Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế gtgt và tndn đối với các do...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế gtgt và tndn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

.PDF
68
251
81

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí LỜI NÓI ĐẦU Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nền kinh tế mà còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thông qua việc thu thuế nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để có thể thực hiện chức năng của mình. Từ khi nước ta thực hiện đổi mới, Đảng và nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần trong xã hội có thể tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật trong đó có việc tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức trong xã hội được tự do sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhờ chính sách thông thoáng của nhà nước đặc biệt là khi luật doanh nghiệp 2005 được áp dụng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau do vậy cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù hai luật thuế GTGT và TNDN đã thực hiện được một thời gian khá dài nhưng công tác quản lý chưa chặt chẽ vẫn còn nhiều kẽ hở vì vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng để trốn, lậu thuế, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế nói chung và chi cục thuế huyện Đông Anh nói riêng là phải tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm tránh thất thoát cho ngân sách nhà nước và đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Hiện nay nước ta ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới do vậy nhiều loại thuế đang được cắt giảm theo những hiệp định đã ký kết nhất là các loại thuế xuất nhập khẩu, đồng nghĩa với việc cắt giảm các loại thuế này là SV: Lª H÷u Th­êng 1 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí NSNN sẽ mất đi một khoản thu đáng kể do vậy mà việc chống thất thu thuế ngày càng trở nên cấp thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Đội Kiểm tra - chi cục thuế huyện Đông Anh kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện Đông Anh”. Nội dung đề tài gồm ba phần Chương 1: Lý luận chung về thất thu thuế và sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đông Anh. SV: Lª H÷u Th­êng 2 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẤT THU THUẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT VÀ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. Lý luận chung về thất thu thuế 1.1.1. Khái niệm Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công. Lịch sử đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng trong đó những khoản tiền từ các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải động viên vào NSNN, song vì những lý do xuất phát từ phía nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào NSNN. Như vậy có thể hiểu thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực và thất thu tiềm năng. - Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào NSNN đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào NSNN. - Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế đáng lẽ phải được khai thác động viên vào NSNN nhưng không được quy định trong các luật thuế. Dạng thất thu thuế là những biểu hiện bên ngoài của thất thu thuế theo những tiêu thức nhất định. Do vậy có thể khái quát các dạng thất thu thuế cơ bản như sau: * Thất thu thuế do không bao quát hết số cơ sở sản xuất, kinh doanh: Tình trạng này xảy ra do các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đăng ký kinh doanh, SV: Lª H÷u Th­êng 3 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí không đăng ký mã số thuế hoặc có thể đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký mã số thuế nhưng vẫn tiến hành sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra cũng có thể do các cơ sở này xin tạm nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. * Nhiều đối tượng cố tình kê khai không đúng số thuế đáng lẽ phải nộp theo quy định của pháp luật cũng như thực tế mà họ đang kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng như các hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai thấp hơn nhiều so với số thuế thực tế phải nộp bằng cách khai tăng chi phí, giảm doanh thu thậm chí khai sai thuế suất. * Các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tìm mọi cách để trốn, lậu thuế như lập 2 hệ thống sổ sách kế toán để đối phó với cơ quan thuế, thực tế cho thấy nhiều kế toán của các công ty “sở hữu” hàng trăm chữ ký khác nhau. * Trốn thuế thông qua buôn lậu, nhất là buôn bán qua biên giới không những không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng và phức tạp hơn trước. * Thất thu từ hoạt động xây dựng, du lịch lữ hành, vận tải tư nhân, cho thuê nhà nghỉ còn lớn do nhà nước chưa có các biện pháp quản lý các hoạt động này có hiệu quả.Các cá nhân, các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thường không khai báo, không đăng ký nộp thuế nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế với nhà nước. * Thất thu do không bao quát hết thu nhập của người nộp thuế cũng như số lượng người phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Hiện nay số lượng người lao động hành nghề tự do ở nước ta còn lớn, thu nhập của người lao động ở nước ta có từ nhiều nguồn thu khác nhau và thường lớn hơn nhiều so với quỹ lương nhưng nhà nước mới chỉ quản lý được phần thu nhập thông qua quỹ lương mà cá cơ quan, đơn vị chi trả, còn những khoản thu nhập từ các nguồn khác thì chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. * Thất thu thuế từ các khoản phí, lệ phí do chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả ví dụ như tình trạng mua, bán vé cầu đường giả diễn ra rất “tấp nập” mà nhà nước chưa có biện pháp quản lý. * Vì lợi ích cá nhân cán bộ thuế móc ngoặc với người nộp thuế để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN để chia chác. SV: Lª H÷u Th­êng 4 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tình trạng thất thu thuế nói trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau: * Do xuất phát từ người nộp thuế: Trong lịch sử phát triển của xã hội nhà nước ra đời là tất yếu khách quan trong xã hội có giai cấp. Để có thể đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Nguồn này được lấy bằng cách động viên một phần thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Với quyền lực của mình nhà nước đặt ra các loại thuế buộc mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội phải tuân theo. Nhu cầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều thì mức động viên của thuế càng cao. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chi mà họ phải nộp cho nhà nước nên sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được. Do đó vì lợi ích của mình họ luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng lẽ phải nộp mà trốn được thuế không phải nộp thì càng tốt. Như vậy trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người kinh doanh, vì lẽ đó tình trạng thất thu thuế là không thể tránh khỏi. * Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thuế. Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế làm việc. * Nguyên nhân từ cơ quan thuế: Có thể do trình độ quản lý còn yếu, bộ máy tổ chức kém hiệu quả, hay có thể do trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao hoặc có thể do chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế do đó sẽ dẫn đến thực hiện sai. Hoặc cũng có thể do trình độ cán bộ còn yếu nên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn, chứng từ, sổ sách do vậy người nộp thuế có thể trốn thuế. * Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã được cải thiện nhiều song vẫn còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Nhiều quy trình quản lý thuế chưa được rà soát, xem xét sửa đổi do vậy gây tâm lý sợ đến cơ quan thuế của người nộp thuế. * Công tác kiểm tra, thanh tra thuế mặc dù đã được cải thiện nhưng hiệu quả chưa cao. Tình trạng chưa nắm bắt đủ thông tin, đánh giá đúng đối tượng SV: Lª H÷u Th­êng 5 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí mà vẫn tiến hành kiểm tra, thanh tra do vậy không phát hiện được vi phạm của các cơ sở. Bên cạnh đó việc xử lý các hành vi trốn thuế, lậu thuế còn chưa nghiêm, mức xử phạt còn quá nhẹ không có tính răn đe khiến cho tình trạng trốn thuế, buôn lậu vẫn tái phạm. * Hệ thống thuế ngày càng tăng cả về số lượng và thể loại, nhiều loại thuế có mức thuế suất còn quá cao, nhưng nhiều loại thuế lại có mức thuế suất lại quá thấp do vậy chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động chính vì vậy mà việc thực hiện thuế còn gặp nhiều khó khăn. 1.1.2. Hậu quả của thất thu thuế Thất thu thuế xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đất nước như: * Ảnh hưởng tới chi tiêu của nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, ở nước ta thu từ thuế đóng góp khoảng 80% vào ngân sách (trừ thu từ dầu). Thông qua việc thu thuế nhà nước tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tay mình để tiến hành hoạt động, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì nguồn thu của nhà nước sẽ giảm đi, khi đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu của nhà nước. Đứng trước tình hình đó nhà nước buộc phải: - Giảm bớt các khoản chi đã dự định: Khi đó kế hoạch của nhà nước sẽ phải thay đổi, do vậy các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội có thể sẽ không đạt được như kế hoạch đã đề ra. - In thêm tiền chi tiêu để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra: Khi đó lượng tiền đưa vào lưu thông quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự ổn định và phát triển của đất nước. - Vay nợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước: Khi đó sẽ để lại ghánh nặng nợ trong tương lai nhất là khi các khoản đầu tư này không mang lại hiệu quả như mong muốn. * Ảnh hưởng đến việc điều chỉnh, định hướng cơ cấu nền kinh tế Thông qua chính sách thuế nhà nước có thể điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế theo vùng, theo lãnh thổ, theo lĩnh vực đảm bảo sự phát triển hài hòa, đồng đều giữa các vùng trong cả nước. SV: Lª H÷u Th­êng 6 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Để thúc đẩy phát triển ở một vùng có kinh tế lạc hậu, bằng việc thi hành chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư ở vùng đó, như miễn thuế trong một khoảng thời gian, ưu đãi về thuế suất…để kêu gọi đầu tư, tuy nhiên mục tiêu của nhà kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận do vậy khi nghiên cứu họ thấy là nếu tiến hành kinh doanh tại địa bàn đang được khuyến khích mặc dù có lợi nhuận nhưng nếu thấp hơn ở vùng mà họ đang kinh doanh do họ đã tìm được cách trốn thuế, lậu thuế thì rất khó để thu hút họ đầu tư vào đó. Hoặc để thúc đẩy những ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước cần phát triển mặc dù có những ưu đãi về thuế nhưng ở lĩnh vực mà họ đang kinh doanh mà họ trốn lậu được thuế thì cũng khó để họ đầu tư vào lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích do vậy có thể làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững. * Ảnh hưởng đến mọi mặt xã hội Một trong những mục tiêu của thuế là đảm bảo công bằng xã hội, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng thất thu thuế thì có doanh nghiệp nhà nước thu đủ thuế, có doanh nghiệp nhà nước chỉ thu được một phần thuế, thậm chí có doanh nghiệp nhà nước không thu được thuế do đó sẽ có sự không công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Ngoài ra thông qua thu thuế, nhà nước có nguồn tài chính để thực hiện phân bổ lại của cải xã hội. Ví dụ như xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng còn khó khăn, chi trợ cấp cho người nghèo…nhưng khi thất thu thuế xảy ra thì nhà nước có thể sẽ không có khả năng để thực hiện. Bên cạnh đó khi xảy ra tình trạng thất thu thuế còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, những doanh nghiệp trốn được thuế sẽ có lợi thế hơn những doanh nghiệp không trốn được thuế. Khi đó còn ảnh hưởng đến kỷ cương xã hội, những doanh nghiệp trốn thuế họ tìm cách lẩn tránh sự kiểm tra của nhà nước, thậm chí còn tìm cách khác để trốn thuế tiếp, còn các doanh nghiệp trước kia không trốn thuế nhưng thấy doanh nghiệp khác trốn được, có lợi thế trong kinh doanh thì họ có thể noi gương mà vi phạm. Như vậy có thể thấy rằng thất thu thuế có ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của xã hội, đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do vậy chống thất thu thuế là đòi hỏi khách quan của mọi nền kinh tế. SV: Lª H÷u Th­êng 7 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 1.2. Sự cần thiết phải tăng cường chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1. Vai trò, đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức thành nhiều loại hình khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuất phát từ những nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xu hướng quốc tế hóa ngày càng mở rộng, các loại hình doanh nghiệp phát triển ngày càng nhiều nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Từ khi nước ta thực hiện cải cách nền kinh tế, Đảng và nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi cá nhân cũng như các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là từ khi luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời và chính thức được áp dụng. Nhờ sự khuyến khích đó của nhà nước mà các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển và có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường và góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. * Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: - Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã... Các doanh nghiệp này thuộc sở hữu của cá nhân, tập thể người sáng lập. - Các doanh nghiệp này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ… Một thực trạng phổ biến trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta là quy mô của các doanh nghiệp này thường nhỏ hiệu quả kinh doanh không cao. Theo số liệu của tổng cục thống kê hiện nay nước ta có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 75% số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có mức vốn dưới 2 tỷ đồng/doanh nghiệp, hệ thống máy móc lạc hậu, khoảng 15-20 năm trong ngành điện tử, 20 năm đối với cơ khí, tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉ ở mức 5 - 7% so với mức 20% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,5 lần so với SV: Lª H÷u Th­êng 8 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí định mức tiêu chuẩn của thế giới. Chính vì quy mô như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao. Năm 2004 doanh thu thuần bình quân/doanh nghiệp là 7.580 triệu đồng, năm 2006 là 9.120 triệu đồng thấp hơn nhiều mức bình quân của cả nước 18.750 triệu đồng năm 2004 và 20.440 triệu đồng năm 2006. Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp này cũng không cao năm 2004 lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp này là 240 triệu đồng thấp hơn nhiều so với lợi nhuận bình quân/doanh nghiệp cả nước (khoảng 1.140 triệu đồng). - Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận nên các doanh nghiệp này thường tổ chức bộ máy quản lý sao cho nhỏ gọn nhất có thể và rất linh hoạt. Qua đó ta có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đặc điểm khác với các doanh nghiệp nhà nước như: + Về chủ sở hữu: Các doanh nghiệp quốc doanh là những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, do vậy hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu của cá nhân, tập thể người sáng lập do đó hoạt động của các doanh nghiệp này do chủ doanh nghiệp quyết định. + Về trình độ kế toán: Các nhân viên nhất là các nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp nhà nước được đào tạo chính quy, bài bản và phải qua thi tuyển công chức mới được vào làm nên trình độ của nhân viên kế toán trong doanh nghiệp nhà nước là rất cao. Ngược lại trình độ kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, việc tiếp cận với chính sách mới của nhà nước còn khó khăn, việc áp dụng vi tính trong công tác kế toán chưa đồng bộ. Tình trạng ghi sai hóa đơn, bỏ sót doanh thu còn phổ biến. + Về ý thức chấp hành pháp luật: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các cá nhân, tổ chức thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận họ sẵn sàng tiến hành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực mà nhà nước cấm thậm chí còn buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái… Bên cạnh đó việc tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp quốc doanh là doanh nghiệp nhà nước do vậy nếu có trốn thuế SV: Lª H÷u Th­êng 9 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí hay không thì số tiền mà các doanh nghiệp này nộp cho nhà nước cũng không hề thay đổi do vậy nếu có vi phạm thì chủ yếu là vi phạm không cố ý. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước cho nên khi các doanh nghiệp này trốn, tránh được thuế thì phần thuế mà họ trốn được chính là phần lợi nhuận tăng thêm mà họ thu được do đó các doanh nghiệp này thường cố tình trốn, tránh thuế nên việc phát hiện ra các sai phạm gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện pháp luật nói chung và luật thuế nói riêng. * Vai trò của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: - Góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Theo số liệu điều tra của tổng cục thống kê, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lượng và chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp của cả nước. Năm 2000 cả nước mới chỉ có 35.004 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm khoảng 91,55% tổng số doanh nghiệp,thì đến năm 2006 đã có 123.392 doanh nghiệp, chiếm 93,96% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Như vậy trung bình mỗi năm cả nước có thêm 14.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện tại nước ta có khoảng 260.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, chiếm 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may vì vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đóng góp đáng kể vào tổng thu NSNN. - Góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động: Nước ta mỗi năm lại có thêm trên một triệu lao động mới mà các doanh nghiệp nhà nước không thể giải quyết hết được do vậy với sự có mặt của các doanh nghiệp này có thể giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho người lao động. Hiện nay khu vực kinh tế này thu hút khoảng 90% số lao động mới hàng năm. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đã giải quyết phần lớn việc làm cho người lao động vì vậy có thể góp phần cải thiện đời sống của nhân dân qua đó cũng góp phần đảm bảo trật tự an ninh, giảm các tệ nạn xã hội. SV: Lª H÷u Th­êng 10 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Là trụ cột của nền kinh tế địa phương: Nếu như các doanh nghiệp nhà nước thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế lớn của đất nước, những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau, ở nhiều lĩnh vực khác nhau do đó tận dụng được vốn, lao động sẵn có tại nơi sản xuất, kinh doanh vì vậy tạo ra nhiều của cải xã hội, cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương. - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh như vậy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó trong những năm qua với nhu cầu phong phú về hàng hóa, dịch vụ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp vai trò quan trọng trong việc đưa hàng hóa, dịch vụ đến tay các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị trí không thể thiếu được trong nền kinh tế, sự đóng góp của các doanh nghiệp này vào sự phát triển chung của đất nước là không thể phủ nhận, tuy nhiên hoạt động các doanh nghiệp này cũng còn những hạn chế nhất định gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế như: Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay tăng lên nhanh chóng tuy vậy có thể thấy hầu hết các doah nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay đều có quy mô nhỏ, khả năng huy động vốn bị hạn chế, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, trang thiết bị còn lạc hậu, thiếu thông tin về thị trường, sản xuất còn manh mún. Bên cạnh đó ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp này là không cao, phần lớn những người chủ các doanh nghiệp này một mặt trình độ còn hạn chế, việc am hiểu chính sách thuế còn chưa đầy đủ, mặt khác vì mục đích lợi nhuận của mình thường tìm cách trốn thuế, tránh thuế thậm chí còn kinh doanh trong các lĩnh vực nhà nước cấm. Từ khi nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thừa nhận và ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, nhưng để cho các doanh nghiệp này phát triển theo định hướng của nhà nước SV: Lª H÷u Th­êng 11 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí thì cần phải có các biện pháp quản lý trong đó có quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT và TNDN nói riêng. 1.2.2. Sự cần thiết phải chống thất thu thuế GTGT và TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.2.1. Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế TNDN và GTGT Ở Việt Nam, thuế GTGT và TNDN là hai sắc thuế có đóng góp lớn nhất cho NSNN hàng năm. Cụ thể tỷ trọng đóng góp của hai loại thuế này như sau: Bảng 1: Tỷ trọng một số khoản thuế trong tổng thu NSNN Đơn vị tính : % Năm 2004 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Tổng thu NSNN 100 100 100 100 Thuế GTGT 20,52 21,06 19,19 25,66 Thuế TNDN 23,01 24,21 25,89 24,44 Thuế XNK 10,23 9,17 9,40 8,03 Thuế TTĐB 7,88 8,37 5,31 5,72 Nguồn: tổng cục thống kê Số liệu ở bảng trên cho thấy, thuế GTGT và thuế TNDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách hàng năm và có xu hướng tăng lên, năm 2004 thuế GTGT và TNDN chiếm 43,53% trong tổng thu NSNN thì đến năm 2007 tỷ lệ này là 50,1%. Với xu hướng hội nhập của kinh thế thế giới nhất là từ khi nước ta đã gia nhập WTO, theo cam kết nhiều loại thuế nhập khẩu đã được miễn, giảm đồng nghĩa với đó là một nguồn ngân sách lớn của nhà nước đã bị mất đi (năm 2004 thu từ thuế XNK chiếm khoảng 10,23% trong tổng thu NSNN nhưng đến năm 2007 chỉ còn 8,03%).Vì vậy để đảm bảo chi tiêu của mình bên cạnh SV: Lª H÷u Th­êng 12 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí việc nghiên cứu, hoàn thiện và đưa ra sắc thuế mới (như thuế TNCN), nhà nước cần phải tăng cường các biện pháp quản lý các loại thuế hiện có nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế nhất là đối với thuế GTGT và TNDN. Mặt khác hai sắc thuế này còn là công cụ đắc lực của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, thông qua việc ưu đãi về miễn, giảm thuế nhà nước có thể khuyến khích đầu tư vào một ngành, một lĩnh vực hay một địa bàn nào đó. Ngoài ra việc quản lý tốt hai sắc thuế này cũng góp phần đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bên cạnh đó nhà nước có thể có nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu xã hội của mình. 1.2.2.2. Thực trạng quản lý thuế GTGT và TNDN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 mới chỉ có 35.004 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì đến năm 2006 đã lên tới 123.392 doanh nghiệp và hiện nay đã là 260.000 doanh nghiệp.Tuy nhiên trên thực tế không phải các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nào cũng đăng ký kinh doanh, hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký thuế ngay do vậy đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý đối với các doanh nghiệp này. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ xung nhiều lần nhưng luật thuế GTGT và TNDN ở nước ta vẫn còn hạn chế, bất cập do vậy đã tạo kẽ hở cho một số doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng để lách luật nhằm mưu lợi cho riêng mình không những làm mất nguồn thu cho NSNN mà còn gây mất ổn định cho nền kinh tế. Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các giao dịch trên thị trường ngày càng phức tạp, các thủ đoạn trốn thuế, lậu thuế do vậy cũng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp rất khó phát hiện. * Trong luật thuế GTGT: Đặc điểm nổi bật của thuế GTGT là việc khấu trừ đầu vào được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào do đó tạo điều kiện cho việc thu thuế ở khâu sau, có tác dụng kiểm tra thuế ở khâu trước. Tuy nhiên để thực hiện đòi hỏi phải quản lý được công tác ghi chép hóa đơn, sổ sách SV: Lª H÷u Th­êng 13 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí phải rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó đòi hỏi ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế phải cao. Nhưng các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp này thường tìm cách trốn thuế, tránh thuế và một trong những cách để trốn thuế là tăng số tiền thuế khấu trừ đầu vào nhưng không có thật, do vậy các doanh nghiệp này thường sử dụng hóa đơn giả, mua hóa đơn ở chợ đen, sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp có thông báo bỏ trốn để hợp lý các khoản thuế đầu vào. Ngoài ra lợi dụng chính sách hoàn thuế nhiều doanh nghiệp đã lập hồ sơ khống xin hoàn thuế với số thuế lên tới hàng chục tỷ đồng, số tiền này rất khó có thể thu hồi lại được vì các doanh nghiệp sau khi đã được hoàn thuế thường biến mất. Hiện nay với cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp thuế các doanh nghiệp cũng lợi dụng triệt để nhằm chiếm dụng tiền thuế của nhà nước bằng cách kê khai thuế đầu ra giảm, thuế đầu vào tăng lên so với thực tế hay nộp chậm tiền thuế. Bên cạnh đó lợi dụng chính sách của nhà nước cho phép chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sang kỳ sau mà nhiều doanh nghiệp lợi dụng lập chứng từ không đúng làm cho thuế đầu ra luôn nhỏ hơn đầu vào. Hay lợi dụng việc quy định mức thuế suất không rõ ràng đối với nhiều mặt hàng, nhiều doanh nghiệp đã kê khai mức thuế suất thấp để giảm thuế, ví dụ như trước đây ghế ô tô giả da không biết thuộc về sản phẩm cơ khí hay là sản phẩm giả da để áp thuế suất nên doanh nghiệp đã kê khai mức thuế suất đối với sản phẩm cơ khí để áp dụng thuế suất 5%. * Đối với thuế TNDN: Với trình độ quản lý còn hạn chế, trình độ kế toán còn yếu, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường tìm cách trốn, tránh thuế. Các hình thức chủ yếu mà doanh nghiệp thường áp dụng như: không kê khai đăng ký thuế, không nộp tờ khai quyết toán thuế…. các doanh nghiệp còn tìm cách làm giảm doanh thu (ví dụ như bỏ sót doanh thu, bán hàng không xuất hóa đơn…), hay khai tăng các khoản chi phí được trừ (như lợi dụng chính sách của nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng mức tiêu hao vật tư mà một số doanh nghiệp đã khai khống vật tư dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hay lập hai hệ thống sổ sách làm cho kết quả phản ánh trên sổ sách khi cán bộ thuế kiểm tra không đúng với thực tế) để làm tăng các khoản được trừ qua đó có thể làm giảm thu nhập tính thuế. SV: Lª H÷u Th­êng 14 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Ngoài ra khả năng phát hiện ra sai sót, tần suất thanh tra còn thấp, các chế tài xử lý các hành vi trốn thuế còn quá nhẹ không có tính răn đe. 1.2.2.3. Xuất phát từ các doanh nghiệp Sự tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau: - Mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phụ thuộc vào sự hiểu biết về luật thuế, những yêu cầu của luật thuế. Nhiều doanh nghiệp không nhận thức được, hoặc không hiểu được nghĩa vụ thuế cũng như quy trình tuân thủ. Chính điều này làm gia tăng tỷ lệ lỗi trong kê khai, quyết toán thuế và cản trở việc tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp mới thành lập thường thiếu kiến thức về luật thuế, nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuế, các hoạt động trốn thuế, tránh thuế thường thô sơ và dễ bị phát hiện. Ngược lại các doanh nghiệp “có tuổi” thường hiểu rõ về luật thuế và quy trình nộp thuế vì vậy nếu không có chính sách thuế hợp lý, cơ chế ràng buộc chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm thì họ thường sử dụng các biện pháp tinh vi để trốn, tránh thuế. - Yếu tố tâm lý của các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nộp thuế vào NSNN nhưng khi họ nhận thức rằng việc đóng thuế của họ là không công bằng, nghĩa vụ nộp thuế là không bình đẳng thì họ sẽ tìm mọi cách để làm giảm số thuế phải nộp. Bên cạnh đó là tâm lý lo lắng về khả năng xảy ra vi phạm pháp luật thuế như tính toán sai thu nhập chịu thuế, thanh toán không đúng…v.v.làm cho họ ngại khi đến cơ quan thuế nộp thuế. - Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: Lãi suất thị trường, lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ, trì hoãn, hay không tuân thủ thuế. Khi lãi suất tăng cao doanh nghiệp sẽ trì hoãn việc nộp thuế hoặc có khả năng trốn thuế hay tránh thuế. Hay như tình trạng lạm phát quá cao sẽ ảnh hưởng tới mức sinh lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy cũng có thể ảnh hưởng tới việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê thì năm 2002 thất thu thuế khoảng 21,2%, năm 2003 là 19,8%, năm 2004 là 18,9%.Tính đến tháng 12/2005 số ghi thu nợ mà các cơ quan tài chính xác định ở các doanh nghiệp lên tới 1.892 tỷ đồng. SV: Lª H÷u Th­êng 15 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Sự vi phạm dù là vô tình hay cố ý đều có ảnh hưởng xấu đến nhiều khía cạnh của đất nước. Do đó có thể nói sự tăng cường công tác chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vô cùng cần thiết để góp phần làm tăng thu cho NSNN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cũng như các thành phần khác trong nền kinh tế, phát huy và nâng cao vai trò điều tiết, định hướng kinh tế của nhà nước, góp phần đưa chính sách thuế vào cuộc sống để cho các sắc thuế nói chung cũng như hai sắc thuế GTGT và TNDN nói riêng không chỉ là công cụ đắc lực của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. SV: Lª H÷u Th­êng 16 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT THU VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT VÀ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐÔNG ANH 2.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy thu thuế ở huyện Đông Anh 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Huyện Đông Anh được thành lập ngày 31/05/1961, là một huyện ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội, nằm dọc bờ bắc Sông Hồng cách trung tâm thành phố khoảng 20 km về phía bắc, với diện tích tự nhiên là 182,3 km2 và dân số 309.690 người (năm 2005).Huyện Đông Anh gồm 1 trị trấn và 23 xã. Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là gianh giới hành chính giữa huyện với nội thành, đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của huyện để thúc đấy kinh tế nhờ vào khai thác cát. Thời tiết, khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển, nhờ vậy huyện có xã chuyên trồng rau xanh cung cấp cho nội thành do đó mà nhiều công ty chuyên kinh doanh rau sạch ra đời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Huyện có khu công nghiệp Bắc Thăng Long tập trung nhiều công ty trong nước cũng như nước ngoài vào đầu tư. Đông Anh có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch như Núi Đôi, Thành Cổ Loa, Đầm Vân Trì và nhiều đền chùa thu hút nhiều khách du lịch đến với huyện qua đó tạo thuận lợi cho các nghành dịch vụ ăn theo có điều kiện phát triển. Đến nay nền kinh tế của huyện đang dần ổn định và phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, các tuyến đường liên thôn, liên xã được nâng cấp tạo thuận lợi cho giao thông, vận chuyển hàng hóa giữa các xã trong huyện cũng như giữa huyện với các huyện, tỉnh khác. Nhờ những thuận lợi đó, trong vài năm trở lại đây huyện Đông Anh có tốc tăng trưởng vào loại khá, bình quân đạt 10,95 %/năm. Cơ cấu đang dần chuyển hướng theo hướng tích cực SV: Lª H÷u Th­êng 17 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đóng góp tới trên 80% giá trị sản xuất trên địa bàn huyện. Công nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu là cơ khí, điện tử. Huyện có ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh với nhiều làng nghề truyền thống. Nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện với tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, bình quân đạt 5,57 %/năm, tuy vậy tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có xu hướng giảm dần (từ 27,1% năm 1995 xuống còn 20,3% năm 2000). Cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng có chuyển hướng tích cực, tạo ra giá trị ngày càng cao. Thương mại, dịch vụ của huyện có tốc độ phát triển khá cao bình quân đạt 12,9%/năm, tuy nhiên các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực này có quy mô còn nhỏ, mạng lưới dịch vụ phân bổ không đều tập chung chủ yếu ở thị trấn và các khu công nghiệp. Ngoài ra đời sống của nhân dân đang ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, vấn đề an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo, hiệu quả quản lý của nhà nước trong các lĩnh vực được nâng lên. Đây là những điều kiện thuận lợi để cho huyện có thể phát triển kinh tế, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó còn không ít khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện như: còn có sự chênh lệch lớn về kinh tế giữa các xã trong huyện, trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp, giao thông nhiều nơi vẫn chưa được đảm bảo….đây là những hạn chế làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của huyện. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở địa bàn huyện Đông Anh Chi cục thuế huyện Đông Anh được thành lập theo quyết định số 315/TCQD-TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1991 của Bộ Tài Chính. Hiện nay chi cục có 90 cán bộ công chức. Căn cứ quyết định số 729 QD-TCT ngày 18 tháng 06 năm 2007 của tổng cục trưởng tổng cục thuế về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của chi cục thuế trực thuộc cục thuế, chi cục thuế huyện Đông Anh có cơ cấu tổ chức và nhiện vụ của từng bộ phận tại chi cục thuế như sau: SV: Lª H÷u Th­êng 18 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Chi cục trưởng Chi cục trưởng là người lãnh đạo cao nhất của chi cục, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của huyện để lên kế hoạch, tổ chức quản lý mọi mặt về hoạt động của chi cục. Chi cục trưởng chi cục thuế huyện Đông Anh chịu trách nhiệm trước cục trưởng cục thuế thành phố Hà Nội về toàn bộ hoạt động của chi cục mình quản lý. Phó chi cục trưởng: Chi cục có hai chi cục phó và chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công trong đó: Một chi cục phó phụ trách khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, phần nghiệp vụ tính thuế và các đội thuế trên địa bàn. Một chi cục phó phụ trách vấn đề hành chính, trước bạ, và thu nhập cá nhân. Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục quản lý. Đội kê khai kế toán thuế và tin học Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; Quản lý và vận hành trang thiết bị tin học, triển khai cài đặt, hướng đẫn các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. Đội kiểm tra thuế Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc thẩm quyền của chi cục thuế. Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế. SV: Lª H÷u Th­êng 19 Líp: CQ 43/02.02 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Đội nghiệp vụ dự toán Giúp chi cục trưởng chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong chi cục thuế; Xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của chi cục thuế. Đội hành chính - nhân sự - tài vụ - ấn chỉ Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; Công tác quản lý nhân sự: Quản lý tài chính, quản trị;Quản lý ấn chỉ trong nội bộ chi cục thuế quản lý Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuế đất, thuế tài sản, phí, lệ phí và các khoản phát sinh trên địa bàn thuộc chi cục quản lý. Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi chi cục quản lý. Đội thuế liên xã, thị trấn Giúp chi cục trưởng chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, thị trấn được phân công. Chi cục có 5 đội thuế liên xã ,thị trấn thực hiện thu thuế trên 23 xã và 1 thị trấn thuộc địa bàn huyện Đông Anh. Đội thuế liên xã: Thị trấn – Nguyên Khê – Tiên Dương – Bắc Hồng Vân Nội – Nam Hồng – Kim Nỗ – Kim Chung – Võng La – Đại Mạch Hải Bối – Vĩnh Ngọc – Xuân Canh – Tầm Xá Mai Lâm – Đông Hội – Cổ Loa – Dục Tú – Việt Hùng Uy Nỗ – Xuân Nội – Thụy Lâm – Liên Hà – Vân Hà SV: Lª H÷u Th­êng 20 Líp: CQ 43/02.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
ôn tập ttnh...
16
508
119