Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hình thức thanh toán thẻ tại ngân...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hình thức thanh toán thẻ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nhánh thăng long

.DOC
4
75
103

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 BÀI KIỂM TRA KINH TẾ QUỐC TẾ Câu 9: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo xu hướng tự do hóa thương mại có nghĩa là quốc gia đó từng bước dỡ bỏ tất cả các rào cản trong thương mại quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc buôn bán giao lưu xuyên biên giới ngày càng phát triển và phổ biến ở khắp nơi. Thị trường thế giới ngày nay đang dần trở thành một thực thể thống nhất, trong đó các bộ phận thị trường gắn kết và phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường thương mại quốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế (hay còn gọi là chính sách ngoại thương) phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển của mình. Chính sách thương mại quốc tế được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế hành chính và pháp luật thích hợp mà mỗi chính phủ áp dụng để thực hiện các mục tiêu xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một đất nước trong một thời kỳ nhất định phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế bao gồm nguyên tắc tương hỗ, nguyên tắc ngang bằng dân tộc (nguyên tắc đãi ngộ quốc gia), nguyên tắc “nước được ưu đãi nhất”. Nguyên tắc tương hỗ (Reciprocity) Đó là việc giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng giữa các bên trong quan hệ kinh tế buôn bán trên cơ sở tương xứng nhau. Trên thực tế những ưu đãi và nhân nhượng theo nguyên tắc này có thể mang tính chất hình thức hoặc thực tế. Nó phụ thuộc vào so sánh lực lượng của các bên tham gia và việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính chất phân biệt đối xử với nước thứ 3. Ngày nay, việc áp dụng nguyên tác này đang dần bị thu hẹp. Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia - National Parity): Các bên tham gia cam kết dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty của nước ngoài những ưu đãi và quyền lợi dành cho hàng hoá, công dân hoặc công ty nước mình. Nguyên tắc này có thể được áp dụng 1 cách tự định (autonomous) và không nhất thiết bao giờ cũng mang tính chất phân biệt đối xử. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, quyền lợi kinh tế của các cá nhân và doanh nghiệp, hoạt động vận tải biển... Thực tế cho thấy các nước phát triển bao giờ cũng chiếm vị trí thuận lợi hơn các nước kém phát triển. Do đó tính chất ngang bằng trên thực tế có thể chỉ là hình thức. Nguyên tắc "nước được ưu đãi nhất" (Nguyên tắc tối huệ quốc - Most Favoured Nation - MFN): Các bên tham gia sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã đang và sẽ dành cho các nước khác. Cụ thể có 2 trường hợp: - Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà 1 bên tham gia đã đang hoặc sẽ dành cho bất kỳ 1 nước thứ 3 nào thì cũng được dành cho bên tham gia kia hưởng 1 cách không điều kiện. - Hàng hoá di chuyển từ 1 bên tham gia này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không chịu thuế quan và các phí tổn cao hơn hoặc những thủ tục phiền toái hơn những thuế và thủ tục đã đang và sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập vào từ nước thứ ba. Để thực hiện mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế, chính phủ thường sử dụng các biện pháp: Thuế quan, các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan (hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, quản lý ngoại hối). Đồng thời chính phủ cũng có thể dụng một số biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu trong thương mại quốc tế như tín dụng xuất khẩu, Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá hàng hóa, bán phá giá hối đoái và một số biện pháp hỗ trợ xuất khẩu khác như (miễn giảm thuế và hoàn lại thuế, chính sách chiết khấu…). Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Tự do hoá thương mại là gì? Để bảo hộ nền thương mại trong nước hoặc thực hiện các mục tiêu xác định trong chính sách thương mại quốc tế của mình, chính phủ các nước đã áp dụng những biện pháp nhất định (như đã nêu ở trên). Khi đó các hoạt động thương mại không còn thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách của các chính phủ. Như vậy tự do hoá thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của các chính phủ. Điều kiện để tự do hoá thương mại: Để phát huy lợi thế so sánh khi thực hiện tư do hoá thương mại, cần phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau: - Đảm bảo sự ổn định vĩ mô, nhất là ổn định chính trị, kinh tế, tạo không khí hợp tác hoà bình hữu nghị và thuận lợi chocác hoạt động hợp tác kinh doanh. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại. - Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của các cơ quan chính phủ, nhất là các cơ quan có liên quan đến hoạt động ngoại thương (điều kiện này hết sức quan trọng đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam). - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trước hết là những trung tâm giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, và các dịch vụ thiết yếu... đạt trình độ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư quốc tế. - Đào tạo và xây dựng một nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, nhất là giới kinh doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủ chuyên môn và bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài (vấn đề này là hết sức cấp thiết đối với Việt Nam). Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo xu hướng tự do hóa thương mại có nghĩa là quốc gia đó từng bước dỡ bỏ tất cả các rào cản trong thương mại quốc tế. Theo định nghĩa của tự do hóa thương mại thì việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo xu hướng tự do hóa thương mại tức là điều chỉnh sao theo hướng loại bỏ những hạn chế hay bảo hộ thương mại của các chính phủ. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, vấn đề quan trọng ở đây là việc loại bỏ phải được thực hiện theo lộ trình bởi ngay một lúc nếu chính phủ loại bỏ những rào cản thương mại quốc tế thì có thể gây ra thiệt thòi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước, các ngành kinh tế trong nước và lớn hơn là nền kinh tế của cả quốc gia. Thật vậy, đối với những doanh nghiệp hay những ngành kinh tế có năng lực cạnh tranh yếu thì việc phải đối phó bất ngờ với việc dỡ bỏ những rào cản thương mại của chính phủ là điều khó có thể làm được và việc phải đối đầu với nguy cơ phá sản hay sụp đổ là điều tất nhiên. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác về xã hội như tình trạng thất nghiệp tăng cao, một số tệ nạn xã hội gia tăng hay…. Cần thiết phải tự do hoá thương mại theo trình tự? Tự do hoá thương mại là việc cần phải làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại cần phải được thực hiện theo những bước đi phù hợp, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu không chú trọng đến trình tự tự do hoá, các nước này có thể phải gánh chịu những bài học đắt giá. Việc xác định lộ trình tự do hoá thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện, và nội lực của mỗi nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan