Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty kian ho...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty kian home center

.PDF
68
114
98

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ALO Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS TRƯƠNG QUANG DŨNG Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG THỊ THIỆN MSSV: 0954010492 Lớp: 09DQD2 TP. Hồ Chí Minh, 2013. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là do em tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn củaTS Trương Quang Dũng cùng với sự giúp đỡ của các Anh, Chị đang công tác tại Chi nhánh công ty cổ phần Alo. Các số liệu nêu ra và trích dẫn trong Luận văn là trung thực, không sao chép bất cứ tài liệu nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. T.p Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013 Sinh Viên Trương Thị Thiện LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên của khóa luận, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - Tiến sĩ Trương Quang Dũng, người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn ba mẹ, người thân,các anh chị em và nhà trường - các Thầy, Cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM- đã hết lòng dạy dỗ, động viên, đạo tào, cung cấp những kiến thức bổ ích và luôn giúp đỡ em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Trong suốt quá trình thực tập và làm việc tại Chi nhánh công ty Cổ Phần Alo em đã nhận được sự giúp đỡ, chị bảo tận tình, tài liệu tham khảo cũng như những thông tin cần thiết để hoàn thành báo cáo thực tập cũng như đồ án tốt nghiệp.. Hơn thế nữa đó là việc tiếp xúc trực tiếp với quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là khoảng thời gian giúp em có thể sử dụng những kiến thức đã học được từ thầy cô, nhà trường để có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống cũng như công việc mà em lựa chọn. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc ,các Anh Chị nhân viên trong Công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được học tập, làm việc trong khoản thời gian vừa qua. Xin gửi đến quý Thầy Cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên mọi lĩnh vực và lời cảm ơn chân thành nhất. SINH VIÊN TRƯƠNG THỊ THIỆN NHẬN XÉT CỦA G IẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TP. Hồ Chí Minh ngày … tháng … năm 2013 Giảng viên hướng dẫn GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 3 7. Tài liệu nghiên cứu....................................................................................................... 3 8. Kết cấu ĐA/KLTN ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU...4 1.1 Một số vấn đề nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ...... ........ .....4 1.1.1 Khái niệm nhập khẩu và vai trò của hoạt động nhập khẩu............ .... ..........4 1.1.1.1 Khái niệm nhập khẩu ........................................................................................ 5 1.1.1.2 Vai trò của hoạt đồng nhập khẩu ...................................................................... 5 1.2 Các tiêu chí đó lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu................................ 11 1.2.1 Doanh thu ......................................................................................................... 11 1.2.2 Chi phí .............................................................................................................. 11 1.2.3 Lợi nhuận ......................................................................................................... 12 1.2.4 Tỷ suất lợi nhuận hàng nhập khẩu ................................................................ 13 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ..................... 14 1.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................. 14 1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .............................................................. 17 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ALO ................................................................................................................................. 19 2.1 Tổng quan về chi nhánh công ty cổ phần Alo ............................................ 19 - i- GVHD: TS. Trương Quang Dũng 2.1.1 SVTH: Trương Thị Thiện Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty Cổ Phần Alo .......................................................................................................................... 19 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ , thành tích đã đạt được năm 2012 ........................ 21 2.1.2.1 Chứ năng ........................................................................................................... 21 2.1.2.2 Nhiệm vụ ........................................................................................................... 22 2.1.2.3 Thành tích đạt được năm 2012 ....................................................................... 22 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 23 2.1.3.1 Phòng nhân sự................................................................................................... 26 2.1.3.2 Phòng kế toán .................................................................................................. 26 2.1.3.3 Phòng kinh doanh ............................................................................................. 27 2.1.3.4 Phòng xuất nhập khẩu ..................................................................................... 29 2.1.3.5 Phòng IT ............................................................................................................ 29 2.2 2.2.1 Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty .......................... 30 Tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty ............................................... 30 2.2.1.1 Các dòng sản phẩm được kinh doanh tại Công ty ....................................... 30 2.2.1.2 Tìm hiểu về quy trình mua hàng hóa nhập khẩu .......................................... 35 2.2.1.3 Tình hình kinh doanh của công ty .................................................................. 37 2.2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu công ty ................................... 39 2.2.2.1 Doanh thu ......................................................................................................... 39 2.2.2.2 Chi phí .............................................................................................................. 40 2.2.2.3 Lợi nhuận........................................................................................................... 41 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ALO .... 43 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ................................ 43 3.1.1 Phương hướng................................................................................................... 43 3.1.1.1 Về thị trường .................................................................................................... 43 3.1.1.2 Về khách hàng ................................................................................................. 44 3.1.1.3 Về sản phẩm ..................................................................................................... 45 - ii - GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện 3.1.1.4 Về đội ngũ nhân viên ...................................................................................... 45 3.1.2 Mục tiêu ............................................................................................................ 46 3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của chi nhánh công ty cổ phần Alo.............................................................................. 47 3.2.1 Nâng cao doanh thu ........................................................................................ 47 3.2.2 Cắt giảm chi phí ............................................................................................... 49 3.2.3 Nâng cao đội ngũ nhân viên ........................................................................... 51 3.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước ................................................................ 51 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 56 - iii - GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Bảng thành tích của công ty qua các năm 2009- 2011 22 Bảng 2.2 Sơ đồ bộ máytổchứcKian Home Center 24 Sơ đồ bộ máy tổchức Showroom Kian Home Center 25 Bảng 2.4 Quy trình mua hàng nhậpkhẩutạiKian Home Center 36 Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả kinh doanh nhập khẩu (2010-2012) 37 Bảng 2.3 - iv - GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện DANH MỤC HÌNH SỬ DỤNG HÌNH Tên hình Trang Hình 2.1 Tủ đầu giường và giường của dòngsảnphẩmCitylife 31 Hình 2.2 Kệ sách và bàn làm việc thuộc dòngsảnphẩmHighinno 31 Hình 2.3 Bộ phòng ngủ thuộc dòng sản phẩm Paragon 32 Hình 2.4 Bộ sofa thuộc dòng sản phẩm Paragon 32 Hình 2.5 Giường ngủ dòng sản phẩm Armani 33 Hình 2.6 Bộ sofa dòng sản phẩm Armani 33 Hình 2.7 Bộ giường ngủ dòng sản phẩm Bigwig 34 Hình 2.8 Sofa 3 chỗ thuộc dòng sản phẩm Bigwig 34 Hình 2.9 Giường ngủ dòng sản phẩm Cameron 34 Hình 2.10 Ghế bàn ăn dòng sản phẩm Cameron 35 Hình 2.11 Tổng hợp kết quả kinh doanh nhập khẩu (2010- 2012). 38 Hình 2.12 Doanh thu hàng nhập khẩu (2010-2012). 40 Hình 2.13 Chi phí hàng nhập khẩu (2010 – 2012). 40 Hình 2.14 Lợi nhuận hàng nhập khẩu (2010 – 2012 ). 42 Hình 2.15 Tỷsuấtlợinhuận hàng nhập khẩu (2010- 2012 ). 42 - v- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện DANH MỤC CÁC KÍ KIỆU SỬ DỤNG    - vi - GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,đất nước ta đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các sản phẩm khác nhau thâm nhập vào thị trường trong nước. Vấn đề cạnh tranh giành thị phần càng trở nên gay gắt hơn khi các doanh nghiệp đều nhận ra một thực tế rằng một trong những hình thức mang lại hiệu quả cao đó chính là hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Dựa vào nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây, có thể nhận ra rằng kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động không thể thiếu, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó sẽ là vấn đề mà bất kì quốc gia nào muốn trở nên vững mạnh đều phải tham gia. Tại Việt Nam, có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, Chi nhánh công ty cổ phần Alo đã đạt được những thành công nhất định trên thị trường kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng nội thất với thương hiệu Kian nhập khẩu 100% từ Malaysia.Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp nội thất hàng đầu Việt Nam, Công ty đã và đang nỗ lực hết mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Nhận thức được sự quan trọng của việc kinh doanh nhập khẩu cũng như tinh thần ham học hỏi muốn hiểu biết rõ hơn về hiệu quả kinh doanh của Công ty cũng như các yêu cầu đối với một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Em xin mạnh dạn chọn đề tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Kian Home Center”.Trong quá trình học tập và tìm hiểu tại đây, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong công ty, đặc biệt là sự giúp đỡ của TS.Trương Quang Dũng trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.Bằng những kiến thức tích lũy từ nhà trường, kiến thức cuộc sống và kinh nghiệm tìm hiểu tại công ty, em mong có thể hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động,từ đó có thể có thể rút ra những nhận xét khách -1- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện quan nhằm góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. 2. Tình hình nghiên cứu : Đề tài“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Kian Home Center“ được nâng cấp dựa trên nội dung của Báo cáo thực tập với mục đích tìm hiểu một cách chi tiết hơn về hiệu quả kinh doanh của Công Ty trên nhiều khía cạnh khác nhau với các nội dung chính xoay quanh việc tìm hiểu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Mục tiêu nghiên cứu :  Khái quát cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh  Phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Alo.  Thông qua việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ phần Alo giúp chúng ta đánh giá đúng thực trạng hoạt động hiệu quả kinh doanh của Công Ty, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu :  Tìm hiểu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu  Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh công ty cổ phần Alo.  Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu :  Tìm hiểu lý thuyết về hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất  Thu thập các thông tin, số liệu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp  Phân tích hoạt động kinh doanh của Công Ty thông qua kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp dữ liệu -2- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện 6. Dự kiến kết quả nghiên cứu:  Thời gian : Từ năm 2009 - 2012  Không gian: Các sản phẩm nội thất nhập khẩu của Công ty như : Giường ngủ,bộ bàn ăn, Sofa, kệ ti vi, bàn ghế ngoài trời …..  Thị trường nhập khẩu của Công ty: các sản phầm từ Malaysia  Kết quả: Sau khi bài nghiên cứu hoàn tất trước tiên sẽ giúp cho bản thân em hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt nội thất tại Chi nhánh công ty cổ phần Alo.Bên cạnh đó em cũng hy vọng thông qua bài nghiên cứu của em,cụ thể là những đề xuất mà em đã nêu ra sẽ giúp ít nhiều trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công Ty và ngày càng hiệu quả hơn. 7. Tài liệu nghiên cứu:  Các nguồn tài liệu trên mạng Internet.  Các báo cáo về số liệu công ty cung cấp  Các tài liệu có được từ sách, báo chí… 8. Kết cấu của ĐA/KLTN: CHƯƠNG I: Cơ sởlý luận về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. CHƯƠNG II : Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Chi nhánh cổ phần Alo. CHƯƠNG III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Chi nhánh công ty cổ phần Alo. -3- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU: 1.1 Một số vấn đề về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: 1.1.1 Khái niệm và vai trò của nhập khẩu: 1.1.1.1 Khái niệm nhập khẩu: Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề nhập khẩu, đòi hỏi ta phải xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.Đặc biệt là khi xem xét những lợi ích mà hoạt động nhập khẩu mang lại không chỉ cho các doanh nghiệp nhập khẩu mà kể cả người tiêu dùng và nhà nước. “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.( Khoản 2, điều 28, chương 2 luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định. Ngoài ra, nhập khẩu là trong những thành phần cấu thành nên hoạt động ngoại thương, có tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc nhập khẩu các hàng hóa từ nước khác vào trong nước còn là cách để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được,hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu và chất lượng mà người tiêu dùng mong muốn. Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh buôn bán quốc tế,làviệc mua hàng, giao dịch từ nước ngoài về cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái sản xuất trên cơ sở tuân theo các điều kiện của việc nhập khẩu trong thị trường quốc tế.Như thế có nghĩa là sẽ có một lượng hàng hóa được đưa vào thay vào đó là một lượng tiền tương ứng giá trị đã thỏa thuận trả lại cho nhà cung cấp.Các chủ thể tham gia các hoạt động kinh doanh nhập khẩu gồm các tổ chức xã hội, các tập thể, các doanh nghiệp, các cá nhân…Tuy nhiên,tùy phạm vi,mức độ và các yêu cầu khác nhau mà doanh nghiệp đáp ứng cho phù hợp. Trên giác độ của nghiệp vụ ngoại thương thì đây không chỉ là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong nền kinh tế thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng -4- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện hoá phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.Tuy nhiên việc vỏ ra một nguồn vốn lớn nhập những mặt hàng chưa biết rõ nhu cầu tiêu dùng trong nước là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp nhập khẩu. Kết luận:Nhập khẩu là quá trình có tác động trực tiếp đến hoạt động và quá trình sản xuất kinh doanh nhập khẩu.Góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong hiện tại và tương lai.Như đã nói ở trên, đất nước đang trên quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa, việc tham gia và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nói riêng và xuất khẩu nói chung là một hoạt động góp phần nâng cao vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. 1.1.1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu: Nhờ có hoạt động nhập khẩu mà việc giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trở nên thuận lợi hơn.Bên cạnh đó,quá trình nhập khẩu đã cung cấp cho nước nhập khẩu những mặt hàng chưa được sản xuất trong nước hoặc chất lượng chưa thể so sánh được với các nước khác trên thế giới. Kiểm chứng bằng kết quả thực tế hiện nay,hoạt động này không những mang lại lợi ích cho nhà nước,cho doanh nghiệp mà ngay cả bản thân người tiêu dùngngười sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm nhập khẩu - có cơ hội sử dụng những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và phù hợp với túi tiền của bản thân họ.  Đối với Nhà nước :  Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tạo ra một môi trường giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, góp phần phát triển,mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế.  Nhập khẩu góp phần vào việc xóa bỏ tình trạng độc quyền,phá vỡ triệt để nền kinh tế tự cung tự cấp,từ đó góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế trong nước,đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển các thành phần kinh tế trong nước.  Cung cấp cho nước nhập khẩu các mặt hàng mà nước đó chưa sản xuất được, hoặc đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về giá cả, chất lượng, mẫu mã…góp phần làm đa dạng các mặt hàng trong nước. -5- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện  Nhập khẩu góp phần mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng với số lượng lớn hơn mức có thể so với khả năng sản xuất, với chi phí thấp và nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, góp phần bổ sung các mặt kém lợi thế của quốc gia như: nguồn nhân lực, trình độ quản lý, khoa học công nghệ.  Có thể dễ dàng nhận rằng bất kì một quốc kia nào đều không thể có được nền kinh tế với đầy đủ các loại hàng hóa, dịch vụ mà không cần đến hoạt động nhập khẩu.Điều này có thể phụ thuộc vào nhiều lí do như: thời tiết, khí hậu, kĩ thuật công nghệ, mục tiêu chính của quốc gia.  Đối với doanh nghiệp :  Nhập khẩu hàng hóa tạo nên một nguồn hàng hóa trong nước còn thiếu hoặc chưa sản xuất được, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa sản phẩm.  Hoạt động kinh doanh nhập khẩu liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chính vì thế đây cũng là cơ hội giúp đội ngũ cán bô nhân viên trong doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, nâng cao tay nghề, từ đó có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình làm việc.Phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức, mỗi cán bộ tham gia hoạt động nhập khẩu.  Việc nhập khẩu các hàng hoá từ nước ngoài với giá cả, chất lượng, mẫu mã tốt hơn gây ra áp lực buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, hạ thấp chi phí và có các biện pháp thu hút khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp trong nước tăng năng lực cạnh tranh đối với hàng nhập ngoại để tìm chỗ đứng cho mình ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.  Việc nắm giữ độc quyền một thương hiệu hay một sản phẩm được phân phối duy nhất trong nước là một lợi thế của bất kì doanh nghiệp nào. Nếu sản phẩm đã được kiểm chứng về chất lượng thì khả năng thành công của doanh nghiệp rất lớn nếu nắm vững các chả năng quản lí,các hoạt đồng nhằm hỗ trợ lĩnh vực kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. -6- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện  Đối với người tiêu dùng :  Thông qua nhập khẩu, các mặt hàng trong nước trở nên đa dạng hơn, do đó người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các mặt hàng hơn và giá cả cũng cạnh tranh hơn.  Nhập khẩu giúp người tiêu dùng trong nước có cơ hội mua được các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được hoặc đã sản xuất nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, giá cả.Nói cách khác, nhập khẩu làm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.  Ngày nay,thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam là ưa chuộng các sản phẩm được nhập từ các nước khác trên thế giới về Việt Nam. Nên việc đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường không chỉ là cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung. Kết luận : Nhập khầu đem lại lợi íchcho người tiêu dùng,bản thân doanh nghiệp và cho Nhà nước.Giúp bổ sung các hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thếnhững hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu đã,đang và sẽ rất phát triển ở nước ta.Nếu được khai thác một cách hợp lí và có hiệu quả, sẽ mang đến nguồn lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp. 1.1.2 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu : 1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu: Xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh, dựa trên những tiêu chí khác nhau từ đó ta có được rất nhiều những quan điểm về hiệu quả kinh doanh.Tuy nhiên không vì thế mà ta bát bỏ bất cứ quan điểm nào bởi chúng đều thể hiện được bản chất của hiệu quả kinh doanh ở một hay một vài khía cạnh nào đó. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”(khoản 2, điều 4, chương I của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005). -7- GVHD: TS. Trương Quang Dũng SVTH: Trương Thị Thiện Trong điều kiện hiện nay việc đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mối quan tâm của bất kì doanh nghiệp nào. Hiệu quả kinh tế được thẩm định bởi thị trường, là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể tách ra làm 4 nhóm hiệu quả kinh doanh :  Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được. Theo như quan điểm này, ta có thể hiểu rằng hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kêt quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí kinh doanh không được đề cập đến trong quan nhóm này. Nghĩa là nếu kết quả kinh doanh sau 2 năm của doanh nghiệp đều bằng nhau thì thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau.  Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.Quan điểm này đã nói lên quan hệ so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nhưng lại chỉ xét tới phần kết quả và chi phí bổ sung.  Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.Quan điểm này đã phản ánh được mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn được kết quả với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả là trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên kết quả và chi phí đều luôn vận động, nên quan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và về chất giữa kết quả và chi phí.  Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện được mối quan hệ giữa sự vân động của kết quả với sự vận động của chi phí tạo nên kết quả đó, đồng thời phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của sản xuất.Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là phạm vi phản ánh trình độ sử dụng, điều phối các yếu tố trong và ngoài của doanh nghiệp như: các nguồn -8-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan