Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc ...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty tnhh kỹ thuật quốc tế thế long

.PDF
51
343
112

Mô tả:

Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế LỜI CẢM ƠN - Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới THS Nguyễn Thùy Dương cô đã tận tần hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này. - Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong trường đại học Thương Mại đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Thương Mại Quốc Tế đã giảng dạy và đào tạo em trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị trong công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận của mình. - Mặc dù cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng của mình song không thể tránh khỏi những thiếu sót em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy cô! Sinh Viên thực hiện Lý Thị Hơn Lý Thị Hơn – K44E3 i Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. i DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ........................................................................................ iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... v CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................... 1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 3 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 3 1.6. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................................... 4 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU ............................................................................................................ 5 2.1 Một số khái niệm cơ bản .................................................................................................... 5 2.1.1. Khái niệm nhập khẩu ........................................................................................................ 5 2.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh ......................................................................................... 5 2.2 Một số lý thuyết về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu .............................. 7 2.2.1 Lý thuyết về hoạt động nhập khẩu ..................................................................................... 7 2.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.................................................................. 12 2.3 Phân định nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18 2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp .......................................... 18 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VẬT TƢ MÁY MÓC CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUỐC TẾ THẾ LONG .... 19 3.1 Giới thiệu về công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long ............................................. 19 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................................... 19 3.1.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................................. 20 3.2 Thực trạng nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ......................................... 21 3.2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty ................................................................. 21 3.2.2 Kim nghạch nhập khẩu ................................................................................................... 22 3.2.4 Thị trường nhập khẩu ...................................................................................................... 23 3.3. Phân tích các chỉ tiêu ....................................................................................................... 25 Lý Thị Hơn – K44E3 ii Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế 3.3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tổng hợp của công ty .................................. 25 3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận ........................................... 29 3.4 Biện pháp thực tế mà công ty thực hiện ........................................................................... 32 3.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TNHH Quốc Tế Thế Long ............................................................................................................................ 32 3.5.1 Những kết quả đạt được ................................................................................................... 32 3.5.2 Những tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy thiết bị của công ty TNHH Quốc Tế Thế Long ............................................................................................ 34 3.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại ....................................................................................... 35 CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VẬT TƢ MÁY MÓC CỦA CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT QUỐC TẾ THẾ LONG .................................................................................... 37 4.1 Dự báo thị trƣờng ............................................................................................................. 37 4.2. Mục tiêu và phƣơng hƣớng của công ty........................................................................ 37 4.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................................... 37 4.2.2 Phương hướng của công ty .............................................................................................. 37 4.3 Các giải pháp ..................................................................................................................... 38 4.3.1 Đối với công ty ................................................................................................................. 38 4.3.2 Một số kiến nghị với nhà nước......................................................................................... 43 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 46 Lý Thị Hơn – K44E3 iii Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bảng 3.1 Kim ngạch nhập khẩu từ 2009-2011 Bảng 3.2 Tình hình mặt hàng nhập khẩu của công ty năm 2009-2011 Bảng 3.3 Tình hình thị trường nhập khẩu của công ty năm 2009-2011 Bảng 3.4 Bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Bảng 3.4 Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động Bảng 3.5 Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động Biểu đồ 1 Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu 2009 - 2011 Biểu đồ 2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2009 - 2011 Biểu đồ 3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Biểu đồ 4 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn Biểu đồ 5 Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu Biểu đồ 6 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Lý Thị Hơn – K44E3 iv Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ 1 GVHD Giáo viên hướng dẫn 2 TNHH Tránh nhiệm hữu hạn 3 NK Nhập khẩu 4 LĐ Lao động 5 VNĐ Việt nam đồng 6 XK Xuất khẩu 7 XNK Xuất nhập khẩu Lý Thị Hơn – K44E3 v Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hội nhập kinh tế là vấn đề chung của toàn cầu không ngoại trừ một quốc gia nào, thị trường có khuynh hướng cạnh tranh thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế và môi trường đầu tư. Trong bối cảnh đó, thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế của từng quốc gia, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến từ bên ngoài, duy trì phát triển văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Hoạt động nhập khẩu là một phần của cán cân thương mại quốc tế tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước có điều kiện được tiếp cận với các chủng loại sản phẩm đa dạng, hiện đại với giá cả thấp. Nó tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng thế mạnh nền kinh tế của mỗi quốc gia về các nguồn lực sản xuất, tập trung sản xuất những mặt hàng có ưu thế tăng năng suất lao động thông qua nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và khoa học sản xuất hiện đại. Hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia.cũng như các nước trong khu vực. Công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất xuất nhập khẩu các thiết bị vật tư máy móc. Là một công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm xuất nhập khẩu công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do biến động thị trường cùng sự cạnh tranh khốc liệt của bối cảnh hội nhập, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO đưa kinh tế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời, hàng hóa kinh doanh của doanh nghiệp chiếm hơn một nửa là hàng được nhập khẩu thì hoạt động nhập khẩu có vai trò sống còn tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, đòi hỏi nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc của công ty là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm và cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với công ty TNHH quốc tế Thế Long . Từ đó em xin nghiên cứu đề tài "Một số giải Lý Thị Hơn – K44E3 1 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long" 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành nên nhiệp vụ ngoại thương, là bộ phận không thể thiếu được trong hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Nó tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất, thể hiện sự gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, hoạt động nhập khẩu thường xuyên chịu sự tác động và chi phối của nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu luôn là một trong những vấn đề mà Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm. Do đó, nó đã thu hút được nhiều sự chú ý của các công trình. nhiều đề tài luận văn nghiên cứu: - Đề tài luận văn "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hóa chất và vật tư y tế từ thị trường trung quốc tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh hóa chất vật tư KHTK”. Sinh viên Phạm Thị Mai, GVHD Nguyễn Thùy Dương - khoa Thương Mại Quốc Tế. - Đề tài luận văn "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gia dụng từ thị trường Trung Quốc tại công ty Saiko Việt Nam". Sinh viên Hoàng Thu Hiền, GVHD Phạm Thu Hương - khoa Thương Mại Quốc Tế. - Đề tài luận văn "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sản phẩm dung môi cao su của công ty TNHH LPK". Sinh viên Nguyễn Thị Liên, GVHD Phạm Thu Hương - khoa Thương mại quốc Tế. - Đề tài luận văn "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng". Sinh viên Nguyễn Huyền Trang khoa Thương Mại Quốc Tế. - Đề tài luận văn "Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Hoa Kì tại công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái" sinh viên Hoàng Thị Sao, GVHD Nguyễn Thùy Dương - khoa Thương Mại Quốc Tế. Nhìn chung, các công trình nêu trên đều đề cập tới cơ sở lý luận chung về hoạt động nhập khẩu, đưa ra được lý thuyết của vấn đề nghiên cứu và phân tích hiệu quả Lý Thị Hơn – K44E3 2 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế kinh doanh của từng công ty với mỗi loại hình doanh nghiệp và mỗi sản phẩm nhập khẩu khác nhau thì giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là khác nhau. Và chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị máy phòng sạch. Vì vậy mà em xin chọn đề tài nghiên cứu là: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long" và đề tài của em không trùng lặp với các đề tài khác. 1.3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. - Tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long, từ đó tìm ra được những vấn đề vướng mắc, hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long. - Đề xuất các giải pháp mang tính thực tiễn phù hợp với đều kiện môi trường của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc của công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long. Phạm vi nghiên cứu -Về không gian: Công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long. - Về thời gian: Các dữ liệu như báo cóa tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, khối lượng nhập khẩu, các mặt hàng vật tư thiết bị nhập khẩu được thu thập trong 3 năm từ 2009-2011. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu đặc biệt là các tài liệu nội bộ của công ty như báo cáo tài chính số liệu hoạt động nhập khẩu hợp đồng nhập khẩu máy móc thiết bị phòng sạch của công ty. Thu thập các dữ liệu bên ngoài qua các thông tin đại chúng báo chí các bài viết bài nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn. Các thông tin lý thuyết Lý Thị Hơn – K44E3 3 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế liên quan đến hoạt động nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu qua các giáo trình, sách chuyên nghành và các luận văn cùng đề tài. Phương pháp phân tích dữ liệu: thu thập thống kê tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh, và phương pháp liên hệ. 1.6. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu từ viết tắt và kết cấu khóa luận, các tài liệu tham khảo và phụ lục. Khóa luận chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long Chương 4: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật Quốc tế Thế Long Lý Thị Hơn – K44E3 4 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU 2.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm nhập khẩu Hoạt động thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm hai lĩnh vực chính đó là kinh doanh xuất khẩu và kinh doanh nhập khẩu. Trong đó hoạt động nhập khẩu có tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất, đời sống trong nước. Nó thể hiện sự phụ thuộc gắn bó nhau nền kinh tế trong nước và thế giới đồng thời bổ sung các hàng hóa mà trong nước khan hiếm hoặc không sản xuất được. Nhập khẩu sẽ khai thác tốt được các lợi thế so sánh của các quốc gia khác nhau. Khoản 2, điều 28, chương 2 luật thương mại Việt năm 2005" Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam được coi là lĩnh vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật". Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa bản chất đó là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa đó tại thị trường trong nước, hoặc tái xuất khẩu sang nước khác với mục đích thu lợi nhuận, đầu tư phát triển sản xuất và kết nối sản xuất với tiêu dùng. 2.1.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh Trước hết, chúng ta tìm hiểu thế nào là hiệu quả kinh doanh. Cho đến nay có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp theo nghĩa rộng hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp. Cụ thể thì nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất. Có thể chia hiệu quả kinh doanh thành các nhóm quan điểm như sau: Lý Thị Hơn – K44E3 5 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế Quan điểm thứ nhất: Nhà kinh tế học người Anh Adamsimith cho rằng "hiệu quả kinh doanh là kết quả trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa". Ở đây, hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu kết quả kinh doanh. như vậy quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể dùng cho chi phí mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất, có nghĩa nếu cùng một mức kết quả mà chi phí cấu thành khác nhau thì theo quan điểm này chúng đều có hiệu quả như nhau. Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh phần tăng thêm của chi phí. Quan niệm này phản ánh được mối quan hệ giữa kết quả và chi phí để đạt được kêt quả đó. Nó gắn được kết quả và chi phí bỏ ra, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên nó lại chỉ xét tới kết quả và chi phí bổ sung. Quan điểm thứ ba: Theo quan niệm của Manfred Kuln thì hiệu quả kinh doanh được đo bằng kết quả hiệu số giữa kết quả đạt được và hiệu số bỏ ra để đạt được kết quả đó. Ưu điểm của nó là phản ánh mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh doanh đã gắn được hiệu quả với toàn bộ chi phí, coi việc kinh doanh là phản ánh trình độ sử sự các chi phí. Nhưng nó chưa biểu hiện tương quan về chất và lượng, giữa kết quă và chi phí, chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này. Để phản ánh được tình hình sử dụng thì cần cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả hoặc chi phí bỏ ra. Nhưng các yếu tố này thì luôn biến động, vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh doanh của một quá trình kinh doanh nào đó phải xem xét trong trạng thái động. Quan điểm thứ tư: theo lý luận của Mac-Lenin thì hiệu quả kinh doanh thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản xã hội chủ nghĩa. Quỹ tiêu dùng với tư cách là chi tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao dời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Song khó khăn là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Khái niệm quỹ tiêu dùng được đề cập ở đây là bộ phận của thu nhập quốc dân, bộ phận còn lại là tích lũy từ các quan điểm trên cho thấy hiệu quả kinh doanh theo nghĩa rộng là một phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Lý Thị Hơn – K44E3 6 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế Như vậy, cần phải xác định sự khác nhau và mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả. Bất kỳ hoạt động nào của con người đều mong muốn đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên kết quả đó được tạo ra ở mức đọ nào với chi phí là bao nhiêu là vấn đề cần xem xét, vì nó phản ánh chất lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng của con người bao giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của mình. Vì vậy, người ta luôn quan tâm làm sao với khả năng hiện tại có thể tạo ra được nhiều sản phẩm nhất. Vậy nên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh tức là đánh giá chất lượng của hoạt động kinh doanh tạo ra kết quả mà nó đạt được. Nâng cao hiệu quả kinh doanh được hiểu là làm cho các chỉ tiêu đo lường hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên thường xuyên và mức độ đạt được các mục tiêu định tính theo hướng tích cực. 2.1.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng tương tự như hiệu quả kinh doanh chỉ khác nhau ở phạm vi. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp trong tát cả các hoạt động của doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, phản ánh trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu. Với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu chỉ có thể đạt được khi thu được kết quả tối đavới chi phí tối thiểu, thể hiện trình độ khả anwng sử dụng các yếu tố cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Với xã hội: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đạt được khi tổng lợi ích xã hội nhận được từ hàng hóa nhập khẩu lớn hơn chi phí bỏ ra để sản xuất những hàng hóa dịch vụ này trong nước nghĩa là hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. 2.2 Một số lý thuyết về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 2.2.1 Lý thuyết về hoạt động nhập khẩu 2.2.1.1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, nhập khẩu có tác dộng trực tiếp tới quá trình sản xuất và đời sống của một quốc gia. Đối với Lý Thị Hơn – K44E3 7 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế một nền kinh tế hoạt động nhập khẩu gồm hai mục đích: một là bổ sung các hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ nhu cầu; hai là để sản xuất những hàng hóa trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu nếu được tổ chức tốt hợp lý với nhu cầu và khả năng sản xuất trong nước sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân mà trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố sản xuất: công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động. Hoạt động nhập khẩu đang ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với kinh tế đất nước thể hiện ở các vai trò sau: ○ Nhập khẩu làm đa dạng hóa các mặt hàng chủng loại làm thỏa mãn hơn nhu cầu trong nước, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. ○ Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Đối với người tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận hàng hóa đa dạng hiện đại giá thành thấp hơn so với hàng hóa trong nước. Với sản xuất nhập khẩu là nguồn đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuât, đảm bảo về công nghệ trang thiết bị cho quá trình hiện đại hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. ○ Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. ○ Bổ sung những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển cân đối và ổn định. ○ Tạo sựu cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu, tạo ra động lực cho các nhà nước buộc phải không ngừng vươn lên để cạnh tranh hạn chế các đơn vị sản xuất không hiệu quả. ○ Nhập khẩu xóa bỏ nển kinh tế độc quyền tự cung tự cấp của nền kinh tế phá vỡ chế đọ tự cung tự cấp. ○ Nhập khẩu giải quyết nhu cầu đặc biệt, hàng hóa khan hiếm hoặc có hàm lượng công nghệ cao mà trong nước chưa sản xuất được. ○ Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước tạo điều kiện kinh tế trong nước hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Lý Thị Hơn – K44E3 8 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế ○ Nhập khẩu cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước với nhau tạo điều kiện phân công cho lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của các quốc gia trên cơ sở chuyên môn hóa. ○ Nhập khẩu có vai trò tích cực tới hoạt động xuất khẩu. Với những trang thiết bị sản xuất hiện đại tư liệu sản xuất nhập khẩu đem lại sẽ làm tăng chất lượng của hàng hóa. đem hàng xuất khẩu đến với thị trường quốc tế có thương hiệu và cạnh tranh. ○ Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác xuất phát từ lợi ích của cả hai bên tạo ra sức mạnh tổng thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực. ○ Nhập khẩu có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia nó tồn tại là một nhu cầu tất yếu. 2.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu So với loại hình kinh doanh thương mại khác kinh doanh nhập khẩu hàng hóa có một số đặc điểm khác biệt sau: ○ Nội dung của hoạt động kinh doanh nhập khẩu là thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ thị trường nước ngoài để tiêu thụ tại thị trường trong nước hoặc tái xuất khẩu. ○ Chủng loại hàng hóa trong kinh doanh nhập khẩu chịu sự tác động của các chính sách nhà nước đối với nhập khẩu. Trong đó, có một số loại hàng hóa được khuyến khích nhập khẩu, một số bị cấm nhập khẩu hoặc hạn chế bằng các biện pháp thuế quan...và danh mục hàng hóa này thay đổi theo từng thời kì phát triển tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của thời kỳ đó. ○ Thị trường của kinh doanh nhập khẩu rất đa dạng. Mỗi quốc gia có lợi thế nhất định về những mặt hàng khác nhau. Do vậy thị trường nhập khẩu là rất phong phú tạo điều kiện cho nhà nhập khẩu lựa chọn thị trường cung ứng có hiệu quả nhất. Một đặc điểm nữa của hoạt động nhập khẩu đó là đồng tiền thanh toán đa số là đồng ngoại tệ nên chịu tác động lớn của tỷ giá hối đoái. Vì vậy doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đến các điều khoản thanh toán. Lý Thị Hơn – K44E3 9 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế ○ Về môi trường pháp luật chịu sự chi phối của luật quốc gia và luật quốc tế vì vậy doanh nghiệp cần nắm rõ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu để tránh những tranh chấp phát sinh. 2.2.1.3 Các hình thức nhập khẩu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiện nay tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú. Các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh dưới hình thức sau đây: Nhập khẩu trực tiếp: Là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp kinh danh nhập khẩu, trong đó doanh nghiệp phải trực tiếp làm mọi khâu của quá trình kinh doanh nhập khẩu. Đặc điểm của hoạt động này: ○ Doanh nghiệp phải bỏ toàn bộ vốn để tổ chức kinh doanh nhập khẩu. ○ Hoàn toàn chịu tránh nhiệm đối với các hoạt động của mình. ○ Độ rủi ro của các hình thức nhập khẩu trực tiếp cao hơn. ○ Đem lại lợi nhuận cao hơn so với hình thức khác cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Nhập khẩu ủy thác: Là hình thức thức nhập khẩu rất phổ biến hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hóa nhưng lại không có quyền tham gia hoặc không có khả năng tham gia hoặc tham gia không đạt hiệu quả, khi đó các doanh nghiệp khác làm nhiệm vụ giao dịch trực tiếp và tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Doanh nghiệp cần nhập khẩu, ủy thác cho một nhà trung gian nhập khẩu tiến hành giao dịch đàm phán với đối tác nhập khẩu theo yêu cầu của bên ủy thác doanh nghiệp sẽ mất một khoản trả cho nhà nhận ủy thác gọi là phí ủy thác. Đặc điểm của hình thức này: ○ Nhà nhận ủy thác không cần phải bỏ vốn, thị trường có thể do doanh nghiệp yêu cầu hay do nhà nhận ủy thác tìm kiếm, đứng ra đại diện cho bên ủy thác tìm cách giao dịch với nước ngoài và thay mặt bên ủy thác khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Nhập khẩu hàng đổi hàng: Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là nhập khẩu liên kết hoặc phương thức đổi hàng. Lý Thị Hơn – K44E3 10 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế Phương thức này được thực hiện ở nhiều nước đang phát triển, các nước này hầu như rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương thức hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro biến động tỷ giá hoái đoái trên thị trường nhưng nhược điểm là thời gian trao đổi thanh toán trên thị trường lâu, do vậy không kịp tiến độ sản xuất mất đi cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt. ○ Hàng hóa trao đổi tương đương nhau về mặt tổng giá trị tính quý hiếm và điều kiện giao hàng. ○ Người xuất khẩu cũng đồng thời là người nhập khẩu hàng hóa. ○ Các điều khoản xuất nhập được thể hiện cùng hợp đồn với cùng đối tác, như vậy tiết kiệm được thời gian chi phí tìm kiếm đối tác. Tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không phải để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất khẩu sang một nước khác và thu được lợi nhuận từ hoạt động của mình. Đặc điểm của hình thức này: ○ Mặt hàng này không đươc gia công hay chế biến tại nơi tái xuất. ○ Hàng hóa vừa phải làm thủ tục xuất khẩu vừa phải làm thủ tục nhập khẩu. Nhập khẩu hàng gia công: Là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu cũng là bên nhận gia công. Đặc điểm của hình thức: ○ Tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm về tiến hành gia công theo hợp đồng của hai bên. ○ Hàng hóa nhập khẩu có thể do bên đặt gia công bán đứt cho bên nhận gia công hoặc do bên đặt gia công chuyển sang cho. Nhập khẩu dưới hình thức liên doanh liên kết: Đây là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong đó phải có doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, mỗi bên tham gia có một phần vốn góp nhất định và tham gia trên phần vốn đó. Đặc điểm của hình thức: ○ Rủi ro giảm do các doanh nghiệp cùng chia sẻ tránh nhiệm trên quyền hạn vốn góp. Lý Thị Hơn – K44E3 11 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế 2.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 2.2.2.1 Phân loại hiệu quả Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu được biểu hiện thông qua đặc trưng ý nghĩa cụ thể khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu theo các tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác kinh doanh xuất nhập khẩu nó là cơ sở để xác định mức chỉ tiêu hiệu quả và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. ○ Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh tế cá biệt chính là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, biểu hiện ở đay là doanh lợi mỗi doanh nghiệp đạt được. Hiệu quả kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mang lại cho nền kinh tế quốc dân là hoạt động đóng góp của các hoạt động kinh doanh vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao đỗngã hội, tihcs lũy ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyết vấn đè việc làm cải thiện đời sống nhân dân Các doanh nghiệp cần phải đạt được hiệu quả kinh tê của doanh nghiệp mình và đạt được hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp mình và đạt dược hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Hai loại hiệu quả này có mối quan hệ trực tiếp với nhauhieeuj quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được khi có được hiệu quả của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. ○ Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp Mọi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh suy cho cùng là chi phí lao động xã hội. Nhưng cụ thể trong từng doanh nghiệp lại phân ra các hiệu quả trong sử dụng các chi phí cụ thể sau: chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động sống chi phí sản xuất và ngoài sản xuất. Để đánh giá được hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cần đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí. Đó là biện pháp mà các doanh nghiệp tìm ra biện pháp giảm chi phí cá biệt của hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh ○ Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh Lý Thị Hơn – K44E3 12 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định lọi nhuận thu được với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế tuyệt đối có thể tính bằng công thức: E=K-C Trong đó: E: là hiệu quả kinh tế K: kết quả hoạt động kinh tế C: chi phí cần thiết Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án khác nhau. nó chính là việc chỉ mức chếnh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án để từ đó quyết định chọn phương án hiệu quả nhất. Muốn thu được lợi ích cao nhất cần đưa ra nhiều phương án khác nhau từ đó so sánh hiệu quả của từng phương án để lựa chọn phương án có hiêu quả nhất. 2.2.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu Không ngừng nâng cao hiệu qủa kinh doanh, không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của riêng cá nhân nào hay công viêc nào mà mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu nói chung sự cạnh tranh diễn ra ngày càng ngay gắt đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại phải hoạt động có hiệu quả. Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiệu quả không những là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doan nghiệp, hàng hóa nhập khẩu thường có giá trị lớn đối tượng vượt ra ngoài biên giớ một quốc gia do vậy chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Hiệu quả còn có vai trò trong mở mang phát triển nền kinh tế tái đầu tư mua máy móc thiết bị phương tiện kinh doanh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật quy trình công nghệ mới. Với nền kinh tế quốc dân: Đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh nhập khẩu chính là tiết kiệm các nguồn lực, tài nguyên nhiên vật liệu cho xã hội. Tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước nắm bắt được những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới một cách có hiệu quả nâng cao đời sống của nhân dân. Lý Thị Hơn – K44E3 13 Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế Với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh tế xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được, nó là cơ sở của tái sản xuất mở rộng, làm tăng tích lũy cho nhà nước, tăng uy tín và qui mô cho doanh nghiệp trên thị trường. Với người dân lao động: Thì hiệu quả lao động là động cơ thúc đẩy, kích thích người lao động, làm cho người lao động hăng hái yên tâm làm việc và quan tâm ngày càng nhiều hơn đến hiệu quả và tránh nhiệm của mình với doanh nghiệp. Như vậy hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần làm cho nền kinh tế phát triển vững mạnh. 2.2.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh - Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận nhập khẩu Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu tính: LN= TR-TC Trong đó: TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí Ý nghĩa: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong một thời kì nhất địn là chỉ tiêu cơ bản nhất đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu ○ Tỷ suất lợi nhuận của vốn nhập khẩu (Dv) Lợi nhuận nhập khẩu Dv = Tổng vốn nhập khẩu * 100% Ý nghĩa: Công thức này cho thấy một đồng vốn đầu tư vào kinh doanh nhập khẩu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận của vốn sản xuất cao thì hiệu quả kinh tế của công ty ngày càng cao và ngược lại. Để đạt được điều này doanh nghiệp phải làm sao để tăng được lợi nhuận và giảm được vốn kinh doanh nhập khẩu. ○ Tỷ suất lợi nhuận trong tổng doanh thu (Dr) Lợi nhuận nhập khẩu Dr = Lý Thị Hơn – K44E3 Doanh thu nhập khẩu 14 * 100% Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Quốc tế Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lợi của vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. ○Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh nhập khẩu (Dc) Lợi nhuận nhập khẩu Dc = Tổng chi phí nhập khẩu * 100% Ý nghĩa: Công thức này cho thấy doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để tăng hiệu quả kinh doanh thì công ty phải hạn chế tối đa chi phí thu về hiệu quả cao nhất - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ○ Số vòng quay của vốn lưu động (Svlđ) Doanh thu thuần nhập khẩu Svlđ = Vốn lưu động nhập khẩu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh nhập khẩu thì tạo được bao nhiêu đồng doanh thu hay vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại. ○ Thời gian một vòng quay vốn lưu động nhập khẩu:((Tv) Thời gian của kỳ phân tích Tv = Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để vốn lưu động cho vốn lưu động cho kinh doanh nhập khẩu quay được một vòng. Thời gian quay vòng vốn lưu động càng ngắn cho thấy tốc độ luân chuyển vốn càng lớn, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu càng cao. ○ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu (Hvlđ) Hvlđ = Lý Thị Hơn – K44E3 Vốn lưu động nhập khẩu bình quân Tổng doanh thu nhập khẩu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan