Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm

.PDF
18
91
136

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM A- ĐẶT VẤN ĐỀ: I-Lí do chọn đề tài: Với xu hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hiện nay. Xung quanh chúng ta từ trung ương đến địa phương đều được trang bị phòng ốc khang trang , thiết bị phục vụ cho giảng dạy rất chu đáo. Đảng , nhà nước và nhân dân đã giao cho đội ngũ giáo viên chúng ta phải hoàn thành việc dạy chữ và dạy người cho lớp lớp học sinh thân yêu. Để đáp lại công sức, tình cảm của thầy cô giáo đã giành cho sự nghiệp trồng người, các thế học sinh đã ra sức học tập và rèn luyện để trở thành những người có đức có tài phục vụ cho nhân dân cho đất nước. Bên cạnh đó cũng không ít học sinh chưa chăm ngoan rèn luyện tốt để trưởng thành. Vì vậy bản thân tôi cũng như nhiều bạn đồng nghiệp đã băn khoăn trăn trở làm thế nào để lôi kéo những học sinh ấy về với gia đình , với lớp với trường và với cộng đồng xã hội, giáo dục uốn nắn các em để trở thành những học sinh ngoan, chăm học và có định hướng đúng đắn cho tương lai. Trong năm học này, năm học 2012 - 2013, tôi được ban giám hiệu trường phân công chuyên môn giảng dạy cùng với công tác kiêm nhiệm (chủ nhiệm lớp 9a) của trường. Ngày đầu tiên (5 tháng 8 năm 2012) đón học sinh tôi sững sốt khi tiếp xúc với các em sau 3 tháng nghỉ hè “ tóc nhuộm vàng hoe, nam tóc dài chấm vai, cô nói một câu, trò nói 3 câu” như em: 1.Lâm Thị Kim Thy 2.Quách văn Thiện 3.Điểu Vụ 4.Ngưu Trọng Hiếu ………. Chưa kể một số em ở lớp 8 của năm học trước đã có những hành vi chơi game , cúp tiết , chưa chăm học, uống rượu, vô lễ với thầy cô giáo. Tôi bắt đầu suy nghĩ nặng nề về trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, liệu tôi có thay đổi được suy nghĩ và hành động của các em không? Đôi khi suy nghĩ thoái thác phó mặc đã chớm. Nhưng kịp thời nhận ra đâu phải trong quãng thời gian công tác từ năm 1993 đến nay tôi chưa gặp những đối tượng học sinh như thế ? Hầu như năm học nào tôi cũng được ban giám hiệu các trường mà tôi đã công tác rất tin tưởng và giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, thường là các lớp có “học sinh cá biệt và phong trào lớp yếu”. Bằng những việc làm cụ thể và những biện pháp tôi đã áp dụng nhiều năm liền để xây dựng được những tập thể lớp tiên tiến nhiều năm qua (tại trường THCS An Phú, THCS An Lộc B và những năm gần đây tại trường PT DTNT Thị Xã Bình Long). Chính vì thế nghị lực và bản lĩnh trong tôi đã giục tôi bắt tay vào hàng Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 1 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm loạt các công việc để xây dựng cơ cấu tổ chức lớp và giáo dục uốn nắn các em.Đó là lí do mà tôi chọn mảng đề tài này. II-Mục đích của đề tài: Chia sẻ kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được trong công tác chủ nhiệm ( Đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt) III-Đối tượng và phạm vi của đề tài: -Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp chủ nhiệm bậc THCS (Lớp 9) -Phạm vi nghiên cứu: +Phương pháp vận dụng trong công tác chủ nhiệm. +Biện pháp thực hiện trong công tác thi đua, khen thưởng và kỉ luật. Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 2 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I-Cơ sở lí luận: Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phài áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân, tập thể. Quá trình đó cũng không phải diễn ra một ngày , hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài, như dân gian thường nói “mưa dầm thấm lâu”. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Chính vì vậy, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm trước hết giáo viên chủ nhiệm cần nắm: -Hoàn cảnh, năng lực và tâm lí của từng học sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách học sinh. -Mục tiêu đào tạo cả về nhân cách và kết quả học tập của học sinh để kết hợp giáo dục sao cho đạt hiệu quả. -Đặc biệt cần nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm. Biết lập kế hoạch chủ nhiệm , biết xây dựng và điều khiển các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa. -Giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng hoàn thiện bản thân về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. II-Thực trạng của đề tài: 1.Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm( lớp 9a) -Tổng số: 24/18 nữ -Dân tộc: 100%, bao gồm: Thổ, S’Tiêng, Tày , Mường, Nùng, Kh’me, Tà Mun. -Mồ côi cả cha và mẹ: 1(Điểu Y Sắc) -Mồ côi cha: 2 -Hộ nghèo: 4 2.Thuận lợi: -Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, Đoàn – Đội và các tổ chức trong nhà trường. -Một số học sinh ngoan, ý thức học tập tốt , nhiệt tình trong công tác phong trào. -Ban cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm cao. -Tập thể lớp đoàn kết. -HS ăn ở tập trung tại trường. 3.Khó khăn: -100% học sinh là dân tộc thiểu số. -Một số gia đình học sinh ở xa( Đồng xoài, Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản) -Khả năng tiếp thu của học sinh còn chậm, trình độ chênh lệch nhiều. Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 3 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm -Một số em có biểu hiện chơi game, lười học, ý thức chấp hành nội qui chưa cao. -Đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học và rèn luyện của các em. 4.Kết quả năm học trước: -Tổng số: 26/ 18 nữ -Hạnh kiểm: - Học lực: + Tốt : 8 +Giỏi: 2 +Khá: 14 +Khá: 8 +Trung bình: 4 +Trung bình:14 +Yếu: 2 III-Nội dung và biện pháp thực hiện: Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm, tổ chức và giáo dục đạo đức cho học sinh( đặc biệt là học sinh lớp cuối cấp) đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm cần phải: 1.Xây dựng được cơ cấu tổ chức lớp hợp lí với tình hình lớp chủ nhiệm, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên cán sự lớp: 1-1 Cơ cấu tổ chức lớp: -Bầu ban cán sự lớp: +Ban cán sự lớp phải hội tụ đủ các tiêu chí: chăm, ngoan, học giỏi. Có ý thức tổ chức kỉ luật cao. +Ban cán sự lớp được bình bầu theo nguyên tắc dân chủ ( tập thể lớp bình chọn) hoặc do giáo viên chủ nhiệm đề cử ( nếu có sự đồng ý của tập thể lớp). -Sơ đồ tổ chức lớp: Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 4 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm Lớp trưởng (Bế Thị Phượng) Lớp phó văn thể mỹ (Quách Thị Hằng) Lớp phó học tập (Hoàng Thị Kim Ngân) Thủ quĩ (Thị Hoa) Sao đỏ (Thạch Thị Phương Đàm Thị Thuyên) Lớp phó lao động (Ngưu Trọng Hiếu) Thư kí (Lê Thị Khoa) Tổ trưởng Tổ 1 (Sầm Thị Quý) Tổ 2 (Thị Riêng) Tổ 3 (Điểu Thị Gấm) Tổ 4 (Thị Hằng) -Sơ đồ lớp học: Khi sắp xếp chỗ ngồi của học sinh cần chú ý những yêu cầu sau để phát huy vai trò của ban cán sự lớp trong việc quản lí lớp, và tạo điều kiện cho các em học sinh yếu kém được học sinh giỏi kèm để nâng cao chất lượng học tập và nề nếp lớp ngày một tốt hơn. +Học lực của học sinh ( cần xen kẽ học sinh yếu với học sinh giỏi) +Thể chất của học sinh ( thấp ngồi trước, cao ngồi sau; mắt yếu ngồi gần bảng…). +Ý thức của học sinh: ( học sinh nói chuyện, không tập trung ngồi với các bạn nghiêm túc ). +Ban cán sự lớp ngồi ở vị trí thích hợp nhất để quản lí lớp, quản lí tổ viên của mình. -Sau mỗi học kì nên đổi chỗ ngồi để tạo tâm thế thoải mái cho học sinh trong học tập. 1-2. Nhiệm vụ: Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 5 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm Nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ cán sự lớp, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để quản lí lớp chủ nhiệm thuận lợi và có hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho từng thành viên cán sự lớp: 1-2a/ Lớp trưởng: Lớp trưởng là người thay mặt giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp, nắm bắt kịp thời thông tin của lớp, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. -Điểm danh hàng ngày, đôn đốc nhắc nhỡ các bạn thực hiện tốt nội qui trường lớp. -Lên kế hoạch hoạt động cho từng tuần (dựa trên kế hoạch của liên đội). -Điều khiển tiết sinh hoạt chủ nhiệm và các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm ( tổng phụ trách). 1-2b/Lớp phó học tập: -Theo dõi nề nếp học tập, kiểm tra các tổ truy bài đầu giờ. -Tổng kết điểm tốt ( 8,9,10) theo từng đợt thi đua ( tuần, tháng, 20/11, 26/3). -Ghi nhận những trường hợp không làm bài, bị điểm kém. 1-2c/Phó lao động: -Theo dõi lịch phân công lao động của ban giám hiệu. -Lên kế hoạch lao động cho lớp: +Thời gian, địa điểm +Nội dung công việc +Phân công ( chia khối lượng công việc làm 4 phần Các tổ làm theo sự phân công công việc và vị trí). -Điểm danh và nhận xét kết quả lao động: +Vắng: +Tuyên dương: ( Học sinh tích cực) +Phê bình: ( Học sinh không tích cực, đùa giỡn trong lao động) 1-2d/Phó văn thể mỹ: -Nhắc nhỡ các bạn khẩn trương, nghiêm túc tập thể dục giữa giờ. -Thường xuyên tập bài hát mới và bắt nhịp hát đầu giờ. -Nhắc nhỡ nề nếp tác phong học sinh. 1-2e/Sao đỏ: -Hoạt động theo kế hoạch của liên đội. -Nộp đúng đủ các loại báo cáo cho liên đội. Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 6 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm -Tổng kết thi đua hàng tuần. 1-2g/Thư kí: -Có trách nhiệm ghi toàn bộ nội dung các buổi sinh hoạt lớp. 1-2h/Thủ quỹ: -Thu các khoản theo qui định của lớp: +Quĩ lớp: 50.000 đồng/ học sinh/ năm. +Tiền phong trào : *Nghĩa tình biên giới: 5000đ/ HS. *Cây mùa xuân cho bạn: 5000đ/HS. *Công trình măng non cấp chi đội: 10.000 đ/HS. *Công trình măng non cấp liên đội: 5000đ/HS. *Các phong trào (khác ….) do liên đội phát động. -Hàng tháng tổng kết phần thu - chi quĩ lớp rõ ràng. 1-2i/Các tổ trưởng: -Chấm thi đua chéo giữa các tổ (theo lịch phân công). -Nhắc nhỡ tổ viên thực hiện nội qui trường lớp, trực lớp, trực ban. -Quản lí tổ viên lao động có hiệu quả. -Ra chơi tiết 2, ngày thứ sáu hàng tuần cùng ban cán sự lớp xét hạnh kiểm tuần. Để đảm bảo sự công bằng khách quan trong việc xét hạnh kiểm hàng tuần giáo viên chủ nhiệm phải: 2-Xây dựng thang điểm thi đua cho lớp chủ nhiệm: -Tổng điểm thi đua cho mỗi học sinh: 100điểm/tuần/ Học sinh. -Xếp hạnh kiểm theo thang điểm: +Tốt (A): từ 100 điểm trở lên. +Khá (B): từ 90 -99 điểm. +Trung bình (C): 80-89 điểm. +Yếu (D): Những trường hợp còn lại. -Các tổ chấm chéo lẫn nhau ( 1 tháng thay đổi lịch chấm 1 lần). Tổ 1 chấm tổ 2 Tổ 2 chấm tổ 3 Tổ 3 chấm tổ 4 Tổ 4 chấm tổ 1 -Cụ thể thang điểm chấm và xếp loại: Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 7 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm BÀNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HÀNG TUẦN Học tập Chuyên cần Nội quy Trường - Lớp S T T Họ và tên 1 Thị Lê A 2 Điểu Vũ Vắng có phép Vắng không phép Cúp tiết (-5đ) (-10đ) (-20đ) Đi trễ không thuộc bài Không làm bài tập (-5đ) (-10đ) (-10đ) -5 Không chép bài Phát biểu ý kiến Điểm 9, 10 (-10đ) (+5đ) (+10đ) 10 -5 Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long -10 Không phù hiệu Khôn g bỏ áo vào quần Mang dép lê (-10đ) (-10đ) (-10đ) Kí túc xá Nói tục MTT trong giờ học Không thể dục giữa giờ Vệ sinh dơ Không gọn gàng Không mắc mùng (-20đ) (-5đ) (-10đ) (-10đ) (-10đ) (-10đ) 10 5 Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh Tổng điểm 115 -5 85 Xếp loại Tốt Trung bình 8 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm 3-Hướng dẫn tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm: *Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: -Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho học sinh, giám sát học sinh thực hiên, tư vấn cho học sinh cách thức tổ chức và tiến hành buổi sinh hoạt lớp, chứ không phải giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện. -Giáo viên chủ nhiệm lắng nghe các bộ phận báo cáo, nhận xét rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời. Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động bổ sung cho tuần tới. -Thường xuyên thay đổi hình thức sinh hoạt chủ nhiệm ( tổ chức thi văn nghệ giữa các tổ theo chủ đề, ra sân tổ chức múa tập thể, chơi trò chơi…). *Nhiệm vụ của từng thành viên trong ban cán sự lớp: *1/Lớp trưởng: Tổ chức, điều khiển tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Qua các bước: -Yêu cầu các tổ đánh giá, nhận xét xếp hạnh kiểm tuần của tổ theo dõi thi đua. -Yêu cầu các bộ phận khác báo cáo ( Lớp phó học tập, lao động, văn thể mỹ, sao đỏ…). -Lớp trưởng là người đánh giá, nhận xét cuối cùng, nêu được: +Ưu điểm. +Tồn tại. +Biện pháp khắc phục. +Nêu kế hoạch tuần tới. *2/Phó học tập: -Nhận xét tình hình học tập chung trong tuần. -Tổng kết điểm tốt, điểm yếu trong tuần của học sinh trong lớp. *3/Lớp phó lao động: -Đánh giá kết quả lao động của từng tổ ( có tuyên dương gương điển hình, nhắc nhỡ, phê bình những cá nhân chưa tích cực). -Nêu kế hoạch lao động tuần sau. *4/ Lớp phó văn thể mỹ: -Nhận xét việc thực hiện nề nếp , nội qui của lớp. *5/ Sao đỏ: -Báo cáo tình hình thi đua cho lớp bạn khi liên đội phân công trực. -Nắm tình hình theo dõi của sao đỏ lớp bạn trực lớp mình. *6/ Các tổ trưởng: -Báo cáo tình hình học sinh của tổ mình phụ trách theo dõi thi đua. -Thôngt qua kết quả xét hạnh kiểm trong tuần. 4-Xây dựng kế hoạch năm học: Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 9 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm -Kế hoạch năm học phải rõ ràng chi tiết theo từng nội dung công việc. -Có chỉ tiêu, biện pháp thực hiện một cách cụ thể. 4-1/Rèn luyện hạnh kiểm cho HS: *Chỉ tiêu: 100% học sinh có hạnh kiểm khá, tốt. Không có học sinh hạnh kiểm trung bình. *Biện pháp: -Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhỡ việc thực hiện nề nếp, nội quy trường, lớp của từng học sinh ( đặc biệt là học sinh cá biệt). -Giáo dục học sinh thông qua kĩ niệm các ngày lễ lớn, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào tương thân, tương ái “ Lá lành đùm lá rách”. -Giáo dục học sinh luôn kính trọng người lớn tuổi, lễ phép với thầy cô, thương yêu giúp đỡ các em nhỏ. -Có ý thức bảo quản cơ sở vật chất. * Kết quả thực hiện: Hạnh kiểm tháng sau cao hơn tháng trước, số lượt học sinh vi phạm giảm đáng kể, thậm chí không có học sinh vi phạm. Xếp loại hạnh kiểm / tổng số Tháng Loại tốt Loại khá Trung bình Loại yếu 8 8/24 9/24 5/24 2(Sắc,Thiện) 9 15/24 7/24 2/24(Thy,Thiện) 0 10 18/24 6/24 0 0 11 20/24 4/24 0 0 12 20/24 4/24 0 0 Học kì I 18/24 6/24 0 0 Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 10 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm 4-2/Tổ chức học tập cho học sinh: *Chỉ tiêu: +Giỏi: 4 Học sinh +Khá: 10 Học sinh +Trung Bình: 10 Học sinh +Yếu: 0 *Biện pháp thức hiện: -Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của học sinh. -Cử cán sự bộ môn giúp bạn cùng tiến. Môn khoa học tự nhiên ( Phượng, Ngân, Khoa, Quý) Môn khoa học xã hội ( Quách Hằng, Sơn, Gấm, Riêng) -Nếu học sinh có biểu hiện vi phạm, giáo viên nhắc nhỡ động viên kịp thời. -Học sinh vi phạm nội quy học tập đã khiển trách mà vẫn vi phạm, yêu cầu chép phạt ( không thuộc bài) có chữ kí của giáo viên bộ môn, nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm. -Học sinh tiếp tục vi phạm sau những biện pháp trên, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu làm bản tự kiểm có xác nhận của phụ huynh học sinh, nếu vẫn không tiến bộ giáo viên chủ nhiệm phải thông báo đến phụ huynh học sinh để có biện pháp phối hợp. *Kết quả thức hiện: Qua 3 tháng rèn luyện, đa số các em có biểu hiện ở cuối kì I chăm hơn so với đầu năm. -Hạn chế số lượt học sinh không thuộc bài, không làm bài… -Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. -Số lượt điểm 9,10 tăng cao. Tính đến cuối đợt sơ kết thi đua chào mừng 20/11 là 192 điểm 9,10. Cuối kì I : 126 điểm 10, 157 điểm 9 *Kết quả cuối kì I: Giỏi: 5 Khá: 11 Trung bình : 8 4-3/Tham gia các phong trào: *Chỉ tiêu: 100% thực hiện các phong trào do đoàn thanh niên và đội thiếu niên tổ chức. * Biện pháp thực hiện: -Phân tích rõ nội dung và tác dụng của phong trào. -Có kế hoạch phân công, chuẩn bị cụ thể trước khi tham gia để đạt kết quả cao. Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 11 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm -Đối với phong trào đền ơn đáp nghĩa, cần thể hiện lòng biết ơn đến các gia đình chính sách còn nhiều khó khăn. -Nhiệt tình tham gia các phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt, nuôi heo đất tình thương, giúp bạn nghèo vượt khó. Đây là nghĩa cử đẹp “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. -Động viên các em nhịn bớt quà vặt để tham gia phong trào sớm nhất và hiệu quả. *Kết quả thực hiện: STT Phong trào Kết quả 1 Công trình măng non cấp liên đội 5000đ/HS 2 Công trình măng non cấp chi đội 300.000đ/lớp 3 Phong trào nghĩa tình biên giới 120.000đ/lớp 4 Phong trào cây mùa xuân cho bạn 120.000đ/lớp 5 Ủng hộ quỹ khuyến học Thị xã Bình Long 120.000đ/lớp 6 Xây dựng quỹ nhà tình thương 120.000đ/lớp 7 …. 4-4/Công tác ngoại khóa: *Chỉ tiêu: 100% tham gia có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá. *Biện pháp thực hiện: -Yêu cầu tham gia đầy đủ và có kết quả cao các hoạt động ngoại khoá do nhà trường, tổ chuyên môn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên tổ chức. -Tham gia đầy đủ các buổi lao động: tích cực, năng nổ hoàn thành công việc có chất lượng cao, có ý thức làm chủ tập thể, giữ vệ sinh chung, nhắc nhỡ thường xuyên việc trực lớp, trực trường, chăm sóc cây xanh chu đáo. -Động viên giáo dục tư tưởng với giáo dục thể chất. -Cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi tham gia hoạt động. *Kết quả thực hiện: STT 1 Tên ngoại khóa Vui hội trăng rằm. Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Kết quả Giải II(múa, chưng mâm ngũ Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 12 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm quả, lồng đèn) 2 Hội khỏe phù đổng cấp trường. 3 Bóng chuyền nam Giải nhất toàn đoàn(320.000đ) Bóng chuyền nữ Giải I Đá cầu đơn nữ Giải II Đá cầu đơn nam…… Giải I Phong trào chào mừng 20/11 Giải II Hoa điểm 10 Nhất toàn đoàn Báo tường Giải I, III Vở sạch, chữ đep Giải II Văn nghệ Giải I, III Nét đẹp học sinh Giải I múa, I tốp ca ….. Giải I 4-5/Giáo dục học sinh cá biệt: *Chỉ tiêu: Hạn chế tối đa số học sinh cá biệt trong lớp. *Biện pháp thực hiện: -Động viên nhắc nhỡ học sinh kịp thời. -Kết hợp với tổng phụ trách và các tổ chức có liên quan để uốn nắn học sinh. -Kết hợp với phụ huynh học sinh thường xuyên để có biện pháp giáo dục kịp thời. -Nên nắm bắt tâm tư suy nghĩ của học sinh để gần gũi chia sẽ và tìm ra nguyên nhân chính khiến học sinh sa sút về tinh thần, học tập và rèn luyện. *Kết quả thực hiện: Qua nhiều lần trao đổi tìm hiểu nguyên nhân mà các em có ý thức chưa ngoan, đều là do yếu tố gia đình, và phần lớn học sinh người dân tộc thiểu số sống ở ngôi trường nội trú có tính ỷ lại. Vì thế tôi đã tâm sự nhỏ to giúp các em thấy được vị trí quan trọng và trách nhiệm của mình với gia đình, ấp sóc buôn làng trong tương lai. Đồng thời việc kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và đề nghị phụ huynh phối hợp nhịp nhàng có hiệu quả với tổ chức của nhà trường. Đến nay các em đã có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, không còn thái độ vô lễ với thầy cô nữa như ( Thiện, Thy, Vụ, Hiếu…), chấm dứt tình trạng mỗi khi kì nghĩ về gia đình lại bỏ nhà đi chơi không lên trường cũng không có mặt ở gia đình ( Thy). Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến học sinh và giám sát chặt chẽ giờ giấc đi,về của học sinh và có thông tin kịp thời với gia đình học sinh để cùng nhau uốn nắn giáo dục có hiệu quả. 4-5/Khen thưởng, kỉ luật: Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 13 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm a/Khen thưởng: Để động viên kịp thời những học sinh có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức khen thưởng theo từng đợt thi đua. Trong năm học khen thưởng 4 đợt, bằng nguồn kinh phí đóng góp từ phụ huynh học sinh. -Đợt I: Tổng kết điểm 9,10 chào mừng 20-11. Tổng kinh phí khen thưởng: 586.000đ ( dụng cụ học tập, gấu bông). -Đợt II: Cuối học kì I. Khen thưởng Học sinh giỏi, HSTT, học sinh rèn luyện chăm, cán sự lớp gương mẫu. Tổng kinh phí khen thưởng 1.050.000 đồng. -Đợt III: Tổng kết điểm 9,10 chặng 2 chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3. -Đợt 4: Tổng kết năm học. Ngoài ra còn động viên khen thưởng kịp thời hàng tuần thi đua hạng I ( thưởng 50.000đồng sung vào quỹ lớp hoặc cho các em liên hoan bánh kẹo).Phòng văn hóa thưởng 30.000đồng. b/Kỉ luật : Để chấn chỉnh kịp thời học sinh vi phạm, giáo viên chủ nhiệm đề ra các biện pháp và hình thức kỉ luật (có thông qua phụ huynh học sinh vào phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm). -Vi phạm lần 1: Nhắc nhỡ. -Vi phạm lần 2: Cảnh cáo trước lớp + làm bản tự kiểm. -Lần 3: Trực lớp (lau bảng , nhặt rác) 1 tuần. -Lần 4: Lau cửa kiếng lớp học/ 2 lần. -Tiếp tục vi phạm mời phụ huynh học sinh trao đổi và làm cam kết. 4-6/Kết hợp với phụ huynh học sinh (Đặc biệt là chi hội PHHS): -phụ huynh học sinh là yếu tố quan trọng, giúp giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh. Vì vậy cần phải định hướng và bình chọn các bậc phụ huynh có tâm huyết cho giáo dục , luôn quan tâm đến việc học hành của con em họ, và chính họ là cầu nối nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội. Chi hội gồm: 1. Chi hội trưởng(Hoàng Thanh Tùng). 2.Chi hội phó (Lê Thị Hồng). 3.Thư kí (Lê Thị Thuỷ). -Cần xây đựng được nguồn quỹ từ phụ huynh học sinh để có kinh phí khen thưởng động viên kịp thời cho học sinh. Cụ thể là phụ huynh học sinh đã đóng góp 100.000đ/ Học sinh/ Năm. Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 14 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm -Sử dụng thu chi hợp lí, không chi cho các mục đích khác (làm ảnh hưởng uy tín của giáo viên) ngoài việc khen thưởng và tham gia hoạt động phong trào. -Thường xuyên mời phụ huynh học sinh dự sinh hoạt lớp, kết hợp phát thưởng để động viên nhắc nhở kịp thời giúp các em cố gắng chăm ngoan rèn luyện tốt. IV-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm: -Với kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi đã và thực hiện nhiều năm qua trong công tác chủ nhiệm lớp. Bằng tình thương, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm trong công việc đã giúp tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhất là trong công tác chủ nhiệm , tôi đã gặt hái được một số thành tích cụ thể như sau: Năm học Lớp chủ nhiệm/Đơn vị công tác Kết quả 2003-2004 Lớp 9a-THCS An Phú TT lớp tiên tiến 2005-2006 Lớp 8E-THCS An Phú TT lớp tiên tiến Từ 9/2006-8/2009 Lớp 9a2, 7a1,8a1 THCS AnLộcB TT lớp tiên tiến Từ 9/2009- 8/2012 Lớp 6b,9b,9a Trường PTDTNT TT lớp tiên tiến HK I (2012-2013) Lớp 9a Trường PTDTNT TX BL TT lớp tiên tiến Năm học 2012-2013 này tôi quyết tâm xây dựng tập thể lớp 9a của trường là tập thể lớp tiên tiến. Với những kinh nghiệm mà bản thân đã từng trải nghiệm, tôi đã dần thay đổi được các em. Điển hình qua thời gian 3 tháng đầu của năm học và các hoạt động phong trào vừa qua các em đã tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho tôi và chính vì thế tôi đã quyết tâm. C-KẾT LUẬN I-Bài học kinh nghiệm: -Qua tiếp xúc và làm việc trực tiếp với các em, tôi nhận ra rằng, các em không hư hỏng như tôi đã nghĩ. Mà do sự giáo dục của gia đình không đến nơi đến chốn, do thói quen, nếp sống địa phương của người dân tộc bản địa, sự lỏng lẻo buông thả nuông chiều trong giáo dục con em. Vì thế các em cần có sự giáo dục của nhà trường, trong đó có tất cả các thầy cô, mọi tổ chức trong nhà trường, đặt biệt là giáo viên chủ nhiệm. Mọi suy nghĩ, tâm tư và sự phát triển tâm sinh lí của học sinh, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhất . Họ hiểu rất rõ về học sinh của mình để có những lúc mềm mỏng, đôi khi phải cứng rắn để giáo dục các em. -Với những kinh nghiệm mà bản thân học hỏi và tích lũy gần 20 năm công tác đã giúp tôi uốn nắn được rất nhiều học sinh có tư tưởng đạo đức chưa ngoan. Điển hình là các em học sinh lớp 9a của năm học này, và tôi tin rằng các em còn ngoan hơn nữa và chăm học hơn Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 15 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm nữa, khi các em đã hiểu hết được những việc làm của các thầy cô giáo , tuy cứng rắn nhưng chứa đầy tình cảm thương yêu và bao dung. -Bài học lớn nhất mà tôi đúc kết được đó là giáo dục phải mọi lúc, mọi nơi kịp thời và phải đúng bản chất sự việc. Điều đặc biệt là giáo viên phải gương mẫu và luôn đi đầu trong mọi hoạt động phong trào, luôn là điểm tựa niềm tin cho học sinh noi theo. II-Đề xuất: -Do đặc thù trường chúng tôi là trường chuyên biệt dành riêng cho học sinh dân tộc nội trú, chính vì thế tất cả mọi công việc từ nuôi-dạy chữ-dạy người nhà trường phải đảm nhận. Các em chỉ ở nhà trong 3 tháng hè và những kì nghĩ lễ và thứ bảy, chủ nhật. Nhưng số tiết quy định cho công tác chủ nhiệm lại rất ít ( bằng với số tiết của các trường không chuyên biệt). -Mỗi tuần ngoài số tiết quy định như sinh hoạt chủ nhiêm, chào cờ ra thì giáo viên chủ nhiệm còn phải hướng dẫn một đến hai buổi lao động chưa kể hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt ăn ở ngủ nghỉ ở kí túc xá đều phải có sự hỗ trợ tích cực của giáo viên chủ nhiệm. -Công việc của giáo viên chủ nhiệm không phải chỉ ở việc hướng dẫn lao động, giáo dục uốn nắn học sinh, xây dựng phong trào học tập cho lớp, quán xuyến việc ăn ở ……. mà còn phải hoàn thành tốt hồ sơ sổ sách theo qui định. Chưa kể việc đi đến các Ấp, sóc vận động các em đến lớp để duy trì tốt sĩ số học sinh. -Kính mong các cấp lãnh đạo xem xét để tạo điều kiện quan tâm tốt nhất đến đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. -Đối với ban giám hiệu các trường nên luân phiên thay đổi giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Bình Long, ngày 15/1/2013 Người viết Nguyễn Thị Hạnh Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 16 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 1.Tổ chuyên môn: .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ........................................................... 2.Ban giám hiệu: .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ........................................................... 3.Sở giáo dục và đào tạo: .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................ Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 17 Sáng kiến kinh nghiệm – Một số giải pháp nâng cao tính hiệu quả trong công tác chủ nhiệm MỤC LỤC A-Đặt vấn đề I/Lí do chọn đề tài II/Mục đích của đề tài III/Đối tượng và phạm vi của đề tài B-Giải quyết vấn đề I/Cơ sở lí luận II/Thực trạng của đề tài 1.Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm: 2.Thuận lợi: 3.Khó khăn: 4.Kết quả năm học trước: III/Nội dung và biện pháp thực hiện 1.Xây dựng cơ cấu tổ chức lớp: 2.Xây dựng thang điểm thi đua: 3.Hướng dẫn tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm: 4.Xây dựng kế hoạch năm học: IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: C-Kết luận I/Bài học kinh nghiệm II/Đề xuất Trường PTDTNT Thị Xã Bình Long Giaùo vieân: Nguyeãn Thò Haïnh 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan