Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân h...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng chi nhánh nha trang

.PDF
78
31
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Lương Thị Hàm Mi MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Lương Thị Hàm Mi MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NHA TRANG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là do tôi thu thập và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn Lương Thị Hàm Mi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 3 5. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................................. 4 6. Kết cấu dự kiến của luận văn ........................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CN NHA TRANG ............................................................................................................................... 5 2.1. Giới thiệu chung về hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang ...................................................................................................................... 5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................. 5 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank – CN Nha Trang........................................................... 6 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng VPBank – CN Nha Trang giai đoạn 2017– 2019 ........................................................................................................................... 6 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng .................................................... 11 2.2.1. Quy trình tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang.............. 11 2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank - CN Nha Trang ... 14 2.2.3 Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang .................................................................................................................................. 18 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................................... 22 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................................... 22 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................................... 23 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG ..................................................................................................................... 26 3.1. Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ..................... 26 3.1.1. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ........................................ 26 3.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ....................... 29 3.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ......................................................................................................................... 34 3.1.4 Kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại ...................... 35 3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây .......................................................................... 36 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................... 39 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CN NHA TRANG ........................................................................... 40 4.1. Mục tiêu khảo sát và nghiên cứu................................................................................. 40 4.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 40 4.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 40 4.2.2.Các thang đo trong nghiên cứu ................................................................................. 41 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang theo đánh giá của khách hàng ...... 43 4.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.............................................................................................. 43 4.3.2. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ................ 44 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................... 50 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CN NHA TRANG ......................................... 51 5.1. Định hướng hoạt động của VPBank – CN Nha Trang................................................ 51 5.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang .................................................................................................................... 52 5.2.1. Hoàn thiện chức năng phòng kiểm tra và giám sát tuân thủ .................................... 52 5.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng................................................... 53 5.2.3. Hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát RRTD ................................ 55 5.2.4. Tích cực hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra ..................................................... 5.2.5 Thẩm định và phê duyệt cho vay đối với khách hàng đúng quy định ...................... 59 5.3. Kế hoạch và các bước thực hiện giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng ............................................................................................................................. 62 5.3.1. Hoàn thiện chức năng phòng kiểm tra và giám sát tuân thủ .................................... 62 5.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng................................................... 62 5.3.3. Hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát RRTD nội bộ .................... 63 5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 63 Tóm tắt chương 5 ............................................................................................................... 65 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại VPBank – CN Nha Trang ....................................... 6 Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại chi nhánh ................................................................................ 9 Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh .................................................... 10 Bảng 2.4. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang ............................. 16 Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu tại VPBank – CN Nha Trang ........................................................ 17 Bảng 4.1. Các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng vay tiêu dùng ................................. 41 Bảng 4.2. Thống kê các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng ........... 42 Bảng 4.3. Kết quả khảo sát khách hàng ............................................................................. 44 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của VNbank Chi nhánh Nha Trang............................................. 6 Hình 2.2. Quy trình tín dụng .............................................................................................. 11 Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 40 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ CN Chi nhánh DN Doanh nghiệp KH Kỳ hạn NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TPKT Thành phần kinh tế TSĐB Tài sản đảm bảo QLKD Quản lý kinh doanh QLRR Quản lý rủi ro TÓM TẮT Cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ đời sống của người dân được nâng cao dẫn đến gia tăng các hoạt động tiêu dùng. Khi thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng sẽ dẫn đến phát sinh tín dụng tiêu dùng. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu nhằm hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra đồng thời thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tập trung đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tố tác động nhằm đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng VP Bank – CN Nha Trang. Hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định được sử dụng trong luận văn để đánh giá rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp khảo sát có thể nhận thấy chi nhánh đã có sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và chất lượng tín dụng ở mức khá an toàn. Tuy nhiên do có nhiều nguyên nhân nên công tác quản trị rủi ro tín trong cho vay tiêu dùng còn chưa được quan tâm đúng mực, hiện vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu thẩm định khách hàng và kiểm soát sau giải ngân, quản lý TSBĐ.... Luận văn đã đề xuất 4 phương pháp chính là hoàn thiện chức năng phòng kiểm tra và giám sát tuân thủ; nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng; hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát RRTD; tích cực hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Từ khóa: rủi ro tín dụng, vay tiêu dùng, cá nhân, yếu tố, VPBank, CN Nha Trang ABSTRACT Along with the development of science and technology, living standard have been improved, leading to an increase in consumption activities. When income does not meet consumer demand, it will lead to consumer credit. Credit risk management in consumer lending is an urgent issue that needs to be researched in order to minimize possible losses and improve the efficiency of business operations of the bank. Focusing on assessing the situation and analyzing the impact factors in order to propose solutions to limit credit risks in consumer lending at VP Bank - Nha Trang Branch The two main research methods are qualitative methods used in the thesis to assess credit risk at the branch. Through analyzing the report of business results combined with the survey, it can be seen that the branch has had a strong credit growth and safe credit quality. However, due to many reasons, credit risk management in consumer lending has not been properly cared for, and there are still many limitations in customer appraisal and post-disbursement control, collateral management The thesis has proposed 4 main methods: perfecting the function of inspection room and compliance monitoring; improve the quality of credit appraisal; complete technical tools and measures to control credit risk; actively limit losses due to credit risks. Key words: credit risk, consumer credit, personal loan, factor, VP Bank, Nha Trang Branch 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học- công nghệ và đời sống của người dân được nâng cao dẫn đến gia tăng các hoạt động tiêu dùng. Khi thu nhập của cá nhân hoặc hộ gia đình không đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng sẽ dẫn đến phát sinh tín dụng tiêu dùng. Với sự tham gia thị trường của các ngân hàng, công ty tài chính, hoạt động cho vay tiêu dùng đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam. Vay tiêu dùng thường là hình thức cho vay không có tài sản bảo đảm, nên việc đánh giá khả năng trả nợ, lịch sử vay cũng như các yếu tố khác là vô cùng quan trọng. Tranh chấp có thể bắt nguồn từ cả hai phía: khi người cho vay đặt nặng việc mở rộng số lượng khoản vay, cạnh tranh thị phần và bỏ qua xem xét các yếu tố của khách hàng vay. Ngược lại, đối với khách hàng, phần nhiều không trang bị đủ kiến thức để hiểu hết các rủi ro mà khoản vay có thể mang tới, dẫn đến nợ nần. Nâng cao nhận thức tài chính tiêu dùng và văn hóa tiêu dùng của người dân là điểm mấu chốt để giảm thiểu rủi ro trong tín dụng tiêu dùng Sự bùng nổ của tín dụng tại Việt Nam được thúc đẩy nhờ đô thị hóa, thu nhập tăng cao và sự dịch chuyển của ngành tài chính sang khu vực hộ gia đình. Các chỉ số tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng và tỷ trọng tín dụng tiêu dùng so với tổng tín dụng của nền kinh tế tuy có bước tăng trưởng vượt bậc nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Theo thống kê của NHNN, thị trường tài chính tiêu dùng đã tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, đạt quy mô hơn 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng mới chiếm 17% tổng dư nợ nền kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế, tỷ lệ này vẫn còn nhỏ bé, chỉ bằng một nửa so với nhiều nước trong khu vực. Mặt khác, nếu loại trừ dư nợ bất động sản trong tín dụng tiêu dùng, tỷ lệ này sẽ còn bị co hẹp đáng kể. Thực tế, quy mô thị trường cho vay tiêu dùng ở nước ta tăng nhanh chóng, song thị phần vẫn chủ yếu nằm tại nhóm ngân hàng thương mại (dư nợ cho vay lớn vì tập trung các món vay lớn như cho vay mua nhà, ô tô…). Trong khi đó, các công ty tài chính tiêu dùng – nhắm tới khách hàng vay tiêu dùng thực- thị phần vẫn khá nhỏ (chỉ là đồ dùng thiết yếu: xe máy, tủ lạnh, máy giặt, điện thoại…) và còn 2 nhiều cơ hội phát triển do đặc thù dân số trẻ và nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Theo World Bank, hơn 3 triệu người Việt đã gia nhập vào tầng lớp trung lưu trong giao đoạn 2014-2016, 900 nghìn người di chuyển từ nông thôn lên thành phố hàng năm. Tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam cao thứ 2 trong nhóm Asean 5 với nhiều khoản chi tiêu vào các mặt hàng như ô tô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh cũng như các hoạt động giải trí khác như đi du lịch. Thực tế, các công ty tài chính tiêu dùng ra đời thời gian qua, chấp nhận cho vay tín chấp, cho vay các món vay nhỏ đã giúp hàng triệu khách hàng "dưới chuẩn" có cơ hội vay vốn từ kênh tín dụng chính thức, giúp họ không bị sa vào tín dụng đen, đồng thời mở ra nhiều cơ hội làm ăn và tiêu dùng cho người dân. Tuy nhiên tăng trưởng không phải là phát triển, cho vay ồ ạt, số lượng khoản vay tăng không đồng nghĩa với tăng lợi nhuận mà quan trọng là chất lượng khoản vay. Với đặc thù khối lượng lớn, quy mô khoản vay nhỏ và rủi ro cao của tín dụng tiêu dùng thì ngân hàng nên cân nhắc kĩ khi ra quyết định vay vốn. Bởi khi rủi ro xảy ra sẽ dẫn đến mất vốn gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu nhằm hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra đồng thời thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với trụ cột tín dụng tiêu dùng là một trong 2 nguồn thu chủ yếu của VP bank trong những năm vừa qua và tốc độ mảng tín dụng tiêu dùng tăng trưởng 52% trên toàn hệ thống. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt do có sự tham gia của nhiều ngân hàng vào mảng tín dụng tiêu dùng, VP Bank đã và đang tiến hành các nội dung của việc quản lý rủi ro tín dụng. Thời gian qua tại ngân hàng VP Bank- CN Nha Trang đã bước đầu tiến hành triển khai các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nên học viên chọn “Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang" làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung giải quyết ba mục tiêu chính 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng- CN Nha Trang. - Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - CN Nha Trang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các câu hỏi chính: -Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang diễn ra như thế nào ? - Các nhân tố nào dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang tác động như thế nào ? - Giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận và thực trạng rủi ro tín dụng cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang, thời gian thu thập dữ liệu nghiên cứu là giai đoạn 2017 – 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập và xử lý thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích nhằm đưa ra nhận xét về thực trạng và rủi ro cho vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang. Xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát để xác định các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng. 4 5. Ý nghĩa của đề tài Tác giả mong muốn đem đến một số nét tổng quát về rủi ro tín dụng trong vay tiêu dùng tại VPBank – CN Nha Trang. Từ những thực trạng đang diễn ra, sau khi phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank – CN Nha Trang. Tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hoạt động này nhằm đưa một số kinh nghiệm cũng như giải pháp giảm thiểu rủi ro cho VPBank – CN Nha Trang trong hoạt động cho vay tiêu dùng. 6. Kết cấu dự kiến của luận văn Luận văn được chia làm 5 chương, với nội dung các chương như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang Chương 3: Tổng quan Chương 4: Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang 5 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CN NHA TRANG 2.1. Giới thiệu chung về hoạt động của NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Nha Trang Ngân hàng VPBank hay còn gọi là ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Sau hơn 26 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 227 điểm giao dịch với đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên. Tổng thu nhập hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 đạt 16.832 tỷ đồng. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Nha Trang (VPBank Nha Trang) …. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Nha Trang (VPBank chi nhánh Nha Trang) là một trong các chi nhánh của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, được thành lập vào 1998 với gần 20 cán bộ nhân viên. Ban đầu do quy mô còn nhỏ VPBank Chi nhánh Nha Trang chỉ là một phòng giao dịch trực thuộc VPBank chi nhánh Khánh Hòa, sau một thời gian hoạt động trên địa bàn Nha Trang tại trụ sở tại Số 26 Yersin, phường Vạn Thắng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đến nay, VPBank Chi nhánh Nha Trang đã có 01 trụ sở, 01 trung tâm SME Nha Trang và 01 PGD Phước Tiến với tổng số cán bộ nhân viên là 75 người. 6 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank – CN Nha Trang Ngân hàng VPBank Chi nhánh Nha Trang hiện nay có 01 trụ sở chi nhánh, 01 Trung tâm SME Nha Trang và 01 phòng giao dịch. VPBank Chi nhánh Nha Trang P.Kế toán, giao dịch P.Phục vụ khách hàng TT SME Nha Trang P.Tổ chức hành chính P.Quản lý tín dụng PGD Phước Tiến Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của VNBank - CN Nha Trang 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank – CN Nha Trang giai đoạn 2016– 2018 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại VPBank – CN Nha Trang (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2017 Chỉ tiêu Tổng Vốn huy động Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) 951 100 1.146 100 1.343 100 940 98,8 1.145 99,9 1.338 99,62 1.Loại tiền -VND 7 -Ngoại tệ quy đổi 11 1,15 1 0.08 5 0,37 -Không kỳ hạn 32 3,36 39 3,4 50 3,72 -KH<12 tháng 404 42,48 263 22,94 262 19,5 -KH12-24 tháng 515 54,15 844 73,64 1.031 76,7 2.Theo kỳ hạn (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VPBank - CN Nha Trang) Với chiến lược “đi vay để cho vay”, VPBank – CN Nha Trang đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất đòn bẩy phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chi nhánh còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên. Kết quả đạt được: Tính đến 31/12/2019, thị phần nguồn vốn chiếm tỷ lệ: 15.36% tổng huy động các Ngân hàng và TCTD trên địa bàn Nha Trang. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dần qua các năm. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động tiền gửi năm 2017 là 951 tỷ đồng. Năm 2018 là 1.120 tỷ đồng. Năm 2019 là: 1.343 tỷ đồng. Trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, thì đây là một cố gắng lớn của chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn và đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các thành phần kinh tế. Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi dân cư, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn trên 90%, và tăng liên tục qua các năm. Năm 2017 là 922 tỷ đồng chiếm 96,95%. Năm 2018 là 1.120 tỷ đồng chiếm 97,7%, tăng so với năm 2018 là 198 tỷ đồng. Năm 2019 là 1.305 tỷ đồng chiếm 97.17%, tăng so với cuối 2018 là 185 tỷ đồng. Điều này cho thấy cấu trúc huy động còn chưa cân đối. Thực hiện khâu đột phá trong năm về tín dụng, đó là: Mở rộng thị trường, thị phần vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ du lịch, đây là thị trường ổn định lâu dài VPBank – CN Nha Trang. Tuy vốn đầu tư nhỏ, lẻ nhưng an toàn, hệ số rủi ro thấp. 8 Nguồn vốn huy động từ các tổ chức chiếm tỷ trọng dưới 2% tổng nguồn huy động, tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng thấp. Năm 2017 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là: 18 tỷ đồng. Năm 2018 là: 8 tỷ đồng, giảm 10 tỷ so với năm 2017. Năm 2019 là 13 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu ở nội tệ, tuy nhiên do bất ổn kinh tế vĩ mô nên tốc độ tăng thấp. Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: tăng mạnh ở các khoản tiền gửi trên 12 tháng, đay là tín hiệu tốt bởi sự gia tăng nguồn vốn này là nguồn tài trợ tốt khi cho vay trung và dài hạn và chủ động trong thanh khoản do có tính ổn định cao. Tình hình tín dụng Công tác cho vay luôn luôn được coi là nhiệm vụ then chốt của chi nhánh. VPBank – CN Nha Trang đã thực hiện kinh doanh tín dụng theo cơ chế thị trường và quan hệ cung - cầu vốn. Kết quả là: Năm 2017 dư nợ 385 tỷ và năm 2018 dư nợ tín dụng là: 438,29 tỷ đồng và đến năm 2019 dư nợ tín dụng là: 511,99 tỷ đồng. Vậy, quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng. Thị phần cho vay tính đến 2019 là 511,99 tỷ đồng, chiếm 3.57% tổng dư nợ trên địa bàn. Điều này do cơ chế của Nhà nước mở rộng cho vay, các thủ tục vay vốn thực hiện nhanh gọn. Qua bảng 2.2 ta thấy: dư nợ tín dụng chủ yếu tập trung vào cá nhân, Đây là sự chỉ đạo, điều hành đúng đắn theo nhiệm vụ kinh doanh của VPBank. Ngân hàng đã chủ động cân đối đủ vốn để đầu tư tín dụng cho các nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế kinh doanh và tiêu dùng. 9 Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại chi nhánh (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2017 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2018 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 969 100.00 1.085 100.00 1.198 100.00 Theo kỳ hạn nợ 969 100,00 1.085 100.00 1.198 100.00 -Dư nợ ngắn hạn 442 45,61 456 42 492 41,06 -Dư nợ trung 494 50,98 593 54,65 653 54,5 -Dư nợ dài hạn 33 3,4 36 3,3 53 4,42 Theo TPKT 969 100.00 1.085 100.00 1.198 100.00 -Dư nợ DN lớn 60 6.19 77 7.09 75 6,26 14 1.44 7 0.64 0 0 895 92.36 1.001 92,25 1.123 93,73 Theo loại tiền tệ 969 100.00 1.085 100.00 1.198 100.00 -Dư nợ nội tệ 969 100.00 1.085 100.00 1.198 100.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 969 100.00 1.085 100.00 1.198 100.00 -Dư nợ nhóm 1 950.8 98,12 1.068 94,43 1.180 98.49 -Dư nợ nhóm 2 13 1.34 10 0,92 11 0.91 -Dư nợ nhóm 3 4,3 0,44 5 0,46 2.7 0.22 -Dư nợ nhóm 4 0.5 0,05 1 0,09 2.7 0.22 -Dư nợ nhóm 5 0.4 0,04 0.78 0,07 2 0.16 -Dư nợ DN vừa và nhỏ -Dư nợ cá thể, hộ gia đình -Dư nợ ngoại tệ Theo loại nợ (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh VPBank – CN Nha Trang các năm 2017 - 2019) Phân tích tổng dư nợ theo kỳ hạn nợ, ta thấy: Tổng dư nợ tăng qua các năm: Năm 2019 tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn tăng. Điều đó là do nền kinh tế đang phục hồi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng