Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguyên vật liệu vải mành tại công ty d...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguyên vật liệu vải mành tại công ty dệt vải công nghiệp hà nội

.DOC
62
165
62

Mô tả:

Phần I: một số vấn lý luận cơ bản về nguyên vật liệu và chất lượng nguyên vật liệu. I. thực chất, vai trò và phân loại nguyên vật liệu. 1. Thực chất . Nguyên vật liệu là cách gọi tắt của nguyên liệu và vật liệu. Cả nguyên và vật liệu đều là bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất chúng là đối tượng lao động đã trải qua lao động của con người để khai thác và sản xuất ra chúng, mà nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất đó là quá trình lao động sử dụng tư liệu lao động làm thay đổi hình dáng, kích thức, tính chất lý hoá của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm công nghiệp với chất lượng ngày càng cao, thoả mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu đa dạng của thị trường. Như vậy nguyên vật liệu là đối tượng lao động với đặc điểm là nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và toàn bộ giá trị nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên đối tượng lao động lại chưa chắc là nguyên vật liệu do đó nghiên cứu sự khác nhau giữa nguyên vật liệu và đối tượng lao động nói chung có ý nghhĩa rất quan trọng. Để có cơ sở nguyên vật liệu thì phải phát triển các ngành khái thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên. Trong quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp, nguyên vật liệu được vận động theo một quá trình liên tục qua nhiều khâu: 1 §èi tîng lao ®éng trong tù nhiªn Sơ đồ1: PhÕ th¶i Khai th¸c tµi nguyªn ChÕ biÕn bíc 1 ChÕ biÕn bíc 2, 3… n S¶n phÈm cuèi cïng Nguyªn vËt liÖu t¸i sinh Huû bá ®Ó kh«ng g©y ®éc h¹i Tiªu dïng Còn trong phạm vi mét doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bắt đầu đi vào sản xuất từ kho và kết thúc cũng tại kho nhưng dưới dạng khác và được kết tinh trong thành phẩm qua một quá trình chế biến trên dây truyền công nghệ. Sơ đồ 2: Kho nguyªn vËt liÖu C¸c c«ng ®o¹n s¶n xuÊt Kho thµnh phÈm PhÕ liÖu phÕ phÈm Huû bá 2. Vai trò : Xuất phát từ khái niệm trên chúng ta thấy nguyên vật liệu có một số vai trò rất quan trọng, thể hiện dưới một số khía cạnh sau: -Cũng như con người và máy móc thiết bị, nếu thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị dán đoạn hoặc không thể tiến hành được. -Nguyên vật liệu trực tiếp cấu tạo nên thực thể sản phẩm, vì vậy chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. 2 -Vốn nguyên vật liệu chiếm từ 40% - 60% trong tổng số vốn lưu động. Điều này sẽ dẫn đến phải đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả nếu như muốn sử dụng hiệu quả vốn lưu động. -Đứng trên góc độ kinh doanh, nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60% - 80% trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Điều này có nghĩa là, để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm thì phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên vật liệu. Nói tóm lại, nguyên vật liệu có thể làm gián đoạn sản xuất, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm cũng như quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp công nghiệp nào. 3. Phân loại: Đứng trên từng mục đích nghiên cứu và căn cứ khác nhau chóng ta có thể phân loại nguyên vật liệu theo các cách khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại thông thường: 3.1. Căn cứ vào tính chất, mức độ tác động của lao động vào đối tượng lao động: Theo cách phân loại này, thì chia nguyên vật liệu thành 2 loại. -Nguyên vật liệu nguyên thủy: Là những loại mà mức độ tác động của con người còn thấp, chỉ dừng lại ở khái thác và sơ chế. Ví dụ: Như các loại quặng …. -Nguyên vật liệu dưới dạng bán thành phẩm: Là loại đã qua những công đoạn chế biến của con người.Nó có thể là đầu vào của một qúa trình sản xuất tiếp theo hoặc là sử dụng ngay cho một số mục đích Ví dụ: Như vải có thể dùng ngay hoặc trở thành nguyên vật liệu cho ngành may … 3.2. Căn cứ vào vai trò tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm. 3 Theo cách phân loại này nguyên vật liệu được chia làm 2 loại là nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. -Nguyên vật liệu chính: Là những loại sản phẩm sau quá trình gia công, chế biến sẽ trở thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm. Ví dụ: Như sợi thành vải, sợi Filament- nilon thành sản phẩm vải mành, … -Nguyên vật liệu phụ: Có tác động phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng, màu sắc, mùi vị hoặc phục vụ cho lao động hay sự hoạt động của các tư liệu lao động. Ví dụ: Như thuốc nhuộm vải, các loại hoá chất nhúng vào vải mành thô để trở thành vải mành nhúng keo. 3.3. Căn cứ vào các nguồn hình thành. Dựa vào căn cứ phân chia này thì nguyên vật liệu được chia làm hai loại. -Nguyên vật liệu công nghiệp: Bao gồm nguyên vật liệu khoáng sản với hai đặc điểm cơ bản là không có khả năng tái sinh, thừơng phân bố trong lòng đất và nguồn nguyên vật liệu tổng hợp có khả năng mở rộng vô hạn cả về quy mô và đặc tính kinh tế kỹ thuật dựa trên cơ sở của thành tựu hoa học kỹ thuật. -Nguyên vật liệu động thực vật: Do các ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất ra chúng có khả năng tái sinh, song tốc độ tái sinh không cao và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các ngành này. Ngoài các cách phân loại chủ yếu trên, chúng ta còn có thể phân loại nguyên vật liệu thành nguyên vật liệu trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu….Nghiên cứu, các loại nguyên vật liệu này sẽ giúp chúng ta hoạch định cho mình những kế hoạch về nguồn nguyên vật liệu thích hợp. 4 II. Mối quan hệ giữa chất lượng nguyên vật liệu với chất lượng sản phẩm. 1. Quan niệm về chất lượng: Chất lượng là một khái niệm khá quen thuộc với con người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng gây nhiều tranh cãi tuỳ theo đối tượng sử dụng, từ “chất lượng “ có ý nghĩa khác nhạu. Do con người và nền văn hoá trên thế giới khác nhau nên cách hiểu của họ về chất lượng và quản lý chất lượng cũng khác nhau. Như vậy tuỳ theo từng góc độ nhìn nhận mà có các quan niệm khác nhau về chất lượng . -Quan niệm xuất phát từ sản phẩm :Theo quan niệm này cho rằng “chất lượng sản phẩm được xác định bằng thộc tính đặc trưng vốn có của sản phẩm đó”. -Theo tiêu chuẩn nhà nước Liên Xô cũ gost 15467-70 thì định nghĩa chất lượng theo các góc độ khác nhau. + Đứng trên địa vị doanh nghiệp cho rằng :”chất lượng là tập hợp những tính chấtcủa sản phẩm phải chế định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn nhu cầu xác định phù hợp vói công dụng của nó”. + Theo quan điểm của nhà sản xuất: “chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu và tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước”. Tuy nhiên khi đứng trên góc độ người mua hàng để xem xết định nghĩa này thì người mua hàng không phải chỉ dừng lại một sản phẩm nào đó thoả mãn họ về mặt thích dụng, phù hợp với công dụng của nó, mà họ còn muốn biết độ tin cậy, tuổi thọ, thẩm mỹ kể cả giá cả. -Quan điểm hướng theo thị trường: Theo quan điểm này thì có 3 điểm xuất phát để định nghĩa về chất lượng 5 + Xuất phát từ người tiêu dùng: ”chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp với mục đích của người tiêu dùng”. + Xuất phát từ mặt giá trị: chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng chỉ số giữa lợi Ých thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để thu được lơị Ých đó. + Xuất phát từ tính cạnh tranh: chất lượng là cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với những sản phẩm cung loại trên thị trường. -Quan điểm của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ( international organization for standardization ) Chất lượng là tập hợp những tính chất đặc trưng của một sản phẩm có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm Èn. Qua các định nghĩa trên ta tháy có 3 điểm cơ bản sau: -Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật hay giá trị sử dụng của sản phẩm. -Chất lượng sản phẩm phải được thể hiện trong tiêu dùng, sử dụng. Xem xét sản phẩm thoả mãn tới mức nào của yêu cầu thi trường cả về mặt giá trị và giá trị sử dụng -Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu, của thi trường về mặt kinh tế kỹ thuật, xã hội và phong tục. Phong tục tập quán của một công đồng có thể phủ định hoàn toàn những thứ mà thông thừơng ta cho là có chất lượng, có giá trị sử dụng cao. 2. Mối quan hệ giữa chất lượng nguyên vật liệu với chất lượng sản phẩm. 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. 2.1.1. Nhà cung cấp: 6 Trong sản xuất thị trường đầu vào nguyên vật liệu là nơi cung cấp cho doanh nghiệp tất cả các chủng loại vật tư, chi tiết, bộ phận đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn được nhà cung ứng thích hợp sao cho vừa đảm bảo cho chi phí công tác đảm bảo nguyên vật liệu là tối thiểu vừa đảm bảo nguyên vật liệu về mặt kỹ thuật, chất lượng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ thuật về tình hình thị trường cung ứng, có cái nhìn tổng quát về thị trường này. Việc lựa chọn này trở nên khó khăn khi mà có quá nhiều nhà cung cấp cùng hoạt động. Khi đó doanh nghiệp cần nhiều chi phí cho công tác nghiên cứu, lựa chọn lúc ban đầu. Tuy nhiên doanh nghiệp phải tìm được người cung ứng nào đáp ứng được yêu cầu của mình đề ra về chất lượng và doanh nghiệp đó phải có uy tín trên thị trường cung ứng có thể cung cấp hàng với số lượng lớn cùng một lúc đồng thời tổng chi phí cho mua nguyên vật liệu là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nói tóm lại thì các nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguyên vật liệu vì họ là người sẽ quyết định việc cung cấp ra những sản phẩm có chất lượng hay không có chất lượng. 2.1.2. Phương pháp tiếp nhận và quản lý nguyên vật liệu. Để ngăn ngừa hư hỏng, xuống cấp chất lượng trong khi quản lý, tiếp nhận thì doanh nghiệp cần phải có các biện pháp cụ thể.  Tổ chức tiếp nhận và kiểm tra nguyên vật liệu trứơc khi nhập kho. Tiếp nhận là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua. Vận chuyển với bộ phận quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Kiểm tra nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng trong công tác tiếp nhận nhằm đánh giá chính xác tình hình chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhập vào kho, đánh giá chất lượng của công tác mua và vận chuyển nguyên vật liệu việc kiểm tra này căn cứ theo thoả thuận giữa hai 7 bên. Dựa vào kết quả kiểm tra ta có thể biết được thực tế số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu mua về so với nhu cầu đặt ra. Từ đó đảm bảo tốt đầu vào vật tư cho sản xuất.  Tổ chức quản lý kho. Kho là nơi tập trung dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu …. Trước khi đưa vào xuất. Đồng thời là nơi tập trung thành phẩm của doanh nghiệp trước khi tiêu thụ vì vậy xem xét về mặt tổ chức sản xuất, thì kho là điểm xuất phát và điểm cuối cùng của sản xuất. Nhiệm vụ của việc tổ chức và bảo quản kho vật liệu: -Bảo quản về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, ngăn ngừa, hạn chế hư hỏng, mất mát. -Nắm vững tình hình về nguyên vật liệu trong kho, sẵn sàng cung cấp phát kịp thời theo nhu cầu của sản xuất. -Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản bằng cách tổ chức lao động khoa học trong kho sử dụng hợp lý kho. Yêu cầu: nguyên vật liệu phải sắp xếp, bảo quản đúng quy trình quy phạm và phải có kiểm tra định kỳ, có nơi bảo quản riêng biệt đối với các loại hoá chất. 2.2. Mối quan hệ giữa chất lượng nguyên vật liệu với chất lượng sản phẩm. Như chóng ta đã biết nguyên vật liệu quyết định được sản xuất sản phẩm cũng nhu giá thành của sản phẩm, vì nguyên vật liệu có vai trò hết sức to lớn song chất lượng nguyên vật liệu cũng quy định việc tạo ra sản phẩm có chất lượng. Không có sản phẩm có chất lượng cao được tạo ra từ nguyên vật liệu với chất lượng thấp. Trong thực tế hịên nay, yêu cầu của thị trường ngày nay đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải có được 8 chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào cao. Điều này được thể hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Xác định chất lượng yếu tố cần mua. Nhu cÇu kh¸ch hµng vÒ chÊt lîng ThiÕt kÕ s¶n phÈm ®¶m b¶o chÊt lîng theo yªu cÇu T×m mua nguyªn vËt liÖu ®¶m b¶o chÊt lîng S¶n xuÊt s¶n phÈm cã chÊt lîng theo thiÕt kÕ S¶n phÈm tiªu thô trªn thÞ trêng Điều đặc biệt ở đây là chất lượng phải phù hợp với yêu cầu chế tạo sản phẩm. Chất lượng cao nhất về mặt kỹ thuật chưa phải là tối ưu nếu nó dẫn đến nguy cơ lãng phí và gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn mặt hàng phù hợp với khả năng thành toán và điều kiện sử dụng của mình. Tuy nhiên để có được điều này thì doanh nghiệp phải tân dụng tối đa chi phí nguyên vật liệu đồng thời phải tìm ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu với chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu sản phẩm. III. ứng dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào quản lý nguyên vật liệu. Để có những sản phẩm chất lượng cao cung cấp ra thị trường đồng thời phải cung cấp đủ số lượng và kịp thời thì đòi hởi phải thay dổi hoàn toàn hệ thống quản lý cho phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng mới. Nguyên vật liệu yếu tố cần thiét đẻ tạo sản phẩm vì vậy muốn có chất lượng sản phẩm cao thì phải có nguyên vật liệu có chất lượng đồng thời với nó là việc vận dụng các hệ thống quản lý chất lượng vào việc quản lý nguyên vật liệu. Việc vận dụng này nhằm đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất mặt khác nó làm cho quá trình sản xuất được liên tục. 9 1.JIT. JIT là viết tắt của cụm từ tiếng anh JUST IN TIME có nghĩa là cung ứng đúng thời điểm hay cung ứng kịp thời. Cung ứng đúng thời điểm là một yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất sản phẩm, việc cung ứng đúng thời điểm mang hai ý nghĩa lớn : -Nguyên vật liệu được cung ứng đúng thời điểm: Tức là khi nhu cầu sản xuất kinh doanh sản phẩm xuất hiện thì phải có sẵn để sản xuất hay là nguồn nguyên vật liệu mới nhập về kịp đưa và sản xuất tránh việc để ngừng máy dẫn tới việc đình trệ các công việc của giai đoạn sau. -Nguyên vật liệu dự trữ được cung ứng đúng thời điểm tức là nguyên vật liệu được dự trữ trong hệ thống sản xuất nhằm mục đích đề phòng nhưng bất chắc có thể xảy ra trong sản xuất. Để đảm bảo tối hiệu quả tối ưu trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên thế giới đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản đã áp dụng mô hình JIT rất thành công. Để đật được dự trữ đúng thời điểm, các nhà quản lý sản xuất phải tìm cách giảm những biến đổi do nhân tố bên trong và bên ngoài của quá trình sản xuất gây ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự chậm trễ hoặc cung ứng không đúng nguyên vật liệu như. -Các nguyên nhân về lao động, thiết bị, nguồn vật tư cung ứng, không đảm bảo các yêu cầu do đó có những sản phẩm sản xuất ra không đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn hoặc số lượng nguyên vật liệu cung ứng cho quá trình sản xuất gây đình trệ công việc. -Thiết lập mối quan hệ giữa các khâu, các giai đoạn không chặt chẽ. -Hệ thống cung ứng chưa đảm bảo đúng yêu cầu của dự trữ gây mất mát, hư hỏng, xuống cấp, giảm chất lượng nguyên vật liệu … 10 Đó là các nguyên nhân gây ra những biến đổi làm ảnh hưởng đến lượng dự trữ trong các giai đoạn của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để giảm bớt dự trữ ban đầu, nguyên vật liệu dự trữ trong giai đoạn đầu thể hiện chức năng liên kết giữa sản xuất với cung ứng. Cách đầu tiên, cơ bản nhất, phù hợp với nền kinh tế ( ) làm giảm bớt dự trợ này là tìm cách giảm bớt những thay đổi trong nguồn cung ứng cả về số lượng và chất lượng, thời điểm giao hàng sẽ là công cụ chủ yếu để đạt tới trình độ cung ứng đúng thời điểm. 2.ISO ISO là cụm từ viết tắt tiếng anh (INTERNATIONAL ORGANIZATION FOR STANDARDIZATION ) . Có nghĩa là tổ chúc tiêu chuẩn hoá quốc tế. Tổ chức này có nhiệm vụ xây dựng, ban hành các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 …. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này góp phần làm giảm các chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 được áp dụng cho các tổ chức với mục đích là nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp, ….và lấy chỉ tiêu phòng ngừa là chính. Như vậy việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 không chỉ là việc khắc phục các sai hỏng và nâng cao chất lượng sản phẩm mà được thực hiện ở mọi khâu trong doanh nghiệp như sản xuất, vận hành, quản lý doanh nghiệp ….. và kể cả quản lý nguyên vật liệu. Do nguyên vật liệu là yếu tố quyết định đế chất lượng sản phẩm mà chất lượng sản phẩm được cải tiến, nâng lên do áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 do vậy việc áp dụng ảnh hưởng tới việc quản lý nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu chẳng hạn như. 11 Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO sẽ đem lại cho mọi người trong doanh nghiệp nhận thức vai trò của việc áp dụng, vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chẳng hạn quản lý kho, họ được đào tạo để áp dụng mô hình quản lý chất lượng này vào quản ký nguyên vật liệu sao cho hiệu quả nhất góp phần nâng cao chất lượng nguyên vật liệu. 3.TQM TQM có nghĩa là TOTAL QUALITY MAMAGEMENT ( quản lý chất lượng đồng bộ ). TQM là một phương quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm mục đích đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi Ých của mọi thành viên của công ty và của toàn xã hội. Như vậy là TQM yêu cầu có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức có nghĩa là từ Giám Đốc đến công nhân đều phải tham gia hoạt động này. Phòng nguyên vật liệu cũng không ngoại lệ, việc tham gia này sẽ dẫn tới các nhân viên phòng quản lý chất lượng nguyên vật liệu sẽ biết cách vận dụng hệ thống quản lý chất lượng này để đạt hiệu quả cao nhất về quản lý nguyên vật liệu nhu đảm bảo đúng số lượng, chủng loại, chất lượng …. Tránh xuống cấp, xuống chất lượng nguyên vật liệu …. TQM tập trung vào việc quản lý quá trình, quản lý hệ thống và chủ yếu tập trung vào phát hiện những nguyên nhân gốc dễ để xoá bỏ. Bên cạnh đó TQM còn có nghĩa là tìm hiểu nhà cung ứng và mối quan hệ lâu dài với họ. Coi nhà cung ứng là cộng sự trong việc quản lý chất lượng và ổn định phát triển của tổ chức. 12 PHẦN II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU VẢI MÀNH TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam - Bộ công nghiệp. Trụ sở chính: 93 - Đường Lĩnh Nam - Mai Động - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 84 - 4 - 8624621 Fax: 84-4 - 8622601 Là công ty duy nhất trong cả nước được giao nhiệm vụ sản xuất các loại vải dùng trong công nghiệp vì vậy công ty phải tự tìm tòi để mà phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia làm 3 giai đoạn: a. Giai đoạn I: giai đoạn tiền thân 1967 - 1973 Tiền thân của công ty là một xí nghiệp thành viên của nhà máy liên hiệp Dệt Nam Định. Sơ tán lên Hà Nội, được thành lập vào tháng 04/1967 và mang tên Nhà máy Dệt Chăn. Địa điểm đặt tại Vĩnh Tuy - Thanh Trì - Hà Nội. Nguồn nguyên liệu là do tận dụng nguồn phế phẩm của các công ty như dệt kim Đồng Xuân, 13 Dệt 8-3,… để dệt Chăn Chiên. Do nguồn nguyên liệu bị phục thuộc và thất thường cộng thêm quy trình sản xuất mang tính chất thủ công, lạc hậu (máy móc thiết bị từ thời Pháp thuộc). Khiến cho giá thành sản phẩm cao, doanh thu không bù đắp nổi chi phí vì vậy nhà nước phải bù lỗ triền miên. Từ năm 1970 - 1973 nhà máy được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng, lắp đặt dây truyền sản xuất vải mành làm lốp xe dập từ sợi bông. Để tập trung cho việc sản xuất vải mành, nhà máy quyết định trao trả dây chuyền Dệt Chăn lại cho Liên hiệp Dệt Nam Định đồng thời nhận nhiệm vụ lắp đặt thêm dây truyền sản xuất vải bạt song song với phát triển dây truyễn sản xuất vải mành. Từ dó kinh doanh của nhà máy đi vào ổn định và có lợi nhuận. Nhà máy đổi tên thành nhà máy dệt vải công nghiệp Hà Nội. b. Giai đoạn 2: giai đoạn tăng trưởng 1974 - 1998 Quy mô ban đầu của nhà máy nhỏ bé, vốn chỉ có 473.406,89 đồng, giá trị tổng sản lượng chỉ đạt 158.507 đồng (theo giá năm 1968). Đội ngũ cán bộ công nhân viên có 174 người trong đó có công nhân sản xuất chiếm 114 người .Về kỹ thuật chỉ có hai máy dệt mành do Trung Quốc viện trợ. Do là nhà máy duy nhất hoạt động ở lĩnh vực này của cả nước nên trong qúa trình phát triển đi lên, cán bộ công nhân viên nhà máy đã tự nghiên cứu, tìm tòi và chế tạo thêm được 6 máy dệt vải mành nữa nâng tổng số máy dệt vải mành lên 8. Vì vậy năng suất lao động của nhà máy tăng lên rõ rệt, âsp ứng được nhu cầu trong nước. Tính đến năm 1998 quy mô của nhà máy được mở rộng rất nhiều, tổng số vốn kinh doanh đạt trên 5 tỷ, giá trị tổng sản lượng đạt trên 10 tỷ (tính theo giá 1998). Hệ thống cơ sở vật chất được cải thiện phù hợp với nhu cầu sản xuất, năng lực sản xuất được tăng lên rất nhiều. 14 c. Giai đoạn 3: giai đoạn phát triển 1989 đến nay Năm 1989 đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của nước ta, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Nhà máy mất đi vị trí độc quyền, buộc nhà máy phẩi đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại cả trong nước và ngoài nước trên thị trường. Các khách hành quen thuộc đã tìm mua những sản phẩm tương tự hoặc thay thế được trên thị trường. Mặt khác một số khách hành thường xuyên đã thay đổi công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường do số sản phẩm của nhà máy không còn phù hợp nữa. Trước tình hình đó buộc nhà máy phải đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại hoặc thay thế trên thị trường thời kỳ kinh tế mở và tự do mậu dịch phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm truyền thống công ty cũng luôn tìm cách để phát triển sản xuất các loại mặt hành mới như thay thế nguyên vật liệu làm vải mành từ sợi bông (100% cotton) sang sợi peco (65% cotton + 35% PE), đa dạng hoá sản phẩm. Dệt thêm các loại vải dân dụng như loại 6624, 3415,5420,… Chủ động tìm khách hành để ký kết các hợp đồng, tìm cách hạ giá thành sản phẩm. Năm 1990 Nhà máy nhận lại xưởng may “Bích Câu” của công ty dịch vụ ngành dệt Việt Nam và thành lập xưởng may có công suất thiết kế 500.000 sản phẩm/năm. Ngày 27/8/1994 Nhà máy đổi tên thành công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội. Theo giấy phép kinh doanh sè 100154 cấp ngày 23/8/1994 của uỷ ban kế hoạch nhà nước với chức năng đa dạng hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cũng tại năm này công ty cũng đã liên doanh với Pháp và Trung Quốc để sản xuất vải mành nylon để làm nguyên vật liệu cho các công ty cao su. Đây là mặt hàng chủ lực của công ty. 15 Năm 1997 công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền may công nghiệp với 150 máy may nhập từ Nhật Bản để đi vào hoạt động năm 1998. Năm 1998 liên doanh bị giải thể, công ty nhận lại toàn bộ các máy móc thiết bị và thành lập phân xưởng “Mành nhúng keo”. Năm 1999 công ty tiến hành chuyển đổi các phân xưởng thành xí nghiệp thành viên. Hiện công ty đã xác định 4 hướng phát triển chính là dệt bạt, sản xuất vải mành, gia công sản phẩm may và sản xuất vải không dệt. 2. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp a. Phạm vi hoạt động Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất và bán các loại sản phẩm do công ty sản xuất ra như vải bạt, vải mành, vải không dệt và hàng may mặc theo đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Ngoài ra công ty còn được phép kinh doanh thương mại đối với các nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp dệt may, xuất nhập khẩu uỷ thác sản phẩm dệt may. Phạm vi kinh doanh của công ty tương đối rộng, bên cạnh quan hệ đối tác doanh nghiệp trong nước thì công ty còn có những mỗi quan hệ hợp tác làm ăn với các đối tác là doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, và các nước trong khối EU… Đây là điều kiện để công ty có thể phát triển rộng thị trường kinh doanh của mình. b. Nhiệm vụ của doanh nghiệp - Đối với ngành 16 + Thực hiện phát triển ngành dệt may và kinh doanh các ngành nghề đã đăng ký. + Phải có nhiệm vụ bảo đảm và phát triển vốn của công ty, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu kinh doanh. - Đối với nhà nước + Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với các mặt hàng sản xuất - kinh doanh theo đăng ký. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các loại sản phẩm đó. + Thực hiện chế độ kiểm toán và các khoản khác do nhà nước quy định. Nộp đầy đủ các khoản thuế và các khoản khác lên cấp trên theo quy định của pháp luật và của tổng công ty. II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty 1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 1.1.Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Mô hình tổ chức quản lý theo cơ cấu trực tuyến Sơ đồ 3 : Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Dệt Gi¸m ®ècvải công nghiệp Hà Nội Phã gi¸m ®èc s¶n xuÊt Phã gi¸m ®èc kü thuËt XN dÖt b¹t XN dÖt mµnh XN kh«ng dÖt P. khoa häc c«ng nghÖ P. SX KD XNK 17 P. HC TH P. TC P. dÞch P. b¶o vÖ KT vô ®êi sèng qu©n sù XN may thªu 1.2. Chức năng của từng bộ phận Giám đốc công ty: là người đứng đầu bộ máy quản lý, là đại diện pháp nhân của công ty trong các quan hệ đối tác và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả kinh doanh của công ty, cũng như việc thực hiện chế độ đối với nhà nước , điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp phụ trách các phòng sau: phòng tài chính- kế toán, phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng hành chính tổng hợp. Phó giám đốc công ty: là người giúp đỡ cho giám đốc trong công tác quản lý, kỹ thuật và tổ chức sản xuất, được uỷ quyền trong việc ra quyết định. Công ty có 2 phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật: có nhiệm vụ điều hành trực tiếp công tác kỹ thuật sản xuất, trực tiếp phụ trách phòng khoa học cộng nghệ, xí nghiệp dệt bạt, xí nghiệp dệt mành, xí nghiệp vải không dệt. - Phó giám đốc sản xuất: Có nhiệm vụ điều hành tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, tham gia xây dựng chiến lược giá thành sản phẩm, điều hành sản xuất và công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Ngoài ra phó giám đốc sản xuất trực tiếo điều hành công tác của xí nghiệp may thêu, phòng dịch vụ đời sống, phòng bảo vệ quân sự. * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng - Phòng hành chính tổng hợp (gồm 19 người) Chức năng tham gia cho giám đốc về quản lý hành chính, quản trị, tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương định mức 18 lao động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý, sử dụng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định của nhà nước, thực hiện các nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ quản trị. - Phòng khoa học công nghệ (gồm 10 người) Chức năng: Xây dựng chiến lược sản phẩm, quản lý các hoạt động kỹ thuật của công ty. Nhiệm vụ: Tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới, xây dựng quản lý các các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm định mức kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu, chế thủ sản phẩm mới, tổ chức đánh giá sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công ty, xây dựng các biện pháp và kế hoạch kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, xác định trình độ tay nghề cho công nhân, kiểm tra quản lý các định mức kỹ thuật, quản lý các hồ sơ kỹ thuật của công ty. - Phòng dịch vụ đới sống (gồm 36 người) Chức năng: nuôi dạy các trẻ mẫu giáo, tổ chức các bữa ăn, khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong công ty và các hoạt động dịch vụ khác. Nhiệm vụ: tổ chức nuôi dạy các cháu lứa tuổi nhỏ và mẫu giáo, tổ chức bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động và các cháu nhỏ ở nhà trẻ của công ty, theo dõi bệnh nghề nghiệp và chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. - Phòng sản xuất kinh doanh (gồm 19 người) 19 Chức năng: điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư. Nhiệm vụ: Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu, chỉ đạo sản xuất, điều hoà thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ, yêu cầu của khách hàng; thực hiện các nghiệp vụ cung ứng vật tư và quản lý kho; tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra, giám sát, xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhận kho đối với các phân xưởng; tổ chức sử dụng phương tiện vận tải đạt hiệu quả cao nhất. - Phòng tài chính- kế toán (gồm 8 người) Chức năng: tham mưu cho giám đốc về quản lý, huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền toàn bộ hoạt động của công ty, giám sát, kiểm tra công tác tài chính ở các xí nghiệp trực thuộc công ty. Nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiẹn các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, theo dõi đôn đốc, thu hồi các khoản nợ, quản lý nghiệp vụ hạch toán kế toán trong công ty, chủ trì công tác kiểm kê trong công ty theo quy định, xây dựng, quản lý giám sát giá bán, giá thành sản phẩm. - Phòng bảo vệ quân sự (gồm 20 người) Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, tài sản của công ty, không để thất thoát hư hỏng. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa tích cực và có hiệu quả. 2. Đặc điểm quy trình cộng nghệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan