quan trọng là xử lí dữ liệu. Thẻ chip còn có khả năng đóng vai trò một tấm thẻ đa chức năng: vừa đóng vai trò thẻ thanh toán, vừa đóng vai trò thẻ nhận dạng, thẻ điện thoại, thẻ ra vào... Đây thực sự là công nghệ thẻ của tương lai.  Phân loại hạn mức tín dụng: - Thẻ vàng (Gold Card): Là loại thẻ phục vụ cho các đối tượng khách hàng có thu nhập cạo có uy tín đối với ngân hàng, có khả năng tài chính vững mạnh và có nhu cầu chi têu lớn.. - Thẻ chuẩn (Standard Card): Đây là loại thẻ được sử dung phổ biến thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng có thu nhập khác nhau. Loại thẻ này khác căn bản so với thẻ vàng là hạn mức tín dung tối thiểu thấp hơn , tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng phát hành quy định ( thông thường khoảng 1000 USD).  Phân loại theo phạm vi lãnh thổ - Thẻ nội địa: Là loại thẻ được giới hạn trong pham vi sử dụng một quốc gia, do đó đồng tiền giao dịch phải là đông bản tệ của nước đó. Hoạt đông của loại thẻ này rất đơn giản bởi nó chỉ do một tỏ chức hay một ngân hàng điều hành từ việc tổ chức phát hành, xử lí trung gian đến thanh toán thẻ. - Thẻ quốc tế: Là loại thẻ được sử chấp nhận trên pham vi toàn cầu, sử dụng đồng ngoại tệ mạnh để thanh toán. Do phạm vi sử dụng trê toàn thế giới nên hoạt đông của thẻ rất phức tạp. Tuy nhiên, thẻ quốc tế vẫn được ưa thích do tính tiện lợi của nó. Thẻ được hỗ trợ và quản lý trên toàn thế giới bởi các tổ chức tài chính lớn, uy tín như: Master Card, Visa...hoạt động trong một hệ thông liên hoàn, đồng bộ.  Phân loại theo chủ thể phát hành - Thẻ do ngân hàng phát hành: là loai thẻ do ngân hàng phát hàng giúp cho khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rông rãi nhất hiện nay trên thế giới. - Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đó là loại thẻ du lịch giả trí của các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành như thẻ Diner Club, Amex... được lưu hành trên toàn thế giới. 4) Vai trò của thẻ thanh toán: Mặc dù ra đời sau các phương tiện thanh toán khác nhưng thẻ thanh toán ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thanh toán nhờ vào những vai trò và tính năng ưu việt của nó so với các phương tiện thanh toán khác. 4.1 Đối với người sử dụng thẻ: a. Sự linh hoạt và tiện lợi trong thanh toán ở trong và ngoài nước: Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳn các phương tiện thanh toán khác. Chủ thẻ có thể thực sự cảm nhận được điều này khi đi du lịch hay công tác tại nước ngoài. Thẻ thanh toán như: Visa, Master Card và trong phạm vi nhỏ hơn là Amex và Dinners được chấp nhận trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là khi dự định ra nước ngoài thay vì phải chuẩn bị trước một lượng ngoại tệ hay séc du lịch, chủ thẻ có thể mang theo thẻ thanh toán để thanh toán cho mọi nhu cầu chi tiêu của mình. b. Tiết kiệm thời gian mua, giá trị thanh toán cao hơn: Thẻ thanh toán có nhiều tiện ích hơn tiền mặt hay séc du lịch cả trước, trong và sau chuyến đi. Với séc du lịch, chủ thẻ phải dự định trước xem sẽ tiêu bao nhiêu và phải đến ngân hàng làm thủ tục để mua séc trước chuyến đI, đồng thời thanh toán tiền trứơc chi ngân hàng, cùng với một khoản phí dù trên thực tế họ chưa hế sử dụng séc này. Khi trở về nếu chưa sử dụng hết số tiền trên séc, hoặc người có séc lại phải mất thời gian và chi phí để đến ngân hàng làm thủ tục đổi lại từ séc thành tiền hoặc sẽ chấp nhận rủi ro về tỷ giá khi giữ séc đó lại cho lần sử dụng sau. Sử dụng thẻ thanh toán đơn giản hơn rất nhiều. Chủ thẻ không cần lên kế hoạch chi tiêu trước, trả tiền sau. Tài khoản của thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻ thực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ. Thêm nữa, tỷ giá khi bạn thanh toán bằng thẻ cũng thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch. Như vậy không những giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm tiền, thẻ còn giúp họ tiết kiệm thời gian mua hàng cũng như thời gian chờ làm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt, hạn chế đựoc rủi ro. c. Khoản tín dụng tự động, tức thời: Khả năng mua hàng không bị gò bó là một tiện ích của thẻ thanh toán. Dù việc mua bán có đựoc dự tính trước hay không thì thẻ thanh toán cũng là một nguồn tín dụng tự động giúp cho các chủ thẻ khỏi phải đến ngân hàng xin vay. Thường thì ngưòi ta có tâm lý ngại đến ngân hàng làm thủ tục xin vay, và họ sẽ đánh giá cao thẻ như một khoản tín dụng ngắn hạn, thủ tục phát hành đơn giản (thậm chí có thể phát hành qua đường bưu điện). Hơn thế nữa, chủ thẻ chỉ phải thanh toán một phần nhỏ (hiện quy định là 20%) khi đến hạn thanh toán (thường là một tháng ). Số còn lại chủ thẻ có thể trả sau. d. Bảo vệ người tiêu dùng: ở các nước phát triển có luật tín dụng tiêu dùng (chẳng hạn như luật tín dụng tiêu dùng ở Anh ban hành năm 1974) quy định khách hàng đựoc bảo vệ đối với những món hàng có giá trị từ 100 – 15 000 bảng Anh thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu món hàng đó không đủ tiêu chuẩn chất lượng thì chủ thẻ đựoc yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ bảo vệ, thậm chí có thể được bồi thường. Một số ngân hàng phát hành còn có chế độ bảo hiểm kèm theo: Có hàng hoá thay thế bị mất cắp, hư hỏng hay thất lạc hay trả tiền bảo hiểm tai nạn hoặc tử vong đối với hàng hoá hay dịch vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán. Hơn thế nữa ngân hàng cũng có chế độ ưu đãi dành cho chủ thẻ khi sử dụng một số dịch vụ về sức khoẻ (ví dụ: PPP, BUPA ở Anh) câu lạc bộ hoặc có chế độ thưởng điểm sau mỗi lần sử dụng thẻ vào chỗ điểm này có thể cộng dồn lại để đổi lấy một số hàng hoá khác. e. Rút tiền mặt: Chủ thẻ có thể rút tiền một cách nhanh chóng ở bất cử nơi nào, vào bất cứ lúc nào tại ngân hàng hoặc qua máy rút tiền tự động (ATM) và sử dụng một số dịch vụ khác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư tài khoản… f. Kiểm soát đựoc chi tiêu: - Với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến, chủ thẻ hoàn toàn có thể kiểm soát đựoc chi tiêu của mình trong tháng đồng thời tính toán đựoc chi tiêu và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch. Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà chủ thẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng hạn, lãi suất này có thể cao ngang với lãi suất của một khoản vay thấu chi. Tuy nhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này không đáng kể, có thể chấp nhận được. 4.2 Đối với cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT): a. Đảm bảo chi trả: - Đối với người bán lẻ, thanh toán thuận lợi hơn so với séc. Trường hợp khách hàng muốn thanh toán bằng séc cho một món hàng có giá trị lớn hơn mức bảo đảm của tờ séc thì cửa hàng đứng trước sự lựa chọn khó khăn:hoặc là chấp nhận thanh toán séc với số tiền lớn hơn hạn mức được đảm bảo và chịu rủi ro nếu ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hoặc sẽ không bán được hàng, doanh số bán sẽ giảm. Với thẻ thanh toán, CSCNT có thể yên tâm là đã được ghi có vào TK ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến ngân hàng thanh toán. Trường hợp phải xin cấp giấy phép thì việc xin cấp giấy phép từ ngân hàng phát hành cũng rất nhanh chóng và đảm bảo qua các máy cấp phép tự động. b. Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hành: - Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.Do vậy, khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá dịch vụ của CSCNT cũng tăng nhanh. Thẻ thanh toán tạo cho CSCNT một khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Môi trường văn minh hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, các nhà đầu tư. Nhanh chóng thu hồi vốn: - Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được chuyển đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ do ngân hàng thì TK của CSCNT được ghi có ngay. Số tiền này họ có thể sử dụng ngay vào mục đích quay vòng vốn hoặc các mục đích khác. Nhanh chong luân chuyển vốn la điểm thuận lợi hơn so với séc, sec thường phải mất một thời gian nhất định mới được thanh toán. c. An toàn, bảo đảm: Giao dịch thẻ được trả tiền ngay vào TK của CSCNT, nhưnng dù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng có ít nguy cơ bị mất cắp hơn là séc hay tiền mặt có giá trị lớn sẽ là mục tiêu của những nhân viên thiếu trung thực và kẻ trộm. Nhưng cũng với một số tiền như vậy đườc thể hiện trên hoá đơn thẻ thì sẽ chẳng có ai quan tâm đến vì nó chẳng có ý nghĩa với ai khác ngoài CSCNT d. Nhanh chóng giao dịch với khách hàng: Khi giao dịch tiền mặt, việc đếm tiền, ghi chép sổ sách là rất phức tạp. Con khi giao dịch thẻ, với các thiết bị chuyển ngân điện tử tại địa điểm bán hàng EFTPOS(electronic funds at point of sale) được sử dụng ngày càng nhiều thì đơn giản,người ta chỉ việc đưa băng từ của thẻ qua thiết bị này, mọi thông tin trên thẻ được nhận dạng, giao dịch được thực hiện. Hệ thống EFTPS giúp đẩy nhanh quá trình xử lý khi bán hàng, giúp CSCNT cung cấp cho nhà phát hành thẻ những thông tin về việc bán hàng mà không phải xử lý thủ công trên giấy tờ. e. Giảm chi phí bán hàng: Thanh toán thẻ giúp CSCNT giảm đáng kể các chi phí cho việc đếm, bảo quản tiền, quản lý tài chính. Nhờ vậy cũng giảm được chi phí bán hàng. Điểm bất đồng giữa CSCNT và ngân hàng là về khoản phí mà CSCNT phải trả cho ngân hàng. Dù các máy móc thiết bị thanh toán thẻ được ngân hàng cung cấp và bảo quản miễn phí, nhưng tuỳ theo qui định của ngân hàng phát hành, CSCNT vẫn phải chịu một khoản phí tính theo giá trị giao dịch: Khoảng 1,6% giao dịch đối với thẻ phát hành ở Anh, 3-4% đối với thẻ AMEX(ở bất cứ nơi nào) .Điều này có hợp lý không khi mà các CSCNT cũng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng(ở Việt Nam thì tỷ lệ phí này dao động từ 2,5-3,6%). 4.3 Đối với ngân hàng: Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Điều này thể hiện ở các mặt sau: a. Lợi nhuận ngân hàng: Lợi ích lớn nhất mà thẻ đem lại cho ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là lợi nhuận, thu nhập từ thẻ mà ngân hàng có được là: phí CSCNT, phí sử dụng thẻ (phí thường niên) và lãi suất cho thẻ tín dụng và chủ thẻ chậm thanh toán. Đó là chưa kể các khoản thu từ dịch vụ ngân hàng và đầu tư kèm theo. Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòng trung thành của khách hàng. Một khi khách hàng đã có TK họăc thẻ tại ngân hàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một tổ chức đối thủ khác. Lợi dụng tâm lý này của khách hàng, ngân hàng có thể tăng lãI suất tương đối cho khoản tín dụng thanh toán thẻ để tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng mà không sợ mất khách hàng đồng loạt. Ngoài ra, kinh doanh thẻ còn tạo ra sự “hỗ trợ chéo” rất có hiệu quả cho ngân hàng. Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho những hoạt động kém sinh lời hơn của ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai (lãi suất thấp). b. Dịch vụ toàn cầu: Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay Master Card, một ngân hàng dù nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất kỳ đối thủ cạnh tranh lớn nào. Ví dụ, mỗi ngày Fleming/ Save & Prosper (Một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng với rất nhiều ngân hàng trên toàn thế giới. Nhờ mối quan hệ với các tổ chức thẻ quôc tế, ngân hàng này chỉ phải thực hiên duy nhất một giao dịch thông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này. Việc phân bổ tới các ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện. Sau lợi nhuận, khả năng cung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập cộng đồng quốc tế. c. Hiệu quả cao trong thanh toán: Bằng việc khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ thực hiện số giao dịch séc, tiền mặt ít hơn. Điều này mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích: Thực hiện số giao dịch ít hơn, nhưng thông tin thường nhật được cung cấp bởi các tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card dưới hình thức điện tử làm cho việc ghi nợ tương ứng vào các khoản của khách hàng được nhanh hơn. đơn giản hơn…Hoạt động của ngân hàng nhờ đó cũng có hiệu quả hơn. d. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng: Thẻ thanh toán ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang lại cho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ song song khác như đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm.Thông tin về dịch vụ sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngân hàng.Theo thống kê, tại Fleming/Save&Prosper có tới 30% chủ thẻ mua các dịch vụ này. e. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: Đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng buộc ngân hàng phảI không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ,trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán đảm bảo uy tín,sự an toàn,hiệu quả trong hoat động của ngân hàng. f. Tăng nguồn vốn cho ngân hàng: Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên.Với lượng giao dich thẻ tương đối lớn,các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể,cũng có thể coi là nguồn sinh lợi cho ngân hàng. Là một phương tiện thanh toán hiện đại,thuận tiện,lợi ích về mọi mặt đối với nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng trong nền kinh tế,đặc biệt trong công cuộc toàn cầu hoá.Ngày nay, trên thế giới thanh toán bằng thẻ đã trở thành xu thế tất yếu.ở các nước phát triển trên 80% lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ bán lẻ được giao dịch bằng thẻ.Với phạm vi thanh toán rộng như vậy,vai trò của thẻ chắc chắn sẽ ngày càng được khẳng định và mở rộng. 4.4 Đối với nền kinh tế xã hội: Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong những năm gần đây,công dụng của thẻ thanh toán ngày càng được phát triển và mở rộng, thẻ ngày càng thể hiện vai trò lớn của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội.Điều này được thể hiện trên các mặt sau: a. Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông: Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông.ở các nước phát triển,thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất ttrong tổng số các phương tiện thanh toán. Nhờ vậy mà khối lượng cũng như áp lực tiến mặt trong lưu thông không đáng kể. b. Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế: Hầu hết mọi giao dịch thẻ trong phạm vi quốc gia hay toàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (online) vì vậy tốc độ chu chuyển thanh toán nhanh hơn nhiều so với giao dịch qua các phương tiện thanh toán khác như: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi …thay vì thực hiện cac giao dịch trên giấy tờ, với giao dịch thẻ, mọi thông tin đều dược xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện nhanh chóng. c. Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nứơc: Trong thanh toán thẻ, các giao dịch đều nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng, nhờ đó các ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát đựơc mọi giao dịch, toạ nền tảng cho công tác quản lý của nhà nứơc, thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia. Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quan đến thẻ đều dựa trên chính sách ngoại hối của nhà nứơc. d. Thực hiện biện pháp “kích cầu” của Nhà nước: Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng… khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chi tiêu bằng thẻ, điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻ cũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng. Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứng vốn hiệu quả của ngân hàng thương mại. e. Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài: Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công , tiếp nhận với một phương tiện văn minh của thế giới, do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mại văn minh, hiện đại hơn. Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư nứơc ngoài. Bên cạnh việc đem lại lợi ích lớn cho xã hội, thẻ được sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ các tiện ích thiết thực mà nó đem lại cho các đối tượng liên quan trực tiếp: Chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thẻ thanh toán: 1) Nhân tố khách quan:  Trình độ dân trí của dân chúng: Trình độ dân trí của công chúng được hiểu là sự nhận thức của công chúng về những tiện ích mà thẻ mang lại, từ đó tiếp cận với thẻ và sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán chủ yếu. Do đó trình độ dân trí có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thẻ, trình độ đân trí cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thẻ chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong thanh toán.  Thu nhập của người dân: Người dân có thu nhập cao, không chỉ có nhu cầu mua sắm hàng hoá dịch vụ mà còn mong muốn độ thoả dụng tối đa và mua sắm một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian mua sắm, đồng thời đem lại sự văn minh, hiện đại trong mua sắm. Thẻ thanh toán là phương tiện hữu hiện đáp ứng nhu cầu này.  Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân: Nếu thói quen sử dụng tiền mặt trở thành cố hữu đối với dân chúng thì việc phát triển thị trường thẻ là rất khó khăn. Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng thì mới tạo môi trường cho thẻ phát huy hết hiệu quả của nó. Nước ta, do thói quen sử dụng tiền mặt trong dân chúng từ lâu nên để thẻ trở thành công cụ thanh toán phổ biến đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn từ phía các ngân hàng.  Môi trường khoa học công nghệ: Thanh toán thẻ ra đời và phát triển dựa trên trình độ công nghệ thông tin hiện đại vì vậy khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng đối với thanh toán thẻ. Một quốc gia có môi trường khoa học công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho thanh toán thẻ phát triển.  Môi trường pháp lí: Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng nằm trong khuôn khổ của môi trường pháp lí, hoạt động thanh toán thẻ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Một hành lang pháp lí hoàn thiện, đầy đủ sẽ có tác dụng khuyến khích thanh toán thẻ, các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thẻ, quy định quyền hạn và nghĩa vụ đầy đủ của các bên tham gia thanh toán thẻ. 2) Nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là nhân tố từ phía các tổ chức thanh toán thẻ, bao gồm: trình độ của đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ; nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ; mạng lưới đợn vị chấp nhận thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động; định hướng phát triển của ngân hàng.  Trình độ của đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ: Con người luôn luôn là nhân tố quyết định đối với mội hoạt động trong nền kinh tế, đặc biệt là trong thanh toán thẻ đòi hỏi phải được tiêu chuẩn hoá cao độ, đảm bảo thông suốt, đồng bộ trong mọi quá trình. Một đội ngũ làm công tác thẻ có trình độ chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết để phát triển thanh toán thẻ. Mặt khác, thanh toán thẻ là hoạt động dịch vụ của ngân hàng nên cần có một đội ngũ làm công tác thanh toán thẻ linh hoạt, năng động, am hiểu tâm lí khách hàng.  Nguồn vốn và trình độ khoa học công nghệ: Việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ yêu cầu phải có nguồn vốn lớn để chi cho lắp đặt các thiết bị hiên đại, chỉ một trục trặc nhỏ trong hệ thống thanh toán cũng làm ách tắc thanh toán thẻ gây phiền toái cho chủ thẻ, mất điểm cho ngân hàng trong thu hút khách hàng. Vì vậy để phát triển tốt nghiệp vụ này ngân hàng cần có lượng vốn đủ lớn cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, thường xuyên quan tâm bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị nhằm thực hiện tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng.  Mạng lưới đơn vị chấp nhân thẻ: Thanh toán thẻ chỉ thực sự phát triển khi ngân hàng có một mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ rộng khắp và đa dạng về loại hình kinh doanh hàng hoá dịch vụ. Đơn vị chấp nhận thẻ là điểm khởi đầu cho hoạt động thanh toán thẻ, là một nhân tố không thể thiếu trong nghiệp vụ thanh toán bởi không có đơn vị chấp nhận thẻ thì việc thanh toán không thể diễn ra được.  Định hướng phát tiển của ngân hàng Định hướng phát triển của ngân hàng có tác dụng hai chiều: nếu ngân hàng có định hướng phát triển thanh toán thẻ thì sẽ xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể, khuyến khích thanh toán thẻ; nếu ngân hàng có định hướng không phát triển thanh toán thẻ thì hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng đó sẽ không được chú trọng. Một ngân hàng có tiềm năng phát triển thanh toán thẻ, đồng thời có định hướng phát triển thanh toán thẻ sẽ tạo điều kiện cho nghiệp vụ thanh toán thẻ được mở rộng, phát triển bền vững. III. Những rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán thẻ: 1) Rủi ro xảy ra do chủ thẻ:  Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc: Chủ thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ bị một số người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành thẻ để có các biện pháp kịp thời ngăn chặn; chấm dứt sử dụng thẻ hoặc thu hồi thẻ.  Lộ số bí mật cá nhân (PIN): Mã số bí mật cá nhân được giao cho chủ thẻ, để đảm bảo an toàn khi sử dụng chủ thẻ có thể thay đổi mã số. Do vậy khi thực hiện giao dịch tại các thiết bị tự động đặc biệt là tại các máy ATM chủ thẻ có thể để lộ số PIN, hay khi chủ thẻ bị mất, bị lấy cắp thẻ số PIN cũng có thể bị lộ như vậy sẽ gây rủi ro cho chủ thẻ.  Chủ thẻ cố tình sử dụng vượt hạn mức: Đây là rủi ro đối với ngân hàng phát hành khi chủ thẻ cố tình sử dụng nhiều lần các giao dịch dưới hạn mức phải xin cấp phép giao dịch và cuối cùng thì tổng số sử dụng vượt trội rất nhiều so với hạn mức được cấp. 2) Rủi ro xảy ra do đơn vị chấp nhận thẻ:  Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ: Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ đã cố tình in nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ, nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ kí để hoàn thành giao dịch. Sau đó, nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ mạo chữ kí của chủ thẻ để nộp các hoá đơn thanh toán còn lại cho ngân hàng thanh toán thẻ để đòi tiền.  Đơn vị chấp nhận thẻ phối hợp với các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên băng từ thẻ thật để tạo các thẻ giả sử dụng.  Đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hay cố ý chấp nhận thanh toán thẻ giả mạo.  Các giao dịch thực hiện thanh toán qua thư điện tử, điện thoại internet: Đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư hoặc điện thoại, internet trên cơ sở các thông tin về thẻ như: Loại thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực của thẻ, tên chủ thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ thực không phải là khách đặt mua hàng của đơn vị chấp nhận thẻ thì giao dịch đó bị chủ thẻ thực từ chối thanh toán. 3) Rủi ro xảy ra do ngân hàng thanh toán thẻ:  Rủi ro tín dụng: Loại rủi ro này xảy ra do ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ từ các khoản cho vay sử dụng thẻ. + Rủi ro do hệ thống hoặc do thao tác của cán bộ nghiệp vụ: Các loại rủi ro này phát sinh khi hệ thống vi tính hoạt động không ổn định, ngừng hoạt động hoặc có lỗi trong xử lí dữ liệu ảnh hưởng đến việc sử dụng và thanh toán thẻ. Khi các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các giao dịch không theo quy trình của các tổ chức thẻ Quốc tế sẽ gây ra tổn thất và phải bồi hoàn.  Rủi ro xảy ra do các tổ chức, cá nhân cố tình phạm pháp chuộc lợi  Thẻ giả: Thẻ giả là thẻ do các tổ chức, cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ bị mất cắp thất lạc. Thẻ giả là nguy cơ lớn nhất hiện nay mà khiến tất cả các tổ chức cùng nhau ngăn chặn. Thẻ giả được sử dụng sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng phát hành, bởi vì theo quy định của Tổ chức thẻ Quốc tế, ngân hàng phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch có mã số (BIN) của ngân hàng phát hành. Thẻ giả còn gây tâm lí lo ngại trong thanh toán thẻ cho công chúng.  Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Đến kì phát hành lại thẻ, ngân hàng phát hánh thẻ nhận được thông báo thay đổi địa chỉ cuả chủ thẻ và yêu cầu gửi về địa chỉ mới. Do không kiểm tra kĩ, nên ngân hàng phát hành đã gửi về theo như yêu cầu, mà không đến tay chủ thẻ thực. Như vậy tài khoản của chủ thẻ bị người khác sử dụng. Đến khi chủ thẻ thực không nhận được thẻ, liên lạc với ngân hàng phát hành, hay khi ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán sao kê, thì sự việc mới được phát hiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất