Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng vib lê...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng vib lê thánh tông

.DOC
53
107
98

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................2 1.1. Tổng quan về tín dụng trung dài hạn tại NHTM..................................2 1.1.1.Khái niệm.................................................................................................2 1.1.2.Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn.......................................................2 1.1.3.Các nhân tố cơ bản của tín dụng trung dài hạn.......................................3 1.1.3.1 Lãi suất cho vay.....................................................................................3 1.1.3.2 Hạn mức tín dụng..................................................................................3 1.1.3.3.Thời hạn tín dụng..................................................................................4 1.1.3.4 Nguồn vốn tín dụng...............................................................................4 1.1.4. Vai trò của tín dụng trung dài hạn.........................................................4 1.1.4.1 Đối với Ngân hàng...............................................................................4 1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp...........................................................................5 1.2. Chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHTM....................................6 1.2.1 Quan điểm về chất lượng trung dài hạn...................................................6 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn.......................7 1.2.2.1. Chỉ tiêu về lợi nhuận............................................................................8 1.2.2.2. Chỉ tiêu về vòng quay vốn....................................................................9 1.2.2.4 Chỉ tiêu về nợ quá hạn.........................................................................10 1.2.2.5 Chỉ tiêu về sử dụng vốn.......................................................................11 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn............11 1.2.3.1 Môi trường pháp lý..............................................................................11 1.2.3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô....................................................................12 1.2.3.3 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng.........................................................13 Nguyễn Đức Tuấn Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.3.4. Nhân tố thuộc về khách hàng.............................................................17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI VIB LÊ THÁNH TÔNG.....................................................19 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của VIB Lê Thánh Tông....19 2.1.1 Giới thiệu khái quát về VIB Lê Thánh Tông..........................................19 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VIB Lê Thánh Tông..............19 2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của PGD.....................................................................21 2.1.2 Các hoạt động chính của VIB Lê Thánh Tông.......................................23 2.1.2.1. Huy động vốn.....................................................................................23 2.1.2.2.Cho vay...............................................................................................23 2.1.2.3.Kinh doanh ngoại tệ............................................................................24 2.1.2.4.Các dịch vụ khác.................................................................................24 2.1.3 Kết hoạt động kinh doanh của VIB Lê Thánh Tông...............................25 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn.....................................................................26 2.1.3.2 Hoạt động cho vay...............................................................................28 2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ khác.......................................................................30 2.2. Thực trạng về chất lượng tín dụng trung dài hạn tại PGD Lê Thánh Tông.....33 2.2.1 Danh mục cho vay..................................................................................33 2.2.2. Hệ số sử dụng vốn.................................................................................33 2.2.3. Thu nhập từ hoạt động tín dụng trung dài hạn.....................................34 2.2.4. Nợ quá hạn và nợ khó đòi.....................................................................35 2.2.5 Chất lượng cán bộ tín dụng....................................................................36 2.2.7 Quản trị tín dụng....................................................................................36 2.3. Đánh giá chất lượng trung dài hạn tại PGD........................................37 2.3.1. Những kết quả đạt được........................................................................37 2.3.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân.....................................................37 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI VIB HỒNG QUỐC VIỆT...........41 Nguyễn Đức Tuấn Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp 3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh cho VIB Lê Thánh Tông trong thời gian tới............................................................................................41 3.1.1 Duy trì và phát huy thế mạnh về hoạt động huy động vốn.....................41 3.1.2 Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng trung dài hạn đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn....................................................41 3.1.3 Đa dạng hoá danh mục cho vay trung dài hạn, tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng vừa và nhỏ...................................................42 3.1.4 Nâng cao chất lượng và phát triển các dịch vụ khác.............................42 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại VIB Lê Thánh Tông............................................................................................42 3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định.............................................................42 3.2.2 Phân tích và xếp hạng doanh nghiệp.....................................................43 3.2.3 Tăng cường công tác giám sát tiền vay..................................................44 3.2.4 Trích lập quỹ dự phòng rủi ro................................................................45 3.2.5 Nâng cao chất luợng đội ngũ cán bộ tín dụng.......................................45 3.2.6 Đa dạng cơ cấu tín dụng........................................................................46 3.3 Kiến nghị..................................................................................................47 3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước.................................................47 3.3.2 Kiến nghị đối Ngân hàng thương mại Quốc Tế.....................................47 KẾT LUẬN....................................................................................................48 Danh mục tài liệu tham khảo. Nguyễn Đức Tuấn Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi nền kinh tế thị trường đang phát triển ở một trình độ cao, trong đó các chủ thể độc lập với nhau về tính chất sản xuất kinh doanh, về quyền sở hữu, về sự tuần hoàn và luân chuyển vốn. Nh vậy trong nền kinh tế có những doanh nghiệp “thừa” vốn. Ví dụ nh các doanh nghiệp có tiền bán hàng nhưng không phải trả lương, thuế và các khoản chi khác do đó tạm thời thừa tương đối. Trong khi đó có những doanh nghiệp thiếu vốn những người thừa vốn sử dụng vốn này để thu lợi nhuận còn doanh nghiệp thiếu vốn muốn sử dụng phải đi vay để duy trì hoặc tiến hành sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. Nh vậy hai nhu cầu này đều giống nhau ở chỗ để thu lợi nhuận và mang tính chất tạm thời. Nhưng chóng khác nhau về chiều vận động và quyền sở hữu. Do đó trong nền kinh tế tất yếu tồn tại quan hệ tiêu dùng và tín dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng có ý nghĩa to lớn đến sự thành công của các ngân hàng thương mại trong chiến lược huy động và sử dụng vốn cho đầu tư và phát triển. Nâng cao chất lượng không chỉ là những biện pháp cải thiện chất lượng mà phải bao gồm những biện pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, có như vậy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mới ngày càng phát triển, hòa nhập được với xu thế tiên tiến của công nghệ ngân hàng. Với lý do trên em lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng VIB Lê Thánh Tông ”. làm đề tài chuyên đề thực tập của mình. Kêt cấu đề tài gồm ba chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng thương mại Chương 2:Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại VIB Lê Thánh Tông Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại VIB Lê Thánh Tông Nguyễn Đức Tuấn 1 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1Tổng quan về tín dụng trung dài hạn tại NHTM 1.1.1.Khái niệm Tín dụng ( Credit) xuất phát từ chữ La tinh có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau: “Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay ( ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (các nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi một cách vô điều kiện khi đến hạn thanh toán “ Khi Ngân hàng tham gia vào quan hệ tín dụng có thể đóng vai trị là người đi vay hoặc là người cho vay . Khi ngân hàng nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thì nó đóng vai trị là người đi vay. Khi ngân hàng thực hiện cho cá nhân, tổ chức kinh tế vay thì nó đóng vai trị là người cho vay. Tín dụng trung dài hạn là những khoản vay có thời hạn trên một năm nhưng không dài hơn thời gian khấu hao cần thiết của tài sản chính bằng vốn vay. Phân loại tín dụng trung và dài hạn tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia, ở Việt Nam theo quy chế cho vay 1627/2001/QĐ NHNN quy định các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng được gọi là trung hạn trên 60 tháng được gọi là tín dụng dài hạn. 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn Tin dụng trung dài hạn có thời hạn tín dụng dài mà thời hạn dài dẫn đến rủi ro lớn vì thế lãi suất của tín dụng trung dài hạn phải cao hơn lãi suất tín Nguyễn Đức Tuấn 2 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp dụng ngắn hạn. Điều này xuất phát từ mục đích tài trợ của tín dụng trung dài hạn và ngắn hạn là khác nhau. Tín dụng ngắn hạn thường tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn như đầu tư vào vốn lưu động sản xuất kinh doanh để mua nguyên vật liệu,trả lương, đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn, cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Còn tín dụng trung dài hạn thường đầu tư mới sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị dây chuyền sản xuất. Đó là những dự án chưa có khả năng sinh lời trong ngắn mà phải trong thời gian dài thì dự án này mới có khả năng sinh lời cao và hoàn trả vốn vay. Chính vì đối tượng vay này rất phức tạp nó gồm tổng hợp các loại chi phí, mà nguồn trả nợ lại phụ thuôc nhiều yếu tố như chính sách vĩ mô của nhà nước, khả năng tiêu thụ sản phẩm, diễn biến của thị trường, sự chuẩn xác của những dự báo và chất lượng của dự án …nên tín dụng trung dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay. Để đảm bảo chất lượng tín dụng thì phải sự hợp tác thống nhất, khoa học và hiệu quả giữa Ngân hàng với khách hàng. Vì thế khi xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư ngân hàng phải xem xét khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của dự án vì đây là những yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng tín dụng . 1.1.3.Các nhân tố cơ bản của tín dụng trung dài hạn 1.1.3.1 Lãi suất cho vay Lãi suất của tín dụng trung dại hạn là cao ,xuất phát từ đặc điểm rủi ro cao nên lãi xuất của tín dụng trung dài hạn là cao nên để bùi lại rủi ro cao là lãi suất cũng cao hơn lãi suất của tín dụng ngắn hạn. Mức lãi suất cho vay này có thể cố định trong hết thời gian vay hoặc được điều chỉnh linh hoạt, trong thực tế diễn biến thị trường có nhiều biến động thì hầu hết lãi suât trung dài hạn được điều chỉnh theo cơ chế linh hoạt. 1.1.3.2 Hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng của tín dụng dài hạn thường lớn vì đối tượng vay của loại này là các dự án có quy mô lớn và thời gian dài. Hạn mức tín dụng mà Nguyễn Đức Tuấn 3 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp ngân hàng thương mại có có thể cấp cho khách hàng của mình còn phụ thuộc và hạn mức tín dụng được ngân hàng nhà nước quy định. Theo khoản 1 điều 79 của luật các tổ chức tín dụng là “tổng dư nợ vay của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản vay ủy thác từ chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trong trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. Trường hợp nhu cầu vốn của khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín dụng được phép cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng nhà nước. 1.1.3.3.Thời hạn tín dụng Đặc điểm lớn của tín dụng trung dài hạn đó là thời hạn tín dụng dài, tín dụng trung dài hạn nhằm tài trợ cho mục đích đầu tư vào tài sản cố định có thời gian khấu hao dài và giá trị lớn, tài trợ cho dự án nên thời gian phải dài thì doanh nghiệp mới có thời gian thu hồi vốn để trả nợ và sinh lời 1.1.3.4 Nguồn vốn tín dụng Nguồn vốn cho tín dụng trung dài hạn được ngân hàng huy đông từ những nguồn sau: Vốn tự có của ngân hàng chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn huy động. Huy động tiền gửi ngắn hạn trong nước, nguồn huy động này có sự biến động cao và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường vốn và váo sự thay đổi các quy định của nhà nước do đó nguồn này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ. Huy động tiền gửi trung dài hạn trong nước như trái phiếu, kỳ phiếu đây là những nguồn tài trợ quan trọng cho nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn. Nguồn vốn vay từ thị trường trong nước bao gồm các khoản vay ngắn hạn ở thị trường liên Ngân hàng hoặc vay từ ngân hàng nhà nước và những khoản vay trung dài hạn trong và ngoài nước, vốn ủy thác tài trợ phát triển, và nguồn từ quỹ đầu tư phát triển theo nguồn ODA. 1.1.4. Vai trò của tín dụng trung dài hạn 1.1.4.1 Đối với Ngân hàng Trong bảng cân đối tài sản của Ngân hàn thương mại thì khoản mục cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và là khoản mục đem lại thu nhập lớn nhất Nguyễn Đức Tuấn 4 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp cho ngân hàng( chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của Ngân hàng). Thu nhập từ tiền vay biểu hiện dưới dạng tiền lãi vay và phụ thuộc vào thời hạn vay. Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao dẫn đến thu lãi của ngân hàng càng lớn. vì thế Ngân hàng nào càng mở rộng cho vay trung dài thì sẽ có điều kiện thu nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng những khoản tín dụng trung dài hạn có thời gian dài thì thường đi đôi với nó là rủi cũng rất cao vì thế mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Tín dụng trung dài hạn không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng mà nó còn là vũ khí cạnh tranh lợi hại của Ngân hàng. Khả năng mở rộng và đáp ứng nhu cầu tín dụng trung dài hạn nó thể hiện tiềm lực về vốn, chất lượng tín dụng cao thể hiện khả năng quản lý và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng điều này càng tạo nên thương hiệu cho Ngân hàng. Đồng thời việc mở rộng tín dụng trung dài cũng tạo điều kiện thúc đẩy tín dụng ngắn hạn và một số dịch vụ khác của ngân hàng, bởi vì doanh nghiệp vay vốn trung dài hạn thì họ có điều kiện đổi mới máy móc công nghệ, thiết bị, mở rộng sản xuất vì thế sẽ cần nhiều vốn lưu đông và Ngân hàng mà họ muốn quan hệ dĩ chính là ngân hàng mà đã cấp tín dụng trung dài hạn cho họ. Khi sản xuất mở rộng, tình hình kinh doanh thuận lợi thì nhu cầu của doanh nghiệp về các dịch vụ của ngân hàng như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn sẽ tăng lên và Ngân hàng phục vụ họ chính là Ngân hàng đã cấp tín dụng trung dài hạn. 1.1.4.2. Đối với doanh nghiệp - Tín dụng trung dài hạn là một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của doanh nghiệp Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư dây tài sản cố định hoặc thực hiện một dự án khả thi, doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu hoặc đi vay. Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu không phải doanh nghiệp nào cũng đạt hiệu quả cao và có chi phí vốn rẻ vì Nguyễn Đức Tuấn 5 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp chi phí phát hành them cổ phiếu là cao và trải qua nhiều nhiều thủ tục. Hơn nữa không phải doanh nghiệp nào cũng có thể huy động vốn thông qua kênh này,chỉ những doanh nghiệp lớn có thương hiệu trên thị trường mới đạt hiệu quả bằng cách huy động này,còn những doanh nghiệp vừa và và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn vì họ ít có uy tín trên thị trường nên huy động qua phát hành cổ phiếu sẽ có chi phí vốn rất cao và khả năng thành công không cao, những doanh nghiệp này gặp cằng nhiều khó khăn khi mà thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển. Cách thứ hai để doanh nghiệp có được vốn đầu tư đó là đi vay thông qua các trung gian tài chính mà Ngân hàng thương mại là thành phần chính, đây là nơi đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn tốt nhất cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống công nghệ và quản trị rủi ro tốt, các Ngân hàng thương mại là đối tác quan trọng đối doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị dây chuyền sản xuất. - Tín dụng trung dài hạn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung Với trình độ quản trị rủi ro cao, quy trình cho vay chặt chẽ đảm bảo an toàn vốn kinh doanh nên Ngân hàng thương mại chỉ giải ngân cho những dự án khả thi cao, những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả có khả năng hoàn trả vốn và lãi vay cho Ngân hàng. Bên cạnh đó với kinh nghiệp của mình thì Ngân hàng ngoài đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp còn cung cấp những thông tin về thị trường rồi đối tác tốt cho doanh nghiệp. Từ đó nguồn vốn từ Ngân hàng luôn được các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả cao đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cả cho Ngân hàng. 1.2.Chất lượng tín dụng trung dài hạn của NHTM 1.2.1 Quan điểm về chất lượng trung dài hạn Một trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường thì chất lượng tín dụng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại, đặc Nguyễn Đức Tuấn 6 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp biệt là chất lượng tín dụng trung dài hạn. Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp nó phản ánh mức độ thích nghi của Ngân hàng với sụ phát triển của bên ngoài, thể hiện sức mạnh cạnh tranh của Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại. Quan niệm về chất lượng tín dụng nó vừa mang tính định tính khó xác định cụ thể bằng số liệu tính toán được, vừa mang tính chất định lượng trừu tượng thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng. Chất lượng tín dụng trung dài hạn là khái niệm phán ánh chất lượng của những khoản tín dụng có thời hạn tín dụng trên một năm. Để đảm bảo được chất lượng tín dụng thì Ngân hàng phải kết hợp và đáp ứng được ba yêu cầu đó là: đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, góp phần vào sự phát triển của kinh tế. Ba yêu cầu này luôn có quan hệ hữu cơ với nhau tác động tới khả năng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, Việc đáp ứng tốt nhu vốn của doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín và thu hútnhững khách hàng mới tạo điều kiện mở rộng tín dụng. Khi Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vốn của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn vay làm gia tăng lợi nhuận, điều này sẽ đảm bảo được khả năng hoàn trả vốn và lãi vay của khách hàng theo đúng cam kết đã ký với Ngân hàng. Từ quan điểm trên cho thấy nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn là trong những vấn đề quan trọng quýêt định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại. Khi chất lượng tín dụng trung dài hạn được đảm bảo sẽ làm tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro mất vốn, giảm chi phí cho ngân hàng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn sẽ làm tăng nguồn thu từ dịch vụ khác cho ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng tín dụng là điều tất yếu của mỗi ngân hàng 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn Để đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng thương mại chúng ta phải sử dụng một cách linh hoạt và kết hợp giữa các chỉ tiêu định Nguyễn Đức Tuấn 7 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp tính và các chỉ tiêu định lượng để từ đó mới có sự đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu định tính được thể hiện qua khả năng mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn thông qua uy tín của ngân hàng. nếu một Ngân hàng có uy tín nó sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn và ngựơc lại. Chất lượng tín dụng còn thể hiện qua khả năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, truớc hết thể hiện qua thủ tục đơn giản thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn bảo đảm được nguyên tắc an toàn, thứ hai thể hiện thông qua cung cấp vốn nhanh chóng và an toàn. Từ đó khách hàng rút ngắn được thời gian giao dịch, giảm chi phí và chớp được thời cơ kinh doanh. Để thực hiện được điều này thì Ngân hàng phải trở thành người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp. Chất lượng tín dụng trung dài hạn còn thể hiện thông qua sự bảo đảm tồn tại của doanh nghiệp. Hay nói cách khác hoạt đọng tín dụng trung dài hạn phải đem lại nhuận cao và hạn chế ở múc thấp nhất rủi ro cho ngân hàng. Một khoản vay trung dài hạn đuợc coi là có chất lượng khi nó được thực hiện theo đúng quy trình cho vay, khách hàng sử dụng đúng mục đích vay vốn, hiệu quả kinh tế cao và rủi ro được hạn chế ở múc thấp nhất. Bên cạnh những chỉ tiêu định tính trên thì các chỉ tiêu định lượng sau đây cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng trung dài hạn. 1.2.2.1. Chỉ tiêu về lợi nhuận Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ nên chỉ tiêu về lợi luôn là quan tâm hàng đầu, lợi nhuận ngân hàng thu được là chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất đi vay cộng với chi phí quản lý của ngân hàng. Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với những ngân hàng mà nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm ưu thế,các dịch vụ khác chưa phát triển. Nếu mà chất lượng tín dụng trung dài hạn mà không tốt sẽ làm phát sinh những chi phí như chi phí dự phòng, chi phí quản lý tài sản đảm bảo và không thu được lãi vay từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hang suy giảm nghiêm trọng. Nguyễn Đức Tuấn 8 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp Lợi nhuận từ tín dụng trung và dài hạn Tỷ lệ sinh lời của tín = ------------------------------------------------ dụng trung và dài hạn Tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tín dụng trung dài hạn, nó cho biết lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn chiếm bao nhiêu trong tổng lợi nhuận của ngân hàng, từ đó thể hiện được vị trí của tín dụng trung dài hạn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng Lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn Tỷ lệ lợi nhuận của = ------------------------------------------- tín dụng trung dài hạn Tổng lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét sự đóng góp quan trọng của tín dụng trung dài hạn lợi nhuận của ngân hàng. Nếu chất lượng tín dụng trung dài hạn được đảm bảo sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, ngược lại chất lượng tín dụng trung dài hạn kém sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng và làm giảm lợi nhuận. 1.2.2.2. Chỉ tiêu về vòng quay vốn Chỉ tiêu này được tính như sau: Thu nợ tín dụng trung dài hạn Vòng quay vốn của = ------------------------------------------------- tín dụng trung dài hạn Dư nợ tín dụng trung dài hạn bình quân Chỉ tiêu này phản ánh những lượng vốn vay thu lại của những khoản vay đã tất toán là bao nhiêu để cho vay lại và những dự án mới. Vòng quay càng lớn chứng tỏ Ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng và ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả, tài sản ngân hàng đang được sử dụng hiệu quả 1.2.2.3 Chỉ tiêu về dư nợ tín dụng trung dài hạn Dư nợ tín dụng trung dài hạn Tỷ lệ về dư nợ tín dụng trung dài hạn Nguyễn Đức Tuấn = ------------------------------------------Tổng dư nợ 9 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì cho thấy Ngân hàng rất có uy tín, tiềm lực tài chính mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn đảm bảo nên quy mô tăng do quan hệ được với doanh nghiệp lớn có nhu cầu vay vốn cao. Mặt khác chỉ tiêu này càng lớn cũng có thể do điều kiện cấp tín dụng của Ngân hàng đã buông lỏng, Ngân hàng đồng ý cấp tín dụng trung dài hạn cho nhiều dự án không khả thi. Vì vậy chỉ tiêu này cũng chưa phản ánh hết được chất lượng tín dụng trung dài hạn. 1.2.2.4 Chỉ tiêu về nợ quá hạn Chỉ tiêu này được tính như sau: Nợ quá hạn trung dài hạn Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung dài hạn = ------------------------------------Dư nợ tín dụng trung dài hạn Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ quá hạn, nó phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn xét về mặt định lượng. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ tiêu này cũng phản ánh chính xác chất lượng tín dụng trung dài hạn. Nợ quá hạn xuất hiện khi đến kỳ hạn trả nợ nhưng khách hàng không trả được nợ và ngân hàng không cho gia hạn nợ, vì thế khi khách hàng có nợ qua hạn là có thể do nguyên nhân khách quan làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong ngắn hạn và đến khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phục hồi thì doanh nghiệp sẽ hoàn thành nghĩa vụ của mình với ngân hàng. Doanh nghiệp có nợ quá hạn là do khả năng quản lý do tình hình kinh doanh yếu kém, khi đó Ngân hàng sẽ phải sử lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp. Vì vậy khi có nợ quá hạn xảy ra phải kế hợp nhiều yếu tố khác thì mới đánh giá chính xác được chất lượng tín dụng và đưa ra những phương án xử lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lưọng tín dụng và bảo toàn vốn. Nguyễn Đức Tuấn 10 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.2.5 Chỉ tiêu về sử dụng vốn Vốn huy động Tỷ lệ sử dụng vốn =---------------------------------- *100% Nguồn vốn được sử dụng Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng qua đó phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động được sử dụng hết nó làm giảm chi phí cho hoạt động ngân hàng. Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dàì hạn,tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng trung dài hạn thì phải có cái nhìn tổng quát trên cở sở những chỉ tiêu định lượng và định tính. Từ đó mới đánh giá hết được thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn và đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung dài hạn Chất lượng tín dụng trung dài hạn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài và bên trongbản thân ngân hàng, những yếu tố chủ quan và khách qua, vì vậy để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn thì chúng ta phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng để từ đó đưa ra được những giải pháp chính xác. Sau đây là những nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung dài hạn của các ngân hàng thương mại. 1.2.3.1 Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý đó là hệ thống những văn vản pháp luật có liên quan tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng trung dài hạn của ngân hàng nói riêng. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật nước ta nói chung và hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng còn thiếu, chồng chéo và chưa đồng bộ. Điều này đã gây ra những khó khăn vướng mắc cho Ngân hàng và khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Đồng thời yếu tố này còn gây ra những điểm bất hợp lý không thuận lợi cho hoạt động Nguyễn Đức Tuấn 11 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng, quản lý khoản vay và sử lý phát mại tài sản đảm bảo khi khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Ví dụ như trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng của Ngân hàng nhà nước ban hành, quy định thời hạn cho vay ngắn hạn tối đa là 12 tháng, trong khi đó luật Ngân hàng quy định thời hạn cho vay trung dài hạn bắt đầu từ 12 tháng, điều này đã tạo lên sự thiếu nhất quán giữa các ngân hàng trong việc phân loại tín dụng theo thời hạn tín dụng và cũng gây khó khăn trong quản lý của nhà nước từ đó tạo những sơ hở cho những sai phạm. Từ đó đã ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Các chính sách chủ trương của chính phủ đối doanh nghiệp liên tục thay đổi cũng đã gây lên những ảnh hưởng xấu cho những khoản tín dụng. Đặc biệt là những chính sách về cơ cấu kinh tế, chính sách về xuất nhập khẩu…sự thay đổi đột ngột của những chính sách này đã gây ra những sáo trộn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và tín khả thi cũng những dự án của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không phản ứng kịp những thay đổi đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh từ đó sẽ xuất hiện nợ quá hạn và ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Do hệ thống văn bản pháp lý còn thiếu đồng bộ, chồng chéo cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nứơc trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã sử dụng các biện pháp để lách luật, trốn thuế, vi phạm pháp luật từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Môi trường pháp luật ảnh lớn chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dung trung dài hạn nói riêng. một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ làm chất lưọng tín dụng được đảm bảo, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ hoàn chỉnh sẽ tác động xấu tới chất lượng tín dụng trung dài hạn 1.2.3.2 Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các Ngân hàng thương mại, đặc Nguyễn Đức Tuấn 12 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp biệt đối với chất lượng tín dụng. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất từ đó nhu cầu tín dụng tăng cao. Đồng thời môi trường kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh, hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn vay không ngừng tăng lên từ đó chất lượng tín dụng trung dài hạn cũng được đảm bảo. Bên cạnh đó khi nền kinh tế ổn định, chi phí huy động vốn của các Ngân hàng ở mức thấp nên lãi suất cho vay trung dài hạn là thấp từ đó doanh nghiệp có được nguồn vốn trung dài hạn hợp lý dẫn đến khả năng sinh lời cao và đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ đối ngân hàng. Ngược lại khi môi trường kinh tế không ổn định, lạm phát xảy ra làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thu hẹp dẫn đến nhu cầu tín dụng giảm mạnh. Bên cạnh đó khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định và rơi vào suy thoái làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ và xuất hiện nợ quá hạn làm cho chất lượng tín dụng trung dài hạn xấu đi nghiêm trọng. Khi nền kinh tế rơi và suy thoái, lạm phát tăng cao làm cho lãi suất cho vay của các Ngân hàng tăng cao và các điều kiện tín dụng cũng bị thắt chặt cho vay trung dài hạn giảm mạnh vì khi đó các dự án sản xuất kinh doanh phải đảm bảo được mức sinh lời tối thiểu lớn. Tín dụng trung dài hạn giảm mạnh, trong khi đó tín dụng ngắn hạn được ưu tiên và ưu tiên cho những ngành ít chụi ảnh hưởng của lạm phát. 1.2.3.3 Các nhân tố thuộc về Ngân hàng Cơ cấu và quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính trên thị trương tài chính, là cầu nối giữa những người thừa vốn và thiếu vốn. Nên cơ cấu và quy mô của nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng trung dài hạn, nó đảm bảo nguyên tắc an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động của ngân hàng thương mại thì tính thanh khoản luôn là một trong nguyên tắc được đặt lên hàng đầu vì thế để đảm bảo tính thanh Nguyễn Đức Tuấn 13 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp khoản và chất lượng tín dụng trung dài hạn thì các ngân hàng thương mại phải lấy nguồn vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn, bao gồm những nguồn vốn có thời hạn trên một năn và những nguồn ngắn hạn nhưng có tính ổn định cao. Một ngân hàng thương mại nếu có nguồn vốn ngắn hạn dồi dào thì cũng không thể mở rộng cho vay trung dài hạn được vì nếu lấy nguồn vốn ngắn hạn đi cho vay trung dài hạn thì rất nguy hiểm đến tính thanh khoản của ngân hàng đó, điều này càng thể hiện rõ nét khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng dẫn đến các nguồn vốn ngắn hạn có lãi suất cao và sự biến động cao cho nên bản thân ngân hàng không thể phản ứng lại kịp sự thay đổi đó, dẫn đến mất tính thanh khoản. Quy mô huy động của nguồn vốn là rất quan trọng đối với chất lượng tín dụng trung dài hạn. khi quy mô nguồn vốn không ngừng tăng trưởng nó giúp cho ngân hàng mở rộng được quy mô tín dụng trung dài hạn, bên cạnh đó nó còn giúp tạo uy tín cho ngân hàng trong việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng từ đó tiếp cận được với nhữg khách hàng tốt, nâng cao được chất lượng tín dụng. Năng lực quản trị của ngân hàng Năng lực quản trị của mỗi ngân hàng là yếu tố hàng đầu quyết định tới tình hình kinh doanh và đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính kinh doanh rủi ro, trong hoạt động của nó lợi nhuận luôn đi đôi với rủi ro, lợi nhuận cao thì rủi ro lớn và ngược lại. Vì vậy quản trị rủi ro tốt đồng nghĩa vơi chất lưọng tín dụng nói chung và chất lưọng tín dụng trung dài hạn nói riêng. Tín dụng trung dài hạn luôn kèm theo là rủi ro lớn vì vậy năng lực quản trị của ngan hàng tốt có thể giảm thiểu được những rủi ro xảy ra. Trong một ngân hàng hiện đại thì hệ thống quản trị rủi ro luôn luôn được quan tâm và thực hiện rất nghiêm túc, quy trình thẩm định và giám sát trước và sau khi vay luôn được thực hiện rất chặt chẽ, đặc biệt đối tín dụng trung dài hạn. Trong thẩm định tín dụng trung dài hạn đó là Ngan hàng thẩm Nguyễn Đức Tuấn 14 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp định một cách khách quan các yếu tố liên quan tới tính khả thi của dự án, giúp cho ngân hàng đưa ra được kết luận về tính khả thi, khả năng sinh lời của dự cũng như những rủi ro gặp phải và khả năng trả nợ của dự án để từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không. Qua thực hiện theo đúng quy trình thẩm dịnh giúp cho Ngân hàng lựa chọn đựơc những khách tốt. Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống những biện pháp nhằm tăng trưởng hay hạn chế tín dụng phát triển, nhằm đạt được mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra. Qua đây ta có thể thấy được ý nghĩa quan trọng của chính sách tín dụng đối với chất lượng tín dụng trung dài hạn. Trước tiên xét về mặt quy mô tín dụng, nếu vào một giai đoạn nào đó tín dụng trung dài hạn bị giảm tức là quy mô tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đó bị giảm, điều này có nghĩa là chất lượng tín dụng trung dài hạn có thể đang có vấn đề hoặc trong thời gian tới tín dụng trung dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro tiềm ẩn. Tất cả những điều chỉnh này cũng chỉ nhằm đảm bảo cho chất lượng tín trung dài hạn mà thôi. Ngoài việc thay đổi quy mô tín dụng thì chính sách tín dụng còn bao gồm các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, quy định về kĩnh vực tài trợ, biện pháp đảm bảo tiền vay, quy trình quản lý và lãi suất cho vay từng thời kỳ. qua đây có thể thấy tầm quan trọng của chính sách tín dụng đối với chất lượng tín dụng, nếu một chính sách tín dụng được xây dựng một cách khoahọc và thực hiện một cách nghiêm túc và kết hợp hài hồ chặt chẽ giữa lợi ích của ngân hàng vơi lợi ích của khách hàng và xã hội thì sẽ đảm bảo được chất lượng tín dụng tốt. Và ngược lại nếu chính sách tín dụng không được xây dựng một cách khoa học và không thực thi một cách nghiêm túc thì khó có thể đảm bảo được chất lượng tín dụng. Thông tin tín dụng Trong nghiệp vụ cho vay nói chung và cho vay trung dài hạn nói riêng Nguyễn Đức Tuấn 15 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp thông tin tín dụng luôn luôn là yếu tố quan trọng, là cơ sở để đưa ra các quuyết định tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thông tin là rất đa dạng, từ rất nhiều nguồn khác nhau vì thế Ngân hàng thương mại phải biết lựa chọn những thông tin chính xác về dự án về doanh nghiệp vay vốn, để từ đó đưa ra quyết định tín dụng một cách nhanh chóng. Việc thiếu thông tin là rất nguy hiểm, ví như Ngân hàng không có thông tin về tình hình các ngành hàng nên đã quyết định cho các doanh nghiệp trong ngành hàng này vay vốn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn xảy ra và chất lượng tín dụng bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài thông tin đó ra thì thông tin phi tài chính cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với các dự án một dự án dự có tính khả thi cao, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng được thực hiện bởi một chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm thì khả năng thành công của dự án này là không cao và chất lượng tín dụng không được đảm bảo. Như vậy thông tín tín dụng đóng vai trị quan trọng đối với chất lượng tín dụng, có được thông tin tín dụng chính xác sẽ giúp cho ngân hàng có đựơc chính sách tín dụng khoa học sát với thị trường từ đó mà chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo. Công nghệ ngân hàng Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì yếu tố công nghệ ngân hàng cũng tác động tới chất lượng tín dụng. Một ngân hàng điện tử có nhiều dịch vụ tiện ích sẽ tạo điều kiên đơn gian hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng từ đó thu hút được nhiều khách hàng tốt, loại bỏ những khách hàng không tốt nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn. Mặt khác công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp ngân hàng sẽ giúp ngân hàng thu thập thông tin nhanh chóng chính xác qua đó xây dựng được chính sách tín dụng hiệu quả đem lại chất lượng tín dụng cao.  Chất lượng cán bộ tín dụng Trong mọi tổ chức con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại Nguyễn Đức Tuấn 16 Lớp: NHG - K10 Chuyên đề tốt nghiệp của tổ chức, đặc biệt trong nghiẹp vụ tín dụng của ngân hàng nó càng đóng vai trị quan trọng hàng đầu. Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng trung dài hạn có được đảm bảo hay không là do yếu tố con người quyết định, bởi lẽ nếu trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng không cao thì các quy trình tín dụng các chính sách tín dụng cũng không được thực hiện một cách nghiêm túc từ đó đưa ra những thông tin tín dụng sai lệch dẫn đến cấp tín dụng cho khách hàng không đủ tiêu chuẩn. Trong thực tế đã có rất nhiều cán bộ tín dụng đã câu kết với khách hàng để lập lên những phương án vay vốn ảo để lừa đảo ngân hàng. Đồng thời trình độ của cán bộ tín dụng yếu cũng dẫn đến không thẩm định chính xác được những yếu tố liên quan đến tính khả thi của dự án dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Vì vậy để nâng cao chất lượngtín dụng thì Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và lựa chon những con người có dạo đức có tinh thần trách nhiệm cao vào trong đội ngũ nhân sự của mình. 1.2.3.4 Nhân tố thuộc về khách hàng 1.2.3.4.1 Năng lực tài chính của khách hàng Đây là nhân tố hàng đầu quyết định có cho hay không cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Một khách hàng có tiềm lực tài chính lành mạnh sẽ đảm bảo được khả năng hoàn trả vốn vay và có hiệu quả trong sử dụng vốn vay do có cơ cấu vốn hợp lý đem lại. 1.2.3.4.1 Năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng trung dài hạn. Một dự án dự có tốt đến đâu có tỷ suất sinh lời cao nhưng chủ đầu tư lại là một doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm dẫn đến trong quá trình thực hiện dự án đã không đem lại hiệu quả đầu tư như ý muốn. Vì thế những thông tin phi tài chính của doanh nghiệp như hội đồng quản trị là những ai, mục tiêu chiến lược quản lý và đội ngũ nhân sự có chuyên nghiệp không là một trong những yếu tố quan trọng kết hợp với thông tin tài chính của doanh nghiệp để đưa ra Nguyễn Đức Tuấn 17 Lớp: NHG - K10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng