Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thủy lợi tại công...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thủy lợi tại công ty tnhh mtv khai thác công trình thủy lợi thái nguyên

.PDF
98
10
59

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Hà Tuấn Anh i LỜI CÁM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thủy lợi, nhất là các cán bộ, giảng viên khoa Kinh tế và quản lý, phòng Đào tạo đại học và sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn cô hướng dẫn – TS Trương Đức Toàn đã hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Những lời sau cùng, tác giả xin dành cho gia đình, những người thân, bạn bè cùng các đồng nghiệp trong phòng, cơ quan đã chia sẻ khó khăn, quan tâm và ủng hộ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên không thể tránh được những sai sót. Tác giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ................................................ 5 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ...... 5 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 5 1.1.2 Đặc điểm của hệ thống công trình thủy lợi ............................................. 7 1.1.3 Nội dung quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ...................... 10 1.1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ............................................................................................................... 14 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ....................................................................................................... 25 1.2 Cơ sở thực tiễn về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi . 26 1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi của một số doanh nghiệp trên thế giới .................................................. 26 1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi của một số đơn vị trong nước ............................................................................................... 27 1.2.3 Bài học kinh nghiệm thực tiễn rút ra cho Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên .................................................................................. 30 1.3 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ................. 31 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THUỶ LỢI THÁI NGUYÊN 2.1 ........................................................................................................... 34 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 34 iii 2.2 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 38 Giới thiệu về công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên ............ 40 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................... 40 2.2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của công ty................................. 41 2.2.3 Công tác quản lý, bảo vệ kiểm tra, nâng cấp sửa chữa công trình của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên ...................................... 46 2.2.4 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua ...... 50 Thực trạng hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên ...................................................... 55 2.4 2.3.1 Nhóm chỉ số quản lý công trình ............................................................ 55 2.3.2 Nhóm chỉ số quản lý nước .................................................................... 60 2.3.3 Nhóm chỉ số quản lý kinh tế ................................................................. 61 2.3.4 Nhóm chỉ số môi trường nước .............................................................. 66 2.3.5 Nhóm chỉ số tổ chức dùng nước ........................................................... 67 Đánh giá chung về hiệu quả quản lý công trình của công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên................................................................................. 67 2.5 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................ 69 2.5.1 Những hạn chế....................................................................................... 69 2.5.2 Nguyên nhân ......................................................................................... 72 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 73 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI TẠI CÔNG TY TNHH MTV KHAI THÁC THUỶ LỢI THÁI NGUYÊN ........................................................................................ 74 3.1 Định hướng về công tác quản lý công trình thủy lợi của Công ty trong thời gian tới ...................................................................................................................... 74 3.2 Những cơ hội và thách thức trong quản lý công trình công trình của Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên.......................................................... 74 3.2.1 Những cơ hội ......................................................................................... 74 3.2.2 Những thách thức .................................................................................. 75 iv 3.3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thuỷ lợi của Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên ............... 76 3.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên của Công ty........................ 76 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý công trình thủy lợi ............................................................................................................... 78 3.3.3 Giải pháp về hoàn thiện công tác theo dõi, bảo vệ công trình .............. 79 3.3.4 Đẩy mạnh công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình ............. 81 3.3.5 Tăng cường kiểm tra và đánh giá công tác quản lý công trình thủy lợi 82 3.3.6 Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác ............................................................................................................... 82 3.3.7 Một số giải pháp hộ trợ khác ................................................................. 84 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 89 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ............................................................ 34 Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên ................................................ 39 Hình 2.3 Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi TN .. 42 Hình 2.4 Một số chỉ tiêu kinh doanh của Công ty qua các năm 2014-2018 ................. 54 Hình 2.5 Tốc độ gia tăng tài sản dài hạn 2013-2017 .................................................... 56 Hình 2.6 Hệ thống quan trắc Hồ Núi Cốc ..................................................................... 59 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng lượng mưa bình quân năm các khu vực tỉnh Thái Nguyên ..................37 Bảng 2.2 Cơ cấu đất đai tỉnh Thái Nguyên ...................................................................38 Bảng 2.3 Các khu du lịch tỉnh Thái Nguyên .................................................................39 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi ............................43 Bảng 2.5 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Công ty .....................45 Bảng 2.6 Bảng số lượng CTTL bảo trì, sửa chữa, nâng cấp từ năm 2016-2018 do công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý ..............................................47 Bảng 2.7 Số lượng công trình do Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý ...........................................................................................................................48 Bảng 2.8 Tổng hợp công trình được đầu tư sửa chữa (2008-2015) .............................. 49 Bảng 2.9 Tổng hợp kết quả hoạt động quản lý khai thác CTTL ...................................51 Bảng 2.10 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 2018 .......................................................................................................................................53 Bảng 2.11 Bảng các chỉ số quản lý công trình .............................................................. 58 Bảng 2.12 Bảng tính toán nhóm chỉ số quản lý nước....................................................60 Bảng 2.13 Bảng tính toán nhóm chỉ số quản lý kinh tế.................................................61 Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty .........................................................63 Bảng 2.15 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2014-2018 ..........................................65 Bảng 2.16 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của Công ty ..............................................66 Bảng 2.17 Tỷ suất sinh lợi trên vốn Chủ sở hữu của Công ty.......................................66 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN Bộ Nông nghiệp CCDV Cung cấp dịch vụ CTTL Công trình Thủy lợi DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ HTCTTL Hệ thống công trình thủy lợi MTV Một thành viên NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTL Tổng cục Thủy lợi SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển có nền sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu của toàn bộ người dân trong nước mà một số sản phẩm có chất lượng cao được xuất khẩu và có thương hiệu trên thị trường Quốc tế. Hội nhập quốc tế đã dẫn tới xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, nhưng nông nghiệp tại Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đã có các chính sách, biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, và chú trọng vào mặt chất lượng và nâng cao nền nông nghiệp lên một tầng cao mới. Trong các chính sách được áp dụng thì thuỷ lợi là một trong những biện pháp quan trọng bậc nhất tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. Thái Nguyên là một tỉnh có có nhiều hồ, nổi bật là hồ Núi Cốc đã và đang cung cấp nước cho các huyện thuộc tỉnh. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu, thuỷ lợi đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa bản tỉnh. Đơn vị quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi là Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên (MTV) Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên. Trong những năm qua, hệ thống các công trình thuỷ lợi do Công ty đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng, phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên hiện nay công tác quản lý các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên quản lý được đánh giá vẫn còn tồn tại, hạn chế, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa phát huy được tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của địa phương. Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi của Công ty là rất quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên học viên chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi và các nhân tố ảnh hưởng có liên quan đến công tác này. b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Về mặt nội dung và không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động quản lý công trình công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên. - Về mặt thời gian, luận văn sẽ thu thập các số liệu trong các năm từ 2016 đến năm 2018 để phân tích đánh giá hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi của Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý công trình thủy lợi của công ty cho các năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu Dùng các danh mục số liệu cần thu thập để hỏi và thu thập các thông tin đánh giá của các đối tượng có liên quan về hiệu quả quản lý công trình thủy lợi - Phương pháp phân tích định tính, định lượng Căn cứ vào các số liệu thu thập được, sử dụng kết hợp cả phân tích định tính và định lượng để đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả và các tiêu chí có liên quan từ đó rút ra được các kết luận về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh 2 Căn cứ vào các đánh giá thu được với các số liệu nói chung có liên quan và các số liệu với các tiêu chí đánh giá, để từ đó phân tích được sự hiệu quả cũng như chưa đạt trong công tác quản lý công trình một số năm gần đây của Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên. - Phương pháp phân tích tổng hợp Sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn. Kết quả từ các mô hình xử lý dữ liệu sẽ được diễn giải, phân tích nhằm nêu lên thực trạng quản lý công trình thủy lợi. Các biện pháp và qui trình quản lý được đề xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp. - Phương pháp chuyên gia Khai thác những ý kiến, những nhận định và các đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định vấn đề để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên cứu. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: Luận văn nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý công trình thuỷ lợi, kết quả đạt được có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý công trình thủy lợi. b. Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp được đề xuất của đề tài là những gợi ý có giá trị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên nói riêng và có thể áp dụng cho các đơn vị quản lý khai thác thuỷ lợi có đặc điểm tương tự khác ở trong nước. 6. Kết quả dự kiến đạt được Kết quả dự kiến mà luận văn nghiên cứu đạt được bao gồm: - Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý công trình thủy lợi. - Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên quản lý qua đó tìm ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn. 3 - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi tại Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và kiến nghị, luận văn được kết cấu với 3 chương nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi Chương2: Thực trạng hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên Chương3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Quản Lý Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và kháng thể quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động, bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác. Hoạt động quản lý phải trả lời các câu hỏi như phải đạt được mục tiêu nào đã đề ra? Phải đạt mục tiêu như thế nào và bằng cách nào? Phải đấu tranh với ai và như thế nào? Có rủi ro gì xảy ra và cách xử lý?. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật, quản lý là sản phẩm của sự phân công lao động để liên kết và phối hợp hoạt động chung của một tập thể. Phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi là việc phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý, vận hành công trình đảm bảo an toàn trong công tác xây dựng, khai thác và phát huy hiệu quả của hệ thống. Đây là một trong những giải pháp đã đem lại hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. 1.1.1.2 Hệ thống công trình thủy lợi Theo Điều 2 của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi [1], hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi (CTTL) có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. Dựa vào quy mô mà hệ thống 5 công trình thủy lợi được phân loại thành các cấp độ khác nhau thuộc pham vi một tỉnh, huyện, xã hoặc hệ thống liên tỉnh, liên huyện, liên xã. Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh là hệ thống CTTL có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện là hệ thống CTTL có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã là hệ thống CTTL có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên. 1.1.1.3 Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Công tác thủy lợi bao gồm các giai đoạn: + Giai đoạn 1: quy hoạch, khảo sát, thiết kế + Giai đoạn 2: Tổ chức thi công xây dựng công trình + Giai đoạn 3: Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng công trình Quản lý khai thác các CTTL là một quá trình vận hành, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng kế hoạch tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu và xã hội. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ do khai thác, lợi dụng công trình thủy lợi tạo ra. Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là khoản tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. 6 1.1.2 Đặc điểm của hệ thống công trình thủy lợi Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh nguồn nước. Quản lý công trình lợi là nhữnghoạt động liên quan tới vệc cấp, tưới, tiêu và thoát nước. Công trình thủy lợi vừa có tính chất ngành sản xuất, vừa có tính là ngành dịch vụ nên đòi hỏi phả có sự quản lý hoạt động thống nhất để công trình phát huy hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm chắc một số đặc điểm cơ bản của các công trình thủy lợi. 1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật: - Đặc điểm kinh tế Vốn đầu tư xây dựng thường lớn, thu hồi vốn đầu tư trực tiếp thường chậm, hoặc không thu hồi được, kinh doanh không có lãi. Vốn đầu tư lớn đến đâu cũng chỉ phục vụ trong một phạm vi lưu vực tưới nhất định, mang tính hệ thống. Các công trình thủy lợi lấy nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn địa phương hoặc trích từ thủy lợi phí của các Công ty khai thác coogn trình thủy lợi và nhân dân đóng góp… Công trình được hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài nếu khai thác và quản lý tốt. - Đặc điểm kỹ thuật: Công trình thủy lợi nằm rải rác trên diện rộng, chịu sự tác động của thiên nhiên và con người. Công trình phải đảm bảo hệ số tưới như đã xác định trong quy hoạch, phải đủ khả năng cung cấp nước hoặc thoát nước khi cần. Kênh mương cứng hóa đáy bê tông, thành có thể xây gạch hoặc bê tông, mặt kênh có thể hình thang hoặc hình chữ nhật. 7 1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu gồm: tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, giao thông, du lịch, chống thiên tai, cải tạo đất và môi trường sinh thái. Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiếu kế. Hệ thống công trình thủy lợi phải có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu của các hộ sử dụng. 1.1.2.3 Đặc điểm khai thác và sử dụng Khai thác và sử dụng công trình thủy lợi cần phải có sự kết hợp giữa những hộ đang dùng nước với người quản lý để đảm bảo tưới tiêu chủ động. Các hộ có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn, ý thức trong việc sử dụng. Đơn vị quản lý có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và bảo vệ các công trình thủy lợi được tốt hơn. Khai thác và quản lý công trình thủy lợi tốt sẽ nâng cao được hệ số sử dụng nước hữu ích, giảm bớt lượng rò rỏ, nâng cao tính bền vững, giảm chi phí duy tu sửa chữa. Khai thác và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch dùng nước, thực hiện chế độ và kỹ thuật tưới phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nông nghiệp. 1.1.2.4 Đặc điểm nguồn tài chính và hình thức hạch toán Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên có đặc điểm về nguồn tài chính bao gồm 2 nguồn chủ yếu sau: - Nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ: Bù đắp phần tu sửa nâng cấp công trình và các khoản chi hợp lý từ hoặc động dịch vụ chính của doanh nghiệp hoặc trợ cấp tu sửa công trình trong những năm thời tiết không thuận lợi - Các nguồn thu khác(doanh thu sản xuất): Gồm các khoản thu được ngoài phạm vi cho phép nhằm tận dụng những điều kiện thuận lợi, lợi thế có sẵn của doanh nghiệp. 1.1.2.5 Đặc điểm khách hàng Sản phẩm dịch vụ thủy lượi chủ yếu là sự trao đổi mua bán bằng hình thức hợp đồng kinh tế phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu vẫn là 8 chủ thể sản xuất nông nghiệp, đối tượng chủ yếu là nông dân. Do đó khách hàng có đặc điểm: - Khách hàng là bộ phận nông dân có đời sống thu nhập thấp, có trình độ canh tác khác nhau, tập quán canh tác mang nặng tính sản xuất nhỏ. Do vậy luôn tồn tại tư tưởng bảo thủ, bao cấp khó chấp nhận cái mới. Doanh nghiệp quản lý cần xây dựng mô hình dịch vụ thích hợp với đặc điểm, tập quán và trình độ canh tác của dân cư từng vùng, từng hệ thống. - Lượng khách hàng thường ổn định nhưng nhu cầu thay đổi theo thời gian. Lúc thấp điểm thường dư thừa, công trình nhàn rỗi không thể phát huy năng lực, ngược lại lúc cao điểm cũng khó trong việc huy động nguồn bổ sung do đặc điểm hệ thống công trình. 1.1.2.6 Đặc điểm sản phẩm - Sản xuất của các công ty thủy nông chịu tác động của điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng… - Địa bàn hoạt động sản xuất rộng, hệ thống công trình thủy lợi phân bố theo lãnh thổ, nằm rải rác phân tán ngoài trời, gây khó khan cho công tác quản lý, bảo vệ và điều hành sản xuất - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty được đnáh giá thông qua sản phẩm cuối cùng của sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó kết quả của sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Việc đánh giá, xác định ảnh hưởng của từng yếu tố là một việc hết sức khó khan - Cơ sở vật chất của các công ty, một phần thuộc sở hữu tập thể, một phần thuộc sở hữu toàn dân , ranh giới chưa rõ rang, gây khó khan cho việc quản lý điều hành sản xuất - Nguồn nguyên liệu là nước trong thiên nhiên, chịu ảnh hưởng lớn của quy luật thay đổi của nước trong thiên nhiên. - Nhu cầu dung nước phụ thuộc vào yêu cầu dung nước của sản xuất nông nghiệp và các ngành dung nước nên nó phụ thuộc vào các yếu tố như thời vụ, giống, cơ cấu, chế độ canh tác… 9 - Sản phẩm hàng hóa là nước chỉ sử dụng một lần, không mang tính chất thuận nghịch, không cất trữ được. - Quá trình sản xuất giống các dạng xí nghiệp Nông nghiệp, khai thác mỏ, phân phối lưu thông. - Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang tính chất độc quyền. - Hiệu quả khai thác của công trình phụ thuộc vào các năm thời tiết khác nhai. Thời tiết càng khắc nghiệp thì thường hiệu qảu khai thác của công trình càng cao. 1.1.3 Nội dung quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi Quản lý công trình thủy lợi là điều hành hệ thống, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu trình khép kín, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình, đồng thời nhằm bảo đảm phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các công trình thủy lợi. Các công trình thủy lợi được quản lý theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (2001) [1] và hiện nay là Luật Thủy lợi (2017) [5]. Các nội dung chính trong công tác quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi đó là: Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung của công trình thủy lợi. Tổ chức: Là quá trình hoạt động liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất. Điều hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích phục vụ của các công trình thủy lợi. Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý sử dụng các công trình thủy lợi có hiệu quả nhất. Kiểm soát và theo dõi: Là một quá trình theo dõi và đánh giá các kết quả đạt được từ các công trình thủy lợi. Việc quản lý khai thác công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau: 10 Sử dụng công trình: Dựa vào tình hình và đặc điểm công trình, điều kiện dự báo khí tượng thủy văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý phải xây dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Trong quá trình lợi dụng tổng hợp cần có tài liệu dự báo khí tượng thủy văn chính xác để nắm vững tình hình và xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo công trình làm việc an toàn. Quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện. Nắm vững quy luật làm việc và những diễn biến của công trình đồng thời dự kiến các khả năng có thể xảy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết kế công trình để nghiên cứu và xử lý. Bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt nhất. Hạn chế mức độ hư hỏng các bộ phận công trình. Sữa chữa: Phải sữa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư hỏng, không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ. Phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống, chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối phó kịp thời với các sự cố xảy ra. Khai thác và bảo vệ công trình: Cần có một kế hoạch dùng nước cụ thể để đảm bảo công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế, an toàn và kéo dài thời gian phục vụ, đồng thời gắn việc sử dụng nước với công tác quản lý hệ thống công trình vào nề nếp, tạo dựng tác phong làm việc theo kiểu công nghiệp và nâng cao nghiệp vụ quản lý cán bộ. Bên cạnh xây dựng kế hoạch dùng nước phải có phương án bảo vệ công trình thủy lợi và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước. Tưới nước và tiêu nước: Cần có kế hoạch tưới tiêu hợp lý theo từng mùa vụ trong năm để đảm bảo duy tu và vận hành hệ thống thủy lợi một cách tốt nhất. Đối với các doanh nghiệp quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, công tác quản lý khai thác được chia ra thànhcác nội dung chính là: Quản lý nước, quản lý công trình 11 và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung cụ thể của các công tác này như sau: 1.1.3.2 Quản lý công trình Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, đồng thời thực hiện tốt duy tu, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp máy móc, thiết bị và hệ thống công trình. Bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài. Nội dung quản lý bao gồm: - Thực hiện bảo trì công trình theo quy định. - Vận hành theo quy chuẩn thiết kế. - Bảo vệ, phòng, chống các hành vi xâm phạm và phá hoại công trình. - Trình cấp có thẩm quyển phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn công trình. - Ứng dụng công nghệ, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả khai thác và bảo đảm kéo dài tuổi thọ công trình. - Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật liên quan đến quản lý công trình. 1.1.3.4 Quản lý nước Điều hòa phân phối nước, tiêu nước hợp lý trong hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác. Các nội dung gồm: - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện - Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi. - Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất